1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế nông nghiệp

25 2,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Tiểu luận kinh tế nông nghiệp

Trang 1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHUYẾN NÔNG1.1 Khái niệm và một số định nghĩa về khuyến nông

1.1.1.Khái niệm về khuyến nông ở các nước

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công táckhuyến nông được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp ở hầu hết các tỉnh, huyện đãhình thành tổ chức khuyến nông Vậy khuyến nông là gì?Từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866 - có nghĩa là “Mởrộng - triển khai” Nếu ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension”có nghĩa là “mở rộng nông nghiệp - triển khai nông nghiệp” và dịch là “khuyếnnông” Do vậy các định nghĩa và các ý kiến của các nhà khoa học về khuyến nôngcũng rất đa dạng và phong phú.

- Nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư nghiệp, cáctrung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quảnghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụngnhằm thu được nhiều nông sản hơn Với khái niệm này thì khuyến nông chỉ làchuyển giao kỹ thuật đơn thuần.

Để giúp người nông dân thực hiện được việc trên, một mặt khuyến nông phải giảiquyết cây, con, kỹ thuật chăm sóc… Trong thực tiễn sản xuất nông thôn, ngườinông dân không phải chỉ có yêu cầu như vậy, mà sản phẩm của họ làm ra còn phảitiêu thụ ở đâu? Giá cả như thế nào để họ có lợi nhất? Chính vì thế mà ở nhiều nơi,nhiều nước định nghĩa của khuyến nông đã được thay thế bằng một nghĩa rộng”- Khuyến nông theo nghĩa rộng là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹthuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sảnphẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp người nông dân pháttriển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào chongày càng tốt hơn.

Người Pháp trước kia hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là: “Phổ cập nôngnghiệp” Nay họ cũng chuyển sang hiểu theo nghĩa rộng là: “Phát triển nôngnghiệp”.

Người Anh từ lâu đã hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Triển khai, mở rộngnông nghiệp” (Agriculture Extension).

Maunder 1973 (GS Trần Văn Hà Khuyến nông học - trang 31, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội - 1998) đã định nghĩa khuyến nông như: “Một dịch vụ hoặc hệ thống giúpnông dân hiểu biết những phương pháp canh tác và kỹ thuật cải tiến, tăng hiệu quảsản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáodục của cuộc sống nông thôn”.

E.E.Swanson và J.B Clear thì định nghĩa khuyến nông là: “Một phương phápđộng, nhận thông tin có lợi tới người nông dân và giúp họ thu được những kiếnthức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quảthông tin kỹ thuật này”.

Chu - Yuan - Wu định nghĩa khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Một hoạt động cótích cách giáo dục bao gồm việc tổ chức nông dân đến việc thực hiện chính sáchnông nghiệp”.

Trang 2

ở Inđônêsia quan niệm khuyến nông là: “ Giúp nông dân có được tay nghề và kiếnthức tốt hơn, nâng cao hơn những nhận thức đúng đắn để hướng tới đổi mới và tạoniềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống Quan điểm cơ bản là giúpngười nông dân tự lo cho bản thân mình để họ có thể giải quyết những vấn đề củachính họ bằng việc áp dụng tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp và những hoạtđộng kinh doanh”.

1.1.2 Định nghĩa và triết lý về khuyến nông Việt Nam

1.1.2.1 Định nghĩa tổng quát và định nghĩa chung về khuyến nông

Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnhphát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nôngdân, xây dựng và phát triển nông thôn mới

Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc đã đúc kết và trên cơsở hoạt động khuyến nông của Việt Nam ta có thể định nghĩa khuyến nông nhưsau: “Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thờigiúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thứcvề kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họcó đủ khả năng để giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩymạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và pháttriển nông thôn mới.

Như vậy, khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, khuyếnnông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài… cho nông dân theonguyên tắc tự nguyện, chứ không áp đặt, mệnh lệch Nó là một quá trình tiếp thudần dần và tự giác của nông dân…

Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạtđộng hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn

Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đốitượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin vànhững lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăntrong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng caohiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân vàgia đình của họ.

