1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông

114 597 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Luận văn : Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một chủ trươnglớn của Đảng nhằm đưa nông nghiệp và nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạngnghèo nàn, lạc hậu và phát triển lên một trình độ mới.

Hà Đông là thành phố thuộc tỉnh Hà Tây có tốc độ phát triển kinh tế tương đốicao, với nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10-11% GDP bình quân đầu ngườinăm 2007 đạt 1715 USD Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tiến bộgiảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành thuỷ sản, công nghiệp-xâydựng và thương mại- dịch vụ

Đối với ngành nông nghiệp của thành phố Hà Đông, tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm đạt 5-6% Mặc dù ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không caotrong cơ cấu GDP nhưng lại là nguồn thu nhập chính của khoảng 50,4% dân số củathành phố Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong pháttriển kinh tế, ổn định xã hội, trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhucầu của dân cư và phát triển các loại sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Thành phố Hà Đông nằm ngay sát thủ đô Hà Nội, với diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình phát triển đô thị vì vậy việc nâng cao hiệuquả sử dụng đất thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là mộtgiải pháp phù hợp với chính sách chủ trương của tỉnh cũng như của thành phố Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành nhằm nâng caohiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân và phục vụ nhu cầu của thịtrường là một xu hướng tất yếu cho các vùng ven đô.

Mặt khác nhu cầu thị trường hiện nay đòi hỏi cần có nhiều sản phẩm có chấtlượng cao và an toàn như rau sạch, thịt sạch, quả sạch, lương thực sạch, các sảnphẩm có giá trị đặc sản, có tính thương mại cao như ba ba, ếch, vịt cỏ Vân Đình vàcác sản phẩm phục vụ nhu cầu tinh thần như hoa, cây cảnh, đáp ứng tốt những nhucầu thị trường đó là mục tiêu của ngành nông nghiệp nói chung và của ngành nôngnghiệp thành phố Hà Đông nói riêng.

Trang 2

Tuy nhiên vấn đề tăng nhanh giá trị sản xuất trồng trọt trên một đơn vị đất canhtác của thành phố còn chậm, cho đến nay mới chỉ có một số diện tích đạt được giátrị sản xuất 50 triệu đồng/ha trở lên, trong khi còn nhiều tiềm năng phục vụ cho quátrình phát triển nông nghiệp chưa được khai thác hết Gây lãng phí nguồn lực và đểmất cơ hội phát triển nông nghiệp của thành phố

Do nhận thức được mức độ cần thiết và tính cấp bách của việc chuyển dịchcơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hà Đông và được sự giúp đỡ của các

cô chú, các anh chị tại cơ sở thực tập đặc biệt là được sự giúp đỡ của thầy Hoàng

Văn Định em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông ”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được những nguồn lực,những thế mạnh của thành phố Hà Đông trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo ngành của thành phố trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải phápnhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của thànhphố trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó báo cáo chuyên đề của em có bố cục như sau:

- Phần 1 : Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp.

- Phần 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ởthành phố Hà Đông.

- Phần 3 : Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, các anh chị tại Viện Quy Hoạch

và Thiết Kế Nông Nghiệp và đặc biệt em xin trân thành cảm ơn thầy giáo: Hoàng VănĐịnh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo chuyên đề này

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Bản chất cơ cấu kinh tế nông nghiệp

“Cơ cấu kinh tế” là một phạm trù biểu thị cấu trúc bên trong của mối liên kếtgiữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Nội dung cơ cấu kinh tế phản ánh vai trò vịtrí của từng bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối tương tác lẫn nhau giữa chúngtrong tổng thể Các bộ phận này có những mối liên hệ được hình thành trong nhữngđiều kiện kinh tế - xã hội nhất định Do đó, chúng không phải là bất biến mà chúngluôn vận động, luôn thay đổi để phù hợp với những điều kiện nhất định.Cơ cấu kinhtế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinhtế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế… Trong đó, cơ cấu ngành làquan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sựphát triển của lực lượng sản xuất.

Nếu phân theo cơ cấu ngành thì toàn bộ nền kinh tế quốc dân được chia ralàm 3 nhóm ngành (hay 3 khu vực) kinh tế lớn là: Khu vực I là ngành nông nghiệp(gồm nông – lâm – thủy sản); Khu vực II là ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản;Khu vực III là ngành thương mại – dịch vụ.Trong đó, cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân, có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốcdân Kinh tế nông nghiệp cùng với kinh tế nông thôn tạo thành khu vực sản xuấtcung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội tồn tại và phát triển Nó còn cungcấp ngày càng nhiều các nguyên liệu cho công nghiệp chế biển, cung cấp nguồn laođộng cho khu vực thành thị Cùng với khu vực nông thôn là thị trường rộng lớn đểtiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay do phát huy đượclợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối có thể khai thác nguồn lợi nông -lâm -thuỷ sản

Trang 4

phát triển kinh tế đất nước Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đặcbiệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng của các ngành nôngnghiệp giảm xuống chủ yếu là các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp nhưng khôngphải vì thế mà vị trí của ngành giảm xuống, nó vẫn giữ được vị trí quan trọng là nơisản xuất và cung cấp những sản phẩm tất yếu không thể thay thế được Vì thế cơcấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò to lớn, nó tồn tại và phát triển gắn liền vớitổng thể các quan hệ kinh tế nhất định Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn vận độngvà thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công của lao độngxã hội ở từng thời kỳ.

Như vậy thực chất việc xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là giảiquyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất, giữa tự nhiên và con người trong lĩnh vực nông nghiệp theo từng thời gian vàđiều kiện kinh tế xã hội cụ thể Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệpphản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội, của quá trình chuyên mônhoá và hợp tác hoá, của trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động Các mối quanhệ kinh tế trong nông nghiệp càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, càngphản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xãhội.

Vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thểcác mối quan hệ trong khu vực kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ gắn bó hữu cơvới nhau theo từng tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chấtgiữa các ngành, giữa các vùng và các thành phần kinh tế chúng tác động qua lại lẫnnhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiệnkinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông nghiệp, một bộ phậnhợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấukinh tế giữa các ngành nông – lâm – thủy sản và cơ cấu kinh tế nội bộ của cácngành đó.

Trang 5

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ cấukinh tế giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và cơ cấukinh tế trong nội bộ các ngành đó.

Việc xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý là một vấn đề cơ bản và rấtquan trọng để phát triển kinh tế xã hội trong nông nghiệp nói riêng và khu vực kinhtế nông thôn nói chung Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn tồn tại và vận động khôngngừng phát triển luôn gắn liền với tổng thể các mối quan hệ kinh tế nhất định Cácbộ phận cấu thành của nó có mối quan hệ chặt chẽ tạo những tỷ lệ nhất định kể cảlượng và chất giữa các ngành, giữa các vùng và các thành phần kinh tế.

Hiện nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang dần chuyển dịch theo hướng tíchcực, việc thay đổi tỷ lệ của các ngành, các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo sự giao lưu kinh tế giữa các vùng, tăngthu nhập và nâng cao đời sống cho người dân góp phần xứng đáng vào phát triểnnông nghiệp nông thôn và sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Từ bản chất của cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể rút ra một số đặc trưng chủ yếucủa cơ cấu kinh tế nông nghiệp như sau:

1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được hình thành trêncơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối.

Thật vậy, ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội thì tất sẽ phải có một cơ cấu kinh tế cụ thể để thích ứng vớinó Như vậy việc xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải tôn trọng tính kháchquan của nó và không thể áp đặt một cách chủ quan duy ý chí Trong quá trình pháttriển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tự các mối quan hệ kinhtế đã có thể xác lập những tỷ lệ nhất định mà người ta gọi là cơ cấu.

1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử và xã hội nhất định.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp như đã được nói tới nó là một tổng thể các mối quanhệ kinh tế được xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng trong thời gian cụthể Tại một thời điểm với những điều kiện về kinh tế, tự nhiên, xã hội, các tỷ lệ đó

Trang 6

được xác lập và hình thành tạo thành một cơ cấu kinh tế nhất định Song một khi cónhững thay đổi và hình thành một cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn.

Tùy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi vùng mỗi quốc gia mà xác lập đượcmột cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định.Không thể có một cơ cấu làm chuẩn mực trong mọi điều kiện.

1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động và phát triển theohướng ngày càng hoàn thiện hợp lý và có hiệu quả hơn.

Trong triết học Mac đã nói rằng:” Sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi vàvận động không ngừng” Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng vậy chúng luôn luôn vậnđộng và ngày càng phát triển theo chiều hướng ngày một hợp lý hơn Lực lượng sảnxuất ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phân công laođộng ngày càng tỷ mỉ và phức tạp, tất cả những điều đó đã dẫn đến một cơ cấu nôngnghiệp ngày càng phải hoàn thiện hơn Sự vận động và biến đổi không ngừng củacác yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong khu vực kinhtế nông nghiệp nói riêng Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ vận động biến đổikhông ngừng thông qua chuyển dịch trong chính nội tại bản thân nó Cơ cấu cũ sẽmất đi và cơ cấu mới sẽ hình thành phát triển, quá trình đó nó luôn vận động khôngngừng của sự vật hiện tượng Khi cơ cấu mới trở thành lỗi lạc không còn phù hợpvới điều kiện thực tế thì nó lại được thay thế bằng một cơ cấu mới tiến bộ và hoànthiện hơn Sự vận động và biến đổi là tất yếu, phản ánh sự phát triển không ngừngcủa văn minh nhân loại.

