1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005

18 296 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 31,24 KB

Nội dung

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005. I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010. Chuyển nhanh theo những lợi thế, khai thác mọi tiềm năng sẵn có, khai thác thế mạnh của từng vùng, tạo ra sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế, xã hội cao, thực hiện cơ cấu kinh tế theo hướng Nông nghiệp-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ du lịch. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển chăn nuôi, rau quả tươi, cây công nghiệp, giữ vững diện tích lúa, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu tăng lên của dân số, quan tâm phát triển các cây lương thực có giá trị kinh tế cao cùng với phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng nhanh công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, các nghề thủ công truyền thống như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến đồ mộc, cơ kim khí, thủ công mỹ nghệ để tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội, trước hết là: Thuỷ lợi, điện, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch, trường học, bệng viện, trạm y tế xã. Hình thành các khu đô thị mới, thị trấn thị tứ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất dịch vụ khu công nghệ cao Hoà Lạc, đại học Quốc Gia được xây dựng. Tiếp tục sự nghiệp giáo dục, y tế, phổ cập trung học cơ sở vào năm 1999. Tiến tới phổ cập PTTH vào năm 2010. Làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, từng bước giải quyết tốt vấn đề xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, bảo vệ môi trường, kỷ cương pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005. 1. Quan điểm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: - Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, những năm tới huyện Thạch Thất cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ nhanh hơn. Vì vậy cần được triển khai rõ hơn từ nhận thức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. - Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp dựa vào nguồn lực hiện có, bao gồm: Lợi thế so sánh, tài nguyên đất đai, lao động, làng nghề hạ tầng cơ sở, thực hiện gắn vùng nguyên liệu để tiến hành phát triển công nghiệp nông thôn, từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm huy động tối đa nguồn lao động nông thôn làm sản xuất công nghiệp. - Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phải coi trọng đến môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo mọi quyền lợi cần thiết cho người lao động. - Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp theo hướng khuyến khích thành lập các xí nghiệp vừa nhỏ, các HTX tổ HTX các hộ tư nhân đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển các loại hình sản xuất chế biến nông, lâm sản, cơ kim khí, du lịch làng nghề, may mặc các làng nghề truyền thống theo hướng “Hình thành các cụm điểm công nghiệp tập trung (trước mắt ưu tiên hình thành cụm điểm cho các loại hình sản xuất ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng)”. - Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phải tranh thủ đi vào công nghệ tiên tiến, phù hợp với khả năng thực tế nhằm thu hút nhiều lao động ổn định sản xuất. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh giữ được thị phần trong nước, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu. Trên cơ sở thống nhất các quan điểm phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005 nhằm phấn đấu thực hiện các mục tiêu cũng như phương hướng phát triển trong tương lai cần thấy rõ các thuận lợi khó khăn sau: * Thuận lợi: - Có đường lối phát triển công nghiệp hoa, hiện đại hoá của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng các chủ trương chính sách mới của Đảng Nhà nước từng bước hoàn thiện trên các lĩnh vực về tổ chức bộ máy quản lý, về thuế các chính sách khác nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển. - Cấp uỷ đảng từ cơ sở đến huyện tỉnh đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.Từ đó quyết tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. - Đội ngũ cán bộ từ cơ sở đến các ban ngành của huyện đã có vốn kinh nghiệm qua 15 năm vận hành theo cơ chế quản lý kinh tế mới. - Huyện có lợi thế về vị trí địa lý: Gần thị trường lớn là thủ đô Hà Nội, tăng từng bước hình thành khu công nghệ cao, khu đại học Quốc Gia, là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Ngoài ra còn các lợi thế rất cơ bản: Là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thống đang phát huy mạnh có đội ngũ lao động lành nghề, rất đa dạng phong phú. * Khó khăn: - Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển không đồng đều. - Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp có xuất phát điểm thấp. - Lực lượng sản xuất những năm qua phát triển nhanh, trong khi các quan hệ sản xuất chưa kịp chuyển đổi đang để lại nhiều tồn tại cần phải khắc phục như giải quyết ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; giải quyết những bất cập về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm để bảo vệ sản xuất bảo vệ người tiêu dùng, ngoài ra còn giải quyết các chế độ bảo vệ người lao động…Trong bộ máy quản lý còn nhiều yếu kém; đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo lại. - Chưa tìm được thị trường nước ngoài để trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. 2. Phương hướng. Chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Trong phương hướng chung phát triển kinh tế xã hội của huyện nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo an toàn lương thực đồng thời thúc đẩy các ngành khác phát triển. Song song với phát triển nông nghiệp của huyện thì việc tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ là hết sức quan trọng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu chung của cả nước. Tiếp tục phát triển sản xuất chế gỗ ở Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu, Phùng Xá, Hương Ngải,…Chế biến soong, mây, tre giang đan ở Bình Phú, Chàng Sơn, Thạch Xá, Cần Kiệm, Hạ Bằng,…theo hướng sản xuất các sản phẩm truyền thống, ưu tiên chế tác các sản phẩm “tinh” có thị trường tiêu thụ trong nước. Từng bước đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu: + Xã Chàng Sơn: Chú trọng đến chế biến các loại lâm sản để sản xuất các loại sản phẩm “tinh” như mộc, điêu khắc, khảm chai, các sản phẩm nội thất soong, mây các sản phẩm tiêu dùng quạt the, quạt giấy, đũa tre. ưu tiên đầu tư công nghệ tiên tiến để sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu. + Xã Hữu Bằng: Tiếp tục chế biến gỗ để sản xuất các sản phẩm mộc thông dụng, phần lớn sử dụng ván nhân tạo phun sơn. + Xã Phùng Xá: Hướng chính chế biến gỗ tạo ra các bán thành phẩm để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh như cày bừa, xe cải tiến, ván sàn, cán cuốc, cán xẻng,… + Xã Bình Phú: Coi trọng đầu tư công nghệ sản xuất, không ngừng cải tiến mẫu mã để phát triển mạnh sản phẩm mây, tre, giang đan, có thêm nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu. + Các xã khác: Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải,…tập trung sản xuất các sản phẩm đang có trên thị trường, hướng chính phát triển sản phẩm mộc nộ thất, mây giang đan. Khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi để có nhiều hộ dân đầu tư vào sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các nghề thủ công truyền thống. Do