Tiến trình sản xuất bao gồm các yếu tố kiến thức và kỹ năng, những khuyến cáokỹ thuật, tổ chức của nông dân, động cơ và lòng tin Vì vậy, cán bộ khuyến nôngcần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chương trình khuyếnnông Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải thuyết phục và động viên để họtin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể tự giải quyết và hành động để cải thiện cuộcsống của chính mình.

1.1.2.2 Triết lý của khuyến nông

Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những người thông minh,có năng lực, rất mong muốn nhận được thông tin và kiến thức mới để phát triểnsản xuất nhằm đem lại ấm no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho cộngđồng của mình Khuyến nông được thực hiện ở mọi nơi (trong nhà, ngoài đồng,trong lớp học, ) cùng với nông dân thông qua những cá nhân hay những nhóm hộ,xuất phát từ những nhu cầu của họ, bắt đầu từ những gì họ có để giải quyết nhữngvấn đề của họ trên cơ sở tự lực cánh sinh.

Trang 3

1.2.Vai trò, mục tiêu, nội dung của khuyến nông đối với phát triển nôngthôn ở Việt Nam

1.2.1 Vai trò của khuyến nông

- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với:

Nhà nước; Nghiên cứu; Môi trường; Thị trường; Nông dân giỏi; Các doanhnghiệp; Các đoàn thể; Các ngành nghề có liên quan và quốc tế.- Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sangnền kinh tế thị trường có điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vịsản xuất kinh doanh tự chủ: khuyến nông có nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giaotiến bộ kỹ thuật, công nghệ, xây dựng nông thôn mới… cho các hộ nông dân.- Khuyến nông góp phần giúp cho hộ nông dân “xoá đói, giảm nghèo, tiến lên khávà làm giàu hợp pháp” Khuyến nông có vai trò quan trọng là: Tạo điều kiện chonông dân phát huy tính tự lực, tự chủ, vai trò trách nhiệm của mình trong quá trìnhphát triển của chính họ Nâng cao năng lực của nông dân trong các lĩnh vực hoạtđộng kinh tế, văn hoá và xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển cộng đồng bền vững.Phát huy tiềm năng và trí tuệ, kinh nghiệm của nông dân trong phát triển cộngđồng Sự tham gia của nông dân xuyên suốt các hoạt động khuyến nông như xácđịnh nhu cầu, lập kế hoạch kiểm tra giám sát và đánh giá…Nông dân tham gia chương trình khuyến nông qua các tổ chức và hoạt động nhưnhóm sở thích, làng khuyến nông tự quản, xây dựng mô hình trình diễn, khuyếnnông viên cơ sở, hội thảo đầu bờ, tham quan, tủ sách khuyến nông…- Huy động các lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật từ Trung Ương đến cơ sởnhất là số cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng chưacó việc làm hoặc đã nghỉ hưu…

- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân lại với nhau trongviệc “đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.

1.2.2 Mục tiêu của khuyến nông

Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nôngdân trước những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông không chỉ nhằm mụctiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân ngườinông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.

Muốn đạt được những mục tiêu đó, người cán bộ khuyến nông phải thảo luận vớinông dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trongcuộc sống để họ tự giải quyết, tự tìm những biện pháp để vượt qua những khókhăn, trở ngại.

1.2.3 Nội dung công tác khuyến nông

- Phát triển mạng lưới khuyến nông tại địa phương.

- Tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở như: Cụm khuyến nông, làng khuyếnnông tự quản, nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông

- Khuyến nông với những nhóm đối tượng đặc biệt: khuyến nông và phụ nữ,khuyến nông và những hộ nghèo, khuyến nông và thanh niên.

- Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

- Truyền thông đối với công tác khuyến nông, kỹ năng truyền thông trong khuyếnnông, xây dựng nội dung tài liệu và chương trình truyền thông khuyến nông.- Lập kế hoạch và đánh giá các chương trình khuyến nông.

Trang 4

- Khuyến nông và kinh tế thị trường, khuyến nông với công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn.

- Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá.

