Luận văn thạc sỹ - Truyền thông chính sách bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

103 30 0
Luận văn thạc sỹ - Truyền thông chính sách bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là những trụ cột cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Xác định tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với sự phát triển xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường lãnh đạo và thực hiện các chế độ BHXH, BHYT. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020. Nghị quyết đưa ra 04 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó xác định rõ công tác truyền thông là khâu đột phá, được tiến hành trước một bước nhằm thay đổi thái độ, hành vi, mở đường, hướng dẫn dư luận tạo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện "Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế". Nghị quyết cũng yêu cầu "Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT". Tại tỉnh Lào Cai, để tăng cường thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 29/11/2011 của Tỉnh ủy Lào Cai cũng xác định "Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa để người lao động, chủ sử dụng lao động và toàn thể nhân dân hiểu rõ chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ đó chủ động và tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế". Công tác truyền thông chế độ, chính sách BHXH, BHYT được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, một số các sở, ngành; cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực hiện nhiệm vụ truyền thông chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác BHXH, BHYT, chủ yếu do BHXH tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện các chuyên mục, bài viết truyền thông về chế độ, chính sách BHXH, BHYT; phối hợp với một số cơ quan, ban, ngành như Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các Hội nghị tập huấn, đối thoại đến các nhóm đối tượng; thành lập và duy trì hoạt động Website BHXH tỉnh; viết tin, bài gửi các cơ quan báo, đài trong tỉnh và Trung ương; tổ chức các hoạt động truyền thông trực quan, truyền thông lưu động... Tuy nhiên, nội dung truyền thông chưa toàn diện, các kênh truyền thông chưa được sử dụng hiệu quả để phát huy được sức mạnh, kết quả thực hiện một số mục tiêu và chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra, đặc biệt là về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN còn nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Truyền thông chính sách bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu của luận văn với mong muốn vận dụng lý thuyết về truyền thông chính sách bảo hiểm để phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện truyền thông chính sách bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai. 2. Tổng quan nghiên cứu Góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần triển khai hiệu quả chính sách BHXH, BHYT thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó chú trọng đẩy mạnh truyền thông, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Truyền thông chính sách nói chung, truyền thông chính sách bảo hiểm nói riêng đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu, thể hiện qua các đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu như: - Đề tài khoa học do Trần Xuân Vinh, Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội chủ nhiệm (năm 2002) về "Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội hiện nay" đề xuất 07 nhóm giải pháp có tính khả thi cho việc nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông bảo hiểm xã hội ở nước ta đó là: Thiết lập điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công tác truyền thông BHXH, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước đối với công tác truyền thông BHXH, các giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ truyền thông về BHXH, các giải pháp củng cố xây dựng đội ngũ cộng tác viên, các giải pháp về tổ chức thực hiện, các giải pháp về điều kiện thực hiện; - Đề tài khoa học do Nguyễn Đức Toàn, Phó Trưởng Ban Truyền thông, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2014) về "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT" nhằm đánh giá khái quát hiệu quả công tác truyền thông, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế yếu kém; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT; - Đề tài khoa học do TS. Dương Văn Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí BHXH làm chủ nhiệm (năm 2016) về "Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin, lý luận, thực tiễn BHXH, BHYT trên Tạp chí BHXH" với mục tiêu xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lý luận và thông tin thực tiễn BHXH, BHYT trên Tạp chí BHXH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin truyền thông chính sách, pháp luật ngày càng cao; Các đề tài khoa học đã tập trung đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông đối với việc triển khai chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh miền núi, biên giới thông qua mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị trấn, tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố... như tỉnh Lào Cai, cho nên nội dung nghiên cứu tác giả lựa chọn có tính mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được khung nghiên cứu truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh; - Phân tích được thực trạng truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh Lào Cai; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh Lào Cai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

  • CỦA TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM CỦA

  • BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

  • Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM CỦA BHXH TỈNH LÀO CAI

    • Cơ cấu tổ chức và nhân sự của BHXH của BHXH tỉnh Lào Cai

      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Lào Cai

      • Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai

        • Đánh giá việc thực hiện mục tiêu truyền thông

        • Những điểm mạnh trong truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh Lào Cai

        • Những hạn chế trong truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh Lào Cai

          • Nguyên nhân thuộc về BHXH tỉnh Lào Cai

          • Nguyên nhân thuộc về đối tượng truyền thông

          • Các nguyên nhân khác

          • Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM CỦA BHXH TỈNH LÀO CAI

            • Mục tiêu phát triển của BHXH tỉnh Lào Cai đến năm 2025

            • Mục tiêu phát triển Ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng đến năm 2025 được thể hiện trong Chiến lược phát triển ngành BHXH tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020 và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, cụ thể như sau:

            • Tại Chương trình hành động số 218- Ctr/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH xác định mục tiêu cụ thể của BHXH tỉnh Lào Cai đó là: phấn đấu đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,0% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 25% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 50% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4.

            • Định hướng hoàn thiện truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh Lào Cai đến năm 2025

            • Giải pháp hoàn thiện nội dung truyền thông; Giải pháp hoàn thiện bộ máy truyền thông; Giải pháp hoàn thiện hình thức và kênh truyền thông

            • Chương 1

            • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

            • CỦA TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM

            • CỦA BHXH TỈNH

              • 1.1. Bảo hiểm và chính sách bảo hiểm

              • 1.2. Truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh

                • 1.2.1. Khái niệm truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh

                • 1.2.2. Mục tiêu truyền thông chính sách bảo hiểm của BHXH tỉnh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan