1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược thị trường nông lâm sản viêt nam

12 442 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 269,05 KB

Nội dung

chiến lược thị trường nông lâm sản viêt nam

Trang 1

CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TRONG THẬP KỶ TỚI

TS Nguyễn Võ Linh , Thạc sỹ Đỗ Quang Giám**, Thạc sỹ Nguyễn Chí Trung* * Viện Quy hoạch và TKNN, ** Tr-êng Đại học NN I Hà nội

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, Việt nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể về nông lâm sản trên khía cạnh sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng, giá trị xuất khẩu năm 2003 là 3 tỷ đô la, nhiều mặt hàng có tỷ suất hàng hoá xuất khẩu, gạo (20% sản lượng), cà phê 95% xuất khẩu, cao su 80% xuất khẩu, Tuy nhiên khả năng xuất khẩu và tiềm năng tiêu dùng nội địa còn rất lớn đòi hỏi phải khai thác và mở rộng, thậm chí ngay cả thị trường nội địa do hiện tại thu nhập của dân cư đã tăng nhanh đang làm thay đổi và yêu cầu cao tiêu dùng các sản phẩm nông lâm sản Bài này đã đi sâu đánh giá, phân tích thực trạng thị trường nông lâm sản của Việt nam chỉ ra những xu hướng, tồn tại hạn chế cũng như tiềm năng cho sự phát triển thị trường nông lâm sản Cùng với tham khảo dự báo toàn cầu về các sản phẩm này gắn kết với những đánh giá thị trường hiện tại, nhóm tác giả hình thành một số khuyến cáo ban đầu để kêu gọi sự can thiệp của Nhà nước Các khuyến cáo và đổi mới chính sách đa dạng từ thay đổi công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, phát triển thị trường nông lâm sản nông thôn, chính sách đất đai, khuyến khích tư nhân xuất khẩu, chính sách đầu tư, tín dụng

Từ khoá: Hàng nông lâm sản, thị trường, dự báo, chiến lược

I Tổng quan

Trong hơn thập kỷ qua, nông nghiệp nước ta đã phát triển với tốc độ cao, bình quân đạt trên 4,5%/năm GDP ngành nông nghiệp năm 2000 tăng 5,3 lần so với năm 1990 (giá cố định 1994), trong khi đó GDP của ngành nông - lâm - thuỷ sản trong tổng GDP chung của toàn quốc đã giảm từ 38,7% (1990) xuống còn 24,1% năm 2003 Giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - thuỷ sản đã tăng từ 16,2% (1990) lên 27,5% (1995) và 35,4% (2003) Nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, sản xuất dư thừa nhiều loại nông sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước về lương thực, thực phẩm, và tham gia xuất khẩu Tỷ suất hàng hoá tăng nhanh tỷ lệ gạo xuất khẩu 20% sản lượng, cà phê 95%, cao su 80%, chè 60% Năm 2003 có kim ngạch xuất khẩu nông sản trên 3 tỷ USD

Nền nông nghiệp của ta đã có bước tăng trưởng, song nông sản hàng hoá chất lượng cao chưa nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp Tính cạnh tranh nông sản hàng hoá của ta trong khu vực và trên thị trường thế giới còn yếu, thị trường nông lâm sản tổ chức chưa chặt chẽ, tính ổn định không cao Cơ sở thương mại phục vụ tiêu thụ còn hạn chế, các hệ thống kênh thị trường hoạt động còn chưa thông suốt, hiệu quả thương mại chưa được cao cũng như sự mất cân đối trong phân phối hiệu quả, lợi nhuận giữa các bên tham gia thị trường trong từng loại nông lâm sản, và từng thị trường khu vực

Trang 2

Bảng 1 Giá trị sản xuất và xuất khẩu ngành nông - lâm - thuỷ sản 1990,1995, 2003 Đơn vị 1990 1995 2003

Tổng GTSX nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 74921,7 100864,7 133964,3Tổng GT XK nông - lâm - thuỷ sản Triệu USD 1106 2521,1 4308Giá trị xuất khẩu/Giá trị sản xuất % 16,2 27,5 35,4Trong đó: - Nông lâm nghiệp Tỷ đồng 66786,5 87340,8 113766