- Khuyến nông trong việc sử dụng vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp, nôngthôn.

- Khuyến nông với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến nông và giáo dục khuyến nông.

1.3 Các nguyên tắc - các phương pháp khuyến nông và các loại khuyến nông

1.3.1 Các nguyên tắc của khuyến nông

Hiện nay các hoạt động khuyến nông đang được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.Nhà nước đã và đang giành nhiều khoản tiền để đào tạo cán bộ khuyến nông, xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho mạng lưới khuyến nông và đầu tư cho nhiềuchương trình và dự án khuyến nông khác nhau Tuy vậy để hoạt động có hiệu quả,khuyến nông cần dựa vào một số nguyên tắc sau đây:

- Không áp đặt mệnh lệnh.- Không bao cấp.

- Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân.- Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm.- Khuyến nông làm việc với những nhóm đối tượng khác nhau.- Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều.

- Nguyên tắc “vết dầu loang”.

- Khuyến nông hoạt động độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức pháttriển nông thôn khác.

1.3.2 Các phương pháp khuyến nông

1.3.2.1 Các loại hình phương pháp khuyến nông

- Phương pháp khuyến nông chung.

- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành.

- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan.- Phương pháp khuyến nông có nông dân tham gia.- Phương pháp khuyến nông lập dự án.

- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp.- Phương pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn.

- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục.

1.3.2.2 Phương pháp khuyến nông tiếp cận với nông dân

- Phương pháp cá nhân; Phương pháp khuyến nông theo nhóm; Hội họp; Trìnhdiễn; Hội thảo đầu bờ.

1.3.2.3 Phương pháp chuyển giao tiến bộ cho nông dân.1.3.3 Các loại khuyến nông

Trong nền kinh tế nông thôn nước ta hiện nay chủ yếu là phát triển nông nghiệp,do đó công tác khuyến nông đã và đang được phát triển ngày một rộng rãi hơn.Như chúng ta đã hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Nhưng nóitóm lại, khuyến nông là các hoạt động nhằm tổ chức hỗ trợ phát triển các hoạtđộng sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượngcuộc sống của nông dân và gia đình họ Nhưng để dễ phân biệt có thể chia khuyếnnông thành hai loại chính sau:

Trang 5

1.3.3.1 Khuyến nông nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp)

Số cán bộ khuyến nông bao giờ cũng đông nhất và đóng vai trò quan trọng nhấttrong đời sống nông thôn Nó cũng là điều dễ hiểu bởi vì nước ta là một nước nôngnghiệp, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực của mỗi hộ gia đình và của cảnước có tầm quan trọng đặc biệt cho nên nông nghiệp đã được đặt lên vị trí hàngđầu.

Có những dịch vụ khuyến nông dựa vào các chương trình độc lập, nhưng cũng cónhững dịch vụ khuyến nông dựa vào các chương trình mang tính tổng hợp Điềuđó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện ở từng địa phương Dịch vụkhuyến nông không những cung cấp kiến thức kỹ thuật về sản xuất nông nghiệpcho nông dân mà còn cung cấp cả những đầu vào cần thiết khác như phân bón, hạtgiống và thuốc trừ sâu… khuyến nông đem đến cho nông dân thông tin khoa họckỹ thuật nói chung và những sáng kiến mới của các cơ quan nghiên cứu nôngnghiệp nói riêng Khuyến nông bao chùm một lĩnh vực rộng trong sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp như nâng cao năng suất các loại cây trồng, bảo vệ thực vật, quảnlý nguồn nước…

ở một số địa phương, khuyến nông còn giúp xây dựng và củng cố hoạt động củacác tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh,hội phụ nữ…

Nói tóm lại, khuyến nông cung cấp cho nông dân tất cả những gì cần thiết để pháttriển sản xuất nông nghiệp.

1.3.3.2 Khuyến nông ngoài nông nghiệp

Khái niệm này dùng để chỉ tất cả các chương trình hỗ trợ nông thôn khác, đó lànhững chương trình không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nhưng rất quantrọng đối với đời sống nông thôn Những chương trình đó cũng có những yếu tố vànhững nguyên tắc chính về kiến thức, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực của họmà thôi.

