1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm Sử 6

14 1K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS ---------------- Đề tài: “ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY Ở BỘ MÔN LỊCH SỬ 6 ” LỜI NÓI ĐẦU I . Lý do chọn đề tài : 1 . Cơ sở lý luận : - Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tát cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược cử dân tộc mình . Vì thế đai hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu “ ,tương lai của một dân tộc ,một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó . - Nói về tầm quan trọng của giáo dục thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu hay không ,chính là nhờ một phần công lớn trong học tập của các em “ . trước khi người ra đi trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn : “ Phải giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng vừa chuyên “ - Trong điều kiện hiện nay khi khoa học kỉ thuật phát triển như vũ bão ,nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của nghành giáo dục vô cùng to lớn . Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục ,vừa mang tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó 2 . C ơ sở thực tiễn : - Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực 2 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên. - Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học sinh vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới từng bộ phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiến học thì người thầy người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới. - Trong những phương pháp mà tôi đã sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học như “ sử dụng đồ dùng trực quan và hệ thống bài tập trong tiết dạy” Lập dàn ý và hệ thống câu hỏi cho tiết học sau trong bước dặn dò của tiết lên lớp… Cho nên tôi quyết định chọn chuyên đề “Giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy ở bộ môn lịch sử 6”. - Trong lớp học thường có học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu. Trong nội dung bài học có tiểu mục có nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu mục có nội dung trừu tượng… khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên tự giải thích, thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này (Đưa học sinh đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết kiến thức) thì nên cho các em cùng nhau trong một tổ, nhóm đọc sách giáo khoa cùng bà bạc - phân tích - mổ xẻ - so sánh một nội dung ở tiểu mục giáo viên cho câu hỏi thảo luận rồi các em đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung trong đó. * Với tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ tự tin dạn dĩ yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Các em còn có được sự đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực Giáo viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp đặt kiến thức. II . Phạm vi đề tài : - Để nâng cao quá trình tiếp thu và tạo sự hưng phấn của các em trong quá trình học lịch sử lớp 6 tôi tiến hành nghiên cứu “ áp dung phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy ở bộ môn lịch sử 6 ” - Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ bộ môn lịch sử 6 và có thể áp dụng cho tât cả các khối 7,8,9 học lịch sử và có một số điểm áp dụng cho môn đia , văn …… - Tránh đươc người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam qua câu nói của Bác: Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Viêt Nam 3 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG I . Nghiên cứu tình hình : - Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề cao vai trò của sự hợp tác thông qua trao đổi giữa các thành viên trong nhóm trong các hoạt động tập thể ,đề cao vai trò ,tinh thần trách nhiệm ,sự phối hợp của cá nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung - Phương pháp thảo luận nhóm trong bài dạy lich sử trên lớp rất đa dạng : + Thảo luận một vấn đề học tập + Tìm hiểu ,trao đổi xung quanh một đề tài + Tranh luận về một nội dung học tập + Ôn tập ,tổng kết kiến thức sau một số bài ,chương + Đưa ra dự án về một đề tài + Thực hiện một bài tập ,một nhiệm vụ học tập với bản đồ ,tranh ảnh ,hiện vật ,sự kiện lịch sử … + Tổng kết một hoạt động - Theo kinh nghiệm và trong thực tế cho thấy khi hoạt động cả lớp, có một số em tâm trí để đâu đâu, một số em thì nói chuyện hoặc làm việc riêng… khi giáo viên gọi đế thì giật mình hoặc gọi đứng dậy thì không biết trả lời một vấn đề gì. Chỉ có những học sinh khá, giỏi, tập trung thì thường hay phát biểu và trả lời câu hỏi dạn dĩ lưu loát và chính xác nội dung yêu cầu. Chính vì vậy để tất cả các em cùng làm việc,cùng động não phát huy tốt tư duy sáng tạo hiện có theo từng bản năng của mỗi em . Nên tôi đã quyết định đưa ra phương pháp thảo luận nhóm trong một họăc hai tiểu mục trong một tiết dạy,nhằm mục đích trong khi thảo luận tất cả các đối tượng học sinh (giỏi ,khá,trung bình, yếu ) đều có điều kiện tiếp xúc kiến thức ,nắm được kiến thức ( học sinh ở dạng trung bình ,yếu ) thuộc bài tại lớp (học sinh ở dạng khá, giỏi ) - Tôi đã nhiều lần gặp một nhóm học sinh đang cùng nhau giải một bài tập khó.Trong một thời gian khá lâu nhưng