a) Trong chu kì 7 ngày/lần
Khảo sát sự biến động động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu thì ở ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi biến động từ 290821 – 510493 ct/m3, ở ao chứa nước thải biogas từ thực vật biến động từ 10566 – 294563 ct/m3. Nhìn chung số lượng động vật phiêu sinh ở ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi cao hơn ao chứa nước
thải biogas từ thực vật. Kết quả thể hiện qua hình 4.16.
Hình 4.16: Biến động số lượng động vật phiêu sinh giữa ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi và thực vật chu kì 7 ngày/lần
Biến động số lượng động vật phiêu sinh trong ao chứa nước thải biogas từ thực vật
Sự biến động số lượng động vật nổi trong ao chủ yếu do sự biến động số lượng cá thể trong lớp Rotatoria. Kết quả thể thể hiện qua hình 4.17.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 1 2 3 4 5 Các đợt thu mẫu S ố lư ợ n g Ao (ĐV) Ao (TV) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 S ố lư ợ n g Protoazoa Rotatoria Cladocera Copepoda
Trong ao, số lượng Rotatoria biến động từ 1554 – 152867 ct/m3
chiếm tỉ lệ 14,7% - 51,8%. Số lượng lớp Rotatoria tăng liên tục từ lần thu thứ 1 đến lần thứ 3 sang đến đợt thu mẫu thứ 4, 5 giảm số lượng còn 17126 ct/m3
.
Bộ Cladocera biến động từ 0 – 44328 ct/m3, chiếm 0%- 15% tổng số lượng động vật phiêu sinh.
Ngành Protozoa có số lượng thấp nhất từ 3263 – 8136 ct/m3 tổng số lượng động vật phiêu sinh. Do sự phát triển mạnh của nhóm Rotatoria gây ức chế nhóm Protozoa.
Số lượng Copepoda biến động từ 1087 – 12731 ct/m3, chiếm 7% - 10% tổng số lượng động vật phiêu sinh. Ấu trung Naupilus biến động từ 4662 – 35767 ct/m3
, chiếm hơn 50% tổng số lượng động vật phiêu sinh trong ao qua các lần thu mẫu.
Trong ao số lượng nhóm Rotatoria chiếm ưu thế (14,7 – 51,8%) so với các nhóm trong nhóm động vật phiêu sinh.
Biến động số lượng động vật phiêu sinh trong ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi
Ở trong ao, số lượng động vật phiêu sinh biến động từ 290821 – 510492 ct/m3. Trong đó, số lượng Naupilus chiếm số lượn cao qua các đợt khảo sát. Biến động số lượng động vật phiêu sinh thể hiện qua hình 4.18.
Hình 4.18: Biến động về số lượng động vật phiêu sinh ở ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi chu kì thu mẫu 7 ngày/lần
Số lượng Rotatoria biến động từ 46693 – 145432 ct/m3, chiếm tỉ lệ từ 13,6% - 28,4% tổng số lượng động vật phiêu sinh. Số lượng này biến động không lớn qua các lần thu mẫu.
Số lượng Copepoda biến động từ 14536 – 37818 ct/m3, chiếm tỉ lệ 4,5% - 7,7% tổng số lượng động phiêu sinh. Số lượng này rất ít nhưng số lượng Naupilus
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 1 2 3 4 5 Các đợt thu mẫu S ố lư ợ n g Protoazoa Rotatoria Cladocera Copepoda
Bộ phụ Cladocera biến động từ 8482 – 23418 ct/m3, và Protozoa biến động từ 4945 – 9868 ct/m3. Hai loài này chiếm số lượng rất ít vì nguồn thức ăn không phù hợp.
Số lượng lớp Rotatoria luôn chiếm ưu thế (13,6% - 28,4%) trong các nhóm động vật phiêu sinh.
b) Trong chu kì 2 ngày/lần
Khảo sát sự biến động số lượng động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu thì ở ao chứa nước thải biogas thực vật biến động từ 10566 – 294563 ct/m3, ở ao chứa nước thải biogas động vật biến động từ 145513 – 627813 ct/m3. Biến động số lượng động vật phiêu sinh ở 2 ao khảo sát được trình bày qua hình 4.19.
Hình 4.19: Biến động về số lượng động vật phiêu sinh ở ao chứa nước thải biogas từ thực vật và chăn nuôi trong chu kì thu mẫu 2 ngày/lần
Số lượng động vật phiêu sinh ở ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi cao rất nhiều so với ao chứa nước thải biogas từ thực vật. Điều này nói lên rằng hàm lượng hữu cơ trong ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi cao rất nhiều so với ao chứa nước thải biogas từ thực vật do lượng biogas được thải thường xuyên xuống ao
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Các đợt thu mẫu S ố lư ợ n g Ao (TV) Ao (ĐV)
Biến động số lượng động vật phiêu sinh trong ao chứa nước thải biogas từ thực vật
Trong ao chứa nước thải biogas từ thực vật, lớp Rotatoria biến động rất lớn từ 1554 – 152867 ct/m3
. Kết quả thể hiện qua hình 4.20.