Trong thực tế người ta ngày càng nhận thức rõ khi nói đến phát triển nông thôn lànói đến tất cả các chương trình trong hai loại khuyến nông trình bày ở trên đều cómột đặc điểm chung đó là đến với nông dân để giúp họ giải quyết những vấn đềtrong môi trường nông thôn, mục tiêu cũng giống nhau đó là phát triển nông thôn,nâng cao dân trí và cải thiện cuộc sống của người dân.

Trang 6

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tạitrong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008 Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam)sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà Trung tâm hành chính của tỉnh là thànhphố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cáchsân bay quốc tế Nội Bài 35 km Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phíađông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáptỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc vàPhú Thọ.

Vị trí: 20°31'-21°17′ vĩ bắc và 105°17′-106°00′ kinh đông Diện tích: 2.193 km²

 Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm

 Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C, chênh lệch khá cao giữa các vùng Mùa hè ở đồng bằng lên tới 36-37 °C, cá biệt tới 41 °C, mùa đông ở vùng cao có thể xuống tới 3 °C.

 Số giờ nắng trong năm: 1.399 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 70-85%

 Địa hình Hà Tây có thể chia làm ba khu vực là vùng núi (Ba Vì), vùng gò đồi phía Tây (Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) và vùng đồng bằng phía Đông.

Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1.126 người/km² (2003). Thành phần dân số: Nông thôn: 91%, Thành thị: 9%

 Thành phần dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số

2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡngĐịa hình địa thế

Ba vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bánsơn địa Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3đỉnh cao nhất là: Đỉnh vua cao 1296m, đỉnh Tản Viên cao 1227m, đỉnh Ngọc Hoacao 1131m vì thế có tên gọi là núi Ba Vì Ngoài ra còn có các đỉnh thấp hơn như đỉnh Tiểu Đồng cao 1100m, Hang Hùm hay còn gọi là đỉnh chàng rể ( 800m), GiaDê ( 714m)

- Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:

+ Dải dông theo hướng đông tây, từ suối ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viênđến Hang Hùm dài 9km

+ Dải dông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Yên Sơn qua đỉnh TảnViên đến núi Đế Vương dài 11km

Nói chung Ba Vì là một vùng núi khá dốc, sườn phía Tây đổ xuống sôngĐà dốc hơn sườn phía Tây Bắc và Đông Nam Độ dốc của khu vực trung bình 250,từ cốt400m trở lên dốc hơn, độ dốc trung bình 350 có nhiều chỗ vách đã dốc dựngđứng, xung quanh núi Ba Vì là dải đồi thấp, lượn sóng xen kẽ đồng ruộng

Trang 7

Dải phía Tây nằm giữa núi Ba Vì và sông Đà hẹp gồm các đồi thấp vàruộng nước

Dải phía Bắc và phía Đông gồm các đồi lượn sóng, địa thế thấp, thuận lợiđể xây dựng các hồ nhân tạo như: Suối Hai, Đồng Mô- Ngải Sơn

Nhìn chung Ba Vì là một vùng có phong cảnh đẹp, nên thơ, kết hợp đượccả cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung du đồngbằng với những làng quê sinh đẹp

- Đá vôi: Phân bố ở khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Mơ và xóm quýt - Đá trầm tích-phún trào: Phân bố ở hầu hết toàn bộ khu vực vườn quốc giavà một số xã vùng đệm

- Đá trầm tích: phân bố ở xã Ba Trại từ suối Đò, cầu gỗ đến Mỹ Khê - Đá bở rời: phân bố ở phía tây Xuân Khanh, Mỹ Khê và dọc các suối lớn Về thổ nhưỡng: Nền đất chính của dãy núi ba Vì là phiến thạch sét và sa thạch vớicác loại đất chính sau:

- Đất Feralit mầu vàng phân bố ở độ cao >1000m, tầng đất mỏng có nhiềuđá lẫn và đá lộ đầu phân bố ở xung quanh đỉnh Ngọc Hoa Các loài thực vậtthường gặp như: Bách xanh, thông tre, chè sim, thích lá dài, Chè hồi sồi dẻ, đỗquyên