Nguồn: Niên giám thống kê các năm, 1990, 2003

Biến động giá xuất khẩu nông sản hết sức phức tạp, và nước ta hiện tại xuất khẩu với giá thấp hơn 30 - 40% giá nông sản thế giới, điều này cho thấy cần nghĩ tới cải tiến chất lượng thích ứng với thị trường và hạ chi phí tiêu thụ sản phẩm, có như vậy lợi nhuận từ xuất khẩu mới là nguồn thu ngoại tệ lớn, và sẽ là nguồn đầu tư quan trọng cho phát triển công nghiệp trong tương lai

Bên cạnh đó, thị trường nông nghiệp nội địa mới hình thành, hoạt động còn chưa chuyên nghiệp, chi phí còn cao, nông nghiệp xuất khẩu đang gặp sự cạnh tranh khốc liệt trong điều kiện nước ta sẽ gia nhập WTO trong năm tới Các chính sách liên quan đến thị trường nông lâm nghiệp còn it, các ban thị trường cho trong nước và xuất khẩu cơ cấu và hoạt động chưa tốt, Tỷ lệ nông lâm sản qua chế biến còn ít, chưa đa dạng hoá chủng loại nên hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng nông lâm sản

Biểu đồ 1 Giá xuất khẩu nông sản của nước ta (1900 - 2000)* (ĐVT: USD/tấn)

Ngu ồn: Trung tâm nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Thương Mại, 2003)

19901993199619992002Gi¸ g¹ o

L¹ cCµ phªCao suH¹ t tiªu§IòuChÌ

Trang 3

Bảng 2 Tỷ lệ nông sản Việt Nam qua chế biến

(ĐVT: %)

Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN, Viện Cơ điện NN và STH

Qua bảng trên cho thấy, các nông sản gạo, chè , điều có tỷ lệ qua chế biến cao, trong khi các nông sản khác như rau quả, thịt thì hầu như chưa qua chế biến công nghiệp Và tình hình này chậm cải thiện mặc dù hàng chục năm nay chúng ta đều có những định hướng và kêu gọi phát triển

II Chiến lược thị trường nông lâm sản

2.1.Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp vùng tập trung: 7 - 7,5%/năm, (ii)Bình quân một lao động nông thôn làm ra: 2.500 USD/năm, (iii) Giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp sẽ là 4.000 USD (iv) Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu lương thực thực phẩm, với yêu cầu chất lượng cao, cho người dân (v)Tiếp tục xuất khẩu nông lâm sản thu ngoại tệ, giá trị xuất khẩu 5- 6 tỷ đô la, để có nguồn đầu tư cho công nghiệp đưa nước ta trở thành nước công nghiệp năm 2020

2.2 Chiến lược cho các sản phẩm cụ thể: Gạo

Gạo được sản xuất chính ở 2 vùng châu thổ ĐBSH và ĐBSCL, được xuất khẩu và tiêu thụ trên cả nước Thị trường gạo được coi là ổn định, ta đã xuất khẩu trên 10 năm nay, với giá cả ổn định tuy không cao, thường bằng 70% giá gạo thế giới Gạo được xuất khẩu chủ yếu cho các nước Châu Á như Philipin, Inđônêxia, và các nước châu Phi, theo các hiệp định chính phủ Ở trong nước, thị trường không biến động nhiều trừ khi vào các dịp vụ thu hoạch,

Trang 4

giá có thể lên, giá gạo giao động 3.000 – 4.000 VND/kg và giá thóc giao động 1.700-1900 VND/kg

Trong những năm tới để đẩy mạnh thị trường gạo, cần tổ chức, xây dựng hệ thống thu mua, buôn bán gạo trong nước và xuất khẩu theo hướng có lợi cho người sản xuất Xây dựng trung tâm buôn bán gạo lớn ở những vùng sản xuất gạo hàng hoá tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và ĐBSH Xây dựng mạng lưới phân phối gạo thuận tiện tới vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và hải đảo Đảm bảo trên mọi vùng của đất nước người dân mua bán gạo thuận tiện, giá gạo hợp lý

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, củng cố vững chắc các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đã có (thông qua hội trợ, triển lãm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước) Đảm bảo cho gạo Việt Nam có thị trường xuất khẩu ổn định

Xây dựng trung tâm kiểm tra đánh giá chất lượng thông tin thị trường, cung cấp cho người sản xuất và người buôn bán thông tin thị trường gạo trong nước và thế giới, gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nước ta

