1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

119 135 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trà lĩnh là một huyện miền núi vùng cao biên giới và nằm ở phía đông bắc của tỉnh Cao bằng , phía bắc giáp với Trung Quốc, phía nam giáp với huyện Hoà an, Quảng Hoà, phía đông giáp với Trùng Khánh, phía tây giáp Hà Quảng, có diện tích tự nhiên là 25.698 ha gần bằng 257km2, toàn huyện có 1 thị trấn và có 9 xã, trong đó có 9 xã ĐBKK, nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 37 km, có đưòng biên giói với Trung Quốc dài 32km , là huyện có vị trí chiến lược quan trọng và rất thuận lợi trong việc giao lưu để phát triển kinh tế xã hội với trung tâm của tỉnh cũng như giao lưu buôn bán với Trung Quốc. Những năm qua công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được quan tâm chỉ đạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng cơ bản. Tổng số vốn về đầu tư phát triển của huyện giai đoạn 2011 – 2015 là 247 tỷ đồng; kinh phí đầu tư xây dựng tăng qua từng năm, năm 2014 đạt hơn 62,8 tỷ đồng (gấp 1,76 lần so với năm 2010); tỷ lệ giải ngân vốn bình quân hàng năm đạt 89,77%. Từ năm 2010 đến nay đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng trên 90 công trình; số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 90%. Chỉ đạo tiến hành quy hoạch Thị trấn Hùng Quốc và cửa khẩu Trà Lĩnh, với tổng diện tích 745 ha; UBND tỉnh đã cho phép điều chỉnh lần 2 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh với diện tích 177,54 ha; 9/9 xã đã lập xong đề án xây dựng nông thôn mới. Mạng lưới hạ tầng cơ sở dịch vụ viễn thông được củng cố đầu tư xây dựng, các xã đều có sóng điện thoại di động, đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hệ thống lưới điện quốc gia không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 10/10 xã, thị trấn có mạng lưới điện quốc gia; số hộ được sử dụng điện đạt 96%. Kết quả thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XX đã đề ra. Tốc độ tăng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước (năm 2011 đạt 11,658 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 50,728 tỷ đồng) với mức tăng bình quân là 60,4 % (vượt 42,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Công tác chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, đến năm 2014 huyện có 12 Hợp tác xã, với tổng số lao động là 132 người, doanh thu đạt 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000.000đồng/ người/tháng, nộp ngân sách 170 triệu đồng. Kinh tế hộ gia đình tương đối phát triển chủ yếu thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, trồng cây ăn quả: Cây Quýt, Cây Hoa ly, Cây Hồi, Cây Lê... Hệ thống Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả; tăng trưởng vốn vay hàng năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt trung bình 24,1%; huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư đạt tỷ lệ khá cao (năm 2010 đạt 83 tỷ đồng; năm 2014 đạt 227 tỷ đồng). Ngân hàng chính sách xã hội không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng với tổng dư nợ là 91 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2011 - 2015. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã và đang được xây dựng như: Quốc lộ 34 (đoạn thị trấn Hùng Quốc - cửa khẩu Trà Lĩnh), Trạm Kiểm soát liên hợp cửa khẩu, đường vào lối mở Nà Đoỏng… đã thu hút được các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng các bến bãi, kho hàng… tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn. Hoạt động thương mại và dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu có những chuyển biến tích cực; bước đầu tạo được công ăn, việc làm cho một số lao động địa phương. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn các năm đều tăng, năm 2014 đạt 69.610.830,01 USD (tăng gấp 1,6 lần so với năm 2011); thuế xuất nhập khẩu thu đạt 53.219 triệu đồng VND (tăng 1%); thu phí cửa khẩu đạt 36.460.082.000 VND (tăng 6,8 lần). Với những kết quả trên, huyện Trà Lĩnh nói chung có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp. Sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng này sẽ nảy sinh nhu cầu về đất. Do đó, công tác quản lý, lập các đồ án quy hoạch xây dựng và kế hoạch sử dụng đất là việc rất cần thiết để phục vụ yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ và các khu, cụm công nghiệp,... Để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết trên, năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định (Quyết định số 5437/VPCP-NC) nâng cấp 2 cửa khẩu biên giới Trà Lĩnh và Sóc Giang thành cửa khẩu cấp Quốc gia. Thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đã được lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung. Về cơ bản từ khi lập quy hoạch đến nay Thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu đã và đang từng bước thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đến năm 2010, để khắc phục các hạn chế của đồ án năm 2002 khi triển khai đầu tư xây dựng, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Hùng Quốc và Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, tỷ lệ 1/2000. Trải qua 03 năm thực hiện đầu tư xây dựng theo Điều chỉnh quy hoạch chung, có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đã và đang được triển khai. Để đẩy mạnh tốc độ đầu tư - phát triển, thu hút đầu tư vào thị trấn Hùng Quốc và đặc biệt là khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, tuy nhiên các cuộc xúc tiến