- Đất Feralit mầu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch phânbố rộng tập trung ở độ cao 500m-1000m, tầng đất từ mỏng đến trung bình, cónhiều đá lẫn nhiều nơi có đá lộ đầu Các loài thực vật thường gặp: Trương vân,Cồng sữa, Dẻ gai, Re

- Đất Feralit mầu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiếnthạch mica và các loại đá trầm tích, phân bố ở sườn và vùng đồi thấp ở độ cao<500m, tầng đất còn dầy nhưng tỷ lệ mùn thấp Các loài thực vật thường gặp:trảng cỏ tranh, lau chít, chè vè, cây bụi do kết quả của nạn đốt nương làm rẫy - Đất phù sa cổ phân bố thành một dải hẹp kéo dài ven sông Đà thuộc 2 xãKhánh Thượng và Minh Quang loại đất này đang có chiều hướng thoái hoá bị rửatrôi

- Theo tài liệu điều tra lập địa cấp I vùng phục hồi sinh thái xác định diệntích ở các dạng lập địa như sau:

+ Đất bằng nông nghiệp: 150ha (B) chiếm 2,3% + Đất phẳng có độ dốc 3-70 : 250ha (P) chiếm 4,4%

+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính Phiến thạch sétvà biến chất có độ dốc 8-150 (SFK, SFS): 2.665ha chiếm 57,2%

Trang 8

+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính Phiến thạch sétvà biến chất có độ dốc 16-250 (S'FK, S'FS): 974ha chiếm 21%

+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính Phiến thạch sétvà biến chất có độ dốc 26-350 (DFK, DFS): 83ha chiếm 1.8%

+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính Phiến thạch sétvà biến chất có độ dốc >350 (D'FK, D'FS): 523ha chiếm 11,2%

+ Các loại đất hồ, thổ cư, đất lầy thụt: 91ha chiếm 1,9%

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

5 năm qua (2005-2010), Ba Vì đã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế,xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, thu hút và sử dụnghiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, thành phố và nguồn lực đóng gópcủa nhân dân để xây dựng, nâng cấp đường giao thông, hệ thống thủy lợi, các hồđập miền núi Đến nay 31/31 xã, thị trấn đã có đường giao thông thuận tiện đếntrung tâm, làm mới trên 300km đường giao thông nông thôn và các đường liên xã;100% xã, thị trấn có hệ thống viễn thông, điểm bưu điện - văn hóa xã, trạm y tếphục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 191/230 thôn, bản đã có nhàvăn hóa, hệ thống hạ tầng cơ sở được nâng cấp đáng kể, phục vụ ngày càng tốthơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đặc biệt, Ba Vì được thành phốđánh giá cao trong công tác xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp thiết thựcnhư xây dựng mô hình hỗ trợ, cho vay vốn, giúp đỡ kỹ thuật, giống, hướng dẫncách làm ăn, nên tỷ lệ hộ nghèo ở Ba Vì giảm trên 3%/năm Nhờ kinh tế pháttriển, Ba Vì có điều kiện chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí vàsức khỏe cho người dân.

Những thành tựu mà Ba Vì đạt được trong những năm qua là nhờ sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội; sự lãnh đạo, chỉ đạo,tập trung quyết liệt, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp và sựđồng thuận của các tầng lớp nhân dân Đảng bộ đã tập trung củng cố xây dựng tổchức đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củatổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ cơ sở Huyện đã tập trung vào 5 nhiệm vụ trọngtâm và 2 khâu đột phá là công tác cán bộ và cải cách hành chính; vì vậy an ninhchính trị được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác giải quyếtđơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được quan tâm, giải quyết đượcnhững bức xúc trên địa bàn Qua 5 năm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2005-2010), Ba Vì rút ra 6 kinhnghiệm:

Một là, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, tập trung vào những

nhiệm vụ trọng tâm theo sự điều hành của thành phố, quán triệt sâu sắc nhữngquan điểm, chủ trương, các nghị quyết Trung ương, nghị quyết của Thành ủy.Bám sát cơ sở phát hiện những vấn đề mới, bàn thảo và ra nghị quyết kịp thời, tậptrung lãnh đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT các cấp đối vớiviệc tổ chức thực hiện nghị quyết.

Hai là, coi trọng công tác tư tưởng chính trị, giáo dục và rèn luyện đảng viên, tạo

sự đoàn kết, thống nhất cao trong đảng về nhận thức và hành động.

Trang 9

Ba là, tập trung lãnh đạo coi trọng phát triển kinh tế là trung tâm, hàng đầu.Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng - an ninh, giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Năm là, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của các ban đảng, mặt trận tổ

quốc và các đoàn thể, các phòng, ban chuyên môn, làm tốt chức năng và vai tròtham mưu giúp cấp ủy trên từng lĩnh vực, hướng dẫn và chỉ đạo cơ sở thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị của địa phương.

Sáu là, tập trung khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc

trên địa bàn, tạo sự đồng thuận xã hội nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kếhoạch đề ra.

Đúc kết được nhiều bài học quý từ thực tiễn, đạt được thành tựu ở hầu hết các lĩnhvực, Ba Vì đang trên đà phát triển với những triển vọng đáng phấn khởi Phát huykết quả đạt được, Ba Vì bước vào một thời kỳ mới với quyết tâm cao nhất để trởthành điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.

2.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu nhiệm kỳ 2010-2015

+ Tốc độ tăng trưởng GDP: 14,5%/năm+ Tỷ trọng các ngành kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp: 26% - Công nghiệp: 24%

- Thương mai, dịch vụ: 50%+ Về văn hóa, xã hội:

- Phấn đấu đến năm 2015: Có 30-35% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 50% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Xóa đói giảm nghèo trên 3%/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 8.500 laođộng.

+ Lựa chọn khâu đột phá: Công tác cán bộ, cải cách hành chính, tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trang 10

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG SẢNXUẤT LÚA Ở BA VÌ HÀ TÂY

3.1 Tình hình hoạt động khuyến nông trong sản xuất lúa

3.1.1 Thực trạng các hoạt động khuyến nông trong sản xuất lúa

Hà Tây là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, vớitổng sản lượng thịt hơi đứng đầu cả nước Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chănnuôi chiếm tỷ trọng 43% năm 2005, trở thành ngành kinh tế chính trong phát triểnnông nghiệp của tỉnh

Những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, ngành chăn nuôi HàTây phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, trở thành tỉnh dẫn đầu toànquốc về tổng đàn lợn, gia cầm và sản lượng thịt hơi; là trung tâm cung cấp giốnggia súc, gia cầm cho cả nước Theo số liệu thống kê, năm 2005, tổng đàn lợn đạt1,32 triệu con (trong đó đàn lợn siêu nạc chiếm tỷ lệ hơn 11%) Ðàn bò có140.253 con, với tỷ lệ bò lai sind chiếm 76,48%, bò sữa là 4.083 con Ðàn giacầm duy trì ở mức 10,77 triệu con Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 192nghìn tấn Song có lẽ, thành tựu nổi bật nhất là sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơcấu giống vật nuôi, theo hướng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và việc ứngdụng công nghệ trong chăn nuôi (chuồng trại tiên tiến, thức ăn công nghiệp, quảnlý chăn nuôi theo công nghệ khép kín) Và hơn thế, là một trong số ít địa phươngcó mạng lưới thú y cơ sở mạnh, đủ khả năng khống chế một số bệnh nguy hiểmcho đàn gia súc, gia cầm.

Hà Tây là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, như diện tích rộng, đa dạng vùng sinh thái, có truyền thống chăn nuôi và người nông dân cần cù, chịu khó, lại gần thị trường lớn là thủ đô Hà Nội.