1.1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình và cũng khôngthể có một cơ cấu hoàn thiện bất biến

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình làm thay đổi cấutrúc và mối quan hệ của nền kinh tế theo mục đích và phương hướng nhất định Qúatrình này tất yếu phải xảy ra bởi sự phát triển và vận động không ngừng của sự vậtđó Cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ vận động và chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấukinh tế mới đòi hỏi phải có thời gian và qua các nấc thang nhất định của sự pháttriển Đầu tiên là biến đổi về lượng và khi lượng được tích luỹ đến độ nhất định sẽ

Trang 7

dẫn đến sự chuyển đổi về chất Đó là quá trình chuyển hoá cơ cấu kinh tế cũ sangmột cơ cấu kinh tế mới một cách phù hợp và có hiệu quả hơn.

Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm còn phụthuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa vô cùngquan trọng Đặc biệt cần phải có những giải pháp chính sách và cơ chế quản lý thíchhợp để định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêngvà chuyển dịch kinh tế nông thôn nói riêng Tất cả sự nóng vội sẽ dẫn tới sự trì trệtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gây phương hại đến sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân nói chung Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp phải là một quá trình không thể khác được nhưng không phải là một quátrình tự do của con người Nhưng vấn đề quan trọng là phải bắt nguồn từ đâu và vớinhững biện pháp nào mà khi tác động vào nó sẽ gây phản ứng dây truyền tạo rabước phát triển nói nên tổng thể kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốcdân nói chung.

1.1.2.5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và phát triển trên cơ sở củađiều kiện tự nhiên và mức độ khai thác cải tạo điều kiện tự nhiên ( đất đai, thờitiết, khí hậu).

Thật vậy, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên vì vậy cơcấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên Một nềnnông nghiệp hay, một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả là phải đạt năng suất câytrồng, vật nuôi cao với chi phí ít trên một đơn vị Muốn vậy phải lợi dụng tối đa cácyếu tố của điều kiện tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất Cơ cấu kinh tế nôngnghiệp chuyển dịch theo xu hướng ngày càng lợi dụng được điều kiện tự nhiên cólợi nhất.

1.1.2.6 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đờivà phát triển của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá

Kinh tế nông nghiệp trải qua một quá trình phát triển từ nền kinh tế sinh tồnsang kinh tế tự cung tự cấp, sự biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất chậmchạp và trì trệ Từ khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá (kinh tế thị

Trang 8

trường) thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới được hình thành đa dạng và có hiệu quảhơn.

1.1.3 Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.1.3.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức năngtrong hệ thống phân công lao động xã hội, nó ra đời và phát triển gắn với sự pháttriển của phân công lao động xã hội; sự phân công lao động theo ngành là cơ sởhình thành cơ cấu kinh tế theo ngành, sự phân công lao động xã hội phát triển ởtrình độ càng cao, càng tỷ mỷ sự phân chia ngành càng đa dạng và sâu sắc.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt,chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, còn hiểu theo nghĩa rộng thì còn bao gồm cả lâmnghiệp và ngư nghiệp Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, một thời gian dàikinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển Ở những nướckém phát triển tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, đại bộ phậnnông dân chủ yếu tham gia lao động trồng trọt, chỉ số ít là kết hợp với chăn nuôi.Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ và tiến bộkhoa học kỹ thuật đặc biệt sự phát triển nông nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hóa,hiện đại hoá Trong mỗi nhóm ngành lại được chia thành nhiều ngành hẹp hơn,chẳng hạn trong trồng trọt được chia thành ngành trồng cây lương thực, cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm trong ngành chăn nuôi được phân thành ngànhchăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp biểu hiện trong nông nghiệp sự thayđổi các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngưnghiệp hay giữa các nhóm ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ănquả, cây thực phẩm trong ngành trồng trọt Do vậy cần phân biệt sự khác nhaugiữa chuyển dịch cơ cấu ngành và trong nội bộ ngành, phân biệt theo đặc trưng kinhtế kỹ thuật của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động cho phù hợp, hướng tớixây dựng một cơ cấu ngành đa dạng, hợp lý phát triển các ngành có nhiều lợi thế

Trang 9

theo hướng phục vụ nhu cầu thị trường, đồng thời kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngànhvới cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.

1.1.3.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ

Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổđó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau Sự phân công lao độngtheo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấuvùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất nông nghiệp theo khônggian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn Ở đây, xu hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hoá và tậptrung hoá hình thành những vùng sản xuất lớn tập trung có hiệu quả cao mở với cácvùng chuyên môn hoá khác, gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cảnước Trong từng vùng lãnh thổ coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triểntổng hợp đa dạng.

Để hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trícác ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng.Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trên những lợi thế so sánh từngvùng đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn vàcác khu công nghiệp đô thị.

So với cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành thì cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo vùng lãnh thổ có sức ì hơn, chậm chuyển dịch vì thế khi bố trí các vùng chuyênmôn hoá cần được xem xét cụ thể thận trọng nếu phạm sai lầm khó khắc phục, bịtổn thất rất lớn.

1.1.3.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

Trong suốt thời gian dài của thời kỳ bao cấp ở nước ta, cơ cấu thành phần kinh tếtrong nông nghiệp chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinhtế, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Đến đại hội VI của Đảng với nội dungchuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướcthì các thành phần kinh tế phát triển đa dạng và đa thành phần.

Trang 10

Điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nổi lêncác xu thế sau: Đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế hộnổi lên thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất,tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú đa dạng cho xã hội Trong quá trình phát triểnkinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nhỏ tiến tớihình thành các trang trại, công trại (sản xuất hàng hoá lớn).

Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh nhà nước đang có biệnpháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển sang các chức năng khác cho phù hợp vớiđiều kiện hiện nay.

Thành phần kinh tế tập thể (hay kinh tế hợp tác ) cũng chuyển đổi chức năng củamình sang các HTX kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịchvụ phục vụ cho nguyện vọng của hộ nông dân mà trước đây chức năng của HTX làtrưc tiếp điều hành sản xuất.

Như vậy sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế cùng với việc chuyểnđổi chức năng của nó làm cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp có nhữngchuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế.

1.1.4 Ý nghĩa của cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việcphát triển kinh tế ở hầu hết các nước nhất là ở các nước đang phát triển như ViệtNam, vì hơn 70% dân số nước ta đang sống dựa vào nghề nông Nông nghiệp còn làngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người Xã hội càng phát triển, đờisống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực,thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Mà lươngthực, thực phẩm là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra Con người cóthể sống mà không cần sắt, thép, than, điện nhưng không thể thiếu lương thực.Hơn nữa, không có sản phẩm của các ngành sản xuất nào có thể thay thế được nhiềuloại sản phẩm của nông nghiệp Do vậy, một cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hợplý có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế quốc dân.

Trang 11

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hợp lý là cơ cấu cho phép khai thác và pháthuy tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất những nguồn lực để sản xuất nông nghiệp nhằmđẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầuđời sống vật chất không ngừng tăng lên của con người.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hợp lý được xem xét trên các tiêu chí sau:Thứ nhất, phải phù hợp với các quy luật khách quan, phù hợp với xu thế kinhtế, chính trị của khu vực và thế giới.

Thứ hai, phản ánh khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực kinh tế trongnước và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Do đó, một cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hợp lý sẽ tạo điều kiện để pháttriển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, sức cạnh tranh cao, phát huyđược lợi thế so sánh, đồng thời áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấttạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng cao, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế,chính trị, nâng cao đời sống của nông dân, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu côngnghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của đất nước, nhất là hiện naychúng ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.

1.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.2.1.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ của các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp theo mục đích vàphương pháp nhất định Không có một cơ cấu kinh tế cụ thể nào là hoàn thiện và bấtbiến, qúa trình chuyển dịch này xảy ra bởi sự phát triển và vận động không ngừng của chính cơ cấu kinh tế đó Cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng sẽ vận động và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhưng đòi hỏi phải có thời gian và những bước phát triển nhất định đầutiên là sự chuyển đổi về số lượng, khi lượng được tích luỹ đến độ nhất định sẽ dẫn đến sự biển đổi về chất Đó là quá trình chuyển hoá dần từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơcấu kinh tế mới hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Trang 12

Qúa trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng thông qua các giải pháp, các cơ chế quản lý thích ứng để định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự nóng vội hay bảo thủ, trì trệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều gây tác hại đến việc phát triển của nền kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn là một quá trình tất yếu Nhưng quá trình đó không phải là quá trình vận động tự phát, mà con người cần phải có tác động để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu qủa hơn Trêncơ sở nhận thức và nắm bắt được quy luật vận động khách quan, con người tìm và đưa ra các biện pháp đúng đắn tác động để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đũng mục tiêu và định hướng đã vạch ra.

Mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tạo ra một hệ thống các tiểu ngành, nghề mới trong ngành nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng Kết quả của sự chuyển dịch là tạo được mối quan hệ hữu cơ tương hỗ giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp với các ngành khác sao cho phù hợp và có hiệu quả Nó góp phần tác động tích cực tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển một nền nôngnghiệp toàn diện đáp ứng yêu cầu về nông sản phẩm của xã hội.

