1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm

5 114 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Phương pháp dạy học là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, cải tiến không ngừng trong dạy - học của thầy và trò. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa ở trường THCS thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đã được bàn luận nhiều và không kém phần quan trọng. Mỗi môn học có một hệ thống phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn đó. Với bài học lòch sử cũng có một hệ thống các phương pháp, trong đó có phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là rất quan trọng. Hiện nay, ở bộ môn lòch sử có nhiều loại lược đồ được vẽ và thể hiện sẵn những kí hiệu, chú thích. Nhưng phần lớn là những lược đồ mang tính tổng hợp (diễn biến ở nhiều bài cùng chung một lược đồ). Khi giáo viên sử dụng loại lược đồ này trên lớp đôi lúc còn lúng túng (mặc dù đã có sự chuẩn bò trước). Còn về phía học sinh thì không biết mình sẽ bắt đầu quan sát từ đâu. Do đó giáo viên cũng khó mà đánh giá chính xác kó năng quan sát trình bày diễn biến của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu: Vì không được trực tiếp quan sát các sự kiện nen các em học sinh chỉ có thể tái hiện, hình dung qua đồ dùng trực quan, (kết hợp các thao tác và cách thể hiện của giáo viên). Tuy nhiên, để học sinh lónh hội được những đơn vò kiến thức đầy đủ và theo dõi một cách say mê có hứng thú thì đòi hỏi người giáo viên phải có “nghệ thuật” Truyền tải nội dung bài học đến các em. Đồng thời huy động tối đa sự tập trung chú ý một cách tự giác ở học sinh, đồng thời để các em dễ quan sát, không bò rối. 3. Nội dung nghiên cứu: Tiếp cận với môn học lòch sử tức là các em đang được tìm hiểu về quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc của ông cha ta từ thời dựng nước đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Chính vì thế mà đã có biết bao nhiêu biến cố, sự kiện lòch sử đã diễn ra. Qua đó đã thể hiện tinh thần chiến đấu, ý chí bất khuất của dân tộc việt Nam qua từng thời đại. Để giúp các em tái hiện lại điều đó thì dạy-học bộ môn lòch sử không thể bỏ qua bước: trình bày diễn biến trên lược đồ. Nhưng điều muốn nói ở đây là: “Trình bày diễn biến trên lược đồ trống”. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, ở bộ môn lòch sử có nhiều loại đồ dùng, trong dó có loại “Lược đồ trống” – dạng lược đồ Việt Nam (Một loại đồ dùng mới so với phương pháp dạy học trước đây). Vấn đề đặt ra là: Sử dụng như thé nào? Khi nào thì dùng tới? Áp dụng cho kiểu bài học nào? Cần chuẩn bò những gì? Thao tác thực hiện ra sao? . Để giải quyết vấn đề này, xin đưa ra một số gợi ý tham khảo. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận-thực trạng: Trước đây chúng ta quen sử dụng loại lược đồ kháng chiến, các cuộc khởi nghóa, . Có đầy đủ ký hiệu . thể hiện diễn biến của một trận đánh hay một giai đoạn lòch sử. Với loại đồ dùng này thì giáo viên cứ theo đó mà thuyết trình. Với cách thức này thì đối với loại bản đồ tổng hợp rất khó tập trung sự chú ý của học sinh (Nhiều khi giáo viên chỉ chỗ này trò lại nhìn chỗ khác). Vậy chúng ta có thể linh hoạt bằng cách tách riêng những sự kiện, diễn biến một trận đánh . thành dạng bản đồ chuyên đề (Trình bày lại diễn biến trên lược đồ trống). Chúng ta phải phát huy hết tác dụng của loại lược đồ này “Trống nhưng lại sinh động” không chỉ thế mà còn sử dụng trong nhiều kiểu bài học lòch sử ở các khối lớp. 2. Biện pháp thực hiện: 2.1. Đối với dạng bài các cuộc kháng chiến, khởi nghóa. 