1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa

107 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính như hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã có sự phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Bên cạnh việc phát triển những dịch vụ mới như: tư vấn tài chính, bảo hiểm, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thì việc củng cố và phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng truyền thống vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều Ngân hàng thương mại và được đầu tư có chiều sâu để các Ngân hàng tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong tương lai. Hoạt động tín dụng Ngân hàng góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng Ngân hàng còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Đến nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam đều có định hướng tập trung phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng. Việc phát triển, đa dạng hoá hoạt động tín dụng Ngân hàng đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Phát triển hoạt động tín dụng truyền thống lên một tầm cao mới chính là sự tách bạch trong cách phân chia các loại hình tín dụng đó là tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ. Trong khi hoạt động tín dụng bán buôn vẫn được duy trì thì việc hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng mới, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước. Thực tế cho thấy Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình đang rất thiếu các dịch vụ tài chính sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Với việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, các Ngân hàng không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhờ các sản phẩm được đa dạng hoá và cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát triển nhờ liên tục đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa như đã trình bày ở trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa” để làm đề tài luận văn cao học. 2. Tổng quan nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam. Luận án đã tổng hợp làm rõ các vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng tiêu dùng NHTM trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam, đặc biệt tập trung làm rõ nội hàm của hiệu quả tín dụng trên cơ sở phân tích khái niệm hiệu quả trong kinh doanh, hệ thống các tiêu chí đo lường, từ đó tập trung vào các nhân tố có tác động tới hiệu quả tín dụng; Phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả tín dụng của BIDV điều kiện thị trường vốn Việt nam giai đoạn 2010 – 2014, cung cấp một bức tranh toàn diện về hiệu quả tín dụng của BIDV cả ở góc độ tác động của môi trường kinh doanh; hệ thống quản trị và công tác điều hành, tác nghiệp tại ngân hàng trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động thời gian qua; chỉ rõ các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại BIDV giai đoạn đến 2020, vượt qua tình trạng khó khăn của nền kinh tế. Đào Thanh Hương (2014), Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Dương. Luận văn đã phân tích được thực trạng tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Dương và đưa ra những hạn chế mà chi nhánh còn vướng mắc cũng như chỉ ra các nguyên nhân. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, với chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Nguyễn Thị Nữ (2017), Chất lượng cho vay tiêu dùng taị ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hải Dương. Luận văn đã Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank-Chi nhánh Hải Dương trong giai đoaṇ 2013-2015, làm rõ những ưu điểm và haṇ chế trong cho vay tiêu dùng taị Chi nhánh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hình thành khung nghiên cứu về quản lý cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh Sa Pa. Chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong thực hiện quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mai cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sa Pa - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mai cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sa Pa đến 2025 4. Phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: các nội dung của quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa. * Nội dung nghiên cứu: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa, bao gồm các nội dung: Bộ máy quản lý, kế hoạch cho vay, tổ chức cho vay, và kiểm soát cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa + Về mặt không gian: tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Pa + Về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2016 đến năm 2018. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 4-7 năm 2019 Đề xuất giải pháp đến 2025

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:53

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

    DANH MỤC BẢNG, HÌNH

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY TIÊU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH SA PA TỪ NĂM 2016-2018

    Thực trạng quản lý cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh Sa Pa

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH SA PA

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY TIÊU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    a. Ngân hàng thương mại:

    b. Cho vay của ngân hàng thương mại

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w