Qúa trình chuyển đổi nền kinh tế đát nước sang kinh tế thị trường, sự pháttriển của nền kinh tế nông nghiệp nói riêng hay kinh tế nông thôn nói chung đangđứng trước những thách thức của sự phát triển đó.

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sự pháttriển kinh tế và đặc biệt nó ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và biển đổi cơcấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng Xã hội ngày càngphát triển nhu cầu của con người về nông sản phẩm cũng theo đó mà tăng lên cả về

Trang 13

số lượng và chất lượng, chủng loại Đó là đòi hỏi của thị trường mà yêu cầu ngườisản xuất phải đáp ứng.

Để sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường và nhu cầu củangười tiê dùng đòi hỏi phải đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp Muốnvậy, không thể dừng lại ở cơ cấu nông nghiệp truyền thống mà phải chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu và tác động của thị trường.

Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tếngày càng cao cho hộ nông dân là nguyện vọng thiết thực, mặt khác với nhu cầungày càng cao của người tiêu dùng về nông sản hàng hoá, thì chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế cải thiện đời sống của nhân dân.1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu xây dựng một nền nôngnghiệp CNH, HĐH.

Đại hội Đảng làn thứ VIII đã khẳng định nước ta muốn phát triển nhất thiếtphải thực hiện công cuộc hiện đại hoá Đại hội nhấn mạnh nội dung cơ bản củaCNH, HĐH giai đoạn hiện nay là; đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn Phải chăng đó là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động trongnông nghiệp hiện chiếm khoảng 70% lao động cả nước, tạo điều kiện khai thác tốttiềm năng dồi dào về lao động, đất đai.

CNH, HĐH nông nghiệp tạo điều kiện giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèoở nhiều vùng ở nông thôn Tạo điều kiện để phát triển năng lực sản xuất khuyếnkhích mọi lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế hướng vào việc sản xuấtnông sản hàng hoá Giải quyết tốt quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Quanhệ giữa việc hoạch định phương hướng, mục tiêu sản xuất trong từng thời kỳ Chínhviệc tạo điều kiện giải quyết các mối quan hệ trên là việc tác động vào quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện giảiquyết các mối quan hệ trên Do đó CNH, HĐH nông nghiệp là cơ sở để thực hiệnquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

1.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộmặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Trang 14

Để giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu được kếtquả, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách vốn vào đầu tưcho nông nghiệp nhằm tạo điều kiện huy động được các nguồn vốn trong nước vàngoài nước đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành nông nghiệp,hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn.

Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉsản xuất trồng trọt và chăn nuôi được phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá trêncơ sở khai thác lợi thế của địa phương mà cơ sở hạ tầng của nông thôn được tăngcường đầu tư xây dựng, vấn đề y tế giáo dục cũng được cải thiện, trình độ dân trícũng được nâng cao một bước Do đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpđã và đang từng bước góp phần tích cực tới quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoánông nghiệp nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới.

1.2.3 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Do những biến động của nền kinh tế đất nước gắn liền với bối cảnh chuyểnsang nền kinh tế thị trường và sự tác động mạnh mẽ của quá trình CNH,HĐH nôngthôn Nền nông nghiệp đang từng bước chuyển sang nông nghiệp sản xuất hàng hoávới cấu trúc đa dạng và năng động Tốc độ tăng giá trị sản lượng tuy cao nhưngchưa có bước tiến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu nhất là chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời giantới là: Đổi mới cơ cấu giữa các ngành trong toàn ngành và đổi mới trong nội bộtừng ngành.

Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính của nông nghiệp, trong nhiều nămgiữa 2 ngành này mất cân đối nghiêm trọng, tỷ trọng của ngành trồng trọt luônchiếm ưu thế, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển Hướng tới đẩy mạnh pháttriển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứngvới ngành trồng trọt góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này.

Ngay trong ngành chăn nuôi cần thiết phải đa dạng hoá, coi trọng phát triển đàngia súc nhằm cung cấp thịt, sữa cho toàn nền kinh tế Phải đổi mới cơ cấu chăn nuôihợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu, bò và gia cầm bằng cách phát triển mạnh đàn bò

Trang 15

thịt, phát triển mạnh đàn gia cầm gồm gà, vịt, ngan, ngỗng trong đó coi trọng đàn gà,vịt Phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc, nâng tỷ lệ nạc trong thịt lợn lên 40-50%.

Trong ngành trồng trọt, tiến hành đa dạng hoá sản xuất, giảm tỷ trọng giá trịsản xuất lương thực, tuy vậy vẫn phải đảm bảo được an ninh lương thực bằng nhiềubiện pháp tăng năng suất, sản lượng lương thực như thâm canh, khai hoang, tăngvụ, đưa các tiến bộ kho học kỹ thuật mới vào sản xuất Thực hiện việc chuyển đổicơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá, chú trọng phát triển những cây có giá trịkinh tế cao như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.

Phát triển nhanh ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chếbiến để nâng cao tỷ trọng giá trị ngành thuỷ sản, khai thác lợi thế của từng vùng.Khai thác, sử dụng có hiệu quả mặt nước, kể cả chuyển một phần đất sản xuất nôngnghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản Phát triển mạnh nuôi ở biển, nuôinước lợ, nước ngọt tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai thác.

Đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp bao gồm cảc trồng rừng, khai thác vàchế biến Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ góp phần giữ vữngcân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.4 Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

.1.2.4.1 Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó quan trọngnhất là chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất, dịch vụ và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá,dịch vụ.

Ngoài ra còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: -Cơ cấu sử dụng đất

-Cơ cấu vốn đầu tư-Cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm thay đổi các tỷ lệ trên để tạo ramột cơ cấu hợp lý hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo đà

Trang 16

cho nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao và an toàn, phát triển nông nghiệp sinhthái bền vững.

1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở sự giatăng trong một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất như sau:

-Năng suất ruộng đất (tính theo giá trị).-Thu nhập trên một diện tích đất đai.-Năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi-Gía trị các loại sản phẩm sản xuất và dịch vụ-Gía trị tổng thu nhập

-Hiệu quả vốn đầu tư

-Năng suất lao động nông nghiệp

-Thu nhập bình quân một khẩu, một hộ lao động nông nghiệp

Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả của việc chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp như: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội (y tế, giáodục, đời sống của cộng đồng dân cư ).

Các chỉ tiêu trên có thể phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả của chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp trong cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phầnkinh tế Tuỳ thuộc từng phạm vi nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu, phương phápcho thích hợp.

1.3.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp có cơ cấu nội tại phức tạp, cơ cấu ấy được biểu hiện ở các bộphận cấu thành hệ thống nông nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phậnấy Sự hình thành và vận động của cơ cấu nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tốnhưng nhìn chung có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:

1.3.1.Nhóm nhân tố về điều kiên tự nhiên

Nhóm này gồm: Vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai của các vùng:Điều kiện khí hậu, thời tiết, các nguồn tài nguyên khác của vùng lãnh thổ như:

Trang 17

Nguồn nước, rừng, biển Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp tớisự hình thành, vận động và biển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên sự tácđộng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu kinh tế làkhông giống nhau Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cơ cấungành, cơ cấu vùng lãnh thổ chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều nhấtcòn cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật chịu ảnh hưởng ít hơn Trongcác điều kiện tự nhiên nêu trên các điều kiện tự nhiên về đất đai khí hậu, vị trí địa lýcó ảnh hưởng rất rõ rệt tới sự phát triển của nông nghiệp (theo nghĩa rộng gồm cảnông, lâm, ngư nghiêp) qua nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành khác.

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất nhấtlà đối với nông nghiệp nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động Đấtlà đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làmcho đất thay đổi dạng như cày, bừa, đập đất…quá trình đó làm tăng chất lượngruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng Đất là tư liệu laođộng khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộctính lý học, hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên câytrồng Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đấttrở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, không những thế, còn là tư liệu sảnxuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được Quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quỹ đất nôngnghiệp trong tổng quỹ đất tự nhiên cũng như độ phì nhiêu và cấu tạo thổ nhưỡng.Để xác định cơ cấu sản xuất, đất đai có thể được phân loại dưới nhiều góc độ khácnhau: theo vùng địa hình thì có thể chia thành vùng ven biển, nội đồng, bán sơn địa,vùng núi thấp, vùng núi cao; theo đặc điểm các loại đất có thể chia đất phù sa, đấtxám bạc màu, đất phèn, đất cát biển, đất nâu đỏ… Mỗi vùng, mỗi loại đất thích hợpvới các loại cây trồng và vật nuôi khác nhau Do vậy, tùy vào điều kiện đất đai củatừng vùng mà có cơ cấu ngành nông nghiệp thích hợp.