Cà phê

Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu dành cho xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu chiếm đến trên 90% khối lượng sản xuất ra hàng năm, trong số đó có tới 99% là cà phê vối Số lượng cà phê xuất khẩu ngày càng tăng và đạt mức trên 400.000 tấn/năm (thời kỳ 1996 - 2000), riêng năm 2000 xuất khẩu 694 ngàn tấn

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tuy nhiều nhưng cũng quá dàn trải, chưa thật tập trung vào một số bạn hàng lớn, chưa ổn định về số lượng hàng xuất khẩu, về giá cả và bạn hàng, còn nhiều thị trường trung gian, chưa xuất được nhiều cà phê trực tiếp đến người tiêu dùng đích thực

Dự kiến sản lượng cà phê xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu thu được đến năm 2005 như sau: tổng sản lượng cà phê 757 ngàn tấn, tiêu dùng nội địa khoảng gần 70 ngàn tấn (9%), số còn lại được chế biến xuất khẩu

Nâng cao chất lượng cà phê để ổn định và tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Sỹ, Đức, Pháp, Italia và Anh Mở rộng thị trường cà phê cao cấp tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu khác Nối lại thị trường các nước SNG và Đông Âu cũ Khai thông thị trường Trung Quốc

Cần có hệ thống công ty chuyên chế biến và xuất khẩu Số lượng công ty không nên quá nhiều để tránh hiện tượng tranh mua tranh bán, xuất khẩu khó kiểm tra chất lượng và cũng không nên quá ít gây hiện tượng độc quyền, ép giá mua nguyên liệu của người sản xuất Quản lý chặt chẽ sản phẩm và nâng cao chất lượng cà phê

Giá thu mua nguyên liệu được định từ giá FOB xuất khẩu và Nhà nước cần thống nhất một giá chung, tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường

Giá bảo hiểm: dựa vào nguồn lợi thu từ thuế trong những năm giá thị trường thế giới lên cao để xây dựng giá thu mua nguyên liệu của người sản xuất trong những năm biến động mạnh về giá Cụ thể nên lấy giá trung bình của thị trường thế giới trong nhiều năm để quy về giá thu mua nguyên liệu trong nước

Hạt tiêu

So sánh với khối lượng sản xuất thì hạt tiêu xuất khẩu chiếm tới 90 - 95% tổng sản lượng Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đạt 140 triệu USD (xếp thứ 4 sau gạo, cà phê,

Trang 5

cao su) Đó là một thế mạnh mà Việt Nam đã và đang phát huy nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới

Bảng 3 Sản lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu 1996 - 2000

Sản lượng tiêu xuất khẩu (tấn) Năm

Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN

Bước đầu chúng ta thiết lập được kênh “xuất khẩu hạt tiêu” vào một số thị trường có nhu cầu lớn và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này có ®iều kiện tiếp cận, tìm hiểu các yêu cầu đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã của thị trường để sản xuất đạt chất lượng ngày một tốt hơn

Đẩy mạnh công tác tiếp thị những thị trường mới, để hạt tiêu Việt Nam cạnh tranh tốt, không bị ép giá Chủ động giữ vững những thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc ) để ký kết hợp đồng bán sản phẩm dài hạn vì hạt tiêu Việt Nam chiếm thị phần lớn

Tăng cường thông tin về thị trường giá cả thế giới, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo Để hạt tiêu Việt Nam có sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao, bền vững, cần thiết gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Cao su

Những năm 80 cao su thiên nhiên nước ta chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu, trong khoảng thời gian từ 1990 - 1994 thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Nam Á Từ năm 1995, cao su Việt Nam được xuất nhiều sang châu Âu nhưng tỷ lệ vẫn ở mức dưới 2% so với tổng nhập khẩu của khu vực này Thị trường Đông Bắc Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông rất có tiềm năng nhưng ta chỉ mới cung cấp được 1,5% tổng nhu cầu Thị trường Bắc Mỹ cũng có nhu cầu tới trên 1 triệu tấn cao su thiên nhiên nhưng cao su Việt Nam mới chiếm khoảng 0,02% Thị trường Nam Á có mức tiêu thụ cao nhưng tỷ lệ xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn chưa đến 4%