2.1.1. Cơ sở xuất phát: Trong hệ thống các đồ dùng trực quan của bộ phận lòch sử có dạng lược đồ kháng chiến, khởi nghóa, nhưng phần lớn là ở dạng tổng hợp (kết hợp nhiều sự kiện, trận đánh, . có liên quan đến nhiều bài học). Khi sử dụng trên lớp, có thể giáo viên và học sinh “bò rối”. Có khi cô chỉ chỗ này nhưng học sinh lại quan sát hình ảnh ký hiệu khác trên lược đồ. Kết quả khi gọi lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ thì học sinh lại chỉ nhầm sang sự kiện khác (Chưa học tới). Vậy chúng ta có thể linh hoạt thông qua việc sử dụng lược đồ trống tách riêng từng diễn biến tương ứng với nội dung bài học –từng bài (Dạng bản đồ chuyên đề)-Trình bày đến đâu gắn ký hiệu đến đó. 2.1.2. Công việc chuẩn bò: - 01 lược đồ trống - Các ký hiệu cần thể hiện trên lược đồ khi trình bày. - Tên các đòa danh (gắn được trên lược đồ, sử dụng trong nhiều bài khác) Ví dụ: Khi dạy tiết 54 (Lòch sử 7) –Tây Sơn lật đổ chính quyền họ nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm (áp dụng cho phần trước khi diễn ra trận đánh Rạch Gầm- Xoài Mút), cần có: - Một lược đồ trống Việt Nam - Các mốc thời gian, đòa danh gắn sẵn trên lược đồ - 4 dạng mũi tên (màu xanh đậm) ký hiệu đường tiếùn quân của Nguyễn Huệ. - 3 mũi tên (màu đen) thể hiện đường kéo quân của quân Xiêm (Lưu ý: Các mũi tên này phải gắùn được trên lược đồ khi trình bày) 2.1.3. Cách trình bày: - Treo lược đồ (Giới thiệu chú thích liên quan) - Trình bày: Sau nhiều lần thất bại Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Nhân cơ hội này, năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Đònh theo hai đường: Quân thuỷ theo đường Rạch Giá (Kiên Giang) - (Gắn mũi tên màu đen). Quân bộ qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ (Kết hợp gắn mũi tên đen). Tiếp đó giáo viên hỏi học sinh: Em có nhận xét gì về thái độ của quân Xiêm khi chiếm Gia Đònh và thái độ của nhân dân ta như thế nào? Trước tình hình đó, tháng 01 – 1785, nhận được lệnh Nguyễn Huệ chỉ huy nghóa quân tiến vào Gia Đònh (Kết hợp gắn mũi tên theo hướng Qui Nhơn-Gia Đònh kèm theo mốc thời gian). Sau đó giáo viên hỏi học sinh: Em hãy nêu kế hoạch của Nguyễn Huệ sau khi tiến quân vào Gia Đònh? Tương tự với cách sử dụng lược đồ trống như trên ta có thể áp dụng ở một số tiết dạy học khác như: *) Ở lớp7: +) Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trònh +) Kháng chiến chống quan xâm lược Xiêm lần thứ II +) Đường tiến quân ra Bắc của nghóa quân Lam Sơn *) Ở lớp 6: +) Khởi nghóa Hai Bà Trưng +) Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất 2.1.4. Tác động của biện pháp: Với cách thực hiện như trên tập trung sự chú ý hơn ở học sinh đồng thời tạo nên sự sinh động trong tiết học, gây sự tò mò hứng thú ở các em trong tiết học. Kết quả khi gọi học sinh lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ thì các em thực hiện một cách lô-gíc, rõ ràng, không “bò rối”. 2.2. Đối với kiểu bài cuộc khởi nghóa của nông dân: 2.2.1. Cơ sở xuất phát: Ở môn lòch sử 7-9 có một số bài học liên quan đến các cuộc nổi dậy khởi nghóa của nông dân (lược đồ khởi nghóa có ký hiệu hình đốm lửa), loại lược đồ này không có sẵn mà chỉ được thể hiện trong sách giáo khoa. Vì thế, trong quá trình dạy, giáo viên rất khó để trình bày. Trong giảng dạy lòch sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn này, đồng thời phải giúp học sinh hình dung, tái hiện được vấn đề, vì thế giáo viên có thể sử dụng lược đồ trống (dạng lược đồ Việt Nam) để khắc phục tình trạng đó. 2.2.2. Công việc chuẩn bò: - Một lược đồ trống (tuỳ phạm vi có các cuộc nổi dậy ở vùng miền nào mà giáo viên chọn dạng lược đồ cho thích hợp khi trình bày) - Tên các đòa phương có nơi khởi nghóa (được gắn sẵn trên lược đồ) - Ký hiệu: hình đốm lửa (Tuỳ màu sắc sao cho phù hợp) Ví dụ: Khi dạy bài: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV (Phần các cuộc khởi nghóa của nông dân), giáo viên cần chuẩn bò: - 01 lược đồ trống (khu vực từ Quảng Nam trở ra Bắc) có gắn tên các đòa phương là nơi diễn ra cuộc khởi nghóa nông dân (Tuyên Quang; Thanh Hoá; Vónh Phúc; Sơn Tây; Thăng Long .) - Tám ký hiệu hình đầu lửa (Màu đỏ) cùng với mốc thời gian. 2.2.3. Cách trình bày: - Treo lược đồ (giới thiệu chú thích ) - Trình bày: Do bò áp bức, bóc lột tàn bạo, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trò. Bởi vậy họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XIV. Mở đầu là cuộc khởi nghóa của Ngô Bệ ở Hải Dương năm 1344 (kết hợp gắn ký hiệu dầu lửa – cùng mốc thời gian). Đến đây giáo viên dừng lại khái quát cuộc khởi nghóa này. Từ đó dẫn dắt tiếp: Cuộc khởi nghóa tiếp tục nổi dậy đến năm 1360 thì Ngô Bệ bò giết. Cuộc nổi dậy của nông dân tạm thời lắng xuống gần 10 năm