Trang 18

Khí hậu, thời tiết là nguồn tài nguyên liên quan và là tác nhân ảnh hưởng rấtlớn đến các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Sựphân bố các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, các loại thời tiết, không những liên quan đếncơ cấu năng suất cây trồng mà còn đến cả số lượng mùa vụ cây trồng, vật nuôi trongnăm Ở mỗi vùng lãnh thổ với điều kiện thời tiết, khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độẩm…) khác nhau thì hệ sinh thái sẽ khác nhau về quy mô số lượng các phân ngànhchuyên ngành của nông, lâm, ngư nghiệp dẫn tới sự khác nhau của cơ cấu ngành.Như ở Việt Nam với hai mùa mưa và mùa khô, quanh năm cây trồng phát triểnthuận lợi Tuy nhiên, trong mùa mưa các loại cây trồng phát triển mạnh hơn nhất lànhững nơi có khí hậu khô nóng hay vào mùa đông lạnh với những đợt gió mùa đôngbắc, nhiều loại cây không thích ứng được nhưng cũng có một số cây trồng thích ứngtốt, phát triển bình thường

Ngoài ra, điều kiện thủy văn cũng chi phối mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp.Ở những vùng đồng bằng, mưa nhiều lúa nước chiếm ưu thế, ở những vùng caonguyên, thiếu nước thì thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày.

Trong mỗi quốc gia các vùng lãnh thổ với vị trí địa lý khác nhau có điều kiệnđất đai, điều kiện khí hậu các nguồn tài nguyên tự nhiên khác (nước, rừng, biển )và hệ sinh thái khác về số lượng và quy mô các phân ngành chuyên ngành sâu củanông lâm ngư nghiệp, giữa các vùng có sự khác nhau, dẫn tới sự khác nhau của cơcấu ngành Điều này được thể hiện rõ rêt từng sự phân biệt về cơ cấu các ngànhkinh tế trong nông nghiệp giữa các vùng đồng bằng, trung du miền núi Ngay giữacác vùng cơ cấu kinh tế các ngành cũng có sự khác nhau rõ rệt, do tính đa dạng vàphong phú của tự nhiên nước ta và sự phát triển không đồng đều của nguồn lực.Một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất, tạora các lợi thế so với các vùng khác của đất nước Đây là cơ sở tự nhiên để hìnhthành các vùng kinh tế.

1.3.2.Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội

Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp baogồm: Thị trường (cả thị trường trong và ngoài nước ), hệ thống các chính sách kinh

Trang 19

tế vĩ mô của nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu côngnghiệp và đô thị; kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư Trong nền kinh tế hàng hoá, nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự pháttriển kinh tế nói chung và biến đổi của cơ cấu kinh tế nói riêng Bởi suy đến cùng cơcấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng chỉ tồn tại và vậnđộng thông qua hoạt động của con người Nhưng người sản xuất hàng hoá chỉ sảnxuất và đem ra thị trường trao đổi những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lạilợi nhuận thoả đáng Như vậy, thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu làgiá cả hàng hoá thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không tham giavào thị trường Với cơ chế đó người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thểcủa mình vào thị trường những loại sản phẩm hành hoá có lợi nhất

Do đó trên thị trường sẽ xuất hiện các loại hàng hoá dịch vụ với quy mô vàcơ cấu phản ánh cơ cấu kinh tế ở từng vùng, từng địa phương.

Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế mở cần chú trọng sự tác động và ảnhhưởng của thị trường quốc tế tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp của mỗi nước Ngàynay, qúa trình hợp tcá và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng thì hầu hết các quốcgia đều thực hiện các chiến dịch kinh tế mở Thông qua quan hệ giao thương quốctế, các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác và phân công laođộng quốc tế Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơcấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng ở mức quốc gia Việctham gia ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân công quốc tế sẽ làm cho cácquốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cở sở pháthuy các lợi thế so sánh Mặt khác thông qua thị trường quốc tế mà mình tham gia thìmỗi quốc gia lại tăng thêm các cơ hội tìm kiếm những công nghệ và kỹ thuật mớicũng như các nguồn vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế nâng cao trình độ côngnhân kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mặc dù thị trường có vai trò quan trọng nhưng bản thân thị trường và cácquy luật vốn có của nó luôn chứa đựng khả năng tự phát và dẫn đến rủi ro chongười sản xuất cũng như gây lãng phí các nguồn lực của xã hội nói chung và khu

Trang 20

vực kinh tế nông nghiệp nói riêng Để hạn chế khả năng tự phát này cần có sự tácđộng hợp lý của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.Chính sách kinhtế là hệ thống các biện pháp kinh tế được thực hiện bằng các văn bản quy định tácđộng cùng chiều vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã định Chức năngchủ yếu của các chính sách kinh tế vĩ mô là tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợiích kinh tế của mình mà tiến hành các hoạt động kinh tế phù hợp với các địnhhướng của nhà nước trong kế hoạch kinh tế, hoạt động phù hợp với định hướng củanhà nước đồng thời để đảm bảo lợi ích kinh tế của các chủ thể, nhà nước thông quapháp luật kinh doanh xác lập hành lang và khuôn khổ cho các chủ thể kinh tế hoạtđộng, pháp luật kinh doanh cũng là chỗ dựa pháp lý của các chủ thể kinh tế trongcác hoạt động của mình

Để có thể đảm bảo phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnhhưởng tiêu cực của thị trường nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế tăngtrưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định thì một trong những hướng tác độngquan trọng nhất của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước là sự tác động đếncơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng Nếu chỉ cótác động của các quy luật thị trường thì cơ cấu kinh tế chỉ hình thành và vận độngmột cách tự phát và tất yếu dẫn đến sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực của đấtnước Để thực hiện chức năng điều tiết của mình nhà nước không còn cách nào khácphải ban hành một hệ thống các chính sách kinh tế cùng với các công cụ quản lý vĩmô khác thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp hợp lýnhằm khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực và các lợi thế của khu vực kinh tếnông nghiệp.

Muốn bảo đảm tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệplâu dài, bên vững và chất lượng cao thì việc bảo đảm tiền vốn là rất quan trọng Vốnđầu tư trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượnglao động được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Các nguồn vốn đầu tư để chuyểnđổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm có:

Trang 21

- Nguồn vốn tự huy động của dân cư vào phát triển sản xuất, kinh doanh: đặcđiểm quan trọng của nguồn vốn này ở nông thôn khác với ở đô thị, đó là tính nhỏlẻ, tỷ lệ huy động thấp.

- Nguồn vốn huy động từ chính phủ: thường được coi là nguồn đầu tư trựctiếp từ ngân sách Đây là nguồn vốn rất quan trọng mang tính định hướng, quy môlớn và tập trung.

- Nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước(các tổchức tín dụng nhà nước) và nguồn huy động trong dân cư đô thị hoặc nông thôn.Vốn tín dụng thường được phân làm hai loại: chính thức và phi chính thức Trongnền kinh tế thị trường thì vốn tín dụng đang dần trở thành nguồn vốn chủ lực giúpích cho phát triển sản xuất nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài: nguồn này là rấthạn chế, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp Tuy nhiên,chúng ta cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp sẽ góp phần đẩynhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nâng cao khả năngcạnh tranh quốc tế của các loại hàng nông sản.

Các nguồn vốn đầu tư trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển củacác ngành kinh tế nông nghiệp, sự nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật trong nôngnghiệp và qua đó ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp Giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọngnhất để phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng một cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp hợp lý, phù hợp với yêu cầu khai thác các nguồn lực của khu vực kinh tếnông thôn.

Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quantrọng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sự phát triển này tạo ra khả năngcung cấp kỹ thuật và công nghiệp ngày càng tiên tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tưngày càng dồi dào cho khu vực kinh tế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trìnhhình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trang 22

Kết cấu hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế Kết quả phát triển cáckết cấu hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, giáo dục…cũng tác động vào chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp.Các công trình thủy lợi vừa mang lại năng suất cao, vừacung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, vừa có thể cải tạo các vùng đất hoang hóathành đất sản xuất nông nghiệp Sự phát triển của hệ thống giao thông, mạng lướiđiện đã làm cho nông sản hàng hóa gia tăng về quy mô, đa dạng về chủng loại Nhưvậy, kết cấu hạ tầng nông thôn là một trong những nhân tố có vai trò quyết địnhđến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, điều kiện để ứngdụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào hoạt động của các ngành kinh tế,nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dânnông thôn.

Nguồn lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng của dân số, là điều kiệntiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp Chính con người lao động là nhân tố đem lại nguồn lực ban đầu và lànhân tố then chốt nâng cao năng suất, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp,nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – công nghệ Quy mô dân số và thu nhập của họlà yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu về hàng nông sản Thu nhậpcủa người lao động càng tăng thì nhu cầu của họ về hàng nông sản càng phong phúvà đa dạng – cở sở để phát triển các ngành trong nông nghiệp, hình thành cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp theo nhu cầu.