Thời gian qua xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc (chiếm tới trên 75% tổng lượng xuất khẩu) Chính vì vậy giá cao su Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường này Trên khía cạnh giá cả, trong thời kỳ 1997 - 2000 giá cao su bắt đầu giảm và đạt mức thấp nhất trong 30 năm qua, mức giá thấp kéo dài cho đến cuối năm 1999 mới có chiều hướng khôi phục Giá bán cao su 3L năm 1999 giao động từ 570 - 680 USD/tấn FOB đối với các hợp đồng chuyến

Chè

Sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và Đông Âu năm 1991, thị trường chè của Việt Nam ở đây bị mất, việc tìm kiếm thị trường mới rất khó khăn Cho đến đầu nam 1996, thị trường chè xuất khẩu đã dần dần được khôi phục và đến năm 1997 mở ra triển vọng mới Các nước nhập khẩu chè của ta là: I rắc, Libi, Angêri, Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hồng

Trang 6

Kông, Đài Loan, Mỹ Chè Việt Nam xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng chè bán trên thị trường thế giới và xuất khẩu rải rác sang hơn 30 nước trong khu vực và thế giới, chưa có bạn hàng lớn và ổn định Chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là chè đen, khối lượng chè xanh còn chiếm tỷ lệ thấp

Thị trường chè trong nước đang chiếm khoảng 1/3 sản lượng chè sản xuất, mức tiêu thụ chè hiện nay đạt khoảng 0,26 kg/người/năm Thị hiếu tiêu dùng chè rất đa dạng cả về chủng loại và cấp độ chất lượng Miền Bắc tiêu thụ chè xanh, miền Trung và miền Nam tiêu thụ chè gói, chè hương

Giá cả chè xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào biến động giá chè thế giới, nhưng không hoàn toàn tương đồng, do một phần khối lượng chè xuất khẩu của ta là xuất theo hiệp định trả nợ giữa hai nước.Giá chè của Việt Nam còn thấp hơn giá chè thế giới do chất lượng sản phẩm thấp, khối lượng ít, năng lực cạnh tranh của ngành hàng chè còn yếu

Việc thanh toán từ một số thị trường còn rất khó khăn, vừa chậm vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (Nga) hoặc ngân hàng của ta chưa có quan hệ giao dịch chính thức với ngân hàng của họ

Phương hướng: giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung cận đông, Nga và các nước Đông Âu và các khu vực khác, từng bước xâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ và châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan) trên cơ sở nâng cao chất lượng và giá cả cạnh tranh Khai thác mở rộng thị trường nội địa

Với mục tiêu đến năm 2005 sản lượng xuất khẩu đạt 80 nghìn tấn và thị trường trong nước đến năm 2005 tiêu thụ trong nước đạt 40 - 45 nghìn tấn/năm

Trong những năm tới cần tăng cường và mở rộng mạng lưới đại diện thương mại ở các nước, theo dõi nhu cầu, thị hiếu, thông tin, tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường chè Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần phải hết sức chú trọng chất lượng và vệ sinh thực phẩm để đảm bảo uy tín hàng Việt Nam và duy trì thị trường Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo uy tín chè Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như trong nước, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ việc giám định chất lượng chè xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu chè chất lượng thấp từ nhiều nguồn khác nhau Đối với thị trường trong nước cần mở rộng mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ, cải tiến bao bì, mẫu mã, sản phẩm hấp dẫn, độc đáo, tiện sử dụng Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu quảng cáo trên các phương tiện thông tin để người tiêu dùng hiểu được giá trị của sản phẩm chè Việt Nam Thị trường này tiếp cận dễ dàng và đỡ tốn chi phí xúc tiến thương mại, lại có hiệu quả kinh tế

Điều

Điều Việt Nam được xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới, hiện chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu điều thế giới, đạt tốc độ tăng bình quân 51,8%/năm Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu được 15.800 tấn nhân điều, sản lượng điều xuất khẩu năm 2000 đạt 35.800 tấn Sản phẩm điều nước ta được đánh giá có chất lượng cao và được chấp nhận ngày càng rộng trên thị trường thế giới Ngoài những thị trường cũ, có thể mở rộng thị trường điều ở các nước SNG và Đông Âu Với mức sản lượng nhập khẩu nhân điều của thế giới tăng khoảng 6%/năm, sản lượng nhập khẩu dự báo khoảng 200.000 tấn vào năm 2005

