1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

95 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới. Vì vậy, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Xuất phát từ vai trò này, việc tăng nguồn thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô. Khi cơ cấu nền kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 286 km. Phía tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Đối với tỉnh Cao Bằng nói chung, các đơn vị hành chính phát triển tuy chưa đồng đều nhưng các ban lãnh đạo ngành đều có sự quan tâm và cải tiến trong thời gian gần. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung, thống nhất, không bao quát; tình trạng thất thu Ngân sách còn xảy ra; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Xuất phát từ những điều này, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá đúng thực trạng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và giải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể: -Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn thu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng -Luận giải các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng -Phân tích thực trạng nguồn thu và cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước qua các kỳ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng -Đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: là các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh gồm nguồn thu điều tiết từ Trung ương và nguồn thu địa phương giai đoạn 2014-2018 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, thống kê mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp và xử lý thông tin mang tính chất định tính, định lượng. 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin là việc thu thập những thông tin chưa được xử lý, công bố hoặc đã được công bố. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập từ các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính – Kế hoạch tỉnh, Cục thuế tỉnh, Sở Thống kê, Sở Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh giai đoạn 2014 – 2018 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2014 – 2018. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc thực hiện điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 13/13 huyện, thành phố và các đơn vị cấp tỉnh có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Phương pháp thống kê mô tả Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được (tình hình thu NSNN qua các năm, các nguồn thu ngân sách làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng. Tổng hợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này. Thống kê mô tả là việc sử dụng các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích với mục đích làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình thu ngân sách nhà nước. Kỹ thuật so sánh được sử dụng: - So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu. - So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. - So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. - So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính. Tổng hợp, phân tích (thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu) Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất. - Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách; - Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: -Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn thu NSNN trên địa bàn cấp tỉnh. -Chương 2: Thực trạng nguồn thu NSNN hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. -Chương 3: Giải pháp tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:52

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN THU NGÂN SÁCH

    NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

    - Tổng quan về nguồn thu NSNN và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh

    Vai trò ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội

    - Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá về nguồn thu ngân sách

    THỰC TRẠNG NGUỒN THU NSNN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN

    - Khái quát đặc điểm tự nhiên – xã hội của tỉnh Cao Bằng có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w