Trước đây, người ta chỉ xem xét mặt lượng của nguồn lao động, nhưng ngàynay, khi khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, các nguồn lực cho sự pháttriển đang có nhiều thay đổi căn bản, tài nguyên thiên nhiên đang lùi về thứ yếu,kinh tế tri thức đang lên ngôi thì lao động trí tuệ trở thành đặc trưng cơ bản Nguồnlao động dồi dào về số lượng thôi là chưa đủ, mà còn đòi hỏi một nguồn lao động cóchất lượng, một nguồn lao động dồi dào hiểu biết về khoa học, có sức khỏe và trìnhđộ văn hóa hiện đại, kỹ năng lao động thành thạo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế

Trang 23

tri thức Nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh, đến trìnhđộ phát triển kinh tế của một quốc gia

Ngoài ra, kinh nghiệm, tập quán, truyền thống sản xuất của dân cư cũng ảnhhưởng đến việc hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Ởđâu phong tục tập quán canh tác lạc hậu thì sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp diễnra khó khăn, chậm chạp Ngược lại nếu tập quán canh tác tiến bộ thì việc chuyểnđổi cơ cấu nông nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

1.3.3 Nhóm nhân tố về tổ chức - Kỹ thuật

Nhóm nhân tố này bao gồm: Các hình thức tổ chức trong nông nghiệp, sựphát triển của khoa học kỹ thuật và việc dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vảo sảnxuất

1.3.3.1 Các hình thức tổ chức sản xuất

Cơ cấu nông nghiệp là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm hoạt độngcủa con người Sự tồn tại, vận động và biến đổi của kinh tế nông nghiệp và cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủthể kinh tế trong nông nghiệp – cơ sở của sự hình thànhh và phát triển của cácngành kinh tế Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua cáchình thức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng Do vậy, các hìnhthức tổ chức trong nông nghiệp với các mô hình tương ứng là một trong những yếutố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trong nền nông nghiệp nước ta, kinh tế hộ được thừa nhận, hộ trở thành đơnvị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện để phát triển, kinh tế quốcdoanh và kinh tế tập thể được cải biến theo nội dung mới Sự thay đổi các mô hìnhsản xuất nêu trên đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triểnmạnh mẽ tạo ra những thay đổi bước đầu đáng kể trong cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp Trong nông nghiệp tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm xuống, tỷ trọng củangành chăn nuôi tăng lên Trong trồng trọt tỷ trọng của cây lương thực giảm, câycông nghiệp và cây ăn quả tăng lên, dần dần hình thành nhiều vùng chuyên canh tập

Trang 24

trung cây công nghiệp dài ngày Tỷ trọng kinh tế hộ và phát triển các trang trại ngàycàng tăng, kỹ thuật mới và công nghệ tiến bộ ngày càng được ứng dụng rộng rãi.1.3.3.2 Khoa học kỹ thuật

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào sản xuất có vaitrò ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp vàcơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng

Khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất góp phần hoàn thiện cácphương pháp sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả hơn các nguồn lựcxã hội và khu vực nông thôn Đồng thời việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng làmtăng năng lực sản xuất trong nông nghiệp tác động mạnh đến cơ cấu nông nghiệp.Như công nghệ sinh học với các công nghệ tế bào, công nghệ gen, công nghệ visinh đã tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi mới Các loại giống cây, con cónăng suất cao, chất lượng tốt cho phép tăng quy mô sản lượng nuôi trồng mà khôngcần mở rộng diện tích Các loại giống mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổnđịnh năng suất cây trồng, vật nuôi, ổn định sản lượng sản phẩm hàng hóa qua đóthúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trong nông nghiệpđặc biệt là những ngành, những vùng có nhiều lợi thế.

Sự phát triển của quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm sẽ tạora những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại nhữngthị trường thị trường xa xôi Điều đó cũng có ý nghĩa to lớn mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm của từng vùng chuyên canh xét về không gian Thay vì nông sản chỉđược tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở những vùng lân cận quanh vùng chuyên môn hóa thìnay sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại những thị trường cách vùng sản xuất hàngngàn hàng vạn km nhờ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản tiên tiến Đồngthời, cuộc cách mạng trong lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm của vùng xét về thời gian Thay vì nông sản chỉ được tiêu dùngtrong một khoảng thời gian ngắn vào thời vụ thu hoạch thì nay ngày càng có điềukiện để tiêu thụ nông sản loại nào đó ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh năm.

Trang 25

Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản của vùngnhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng cuối cùng Vídụ, thay vì chỉ tiêu thụ dứa quả tươi, ngày nay công nghệ chế biến còn cung cấp chothị trường dứa khoanh,dứa miếng và đặc biệt là nước dứa cô đặc

1.4 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƠITRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Sơn Tây là thành phố có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời với trên2.700ha đất canh tác nhưng đây lại là vùng bán sơn địa, đồi gò xen kẹp đồng trũngven sông, đất đai sỏi đá nhiều Mặt khác, trong quá trình phát triển của thành phố đãhình thành quy hoạch các khu đô thị như: Phú Thịnh, Thiên Mã với diện tíchkhoảng 200 ha; các khu, cụm, điểm công nghiệp Thanh Mỹ - Xuân Sơn, Sơn Đông,Đường Lâm diện tích 273,3 ha và các tuyến đường giao thông được đầu tư pháttriển như tuyến đường Văn Thánh - Đường Lâm, Đinh Tiên Hoàng - đê Đại Hà đãtác động lớn đến sản xuất nông nghiệp Diện tích đất canh tác thu hẹp lại, sản phẩmnông sản phải đa dạng mang tính hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu thị trường đôthị.Chính vì vậy, để phát triển thành phố du lịch, dịch vụ, thương mại thì nôngnghiệp của Sơn Tây phải có bước chuyển mình phù hợp với quá trình đi lên, vừatạo chuyển biến trong cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho quy hoạchquỹ đất phát triển du lịch, côngnghiệp

Đáp ứng nhu cầu phát triển, thành phố đã hoàn thành quy hoạch chuyển đổicơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vừa tạo điềukiện cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện cho việc quyhoạch xây dựng các khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp Bằng nhiều phương pháp kếthợp khác nhau, thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển đổi của cácđịa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích vận động bà con ứng dụngKHKT, tích cực đưa giống cây, con mới vào sản xuất gieo trồng tạo nên nhữngvùng nông sản hàng hóa tập trung với hàng trăm ha chuyển đổi các mô hình khácnhau mỗi năm Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2007, toàn thành phố đã có 20 dự án pháttriển vùng chăn nuôi tập trung hoặc trồng hoa, cây cảnh được phê duyệt trên diện

Trang 26

tích hàng chục ha Ngoài ra, thành phố Sơn Tây cũng triển khai nhiều mô hình câytrồng mới, trong đó có gần 40ha trồng cây bưởi Diễn trên diện tích đồi gò phát triểnxanh tốt

Từ năm 2001 đến nay, thành phố đã chuyển đổi được gần 500 ha kém hiệu quả sang phát triển các mô hình cây, con hiệu quả cao Bên cạnh đó, diện tích cây rau màu phát triển mạnh với trên 1.600ha cây rau màu các loại khắp các vùng đồi gò, ven sông Tích hay ven sông Hồng cho thu nhập cao Trong đó cây rau và cây lạc cho thu nhập cao, chiếm trên 70% diện tích Điển hình trong phát triển cây rau màu là xã Viên Sơn với gần 50ha rau mỗi năm, trong đó có 15ha chuyên rau cho thunhập cao hơn cấy lúa, trồng ngô 3 - 4 lần Đặc biệt, Viên Sơn còn là xã đầu tiên xây dựng thành công mô hình rau an toàn với diện tích gần 10ha đáp ứng được nhu cầu thị trường đô thị Bên cạnh vùng rau màu, các vườn bưởi, cam, vải, nhãn cũng đượcnhân rộng với trên 170ha (gồm cả diện tích gắn với công tác trồng rừng) Không chỉ có các loại cây trồng mà các mô hình kinh tế trang trại, vườn trại cũng từng bước phát triển khẳng định hiệu quả cao Nếu như ở thời điểm năm 2001 toàn thànhphố mới có 27 trang trại thì đến nay đã có trên 125 trang trại các loại Điều đáng mừng là ngoài những trang trại phát triển nhỏ lẻ thì trong những năm qua số lượng trang trại chăn nuôi kết hợp với Công ty CP Group và JAFPA đã tạo nên những vùng trang trại số lượng lớn, có quy mô chăn nuôi từ 5.000 -10.000 con gà, lợn/lứa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần đưa giá trị chăn nuôi chiếm trên 52% cơ cấu nông nghiệp

Phát huy những kết quả đã đạt được, thành phố Sơn Tây tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp, quy hoạch và khuyến khích các mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo vùng nông sản hàng hóa tập trung Toàn thành phố phấn đấu mỗi năm chuyển dịch khoảng 700 – 800 ha, trong đó phát triển diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến 2010 đạt 400 ha, giá trị chăn nuôi chiếm 60% cơ cấu nông nghiệp; xây dựng những vùng trang trại, vườn trại tập trung quy mô lớn tạo vùng nông sản hàng hóa tập trung cung cấp cho thị trường, nhằm góp phần tạo nên một bộ mặt mới trong phát triển nông nghiệp gắn với quá trình hình thành thành phố du

Trang 27

lịch, dịch vụ Như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã làm thay đổi cả về mặt kinh tế xã hội thành phố Sơn Tây và nhân dân thành phố đã và đang phát huy những thành quả đã đạt được trong tương lai