sau thì đến năm 1379 Nguyễn Bổ cũng tập hợp nông dân nổi dậy ở Bắc Giang. Cứ tiếp tục trình bày tương tự như trên (Lưu ý trình bày sâu hơn cuộc khởi nghóa của Phạm Sư Ôn ở Sơn Tây). Cuối cùng giáo viên cho học sinh nhận xét về phạm vi diễn ra các cuộc khởi nghóa, nguyên nhân thất bại Với cách sử dụng lược đồ trống như trên, có thể áp dụng với các tiết dạy học khác như: +) Lớp 7: - Phong trào nông dân khởi nghóa thế kỷ XVI - Cuộc khởi nghóa nông dân ở Đàng ngoài thế kỷ XVIII - Cuộc nổi dậy của nông dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. +) Ở lớpp 9: - Khởi nghóa Yên Bái - Khởi nghóa Nam Kỳ - Phong trào Đồng Khởi. (Lưu ý: Trong một giai đoạn mà có nhiềøu cuộc khởi nghóa diễn ra thì giáo viên gắn ký hiệu các cuộc khởi nghóa chính (lớn) lên lược đồ trống trước) 2.2.4. Tác động của biện pháp: Sử dụng lược đồ trống với kiểu bài như trên (2) vừa khắc phục được hiện trạng thiếu đồ dùng trực quan, vừa tạo cho tiết học sinh động, hấp dẫn thu hút được học sinh tham gia; giáo viên không tốn kém thời gian để vẽ lại lược đồ theo sách giáo khoa. Hơn nữa những gì giáo viên chuẩn bò (2.2.2) lại sử dụng được nhiều lần trong các kiểu bài tương tự. 3. Kết quả và phổ biến ứng dụng: Với một số gợi ý ở trên, chúng ta phát huy được vai trò, tác dụng của loại lược đồ trống với bộ môn lòch sử. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá (chỉ sử dụng đối với những diễn biến,… không mang tính chất tổng hợp, quá nhiều kí hiệu chi tiết) Trình bày trên lược đồ trống, học sinh không chỉ hiểu sâu hơn bản chất của sự kiện, biến cố lòch sử mà còn hiểu nội dung sự kiện một các lôgíc. Qua đó học sinh đưởc rèn luyện thêm kỹ năng quan sát, tư duy, đặc biệt là những kỹ năng mới “Trình bày trên lược đồ trống”. Trước đây, khi giáo viên chưa sử dụng lược đồ trống trong giảng dạy thì mức độ nhận thức diễn biến sự kiện lòch sử theo trình tự ở học sinh có phần hạn chế, thậm chí có nhiều em được gọi lên trình bày lại thì lúng túng, e dè (vì có khi giáo viên trình bày trên lược đồ, chỉ chỗ này nhưng học sinh lại quan sát chỗ khác) vì thế giáo viên cũng gặp khó khăn khi nhận xét, đánh giá kó năng của học sinh. Nhưng từ khi giáo viên sử dụng “Cách trình bày diễn biến trên lược đồ trống” thì mang lại hiệu quả cao hơn. Vì quá trình giáo viên thực hiện trên lược đồ trống, các sự kiện, biến cố… dần dần được hiện lên, giúp học sinh dễ dàng tái hiện, hình dung những gì đã diễn ra trong quá khứ mà thế hệ các em không được trực tiếp chứng kiến. Theo kinh nghiệm của bản thân, thì “cách trình bày trên lược đồ trống” tập trung được sự chú ý của học sinh, khi giáo viên trình bày xong, học sinh rất hăng hái muốn được lên bảng trình lại để muốn chứng tỏ khả năng của mình trước lớp, đặc biệt là ở các tiết bài tập lòch sử các em lại càng muốn có cơ hội nhiều hơn (theo thống kê trong quá trình giảng dạy thì có khoảng 80% học sinh ở các khối lớp muốn tham gia và thực hiện được). Qua đó giáo viên rất dễ đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức và kỹ năng quan sát, theo dõi, trình bày diễn biến trên lược đồ ở học sinh. III. KẾT LUẬN: Trình bày trên lược đồ trống đòi hỏi người giáo viên bước đầu phải có sự chuẩn bò công phu, chi tiết, kỹ lưỡng. Nhưng bù lại, sự chuẩn bò ấy (ký hiệu, điạdanh, lược đồ trống…) lại sử dụng trong hời gian dài ở nhiều bài, ở các khối lớp mà không phải chi phí tốn kém như trước đây (Nếu không có lược đồ cung cấp sẵn thì giáo viên phải vẽ mà đối với môn lòch sử, đồ dùng trực quan là đồ dùng cần thiết phải có). Vậy với lược đồ trống có sẵn, chúng ta đã phát huy hết tác dụng của lo lược đồ này “Trống nhưng lại sinh động”, đồng thời giúp học sinh dễ dàng quan sát trên lược đồ. Ý kiến HĐKHTĐ Tân Tiến, ngày 21 tháng 1 năm 2008 Người viết Nguyễn Thò Hương . đã diễn ra trong quá khứ mà thế hệ các em không được trực tiếp chứng kiến. Theo kinh nghiệm của bản thân, thì “cách trình bày trên lược đồ trống” tập trung. thể hiện của giáo viên). Tuy nhiên, để học sinh lónh hội được những đơn vò kiến thức đầy đủ và theo dõi một cách say mê có hứng thú thì đòi hỏi người giáo

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w