Có thể nói, hoạt động thú y là "xương sống" cho phát triển chăn nuôi ở Hà Tây.Những năm qua, Hà Tây luôn quan tâm đầu tư xây dựng mạng lưới thú y vữngmạnh cả về lực lượng lẫn nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng tốt công tác phòng,chống dịch bệnh, bảo vệ thành quả chăn nuôi Ngay từ cuối năm 2004, tỉnh quyếtđịnh thành lập Ban Thú y - Chăn nuôi ở tất cả các xã, phường, thị trấn Lấy ngânsách tỉnh trả lương cho 322/322 trưởng ban xã, với mức lương khởi đầu là 290nghìn đồng/tháng (cấp qua Chi cục Thú y tỉnh) tạo sự ràng buộc về trách nhiệmchuyên môn Trách nhiệm của ban này là quản lý đàn gia súc, gia cầm trên địabàn, tổ chức tiêm phòng định kỳ, tham gia giám sát dịch bệnh, có báo cáo hằngngày tình hình dịch bệnh lên Chi cục Thú y, nhờ vậy dịch bệnh sớm được pháthiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Mỗi HTX nông nghiệp qui mô thôn, bản, thị trấn được bố trí từ 01 (một) khuyến

nông viên chuyên trách Đối với HTX qui mô xã được bố trí không quá 02 (hai)khuyến nông viên chuyên trách

3.1.2 Khuyến nông với tín dụng

8 lĩnh vực cho vay chính phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm:

Trang 11

- Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; - Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn;

- Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn;

- Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;

- Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;

- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn;

- Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; - Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố hoànthành quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn Chỉ đạo các địaphương thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và nghềmuối; hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, giống, bảo quản sau thu hoạch; thôngbáo cụ thể thời gian, phạm vi thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại trên diện rộng chovật nuôi và cây trồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị cóliên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

3.2 Thực trạng sản xuất lúa và các mô hình sản xuất lúa Về công tác nhân giống lúa

Tiêu chuẩn của hạt giống lúa các cấp : (i) Hạt giống tác giả là hạt giống thuần dotác giả chọn, tạo ra Muốn được công nhận là giống quốc gia hoặc giống đượcphép sản xuất thử, các giống tác giả đã thuần, không còn phân ly, phải được đưavào bộ giống khảo nghiệm tại cơ sở Viện Trường Sau nhiều năm đánh giá, cácgiống triển vọng sẽ được Viện Trường lập hồ sơ đề xuất để Cục trồng trọt xem xétcho phép đưa vào Bộ khảo nghiệm quốc gia Sau nhiều năm khảo nghiệm tại nhiềuđiểm, với số liệu khoa học đầy đủ thì Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp &PTNT sẽ xem xét công nhận (ii) Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống đượcnhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo qui trìnhphục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quiđịnh Chất lượng hạt giống siêu nguyên chủng là : Độ sạch > 99%; độ thuần=100%;tỷ lệ nảy mầm > 80%; độ ẩm <13,5%; hạt cỏ dại = 0 hạt / 1 kg hạt giống.Qui trình nhân giống siêu nguyên chủng rất phức tạp và công phu Do đó thườngthì họat động này được thực hiện tại các ViệnTrường Hiện nay các Trung tâm tỉnhvà các công ty có đủ điều kiện vẫn được phép nhân giống siêu nguyên chủng Vụthứ nhất là G0 được cấy một tép từ giống tác giả đã thật thuần trên diện tích tốithiểu là 100 m2 và cắm cọc theo dõi tối thiểu 200 cây Theo dõi rất nhiều chỉ tiêuvà lọai bỏ những cây thể hiện độ lệch quá xa số liệu trung bình của quần thể Cócông thức tính chi tiết Những cá thể này được giữ từng bụi riêng để vụ kế tiếptrồng thế hệ G1 Hạt của nỗi bụi được trồng một băng Nếu trong mỗi băng còn sựbiến động giữa các cá thể thì lọai bỏ hẳn băng đó Không được khử bỏ cây khácdạng trong băng Mỗi băng chọn 10 cây tại hai điểm và theo dõi rất nhiều chỉ tiêu.Nếu số băng là thuần nhất trên 85% thì hạt của các băng này được gặt , tuốt vàtrộn chung với nhau thành hạt siêu nguyên chủng Các công đoạn rất phức tạp vàcông phu (iii) Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân lên từ hạt giống