Giá nhân điều từ năm 1974 đến năm 2000 tăng bình quân 4%/năm, trung bình của thời kỳ này đạt 4.800 USD/tấn Năm 2000 giá điều đạt 4.900 USD/tấn Tuy nhiên trong năm 2001 giá điều giảm mạnh do ấn Độ (nước chiếm 45% thị trường điều thế giới) chào bán giá thấp Giá nhân điều giảm xuống chỉ còn 3.300 USD/tấn Dự báo giá điều xuất khẩu năm 2001 sẽ giao động ở mức 3.200-3.300 USD/tấn

Trang 7

Giá xuất khẩu điều giảm ảnh hưởng lớn đến giá điều thô Giá điều thô năm 2000 đạt 10.000-11.000đ/kg; năm 2001 chỉ còn 6.500-7.500 đ/kg, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người trồng điều Dự báo giá điều nhân xuất khẩu trong những năm tới sẽ biến động ở mức trên dưới 4.000 USD/tấn Giá mua hạt điều thô sẽ ở mức 8.500-9.000 đ/kg

Đến năm 2005 sản lượng điều ước đạt 157 ngàn tấn hạt điều, dự kiến đưa vào chế biến được 40 ngàn tấn nhân điều, xuất khẩu 90%, đạt 36 ngàn tấn Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130-144 triệu USD Dự kiến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 190-240 triệu USD Thị trường chính nhập khẩu điều của Việt Nam dự báo: Mỹ chiếm khoảng 30% thị phần; Châu Âu: 30%; Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực khoảng 40%

Tăng cường xây dựng năng lực Hiệp hội Cây Điều Việt Nam để giúp người trồng điều chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu điều hạt hiệu quả cao Tiếp theo, cần ổn định và mở rộng được thị trường nhập khẩu sản phẩm điều của nước ta qua việc nâng cao chất lượng Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm điều Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu điều khi có điều kiện

Quả

Với số dân sống ở các thành phố, đô thị khoảng 16 triệu người đang có nhu cầu tiêu dùng quả ngày càng tăng thì đây là thị trường ổn định và hứa hẹn Kết quả điều tra về nhu cầu quả ở thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, mức tiêu dùng quả tươi 40-50 kg/người/năm Vì vậy hàng năm các thành phố và đô thị tiêu dùng tới 600-700 ngàn tấn quả tươi các loại, riêng Hà Nội mỗi năm tiêu thụ vào khoảng 70-80 ngàn tấn quả tươi

Ngoài lượng sản xuất trong nước, ta còn nhập của nhiều nước trên thế giới, từ nhiều nguồn Quả nhập vào Việt Nam chủ yếu là các loại quả ôn đới, theo dự tính của Tổng cục Hải quan, mỗi năm nước ta nhập khẩu quả khoảng 2-3 vạn tấn, trong đó táo 8000 tấn, lê 3000 tấn, nho khô 340 tấn, giá trị nhập khẩu quả tới 5,71 triệu USD Ngoài ra còn luồng khác nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc như các loại cam, quýt, táo, lê với một số lượng khá lớn

Năm 1999 cả nước xuất khẩu khoảng 40 ngàn tấn quả tươi, một phần xuất khẩu tươi và một phần chế biến Trong số đó, khoảng 10.000 tấn (chủ yếu là xoài, vải) đựơc xuất sang thị trường Trung Quốc Sản phẩm xuất khẩu chính là dứa, chuối, xoài, vải và thị trường chính là Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc qua đường phi mậu dịch

Xu hướng tiêu thụ trong thời gian tới: Nhu cầu trong nước đang tăng nhanh Theo dự báo dân số đến năm 2010 nước ta sẽ có 85 triệu người và dân số đô thị sẽ là 31 triệu người Tính toán của các chuyên gia, với mức phấn đấu đến năm 2010 lượng nhu cầu quả mỗi năm trên đầu người có 80-100 kg quả Theo số liệu dự báo đến năm 2010, khách Quốc tế vào du lịch ở nước ta sẽ có 8 triệu lượt người Nhu cầu về quả đến năm 2010 là 7,6 triệu tấn; riêng cho dân đô thị và khu công nghiệp 2,4 triệu tấn quả tươi các loại

Các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, cần sản xuất nhiều loại sản phẩm với chất lượng tốt và giá cả phải chăng để thay dần các đồ uống pha chế công nghiệp Các sản phẩm quả chế biến, đóng hộp, đóng lọ sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều do nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hướng công nghiệp Nhu cầu quả sạch cũng sẽ tăng nhanh trong thập kỷ tới, người tiêu dùng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, nhất là các tiêu chuẩn về quả sạch