hiện nay trên địa bàn huyện các doanh nghiệp quốc doanh ít nên vì vậy trong những năm tới cần đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế quốc doanh trong huyện cũng như thuê địa điểm trên địa bàn huyện phát triển để góp phần tạo thêm việc làm cho nhân dân tăng thu ngân sách cho huyện. Đối với chế biến lương thực thực phẩm cần tạo môi trường thuận lợi để nhiều hộ đầu tư mô hình sản xuất nguyên liệu tập trung “trang trại”. Hình thành khu đô thị mới, thị trân, thị tứ để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất dịch vụ khu công nghệ cao Hoà Lạc đại học Quốc gia được xây dựng. 3. Mục tiêu phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đến năm 2005. 3.1. Các mục tiêu chủ yếu. Mục tiêu sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất đến năm 2001 đạt giá trị là 116.536 triệu đồng, trong đó quốc doanh là 10.350 triệu đồng. Đến năm 2005 đạt giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 209.862 triệu đồng; trong đó,quốc doanh là 18.704 triệu đồng. + Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 16%. + Cơ cấu sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong GDP là 32,7%. -Phấn đấu 1005 số làng trong huyện có nghề. Trong đó 20% làng đạt tiêu chuẩn làng nghề (có phụ lục kèm theo). -Các cơ sở sản xuất ở thời điểm cuối năm 2005 dự kiến: + 10 HTX sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. + 12 tổ hợp tác. + 35 công ty TNHH. + Số hộ sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: 14.100 hộ (mỗi làng nghề mới có 150 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). - Sớm hình thành một cụm công nghiệp của huyện 6 điểm công nghiệp của các xã có nghề thủ công truyền thống để tạo đà phát triển các điểm công nghiệp ở các xã còn lại với các ngành nghề mới vào cuối năm 2005. chương trình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 2001-2005: Tên các chương trình sản xuất Năm 2001 Năm 2005 Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị sản lượng (triệu đồng) T ỷ lệ ( % ) + Sx mộc, chế biến lâm sản 48.670 41,7 85.123 40 ,6 + Sx cơ kim khí 33.251 28,5 58.153 27 ,7 + Sx vật liệu xây dựng 20.050 17,2 35.066 16 ,7 + Chế biến LTTP 7.605 6,5 13.302 6, 4 + Dệt may 960 1 2.080 1, 0 + Các chương trình Sx khác 6000 5,1 16.138 7, 6 3.2. Một số mục tiêu riêng. a. Chế biến lâm sản sản xuất đồ mộc: * Các cơ sở sản xuất: Tính đến cuối năm 2000 trên địa bàn huyện có các lực lượng tham gia chế biến lâm sản sản xuất đồ mộc gồm: - 3.195 hộ; trong đó, xã Tràng Sơn trên 80% số hộ tham gia. - 3 HTX - 1 công ty trách nhiệm hữu hạn + Dự báo đến năm 2005 sẽ có: 8.000 hộ, 7 HTX, 3 công ty. Ngoài ra khu công nghiệp Phú Cát của tỉnh có một số cơ sở sản xuất ván nhân tạo công suất 15.000 m 3 /năm. Đặc biệt có một lực lượng khá mạnh phải kể tới 15 xã có làng nghề chế biển lâm sản sản xuất đồ mộc. + Dự báo nguồn nguyên liệu đến 2005: Trong tương lai gỗ cây khai từ rừng xẽ ít dần do Nhà nước đóng cửa rừng. Tuy nhiên lượng gỗ khai thác từ Sơn La, Hoà Bình, Hà Tĩnh vận chuyển ra với mức độ cung ứng như thời gian qua xẽ đáp ứng đủ cho sản xuất chế biến, mặt khác các cơ sở sản xuất đồ mộc đã sử dụng một lượng gỗ ván nhân tạo tương đối lớn khá phổ biến, nguyên liệu mây tre chủ yếu khai thác tại chỗ. Do vậy, nguồn nguyên liệu để chế biến lâm sản đồ mộc những năm tới khá phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Từ phân tích trên, đưa ra mục tiêu của chương trình là: Phấn đấu đạt giá trị sản lượng chế biến lâm sản sản xuất đồ mộc: - Năm 2001: 48.670 triệu đồng. - Năm 2005: 85.125 triệu đồng. - Tốc độ tăng bình quân: 15,4%. Mục tiêu chi tiết: Chương trình Sx mộc, chế biên lâm sản Giá trị Sx 2001 (triệu đồng) Giá trị Sx 2005 (triệu đồng) - Tổng giá trị Sx mộc, chế biến lâm sản 