Tiểu luận - Khí Tượng Nông Nghiệp
Trang 1I.Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu :
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và là nơi chuyển tiếp giữa đại lục
châu Á và 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Khí hậu Việt Nam là khí
hậu Nhiệt đới gió mùa Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thờinằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phầncủa Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậudịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóngdo gió foehn gây nên Mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây ra thời tiếtkhô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độcó khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổiđều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngộtngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
Trước thực tiến đặt ra đó mà tôi đã thực hiện đề tài “Tác hại của Gió Lào( Gióphơn Tây Nam) đến hoạt động sản xuất của người dân khu vực Bắc Trung Bộ-ViệtNam”, từ đó làm cơ sở để đề ra các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng ngừa,giảm thiểu tác hại của nó gây ra.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết:
Phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các kiến thức lý thuyết, ảnh hưởng của GióLào Quá trình làm tiểu luận cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, sốliệu thống kê qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan,ban ngành.
Trang 2II Nội dung
1 Vài nét chung về hiện tượng gió Lào ở Việt Nama.Khái niệm, nguồn gốc và cơ chế hình thành Gió Lào
Khái niệm:
Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bênkia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chútbớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổixuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình khôngkhí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn Núicàng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ khôngkhí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 180C, theo M Short,NASA ) Foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức (föhn) chỉ thứ gió ở vùng núi Alps, nhờ nókhu vực Trung Âu được hưởng khí hậu ấm áp Hiện tượng trên mỗi địa phương gọimỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trongcác thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nướcMỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek, Tây BanNha gọi là gió Bilbao Ở Việt Nam, hiện tượng foehn thường được dân gian gọi là gió
Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng Nói chung, thường đặt tên cho gió này theo
tên địa phương nơi xảy ra.
Nguồn gốc và cơ chế hình thành
Gió này có nguồn gốc từ vùng biển Nam Ấn Độ Dương mà thực chất là khốikhí Ben-gan, trên đường đi qua lục địa Thái Lan, Lào, Campuchia và dãy TrườngSơn Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩmđều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi
Khối không khí nguồn gốc biển nóng ẩm bị biến tính fohn trở nên khô và nóng Giófohn khô, nóng thường có hướng Tây, Tây-Nam thường được gọi là gió Lào.
Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miềnHoa nam, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ Vùng áp thấp cótác dụng “gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn Vùng áp thấp này càngsâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùngViệt Bắc.
Trang 3b Tình hình Gió Lào ở Việt Nam
Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam GióLào thổi theo hướng Tây nam Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9giờ sang cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều Cókhi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền Khicó gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhấttrong ngày thường giảm xuống dưới 50% Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, Giám đốcTrung tâm Vật liệu và môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học) cho biết, gió Lào sở dĩrất khô nóng vì đã trút hết hơi ẩm bên Lào, khi sang Việt Nam lại tăng nhiệt độ do điqua các núi đá Những trận gió này làm khí hậu mùa hè ở Bắc Trung bộ và nhất làNghệ An trở nên cực kỳ khắc nghiệt, làm tăng chi phí sinh hoạt, giảm hiệu suất côngviệc và khiến các nhà đầu tư ngần ngại
Gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Ở đồng bằngNghệ An – Hà Tĩnh, trung bình hàng năm quan sát được 20 - 30 ngày Trong cácvùng thung lũng phía Tây, tình trạng khô nóng còn biểu hiện nghiêm trọng hơn, mỗinăm có đến 40 – 50 ngày, trong đó có 15 – 20 ngày khô nóng cấp II
Khu vực Thanh Hoá gió khô, nóng ít hơn, khoảng từ 10 đến 20 ngày mỗi năm
Bảng 7.3 Mức độ gió khô nóng ở một số địa điểm vùng Bắc Trung Bộ
TổngcộngTần số khô nóng cấp I
Trang 4xuất Nông Lâm nghiệp Về cường độ và tần số, trung bình mùa hè quan sát được 25 –30 ngày khô nóng cấp I, trong đó có 7 – 8 ngày khô nóng cấp II Hai tháng nhiều gióTây khô, nóng nhất là tháng VI và VII, trung bình mỗi tháng có 7 – 9 ngày khô nóngcấp I, trong đó 2 – 3 ngày khô nóng cấp II.
Tác hại của Gió Lào:
Tác hại của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) chính là nhiệt độ cao và độ ẩmkhông khí thấp Trong trường hợp tốc độ gió vừa phải (khoảng 2 - 3 m/s), nhiệt độ tốicao trong ngày tới 34 - 350C, độ ẩm tối thấp dưới 55% Gió Lào mạnh (tốc độ khoảng5 - 10 m/s) có thể làm tăng nhiệt độ tới 37 - 400C, độ ẩm giảm xuống dưới 45% Vìvậy khi có gió Tây Nam khô nóng, độ thoát hơi nước của cây rất lớn, lượng nướctrong cây bị hao hụt không kịp bù lại, cây sẽ bị khô héo và chết Gió khô nóng kéo dàidễ gây ra khô hạn trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng.
Những ruộng mạ khô hạn ở Nghệ An
Những đợt gió khô nóng đến sớm thường nguy hiểm cho lúa xuân đang thờikỳ trỗ bông Khi gặp những đợt gió này, tỷ lệ hạt lép từ 20 – 50% Đối với lúa mùavào thời kỳ mạ, gió này làm cho mạ bị già, khi cấy xuống không bén được rễ Đặcbiệt gió Tây Nam khô nóng còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng.