Không chỉ có thành phố SơnTây Trong những năm qua, huyện Hoằng Hóathuộc tỉnh Thanh Hoá đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụtheo hướng bỏ hẳn sản xuất trà lúa xuân sớm (trước gieo trồng từ 25 đến 30% diệntích), tăng diện tích trà lúa xuân muộn, tăng tỷ lệ lúa lai lên từ 65 đến 70% diện tích,hướng dành nhiều quỹ đất để mở rộng diện tích sản xuất cây màu vụ đông Ở vụmùa đã bỏ hẳn sản xuất trà lúa mùa muộn (trước gieo trồng khoảng 20% diện tích),tăng tỷ lệ gieo cấy trà lúa mùa sớm, cực sớm để thu hoạch tránh bão lũ và có quỹđất cho sản xuất cây màu vụ đông kịp thời vụ Đối với sản xuất cây màu vụ đông,ngoài diện tích ngô, cây màu truyền thống, huyện chỉ đạo các địa phương quy hoạchvùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu câytrồng đem lại giá trị kinh tế cao như: các loại dưa chuột, dưa bao tử, ngô ngọt, ngôbao tử, ớt xuất khẩu Cấp ủy, chính quyền các cấp không ngừng tập trung chỉ đạothực hiện Nghị quyết 09 của Huyện ủy và đề án của UBND huyện về xây dựngcánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm; hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm.phương thức,nội dung chuyển giao khác nhau cho phù hợp từng loại cây trồng Áp dụng phươngthức tập huấn 2 chiều, người chuyển giao kỹ thuật và nông dân cùng trao đổi chia sẻkinh nghiệm Thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),chương trình quản lý cây trồng 3 giảm, 3 tăng; mở rộng biện pháp kỹ thuật bónphân cân đối, hợp lý.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Hoằng Hóabước đầu đã đạt được kết quả đáng kể Nếu như năm 2005, toàn huyện có diện tíchcanh tác 28.488,91 ha thì năm 2007 xuống còn 28.368,27 ha, trong đó diện tích lúa từ16.484,96 ha năm 2005 xuống còn 16.310,78 ha; nhưng sản lượng lương thực lại tăngtừ 110.043 tấn năm 2005 lên 117.000 tấn năm 2007 Kết quả trên cho thấy năng suất,sản lượng lương thực luôn tăng nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT về giống,kỹ thuật thâm canh tăng năng suất Ngoài bảo đảm gieo cấy các giống lúa thuần,

Trang 28

giống tiến bộ kỹ thuật năng suất, chất lượng cao thì tỷ lệ lúa lai hàng vụ tăng đáng kể.Huyện coi trọng công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ nông dân Ở mỗivùng sản xuất, từng địa phương có đồng đất khác nhau đều có phương thức, nội dungchuyển giao khác nhau cho phù hợp từng loại cây trồng Áp dụng phương thức tậphuấn 2 chiều, người chuyển giao kỹ thuật và nông dân cùng trao đổi chia sẻ kinhnghiệm Thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),chương trình quản lý cây trồng 3 giảm, 3 tăng; mở rộng biện pháp kỹ thuật bón phâncân đối, hợp lý.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Hoằng Hóacòn thể hiện rõ việc chuyển đổi 50 ha diện tích đồng trũng cấy lúa không ăn chắcsang nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi cá kết hợp cấy lúa thuộc các xã Hoằng Tiến (20ha), Hoằng Vinh (10 ha), Hoằng Khê (7 ha), Hoằng Phúc (8 ha) và Hoằng Trạch (5ha) Ở những địa phương có điều kiện đất đai, tưới, tiêu thuận lợi đã chuyển đổiđược từ 150 đến 200 ha sang sản xuất cây màu xuất khẩu như: ớt, dưa chuột, ngôngọt, ngô bao tử; qui hoạch trồng các loại cây màu cao cấp như: bí xanh, dưa lê, dưahấu, đậu leo, rau cao cấp khác ở các vụ đông, vụ xuân hè đều cho giá trị cao gấp 2đến 3 lần trồng lúa Nhiều cây màu xuất khẩu đạt giá trị từ 2 đến 2,5 triệu đồng/sào/vụ Ở diện tích chuyển đổi này đang thể hiện mối quan hệ trong hợp đồng kinh tếbao tiêu sản phẩm giữa nông dân với các đơn vị tham gia xuất khẩu thống nhất, hàihòa

Ông Lê Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Hoằng Tiến cho biết: xã ông hiện vẫn thuộcxã nghèo của huyện, nằm trong diện các xã bãi ngang, hưởng chế độ 174 của Nhànước, đồng đất ven biển chủ động tưới tiêu còn khó, nhưng mấy năm qua, xã đã quyhoạch được 20 ha đất trũng, sản xuất không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản; quihoạch vùng đất có điều kiện trồng ớt, dưa chuột xuất khẩu 20 ha, giá trị thường gấptừ 2 đến 3 lần so với trồng lúa, khoai lang trước đây Ông Bùi Đình Tấn, Chủ tịchUBND xã Hoằng Ngọc cho biết: từ diện tích nhỏ 5 đến 10 ha trồng dưa chuột xuấtkhẩu, đã hơn 20 năm Hoằng Ngọc hợp tác với Công ty CP XNK Đồng Giao liên tụctrồng dưa chuột, dưa bao tử, ngô ngọt, ngô bao tử đạt giá trị cao gấp 2 đến 2,5 lần

Trang 29

trồng lúa; từ diện tích ít, qua kinh nghiệm nhiều năm sản xuất, đến nay xã đã cóvùng chuyên canh với diện tích hơn 35 ha, sản xuất 2 đến 3 vụ/năm Hoặc ở vùngđất chuyên canh rau từ xưa, ngoài diện tích rau màu cao cấp, mấy năm qua xãHoằng Trung đã qui hoạch 25 ha chuyên trồng cây ngô ngọt, ngô bao tử xuất báncho Công ty CP XNK Đồng Giao Với việc ký hợp đồng sản xuất, nông dân yêntâm về sản phẩm làm ra, tích cực đầu tư chăm sóc và giá trị luôn đạt cao.

Để thấy rõ vai trò to lớn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ta sẽxem xét khía cạnh đó tại một thành phố lớn nhất nhì nước ta Nông nghiệp TP HồChí Minh tuy chỉ chiếm hơn 1% GDP, nhưng lại có vai trò rất quan trọng bởi lẽ nókhông chỉ bảo đảm an sinh cho gần hai triệu nông dân mà còn bảo đảm cân bằngsinh thái cả vùng đô thị hóa Chính vì vậy, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sáchphát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệuquả.Thành phố Hồ Chí Minh có một vùng nông nghiệp ngoại thành khá phong phú,đa dạng về thổ nhưỡng cũng như ngành nghề Ðất nông nghiệp chiếm 58% diện tíchtoàn thành phố Vài năm trở lại đây, thành phố đã chuyển dịch diện tích trồng lúanăng suất thấp, hiệu quả kém sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế caohơn, phù hợp nhu cầu thị trường và nông nghiệp đô thị vùng ven thành phố.

Thành phố là một trung tâm khoa học - kỹ thuật lớn của cả nước, đầu mốigiao thông với vùng nông nghiệp Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Pháthuy lợi thế này, thành phố đưa lên hàng đầu chương trình phát triển giống cây,giống con chất lượng cao, vươn lên trở thành một trung tâm nghiên cứu sản xuất vàcung cấp các loại giống mới cho thị trường thành phố và các tỉnh Nam Bộ.

Bằng các giải pháp kỹ thuật, thành phố đã tạo được giống bò sữa, giống lợn,giống cá, giống tôm sú có năng suất cao Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành giốngtiếp tục được trang bị hiện đại, hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệpcông nghệ cao như áp dụng hệ thống tưới bằng công nghệ Israel và Mỹ, mô hìnhGAP trong sản xuất rau an toàn, tôm Các sản phẩm giống thương phẩm như lợnhướng nạc, sữa tươi, rau an toàn, hoa cảnh đã đáp ứng nhu cầu thị trường Ðặc biệt,đã xây dựng mô hình gắn kết bốn nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - Nhà nước -

Trang 30

nhà khoa học trong quá trình sản xuất giống mới, giúp nông dân giảm giá thành hạtgiống, tăng khả năng cạnh tranh với các giống nhập khẩu.

Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp thành phố là người nông dân đã hìnhthành thói quen sản xuất theo nhu cầu của thị trường, lựa chọn trồng cây gì, nuôicon gì có giá trị kinh tế cao Hiệu quả kinh doanh thực tế là động lực quan trọng chochuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Ðặc điểm của thổ nhưỡng vùng ngoạithành TP Hồ Chí Minh không giống nhau, phần lớn đất nông nghiệp bị chua phèn,giáp biển, qua thống kê nhiều năm cho thấy trồng lúa ở TP Hồ Chí Minh đưa lạihiệu quả kinh tế thấp nhất, kế đó là trồng ngô (bắp), khoai Trong khi đó, trồng câycông nghiệp hiệu quả gấp bốn lần cây lúa, rau gấp năm lần, cây hằng năm năng suấtgấp 13 lần và nuôi tôm sú gấp 20 lần trồng lúa.

Cần Giờ, Nhà Bè là vùng đất phèn mặn trồng lúa bao đời nay mà nông dânkhông đủ ăn, vẫn là vùng nghèo nhất thành phố Mấy năm qua, nông dân Cần Giờgiảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi tôm Phong trào nuôi tôm công nghiệpvà bán công nghiệp thật sự đã bật dậy tiềm năng thế mạnh của vùng nghèo này.Trao đổi ý kiến về chủ trương này, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Chủ tịch UBNDhuyện Cần Giờ, cho biết: Cần Giờ là vùng đất trước đây bị hoang hóa, dân trồnglúa, cói một vụ/năm năng suất rất thấp Từ khi chuyển sang nuôi tôm sú, thu nhậpcủa nông dân được cải thiện rõ rệt Hiện nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản của CầnGiờ đạt 26.200 tấn Sắp tới huyện chủ trương củng cố diện tích nuôi tôm bền vững,không phát triển ồ ạt Ðồng thời, nuôi thêm hàu, cá mú, cá chẽm, cá thác lác, ốchương, cá kèo nhằm đa dạng vật nuôi ở vùng nước lợ, mặn.