không bạn nào giải ra (vì chưa tìm ra chìa khoá của bài tập, câu hỏi đó ) .Thì bất ngờ sau vài phút nghĩ giải lao thì có một bạn đã ồ lên là giải được rồi ,xong bạn đó lại nêu lại cách giải cho các bạn ,và các bạn cùng ồ lên một câu quen thuộc là “DỄ QUÁ!” Chính vì vậy tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất cao ,không thể thiếu được trong tiết dạy. II . Kết quả khi chưa thực hiện đề tài : Theo kết quả điều tra ở các lớp 6A, 6B, 6C, 6D Trường THCS Trần Phú : 4 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang - Học sinh : khoảng 70% học sinh trung bình ,yếu không biết cách biết cách thảo luận , không mạnh dạn đóng góp ý kiến và không nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. - Học sinh chưa có thói quen soạn và xem bài trước ở nhà trước khi đến lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập ) - Khoảng 15% học sinh có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp . III . Kết quả ,hiệu quả của thực trạng trên : Để việc giảng dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong các bài dạy lịch sử 6 THCS. Một trong những điểm mà tôi đã làm “ Nâng cao hiệu quả dạy – hoc môn lịch sử 6 trường THCS bằng việc giúp các em có thẻ cùng nhau đưa ra suy nghĩ của mình để giải quyết các vấn đề” có những vấn đề giúp học sinh giảu quyết được những sự kiện ,hình ảnh lịch sử , nhũng nhân chứng sống hay các câu ca dao tục ngữ mà thế hệ trước để lại để các em có thể hiểu biết hơn về lịch sử và áp dụng vào đời sống thực tiễn mà không gây nhàm chán và xa lạ lai có tác dụng kích thích tính chủ động ,tự giác ,sáng tạo ,hứng thú trong môn học 5 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang PHẦN THỨ HAI : CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN LICH SỬ Ở TRƯỜNG THCS ĐẠT HIỆU QUẢ CẦN : I - Giáo viên cần phải tìm hiểu đăc điểm của phương pháp thảo luận : - Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng như giữa học sinh với nhau. - Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau của HS, và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia. II- Giáo viên cần phải hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp thảo luận: - Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa học. - Giúp HS phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiện cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài liệu tham khảo, phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách giáo khoa, sách có liên quan… - Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các sự kiện, thông tin một cách lôgic từ các HS trong nhóm, lớp. - Quá trình thảo luận dưới sự hứơng dẫn của GV còn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa GV và HS, giúp cho GV nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh. III- Để việc thảo luận đạt kết quả tốt ,GV cần phải quan tâm đến các khâu quan trọng như sau : 1 ) Chuẩn bị : Chuẩn bị nội dung thảo luận - Tổ chức thảo luận - Tổng kết thảo luận 2) Kỹ thuật và một số yêu cầu trong phương pháp thảo luận Tùy theo số lượng học sinh trong lớp ,nội dung học tập mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm ,số lương thành viên trong nhóm. Tùy theo mục tiêu và yêu cầu vấn đề học tập mà mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định ,được duy trì ổn 6 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang định trong cả tieets học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học .Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ . * Để chia nhóm theo ngẫu nhiên ,có thể dùng thẻ học tập co ghi số hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập . Trong tiết học ,nếu có nhiều nội dung ,ta nên thay đổi hình thức nhóm ,tạo ra cái mới ,không khí hocjtaapj vui vẻ hơn * Để chia theo chủ định ,giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ ,thái độ ,tính cách ,giới tính…) để cơ cấu nhóm cho phù hợp . Các hình thức nhóm cụ thể : - Nhóm nhỏ (2-3 hs) : kỹ thuật này thường dung khi cần học sinh trao đổi ,thảo luận những vấn đề cụ thể ,đơn giản ,thời gian ngắn - Nhóm ghép đội : dùng để nghiên cứu ,phân tích ,trao đổi vê một số vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao - Nhóm 4-6 HS : dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể đồi hỏi nổ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận - Nhóm 6-8 HS : dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề ,nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh ,các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp - Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu : dùng khi thu thập thông tin và các vấm đề thảo luận ,rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin * Các bước tiến hành : - Bước 1 : giáo viên hợp chung cả lớp ,chia nhóm ,nêu vấn đề học tập xác định nhiệm vụ nhận thức cho nhóm ,gợi ý và hướng đẫn học sinh cách thảo luận - Bước 2 : học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên quan sát ,theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần - Bước 3 : học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm ,góp ý và bổ sung cho nhau - Bước 4: giáo viên đánh giá ,nhận xét ,bổ sung ,kết luận 3) Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận a) Chuẩn bị nội dung thảo luận : + Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận. + Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. + Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận. + Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân… b) Tổ chức thảo luận : + Mở đầu thảo luận. GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận. + Hướng dẫn thảo luận. 7 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải nghe cẩn thận những điều học HS nói để hiểu HS định nói cái gì. c) Tổng kế thảo luận : GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất. - Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau - GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS. ** Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm - Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài - Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, hiếu đông – trầm lặng…). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng ,thư kí . Qui mô nhóm không nên quá đông - Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý - Giao nhiệm vụ phải rõ ràng ,cụ thể ,đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ - Trong quá trình học sinh làm việc,giáo viên phải theo dõi từng nhóm ,có sự giúp đỡ ,hướng dẫn kịp thời ,đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc - Trong mỗi nhóm cần có sự phân công ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò hợp tác - Cần tao không khí thi đua giưa các nhóm để khuyến khích học tập - Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên ,khuyến khich các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt IV . Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm đề tài có hiệu quả là : 1/ Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm : 8 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang - Theo tôi đặc thù các lớp 6 ở trường Trung học cơ sở Trần Phú thì mỗi lớp có 18 bàn nên chia thành 9 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2 bàn quay mặt lại là được). - Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thuớc không nhỏ và cũng không quá to, quy định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây màu xanh hoặc đen. - Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó (phòng khi nhóm trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt. 2/ Về phương pháp cách thức hoạt động : a) Về phía giáo viên. - Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm, có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết. - Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể rõ ràng có dàn ý hệ thống chi tiết, giúp Hs dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống (vì thời gian có hạn). - GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là toàn bài học mới, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nộI dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy. b) Về phía học sinh : - Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà - Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận. - Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, phải làm sao ( giảng giải, phân tích…) cho các học sinh trung bình, yếu trong nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp. - HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến… * Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích…) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng. 9 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ I. Các giáo án soạn giảng theo đề tài và có áp dụng biện pháp thực hiện thử nghiệm Ví dụ 1 : Tiết 10 bài 9 ĐỜI SỐNG NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA Sau khi dạy hết phần 1 & 2 hoạt động cả lớp đến phần 3 giáo viên chọ học sinh hoạt động nhóm như sau : Mục 3 : ĐỜI SỐNG TINH THẦN Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 3 bàn) * Nhóm 1 + 2 : Quan sát hình 26 trả lời những câu hỏi sau : 1/ Cho biết trong những hoạt động ở Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long các nhà khảo cổ còn tìm thấy những gì ? 2/ Có những loại hình nào ? Và làm bằng gì ? 3/ Sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì ? * Nhóm 3 + 4 : Quan sát hình 27 cho biết những hình ảnh đó thể hiện điều gì ? * Nhóm 5 + 6 : Dựa vào nội dung SGK và suy nghĩ của mình em hãy cho biết : - Tại sao người ta chôn cất người chết cẩn thận ? - Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì ? Ví dụ 2 : tiết 16 bài 15 : NƯỚC ÂU LẠC (TT) ở phần 4/ Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng Cho học sinh quan sát hình 41 trang 44 sgk và quan sát các tranh ảnh về thành Cổ Loa trên bảng Sau đó chia cả lớp thành 9 nhóm mỗi nhóm 2 bàn ( tuy theo số lượng học sinh) * Nhóm 1,2,3 , - An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa như thế nào ? - Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa ? * Nhóm 4,5,6 10 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang - Vì sao nói Cổ Loa là một quân thành ? - Căn cứ vào đâu để biết Cổ Loa là một quân thành ? * Nhóm 7,8,9 Nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc Ví dụ 3 : Tiết 22 bài 20 : TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) Chia cả lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 2 bàn Ở mục 3 : Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nươc ta ở các thế kỉ I – VI Cho cả lớp thảo luận 1/ Quan sát sơ đồ phân hóa xã hội trang 55 , em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta ? 