Trang 5Cháy rừng diễn ra trong những ngày nắng nóng
Trong những trường hợp gió mạnh, cây cỏ bị khô héo, dễ bị cháy rừng và lantrên diện rộng Mặt khác, tác động gián tiếp của các yếu tố khí tượng còn kéo theolàm khô kiệt nước trong đất, chua phèn và muối mặn ngấm lên mặt làm cho bộ rễ câynhư bị ngâm trong các dung dịch có nồng độ muối khoáng và a xít cao, cây trồng cóthể bị chết.
Khi Gió Lào thổi, nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp, nước ở các ao, sôngnóng dần lên, làm các loại động vật thủy sinh chết.
Hiện tượng cá chết do nắng nóng
Biện pháp phòng tránh:
Để đề phòng gió Tây Nam khô nóng, đối với lúa xuân cần gieo cấy đúng thờivụ, chăm bón tốt cho lúa mọc khỏe, trổ sớm, tránh được nhũng đợt gió khô nóng đầumùa Đối với lúa mùa, khi cấy cần giữ nước mặt ruộng cho mát gốc, bón thêm phânđể làm tăng sức sống.
Trang 6Các biện pháp phòng chống như phủ đất, trồng xen, vun gốc có tác dụng làm giảmtác hại của gió khô nóng Việc trồng rừng chắn gió có tác dụng hạn chế tác hại của giókhô nóng vì một mặt làm hạ thấp nhiệt độ, mặt khác tăng thêm độ ẩm của không khí.Gió Lào làm cho sức khỏe của trâu, bò bị giảm sút, do đó ảnh hưởng đến năng suấtlao động Vì thế cần chú ý chăm sóc trâu bò trong mùa gió Lào thông qua việc bảođảm cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, giờ giấc làm việc hợp lý Trên những vùngđất trồng trọt và chăn nuôi cần tạo ra nhiều hồ chứa nước và trồng rừng chắn gió Vàothời kỳ cuối mùa đông cần chọn một loại cây trồng nào đó vừa chịu hạn vừa sinhtrưởng nhanh chóng, tạo lớp phủ thực vật cho các cây trồng khác có giá trị cao hơnkhi bắt đầu vào mùa gió Lào.
Muốn giảm nhẹ thiệt hại của gió Lào thì phải trồng rừng, phát triển rừng phủxanh đất trống đồi núi trọc, để khi nắng đi qua khu vực nào đó sẽ dịu bớt đi, còn điqua đồi núi trọc thì nhiệt độ sẽ càng tăng lên và độ ẩm sẽ giảm xuống
Một trong các biện pháp tăng độ ẩm mà tiến sĩ Nguyễn Việt Cường nêu ra là pháttriển lúa hè thu Việc đưa vụ lúa này vào canh tác cách đây hơn 20 năm đã tạo mộtcuộc cách mạng về khí hậu cho Nghệ An do cây lúa hè thu có hệ số bốc hơi rất lớn,làm tăng độ ẩm không khí.
Lắp bình nước nóng thu nhiệt mặt trời ở các khách sạn, nóc nhà dân Mỗi ốngthu nhiệt có thể hấp thụ 50% lượng nhiệt mặt trời chiếu xuống và bức xạ nhiệt xungquanh.
Ngoài ra cần có biện pháp trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc để giảm sựnắng nóng.
III.Tài liệu tham khảo:
1 TS.Đoàn văn Điếm, Khí tượng Nông Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp HàNội-2005
2 http://www.wikipedia.org3 http://www.yeumoitruong.com4 http://www.thoitietnguyhiem.net5 http://www.nchmf.gov.vn
Trang 7IV.Kết luận và đề nghị giải pháp:
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chưa nghe tiến nói đã nghe nhọc nhằn
Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam Gió Làothổi theo hướng Tây nam Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khô nóng, song mức độthấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô nóng các nhà khítượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35oC, độ ẩm <= 55% được xem làngày có gió khô nóng. Gió khô nóng nên dễ gây ra hỏa hoạn, nhất là cháy rừng Đặcbiệt, nó làm cho khí hậu ở các vùng mà nó thổi tới trở nên có nhiệt độ cao hơn và khôhơn Một số công trình nghiên cứu làm mát gió Tây Nam khô nóng đã được tiến hànhvà đề xuất việc đào các hồ nước, phá bớt núi đá trọc để tăng độ ẩm cho gió Tuy nhiênvấn đề này cần có sự quan tâm và giúp sức của các ban nghành đoàn thể Đề nghị nhànước có những chính sách quan tâm xác đáng hơn đến ảnh hưởng của Gió Lào đếnkhu vực Bắc Trung Bộ Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việclai tạo giống có sức chống chịu khô hạn Hỗ trợ các địa phương về vốn, giống, đảmbảo gieo trồng đúng thời vụ Phải bố trí ruộng chủ động nguồn nước tưới, tiêu hợp lývà phải có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo theo dõi trong quá trình thực hiện
Tăng cường mở các hội nghị đầu bờ, thăm quan mô hình trình diễn, phải đánh giátổng kết và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật… Từ đó rút ra kinh nghiệm cho từngvùng, địa phương.
Cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học về chọn tạogiống mới và hoàn thiện các quy trình chăm sóc cây trồng cho phù hợp để đạt kết quảcao.