Về xuất khẩu, hiện tại ta chưa có thị trường xuất khẩu quả và các sản phẩm chế biến từ quả ổn định và quy mô lớn Những năm tới, vấn đề tiếp thị để tạo lập thị trường xuất khẩu là vấn đề quan trọng nất của ngành sản xuất quả ở nước ta Những thị trường xuất khẩu quả nước ta có thể xâm nhập được là: Nga, Trung Quốc, Nhật, Mỹ và Châu Âu Sản phẩm có thể xuất khẩu khối lượng tương đối lớn là: dứa lát, chuối tươi, vải, nhãn, xoài, thanh long, măng

Trang 8

cụt, bơ Các loại quả đặc sản và các loại quả, nước quả chế biến đưa kim ngạch xuất khẩu quả và các sản phẩm chế biến từ quả của nước ta lên 350 ngàn USD/năm

Với chiến lược trong những năm tới là về tiêu thụ trong nước: nhu cầu tiêu thụ nội địa quả tươi và quả chế biến dự kiến tăng nhanh do thu nhập tăng và dân số tăng, hơn nữa do cây trồng có vụ thu hoạch, giá quả sẽ giảm đáng kể trong vụ thu sẽ làm tăng nhu cầu nội địa, nhu cầu tiêu dùng dự kiến tăng 10% năm (tăng từ 48kg/người/năm hiện nay kên 58 kg/người/năm vào năm 2005), nhu cầu nội tiêu đạt 5 triệu tấn vào năm 2005 Cần tổ chức tốt mạng lưới thu mua, bán buôn, vận chuyển phân phối sản phẩm quả cho nhu cầu nội tiêu thuận tiện, khoa học, xây dựng ở các vùng, tỉnh, huyện một số trung tâm buôn bán tiêu thụ quả lớn

Xuất khẩu: thị trường thế giới về cây ăn quả nhiệt đới còn nhỏ, được dự báo phát triển nhanh làm tăng khả năng mở rộng xuất khẩu cây ăn quả của Việt Nam Vấn đề trước hết cần phải nâng cao chất lượng quả của Việt Nam, cải tiến bao bì, xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến, kho lạnh, phương tiện vận chuyển, cải tiến thủ tục xuất khẩu Dự kiến đến năm 2005 sản lượng quả tươi xuất khẩu nước ta đạt 100 ngàn tấn; quả chế biến 20 ngàn tấn Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD vào năm 2005

Thịt lợn

Đối với thị trường sản phẩm này, tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu như thị trường Nga (dự đoán đến năm 2010 hàng năm Nga phải nhập khẩu 50 - 70 vạn tấn, duy trì và phát triển thị trường này), thị trường Hồng Kông, (các doanh nghiệp Việt Nam phải giữ chữ tín và phát triển ổn định), thị trường Singapore và Malaysia sẽ là thị trường tiềm năng, cần phải giữ và phát triển ổn định Bên cạnh đó, chú ý các thị trường khác như thị trường Nhật bản: là thị trường khó tính, nhưng có nhu cầu lớn, thịt nhập khẩu hàng năm : 70 - 80 vạn tấn thịt các loại Chúng ta cần phấn đấu xuất khẩu thịt vào thị trường này; thị trường Nam Trung Quốc: cũng sử dụng nhiều lợn sữa bằng đường xuất khẩu tiểu ngạch, vì chất lượng lợn sữa của ta tốt, phù hợp khẩu vị của người Trung Quốc; thị trường các nước Đông Nam á là thị trường gần, lợi thế vận chuyển hơn một số các nước khác, giá cả có lợi hơn, tiêu thụ số lượng lớn hơn

Đối với sản xuất cần xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu theo hướng sản xuất hàng hoá thông qua áp dụng công nghệ và kỹ thuật cao về giống, thú y, thức ăn công nghiệp với quy mô lớn hơn để hạ giá thành sản phẩm Nhà nước cần có chính sách trợ giá thịt xuất khẩu Nhiều cơ sở quốc doanh hoặc tư nhân làm xuất khẩu thịt cần tổ chức thành hiệp hội Vì vậy hiện nay các doanh nghiệp quốc doanh, cũng như tư nhân cần phải ý thức được đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữa vững thị trường, ổn định giá cả