2/ Theo em ,các chính sách văn hóa của phong kiến phương bắc nhằm mục đích gì ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tâp quán và tiếng nói của tổ tiên ? Ở mục 4 : Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) Cho cả lớp thảo luận 1/Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ? 2/ Qua bài ca dao cuối bài thể hiên ý chí Bà Triệu như thế nào ? Ví dụ 4 : Bài 27 : NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 Ở mục 2 : chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Cho cả lớp thảo luận mỗi dãy làm một nhóm 1/ Vì sao nói : trân chiến trên song Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ? 2/ Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến xhoongs quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ? * Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy các giáo án trên của các giáo viên khi bàn bạc và rút ra những đặc điểm chung là: 1. Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận, ghi lên bảng phụ 2. Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động 3. Quy định thời gian thảo luận 11 [...]... khai thác và hoàn thành kiến thức trong bài IV Hiệu quả và hạn chế : 1 / Hiệu quả : - Sáng kiến không những sử dụng trong những bộ môn mà còn phổ biến rộng ra ở các bộ môn khác - Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy, có phổ biến dạy thực nghiệm ở tất cả các giáo viên và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy , sau mỗi đợt thi đua - Các tiết dạy áp dụng đề tài sáng kiến thời gian đầu thường... từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập - Khoảng 65 % có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu 2 Ở giáo viên: - Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi... nhau II Phần kiến nghị : Để dạy học ở trường THCS có hiệu quả tốt tôi có một số đề suất sau : - Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm – sức vào các vấn đề , vận dụng sáng tao các phương pháp dạy và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình - Nghành giáo dục cần phải đầu tư thiết bị dạy và học cho tương xứng với học sinh hiện nay nên đại trà chứ không nên sử dụng vào vài... bổ sung những gì chưa hoàn chỉnh Sau đó giáo viên chuẩn xác kiến thức rồi nhận xét, đánh giá Nếu nóm nào hoạt động tốt, đồng bộ có thể ghi điểm và tuyên dương trước lớp III Kết quả đạt được sau một năm thực hiện đề tài: 1 Ở đối tượng học sinh: - Học sinh : khoảng 80% hocc sinh trung bình ,yếu đã biết cách thảo luận , mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện... tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến a Đại diện nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ b Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập( hoặc vở ghi) 5 Cử một đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận của nhóm( bất kì một học sinh nào không nhất thiết phải cử học sinh khá , giỏi Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất) 6 Giáo viên cho các nhóm khác... , giỏi Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất) 6 Giáo viên cho các nhóm khác góp ý bổ sung nội dung của nhóm vừa trình bày cho đầy đủ 7 Giáo viên gút lại và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn thiếu sót … II Những kinh nghiêm sau một năm học thể hiện chuyên đề “áp dụng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy” 1- Ưu điểm : * Giáo viên : Chuẩn bị tốt nội dung các câu hỏi thảo luận... thật tôt khi cho các em thảo luận và khiến khích đưa ra ý kiến ,quan điểm của mình về vấn đề đó Hiện nay , một số các giáo viên vẫn chưa làm được điều này - Một số học sinh chưa có ý thức cao vẫn còn lợi dung thời gian thảo luận để làm việc riêng gây ảnh hưởng đén các học sinh khác và một số em khác còn nhút nhát ,chưa mạnh dạn nên mặc dù có ý kiến và nắm được vấn đề Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang... pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể - Phương pháp... dĩ khi đứng trước tập thể trình bày kết quả Qua các tiết làm việc như vậy giúp các em có thói quen làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học Từ đó, học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm 2 - Khuyết điểm : * Giáo viên : Chưa thống nhất, qui định rõ thời gian trên bảng phụ ghi câu... nhiều nội dung thảo luận mà không lựa chọn những nội dung trọng tâm của bài , làm mất nhiều thời gian 13 Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang * Học sinh : Vẫn còn nhiều em chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến đùn đẩy trách nhiệm cho nhóm trưởng trình bày - Thống nhất các bước tiến hành : + Ghi rõ các câu hỏi dành cho từng nhóm trên bảng phụ có cả thời gian hoạt động + Trong thời gian các nhóm làm việc . Website: violet.vn/thcs-xaxuanhoa-soctrang SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS ---------------- Đề tài:. bộ môn lịch sử 6 ” - Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ bộ môn lịch sử 6 và có thể áp dụng cho tât cả các khối 7,8,9 học lịch sử và có một

Ngày đăng: 27/10/2013, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w