Hình 4.20: Biến động về số lượng động vật phiêu sinh ở ao chứa nước thải biogas từ thực vật trong chu kì thu mẫu 2 ngày/lần
Số lượng Rotatoria biến động từ 14,7% – 51,9% tổng số lượng động vật phiêu sinh. Số lượng Rotatoria thấp nhất vào đợt thu mẫu thứ 1 do ao bắt đầu nhận lượng nước thải biogas là 1554 ct/m3. Vào đợt thu mẫu thứ 8 số lượng cao nhất (152867 ct/m3
) do thành phần dinh dưỡng đã ổn định.
Vào các đợt thu mẫu còn lại số lượng Rotatoria giảm từ 152867 – 17126 ct/m3 do lượng nước trong ao luôn ở mức cao làm xáo trộn thành phần dinh dưỡng.
Số lượng Cladocera biến động từ 0 – 44328 ct/m3, chiếm từ 0 – 15% tổng số lượng động vật phiêu sinh. Số lương tăng cao vào đợt 8 do lượng nước ít vào đợt 6,7 làm tăng mảnh vụn hữu cơ tạo diều kiện cho chúng phát triển.
Ngành Protozoa có số lượng ít biên động từ 3623 – 8851 ct/m3. Số lượng thấp do chúng là nhóm phát triển trong môi trường giàu hữu cơ.
Số lương Copepoda tương đối thấp biến động từ 1087 – 21082 ct/m3, chiếm từ 10,2% - 16,8% tổng số lượng động vật phiêu sinh. Ấu trùng Nauphilus biến động từ 4462 – 137012 ct/m3
chiếm gần 50% tổng số lượng phiêu sinh.
Số lượng nhóm Rotatoria luôn chiếm ưu thế (14,7% – 51,9% ). Đây là nhóm sử dụng các sinh vật nổi cở nhỏ và mãnh vụn hữu cơ làm nguồn thức ăn (Dương Trí Dũng, 2009) nên chứng tỏ môi trường nước ở trong ao có nhiều chất hữu cơ.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Các đợt thu mẫu S ố lư ợ n g Protoazoa Rotatoria Cladocera Copepoda
Biến động số lượng động vật phiêu sinh trong ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi
Trong ao số lượng Rotatoria chiếm số lượng lớn nhất 46693 – 179266 ct/m3, chiếm từ 13,6% – 28,5%. Biến động số lượng động vật phiêu sinh được trình bày qua hình 4.21.
Hình 4.21: Biến động số lượng động vật phiêu sinh trong ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi trong chu kì thu mẫu 2 ngày/lần
Vào đợt thu 13 số lượng Rotatoria cao nhất 179266 ct/m3 chiếm 28,5% do lượng nước thay đổi ít đi làm cho thành phần dinh dưỡng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Đợt thu 4 số lượng ít nhất do trời mưa nhiều làm mực nước không ổn định nên mật độ thấp.
Số lượng Copepoda biến động từ 14536 – 56792 ct/m3, chiếm 4,5% - 9%. Có thể do nhóm Rotatoria phát gây ức chế bộ phụ Copepoda. Tuy nhiên ấu trùng Naupilus có mật độ khá cao từ 77280 – 352602 ct/m3, chiếm chiếm hơn 50% tổng số lượng động vật phiêu sinh trong ao. Thấy được bộ phụ Copepoda phát triển mạnh trong môi trường giàu hữu cơ.
Số lượng Cladocera biến động từ 1840 – 29136 ct/m3, chiếm từ 1,2% - 4,6% tổng số cá thể động vật phiêu sinh. Mật độ thấp do bị cạnh tranh bởi lớp Rotatoria.
Ngành Protozoa biến động thấp từ 3630 – 9868 ct/m3, chiếm từ 0,9% - 2,8% tổng số cá thể động vật phiêu sinh. Tuy có thành phần dinh dưỡng cao nhưng mật độ Protozoa thấp.
Ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi: lớp Rotatoria chiếm ưu thế, chiếm từ
0 50000 100000 150000 200000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Các đợt thu mẫu S ố lư ợ n g Protoazoa Rotatoria Cladocera Copepoda
Kết luận:
Ao chứa nước thải biogas từ thực vật: lớp Rotatoria luôn chiếm ưu thế, chiếm từ 14,7 – 51,9% tổng số lượng động vật phiêu sinh.
Ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi: lớp Rotatoria chiếm ưu thế, chiếm từ 13,6 – 28,4% tổng số lượng động vật phiêu sinh.
Biến động số lượng loài của hai ao cùng xu hướng là nhóm Rotatoria luôn chiếm ưu thế về số lượng trong bốn nhóm động vật phiêu sinh. Qua đó thấy được thành phần dinh dưỡng của nước thải biogas từ thực vật và chăn nuôi tương tự nhau ( môi trường nước có nhiều chất hữu cơ).