Trang 12

siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định Tiêu chuẩn đó là :độ sạch > 99%; độ thuần> 99,95%; tỷ lệ nảy mầm > 80%; độ ẩm < 13,5%; số hạtcỏ dại < 5 hạt / 1 kg hạt giống Nhân giống nguyên chủng bằng cách cấy một tépvà khử lẫn triệt để (iv) Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giốngnguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định Các tiêu chuẩn đó là :Độsạch > 99%; độ thuần > 99,7%; tỷ lệ nảy mầm >80%; độ ẩm < 13,5%; số hạt cỏdại < 10 hạt / 1 kg hạt giống Nhân giống xác nhận được phép sạ hàng và khử lẫntriệt để, nếu dùng biện pháp cấy thì càng tốt Có thể cấy bằng máy với nhiều tépmỗi hốc [25]

3.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trong hoạt động khuyến nông

Về hiệu quả kỹ thuật: Việc sử dụng các biện pháp canh tác tiên tiến đã tạo cho câylúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đảm bảo năng suất cao Ngoài ra sử dụngcác TBKT hợp lý đã thực sự giúp hạn chế sự phát sinh, phát triển của dịch hại trênđồng ruộng.

Các biện pháp như sử dụng giống chất lượng cao (CLC), cấp nguyên chủng, dụngcụ sạ hàng, sử dụng bảng so màu lá trên cơ sở bón lân và kali hợp lý, quản lý dịchhại tổng hợp đã tạo điều kiện cho cây lúa phát triển vượt trội hơn so với tập quáncủa nông dân.

Ngoài ra các đối tượng dịch hại cũng giảm một cách rõ rệt, một số đối tượng dịchhại chính và biện pháp quản lý đã được nông dân áp dụng Năng suất lúa tại môhình sản xuất theo quy trình sản xuất lúa CLC đều cao hơn ở ruộng sản xuất theotập quán của nông dân.

3.4 Các hoạt động khuyến nông khác

Chương trình khuyến nông sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm:

- Chương trình khuyến nông sản xuất hạt giống lúa lai F1: Sau 15 năm,

khuyến nông đã đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất hạt lai thôngqua mô hình cho nông dân ở 26 tỉnh, thành phố với gần 40 đơn vị tham gia Quymô trình diễn 10.818 ha, kinh phí 57,745 tỷ đồng, đưa diện tích lúa lai F1 từ 173ha (1992) lên 1.500 ha của những năm 2000-2005; 1.300 ha của những năm 2006-2008 (do ảnh hưởng thời tiết) Năng suất hạt giống từ 300 kg/ha (1992) lên 2.500kg/ha những năm 2000 Nhiều đơn vị sản xuất ở những vùng thuận lợi về thời tiếtnăng suất đạt 38-40 tạ/ha, chất lượng hạt giống tốt, đạt tiêu chuẩn ngành Giáthành hạt giống sản xuất trong nước chỉ bằng 60% so với giống nhập khẩu, hàngnăm tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng Từ chỗ chúng ta hoàn toàn nhậpnội hạt giống, đến nay đã tự túc được khoảng 25% nhu cầu hạt giống lúa lai chosản xuất, góp phần khống chế giá nhập khẩu vào Việt Nam.

Nhờ áp dụng sáng tạo quy trình công nghệ sản xuật hạt giống F1 của thếgiới cho một số tổ hợp nhập khẩu như Nhị ưu 838, Nhị 63, Bác ưu 64, Bác ưu 903,Dưu 527 Đến nay đã có nhiều tổ hợp được lai tạo trong nước đạt kết quả tốt nhưTH3-3, TH3-4, VL20, VL24, HYT83, HYT100, HYT102, HYT103 Một số tỉnhcó diện tích sản xuất lớn là: Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thanh Hoá, QuảngNam, Đắc Lắc, Hà Nam

Ngày đăng: 02/11/2012, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w