đầu tư của tỉnh phần lớn đều không có kết quả. Một trong các nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, hệ thống giao thông hạn chế, cơ chế chính sách chưa thực sự hấp dẫn, thì nguyên nhân chủ yếu là những hạn chế, bất cập trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung năm 2010 như việc bố trí chức năng trong khu vực cửa khẩu chưa phù hợp (quỹ đất ở, đất công cộng, du lịch sinh thái, cây xanh mặt nước...v), quỹ đất xây dựng bị chia cắt, không đảm bảo yêu cầu về quỹ đất của các dự án có đòi hỏi về quỹ đất lớn, các khu đất sản xuất công nghiệp bị chia cắt và bố trí phân tán, không thu hút được các nhà đầu tư lớn đến với khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực thị trấn Hùng Quốc. Để phù hợp với tình hình thực tế và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, sớm hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh - Long Bang, khai thác có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, chế xuất, kho vận, thương mại, dịch vụ và du lịch; thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, tăng cường quan hệ giao thương, hợp tác, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, việc “Phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng” là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội , an ninh và quốc phòng đối với một huyện biên giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển CSHT logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tiêu cụ thể được xác định là. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CSHT logistics trên địa bàn huyện. - Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CSHT logistics huyện. - Phân tích thực trạng phát triển CSHT Logistics hiện nay trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. - Nêu bật được các cơ hội và thách thức trong phát triển CSHT logistics trên địa bàn huyện và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển CSHT logistics thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển CSHT logistics trên địa bàn huyện. Phạm vi nghiên cứu: CSHT logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh những năm vừa qua và giải pháp phát triển cho những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề lý luận về phát triển CSHT logistics. - Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm phân tích, đánh giá, so sánh tình hình phát triển CSHT logistics trên địa bàn huyện. - Phương pháp thống kê, mô hình hóa để rút ra những kết luận có tính khoa học và khái quát cao trong việc đánh giá thực trạng phát triển CSHT logistics - Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức các buổi tọa đàm khoa học để thu thập ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về hiện trạng, tác động của nó đối với sự phát triển phát triển CSHT logistics. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn huyện Chương 2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Chương 3: Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Đặng Đình Đào (2011), Logistics - những vấn đề lý luận thực tiễn ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics - những vấn đề lý luận thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Đình Đào
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2011
17. Đặng Đình Đào (2013), Một số vấn đề phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế. NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triển bền vững hệ thống logistics ởnước ta trong hội nhập quốc tế
Tác giả: Đặng Đình Đào
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2013
18. Đặng Đình Đào, Phạm Nguyên Minh (2016), Một số vấn đề thương mại và logistcs ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2016 (sách chuyên khảo) NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thương mại vàlogistcs ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2016 (sách chuyên khảo)
Tác giả: Đặng Đình Đào, Phạm Nguyên Minh
Nhà XB: NXBLao động – Xã hội
Năm: 2016
19. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế”, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chính sách kinhtế”
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2010
1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của huyện Trà Lĩnh Khác
2. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng qua các năm 2016 - 2018 Khác
4. Luật Giao thông Đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008) Khác
5. Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014) Khác
6. Luật Hải Quan (Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014) Khác
7. Luật Xây dựng (Luật số 50/2Q14/QH13 ngày 18/6/2014) Khác
8. Quyết định số 206/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 Khác
9. Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/ 3/ 2009 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược GTVT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/ 12/ 2004 Khác
10. Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020 Khác
11. Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
12. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030 Khác
13. Quyết định 3098/QĐ_BCT ngày 6/24/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến 2030 Khác
14. Công văn số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống trung íâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 Khác
15. Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/21/20017 về kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w