Ở một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, việc cung cấp rau xanh hằng ngày làvấn đề rất lớn Mỗi ngày thành phố cần 4.500 tấn, nhưng lâu nay vấn đề an toàn vệsinh hầu như không bảo đảm, nguy cơ ngộ độc rất lớn Vì thế, thành phố đã triểnkhai chương trình rau an toàn Diện tích trồng rau an toàn năm 2007 đạt gần 8.000ha, năm 2008 dự định là 10.000 ha, sản lượng khoảng 200.000 tấn Xuân ThớiThượng là xã nghèo của huyện Hóc Môn, đang có phong trào chuyển đổi cây trồng,vật nuôi, chuyển phần lớn đất trồng lúa sang trồng rau cải, su su Anh Nguyễn Văn

Trang 31

Hoàng, hai năm trở lại đây chuyển từ trồng lúa sang trồng cải bông, su su chỉ có haisào mỗi vụ (hai tháng) thu hơn chục triệu đồng Nắm bắt nhu cầu thị trường, nôngdân đã phát triển sản phẩm mới: rau mầm, được người tiêu dùng (nhất là các nhàhàng, khách sạn) ưa dùng vì rau mầm là loại rau an toàn và bổ dưỡng do khôngdùng thuốc bảo vệ thực vật Cách đây một năm, Trung tâm nghiên cứu khoa học -kỹ thuật và khuyến nông thành phố thí nghiệm ở ba hộ: ông Quách Vĩnh Tấn, ôngThạch Thành và ông Trần Ngọc Toàn ở phường An Lạc, quận Bình Tân Sau batháng khảo sát, tỷ lệ nảy mầm đạt 90-95% Giá thành 13.000 đồng/kg, giá bán30.000 đồng/kg (cây cải trắng) Ở quy mô gia đình, lợi nhuận thu về từ 400.000 đến500.000 đồng/ngày Mỗi hộ chỉ cần vốn khoảng 10-15 triệu đồng, vòng quay rấtnhanh, không đòi hỏi nhiều diện tích đất Lúc đầu, quận Bình Tân có 100 hộ trồngrau mầm, trong đó có mười hộ đã lập công ty sản xuất quy mô lớn, mỗi ngày cungcấp 300 kg hàng cho khách sạn, nhà hàng, quán ăn, giải quyết việc làm cho 30 laođộng Hiện nay, các hộ nông dân ở Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Ðức đã trồngrau mầm với nhiều sản phẩm rau khác nhau, theo nhu cầu đa dạng của người tiêudùng Phát triển rau mầm là tăng khối lượng rau an toàn hằng ngày cho thành phố.Thành phố đang quy hoạch đến năm 2010 có 6.500 ha đất trồng rau mầm với sảnlượng 600.000 tấn/năm.

Ngành hoa - cây cảnh - cá cảnh là ngành mới, nhiều triển vọng Ðây là ngànhnghề phù hợp xu hướng đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa, công sở, có thểxuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng trăm triệu USD, đặc biệt đem lại thu nhập khá caocho nông dân Chính thức trở thành chương trình phát triển của ngành nông nghiệp từnăm 2000 với 665 ha, đến nay đã gần 1.500 ha tập trung ở Thủ Ðức, quận 12, BìnhChánh Ông Trần Văn Bạch ở quận Bình Tân chỉ với 5.000 m2 trồng phong lanMokara cắt cành mỗi năm thu về từ 400 đến 500 triệu đồng Ông Trần Bá Thành ởquận 8 chỉ với 2.000 m2 mặt nước nuôi cá cảnh mỗi năm thu lãi gần một tỷ đồng Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm tăng giá trị sản xuất Hiện nay,trên địa bàn thành phố, với cây trồng bình quân hằng năm đạt 66 triệu đồng/ha/năm,với nuôi trồng thủy sản đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm, bình quân chung của ngành

Trang 32

nông nghiệp là 72 triệu đồng/ha/năm Do đó, thu nhập khu vực nông nghiệp tănglên, nhiều hộ giảm nghèo, vươn lên khá giả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giàunghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn TP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo thực hiệnchương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phong trào thi đua đạt100 triệu đồng/ha/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang mạng lại những hiệu quảkinh tế thiết thực cho thành phố Sơn Tây, huyện Hoằng Hoá và thành phố Hồ ChíMinh nói riêng cũng như cả nước nói chung Vì vậy việc đẩy nhanh chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông là một yêu cầu cấp thiếtđối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố trong giai đoạn hiện nay và các nămtiếp theo

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNGNGHIỆP THEO NGÀNH Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nôngnghiệp ở thành phố Hà Đông

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Địa giới hành chính thành phố Hà Đông được xác định theo điều chỉnh mởrộng của nghị định chính Phủ số 107/2003/NĐ-CP có diện tích là 3.336,21 ha baogồm 7 phường và 5 xã ngoại thị Thành phố Hà Đông có ranh giới địa lý như sau: Phía bắc giáp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Phía nam giáp huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Phía đông giáp huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Phia Tây giáp các huyện Hoài Đức và Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

Địa giới hành chính của Hà Đông sau khi điều chỉnh mở rộng lần 2 theo nghịquyết số 10 NQ/TU lấy thêm các xã Dương Nội, Đồng Mai, Biên Giang và thônPhượng Bãi của xã Phụng Châu và diện tích tự nhiên sẽ là 4727 ha chiếm 2,09 %diện tích của tỉnh Hà Tây Theo địa giới mới thì thành phố Hà Đông có 15 đơn vịhành chính gồm 8 quận và 7 phường Dân số hiện tại năm 2007 là 185087 người,trong đó dân số nội thị là 91929 người chiếm 49,6%, khu vực nông thôn là 93158người chiếm 50,4% và mật độ dân số là 3.901 người/km2.

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ Hà Đôngcùng các chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây sẽ là vành đai vệtinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong địnhhướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan tỏa ra cácvùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hà Đông nằm trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây nên có địa hình đặctrưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ caotrình nằm trong khoảng 3,5m-6,8m.

Trang 34

Địa hình thành phố chia làm 3 khu vực chính: Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ.

Khu vực Bắc sông La Khê Khu vực Nam sông La Khê.

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng thành phố Hà Đông có điều kiện thuận lợitrong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ tăng năng suất.Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong việc tưới và tiêuđể nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đất có màu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phảnứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ ( tỷ lệ cấp hạt sét <0,002mm, ở tầngmặt dưới 10%) Hàm lượng mùn nghèo (0,56% và 1,03%) và có xu hướng giảmtheo chiều sâu phẫu diện Đạm lân tổng số đều ở mức nghèo, kali tổng số giàu( đạm 0,075%, lân 0,08%, kali 1,12%), lân dễ tiêu thấp ( dưới 3mg/100 đất) kali dễtiêu khá ( trên 10g/100g đất) Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lượng Ca++cao (>12mg/100 đất), magiê thấp (<2,5mg/100g đất).

Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa (cây ăn quả,rau xanh) Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấucây trồng ở một số khu vực.

Đất phù sa không được bồi (P)

Trang 35

Đát phù sa không được bồi (P) diện tích là 1049 chiếm 37,4% diện tích đấtnông nghiệp Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất Theo số liệuphân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sâu pHkcl càngtăng Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao )1,58%), kali dễtiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất).

Phần lớn loại đất này có địa hình bằng, chủ yếu là trồng lúa và lúa màu là loại đấtcó vị trí quan trọng nhất hiện nay, dần được sử dụng hợp lý và đầu tư cho thâm canhtăng vụ, sản xuất các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Đất phù sa gley (Pg)

Đất phù sa gley (PG) diện tích chiếm khoảng 1472 ha chiếm 52,5% diện tíchđất nông nghiệp của thị xã phân bố ở vùng địa hình thấp ngập nước trong thời giandài, mực nước ngầm nông Đất phù sa glây tập trung chủ yếu tại 3 xã Phú Lương,Yên Nghĩa, Kiến Hưng và một phần phân bố tại các xã Dương Nội, Phú Lãm, cácphường Hà Cầu, Vạn Phúc Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thờigian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh Quasố liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét(<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăngtheo chiều sâu phầu diện, đất có phản ứng chua (pH kcl =4,3 – 4,7) Hàm lượngmùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao( 0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp(0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình(10mg/100gđất) Trong thành phần các cation trao đổi hàm lượng cãni trung bình(6,1mg/100g đất), magiê thấp (2,5mg/100g đất), dung tích hấp thụ trung bình 10mg/100g đất, độ no bazơ khá (tương đương 70%).

Là loại đất chuyên lúa (2lúa) Ở những chân tương đối cao, dễ thoát nước có thể sảnxuất 3 vụ (2 lúa 1 màu) Trên đất này có mật độ dân cư cao, loại đất phù sa gleyphần lớn đã được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thựcvà rau màu của thành phố.