Tuy nhiên, những thị trường này yêu cầu chất lượng cao hơn, vệ sinh thú y nghiêm ngặt hơn,

vì vậy cần sớm ký các hiệp định thú y với các nước láng giềng này để tạo điều kiện pháp lý cho các doanh nghiệp bán thịt

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Với nhiều lý do khác nhau, diện tích rừng đã giảm xuống từ 14,0 triệu ha, năm 1945 xuống còn 9 triệu ha, trong đó có 8 triệu ha rừng trồng và 1 triệu ha rừng tự nhiên Rừng có ý nghĩa về môi trường song còn có ý nghĩa về văn hoá, phong tục đối với vùng sâu vùng xa, phần lớn dân cư là dân tộc thiểu số Hàng năm rừng được khai thác để cung cấp cho ngành giấy, sản xuất đồ gỗ gia dung, đồ thủ công mỹ nghệ, Thị trường gỗ, gỗ chế biến và lâm đặc sản trong nước và thế giới đều tăng liên tục Trong nước hàng năm nhu cầu gỗ trụ mỏ là 200 nghìn m3, gỗ nguyên liệu giấy có thể tới 5 triệu m3 và khối lượng lớn gỗ cho nhu cầu xây dựng, gia dụng

Nươc ta cũng nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước trong đó Lao, Indonesia và Malaysia, để sản xuất các sản phẩm gỗ, gỗ ván dăm, ván xẻ, đồ gia dụng cao cấp

Trang 9

Sản phẩm gỗ chế biến (hàng mộc ngoài trời, hàng mộc trong nhà), ván sàn để ốp trần, tường , sản phẩm gỗ mỹ nghệ, mây tre của nước ta được nhiều nước ưa chuộng Năm 1998, ta xuất khẩu được 120 triệu USD, trong đó, 90 triệu USD là từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 30 triệu USD là từ gỗ Năm 1999, xuất khẩu lâm sản đạt 240 triệu USD Khả năng đến năm 2010, các mặt hàng lâm sản đạt kim ngạch 1 – 1,5 tỷ USD

Trong thập kỷ tới, tiếp tục thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, mỗi năm đạt khoảng 450 – 500 nghìn ha rừng Thực hiện cơ chế giao đất, giao rừng cho người sản xuất, tiếp tục giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất các loại cây có thị trường, đem lại thu nhập cao như keo lai, xà cừ, chàm (ĐBSCL), tre trúc,

Thực hiện chương trình ván nhân tạo để giảm hẳn nhập khẩu gỗ ép của nước ngoài Sau khi đưa các nguyên liệu gỗ ép MDF và gỗ ván dăm Thái Nguyên vào hoạt động sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm mở rộng ra cả nước Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng dây chuyền công nghệ nhỏ, khai thác mọi sản phẩm, gắn với vùng nguyên liệu để chế biến bột giấy, giấy, đồ gỗ, cho thị trường trong nước và xuất khẩu Tóm lại thị trường nông lâm sản của nước ta trong những năm tới khó khăn thuận lợi cũng như thách thức rất lớn, đặc biệt sức cạnh tranh của nông lâm sản trên thị trường thế giới, các mặt hàng xuất khẩu của ta có thế mạnh và tiềm năng lớn cần được Nhà nứoc hỗ trợ và tạo điều kiện thúc đẩy trên sản xuất, xúc tiến thương mại và đầu tư như ngành lúa gạo, chè, cà phê, và cao su, quả, thịt lợn, gỗ và sản phẩm từ gỗ các mặt hàng khác thay thế nhập khẩu chúng tôi không đề cập ở đây là mía đường, bông, Những chính sách chung nhất đề cập ở đây là tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin thị trường, tạo mạng lưới đại lý trong nước và hỗ trợ xuất khẩu, giảm chi phí thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng nông lâm sản sẽ mở ra những tiếm năng lớn cho tiêu thụ nông lâm sản của Việt nam

Trang 10

Tài liệu tham khảo

1 NIAPP Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 2 NIAPP Chuyên san thị trường nông lâm sản các số 1 – 9, 2001 đến 2003 3 N T.Kim Thị trường gạo tại các vùng ĐBSH và ĐBSCL

4 TCTK Niên giám thống kê các năm 2001, 2003

Ngày đăng: 01/11/2012, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w