Thành phần đất

Phân tích các mẫu đất về dinh dưỡng đất như độ mùn của đất, hàm lượng lântổng số, các chỉ số về đạm, kali dễ tiêu, canxi, magiê, cho thấy chất lượng đất của

Trang 36

thành phố Hà Đông có thế phát triển các loại cây trồng cho giá trị sản xuất cao.Ngoài các chỉ tiêu về dinh dưỡng đất các chỉ tiêu về môi trường đất cũng được phântích và được thể hiện ở bảng duới đây:

Trang 37

Kim loại nặng(mg/100gam đất)

Trang 38

nặng trong đất đóng vai trò rất quan trọng Tiêu chuẩn TCVN 7209 năm 2002 quyđịnh đất có hàm lượng kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phếp như sau: Arsen (As)12 mg/kg đất khô; Cadmi (Cd) 2 mg/kg đất khô; Đồng (Cu) 50mg/kg đất khô; Chì(Pb) 70 mg/kg đất khô và kẽm (Zn) 200 mg/kg đất khô Như vậy dinh dưỡng đất vàmôi trường đất của thành phố Hà Đông có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện của mộtsố sản phẩm nông nghiệp có yêu cầu khắt khe như rau an toàn, ra sạch, hoa cây cảnhvà cây ăn quả chất lượng cao

2.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Thành phố nằm trong nền chung khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùngtiểu khí hậu đồng bằng của tỉnh Hà Tây với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậunóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bìnhnăm là 23,8 độ C, lượng mưa trung bình 1700m - 1800m.

+Chế độ nhiệt : nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1-23,3độ C, tại trạm Hà Đông.Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,6độ C có tháng nóng nhất là tháng 7.

+Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85% Tháng có độ ẩm trung bình caonhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11,tháng 12 (80-81%).

+Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng khôngphân bổ đều hàng năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2-5ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp-hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân và gây hạn trong vụhè.

+Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8.Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cảnăm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.

Trang 39

đông, đây là một trong những thuận lợi để cho thành phố phát triển một nền nôngnghiệp đa dạng với các loại cây trồng đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm,kinh tế cao như rau cao cấp- súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và cây hoa cây cảnhcác loại.

2.1.1.4.Nguồn nước tưới

a Tài nguyên nước mặt.

Nằm trong tổng thể hệ thống Sông Nhuệ, nối với sông Hồng tại Cống Chèm( HàNội), đoạn chảy qua địa phận Hà Tây dài 49 km, trong đó đoạn chảy qua thành phố cóchiều dài 7 km, Sông Nhuệ lấy nước phù sa sông Hồng qua cổng Chèm để tưới tiêucho khoảng 60.000 ha và tiêu nước ra sông Đáy cho 107.530 ha, trong đó tỉnh Hà Tâynói chung và thị xã Hà Đông khoảng 70.000 ha Vì vậy tác động của Sông Nhuệ đếncông tác thủy lợi của Hà Đông là rất lớn.

Hệ thống sông Đáy: là một phần lưu chính của sông hồng, về mùa cạn đoạn từ cửaHát Môn đến Đập Đáy chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sônghồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêunước cho sông hồng Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiệnthì đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnhnói chung và thành phố nói riêng

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tướitiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồngdân cư.

b Tài nguyên nước ngầm.

Thành phố Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng, thuộc phân vị địa chất thủyvăn giàu nước nên nước ngầm dòi dào và ở độ sâu trong khoảng 10m, lưu lượng các lỗkhoan thay đổi trong phạm vi từ 0,74 đến 18,5lít/ giây, chất lượng tốt đủ để khai thácphục vụ trong sản xuất và sinh hoạt công nghiệp ở quy mô trung bình đến lớn.

Trang 40

2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a.Các công trình thuỷ lợi

Hiện trạng các công trình thuỷ lợi: quy mô, công suất, năng lực tưới tiêu, hệ thốngkênh mương tưới tiêu của thành phố cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nôngnghiệp Tuy nhiên một số công trình trạm bơm đầu tư từ những năm 1970 nên đãxuống cấp, hạn chế khả năng cung cấp, hạn chế khả năng cung cấp nước và tiêu úng.Tính đến năm 2007 thành phố Hà Đông có 12 trạm bơm tiêu gồm 27 máy với tổngcông suất là 53040 m3/h với năng lực tiêu cho 1050 ha với các kênh cấp 2 có tổngchiều dài là 13,3km Các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 6 trạm và công ty môi trườngđô thị Hà Đông quản lý 4 trạm.

Đối với hệ thống tưới thành phố Hà Đông có 16 trạm có trạm bao gồm 21 máy bơmcó tổng công suất là 20.000m3/h Năng lực tưới của 16 trạm này là 1053 ha với cáckênh cấp 2 có chiều dài 27,7km.

Nhìn chung các trạm bơm tưới tiêu do HTXNN quản lý đều đảm bảo phục vụ sảnxuất nông nghiệp kịp thời, tuy nhiên nghuồn nước đều bơm trực tiếp từ sông Nhuệ vàkênh La Khê bị ô nhiễm nên ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Đối với các trạm ký hợp đồng tưói vói công ty thuỷ nông La Khê, nhì chung ccông tyđáp ứng được nhu cầu tưới cho các HTXNN, tuy vậy đôi khi nhu cầu nước phục vụcho sản xuất không được cung cấp kịp thời, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp Các kênh chính đã được bê tông hoá, tuy vậy hệ thống kênh mương nội đồng cấp 3vẫn còn chưa được bê tông hoá dẫn tới tình trạng tiêu phí nước lớn, hạn chế hiệu quảkinh doanh

b.Hệ thống sân kho, bến bãi, chợ tại các vùng sản xuất.

Các xã phường trong thành phố đều có chợ, hệ thống chợ chia ra làm một số loạichợ sau: chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ bán lẻ, chợ xép, chợ cóc và chợ tạm.

Trên địa bàn thành phố có các chợ sau: Chợ Hà Đông, chợ Tản Đà (Lê HồngPhong), chợ Phan Đình Phùng, chợ Trần Văn Chuông, chợ Văn Yên, chợ Phúc La,chợ Vạn Phúc, chợ Đình, chợ Hoa Đỏ, chợ Văn La, chợ Xép (Hà Cầu), chợ Đa Sĩ, chợMậu Lương, chợ Cầu Bươu, chợ Ba La…Hầu hết các chợ có ban quản lý chợ, có

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Cỏc chỉ tiờu về dinh dưỡng đất và mụi trường đất của thành phố Hà Đụng - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 1 Cỏc chỉ tiờu về dinh dưỡng đất và mụi trường đất của thành phố Hà Đụng (Trang 37)
Bảng 2:Cơ cấu nền kinh tế của thành phố Hà Đụng theo GDP - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 2 Cơ cấu nền kinh tế của thành phố Hà Đụng theo GDP (Trang 43)
Bảng 4:Gớa trị và cơ cấu giỏ trị sản xuất nụng nghiệp-thuỷ sản. - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 4 Gớa trị và cơ cấu giỏ trị sản xuất nụng nghiệp-thuỷ sản (Trang 48)
Bảng 5:Cơ cấu giỏ trị sản xuất ngành trồng trọt của thành phố Hà Đụng - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 5 Cơ cấu giỏ trị sản xuất ngành trồng trọt của thành phố Hà Đụng (Trang 49)
Bảng 8: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy lương thực - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 8 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy lương thực (Trang 54)
Bảng 9: Cơ cấu GTSX cõy chất bột - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 9 Cơ cấu GTSX cõy chất bột (Trang 56)
Bảng 10: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy chất bột - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 10 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy chất bột (Trang 57)
Bảng 11: Cơ cấu GTSX rau đậu cỏc loại - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 11 Cơ cấu GTSX rau đậu cỏc loại (Trang 58)
Bảng 12: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng rau đậu cỏc loại - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 12 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng rau đậu cỏc loại (Trang 59)
Bảng 14:Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy cụngnghiệp hàng năm - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 14 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cõy cụngnghiệp hàng năm (Trang 63)
Bảng 15: Cơ cấu GTSX ngành chăn nuụi - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 15 Cơ cấu GTSX ngành chăn nuụi (Trang 64)
Bảng 18: Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 18 Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản (Trang 68)
Bảng 19: Cơ cấu diện tớch nuụi trồng, sản lượng của ngành thủy sản - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 19 Cơ cấu diện tớch nuụi trồng, sản lượng của ngành thủy sản (Trang 69)
Bảng 20: Kết quả và hiệu quả đạt được của thành phố Hà Đụng qua cỏc năm - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 20 Kết quả và hiệu quả đạt được của thành phố Hà Đụng qua cỏc năm (Trang 71)
Bảng 21: Cơ cấu quy mụ, sản lượng nụng nghiệp từ 2010-2020 - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 21 Cơ cấu quy mụ, sản lượng nụng nghiệp từ 2010-2020 (Trang 81)
Bảng 24: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng rau cỏc loại của thành phố Hà Đụng từ 2010-2020 - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 24 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng rau cỏc loại của thành phố Hà Đụng từ 2010-2020 (Trang 84)
Bảng 26: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng lỳa từ năm 2010-1020 - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 26 Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng lỳa từ năm 2010-1020 (Trang 88)
Bảng 28: Cơ cấu tổng đàn lợn và gia cầm từ 2010-2020 - Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông
Bảng 28 Cơ cấu tổng đàn lợn và gia cầm từ 2010-2020 (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w