48.670 85.123 Trong đó: + Xã Chàng Sơn 17.000 32.300 + Xã Hữu Bằng 8.500 16.150 + Xã Canh Nậu 6.300 11.025 + Xã Phùng Xá 4.500 7.875 + Các xã khác 12.370 17.773 b. Sản xuất cơ kim khí: * Dự báo nguồn nguyên liệu: - Nguyên liệu phục vụ cơ kim khí trên địa bàn những năm tới ổn định, nhiều hộ đã thực hiện nhập thép tấm với hình thức nhập uỷ thác với số lượng lớn. Đặc biệt ngay tại địa bàn huyện đã có các hộ đầu tư lò nung thép tận dụng sắt thép phế liệu. - Thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm như bản lề, hoa cửa, cửa xếp có mặt hầu hết trên khắp địa bàn của đất nước trụ vững ở những thị trường khó tính có mức tiêu thụ lớn như Hà Nội các thành phố lớn. Những năm tới, khả năng vẫn duy trì giữ vững được thị trường cho các sản phẩm cơ khí. - Các cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu ở các xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Tràng Sơn một số xã khác, trong đó làng Vĩnh Lộc- xã Phùng Xá có trên 70% số hộ sản xuất cơ kim khí. Mục tiêu phấn đấu 2001 đạt giá trị sản lượng 33.251 triệu đồng, đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng 58.153 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân 14,8%. Mục tiêu chi tiết: Sx cơ kim khí Năm 2001 (triệu đồng) Năm 2005 (triệu đồng) - Xã Phùng Xá 24.098 43.376 - Xã Hữu Bằng 6.860 12.005 - Xã Chàng Sơn 500 850 - Các xã khác 1.793 1.922 Cộng: 33.251 58.153 c. Sản xuất vật liệu xây dựng: * Dự báo chung: - Những năm tới sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất gạch nung. Trong đó nung tuynen ngày càng chiếm ưu thế. Nung than thủ công sẽ giảm dần do tính bức xúc về quản lý môi trường, do lực lượng nông nhàn có thể tìm được các công việc khác hiệu quả hơn. Còn các lợi vật liệu khác như gạch ba vanh, hoa xi măng, đá ong, . . . cũng phát triển song mức độ không lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng. - Thị trường trong vùng khu vực trong những năm tới yêu cầu số lượng ngày càng cao do tập trung xây dựng khu công nghệ cao, khu công nghiệp Phú Cát, chuỗi đô thị Xuân Mai-Hoà Lạc-Miếu Môn, . . . - Cơ sở sản xuất hiện có: Cơ sở quốc doanh có hai đơn vị là xí nghiệp gạch Cẩm Thanh nghiệp gạch Tiến Thành. Ngoài ra có rất nhiều cơ sở sản xuất với loại hình thô sản xuất ở các xã trong huyện. * Mục tiêu: - Phấn đấu thực hiện tổng giá trị sản lượng các loại vật liệu đến năm 2005 đạt 35.000 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân 14,9%. d. Chế biến lương thực thực phẩm: * Các cơ sở sản xuất: Những năm qua cơ sở sản xuất chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn huyện, chủ yếu thuộc loại hình “hộ kinh doanh”, sản xuất các loại sản phẩm chè lam, mứt kẹo ở Thạch Xá, Hữu Bằng, Chàng Sơn; bột sắn, chè uống ở vùng đồi gò, xay sát gạo ở các xã trong huyện. Tuy nhiên tình hình sản xuất mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương với chất lượng sản phẩm ở mức giản đơn. Về tương lai lâu dài nhu cầu chế biến lương thực thực phẩm sẽ tăng mạnh về sản lượng hiện vật chất lượng sản phẩm. Vì vậy những năm tới, huyện Thạch Thất khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư các dây truyền công nghệ tiên tiến có công suất vừa nhỏ. Dự báo những năm tới sẽ kêu gọi đầu tư 2 dự án chế biến nông sản (chế biến chè, 1 chế biến nước quả vào cụm công nghiệp của huyện). * Dự kiến sản lượng hiện vật đặc trưng: - Xay sát gạo: Năm 2001 là 51.000 tấn, năm 2005 là 57.000 tấn. - Chè lam: Năm 2001 là 12.000 kg, năm 2005 là 20.000 kg. * Mục tiêu: Phấn đấu thực hiện toàn bộ giá trị chế biến lương thực thực phẩm đạt 7.605 triệu đồng năm 2001; 13.302 triệu đồng vào năm 2005. Mục tiêu chi tiết: Cơ sở Sx chế biến LTTP Năm 2001 Năm 2005 - Xã Hữu Bằng 1.860 3.250 - Xã Đại Đồng 920 1.610 - Xã Canh Nậu 700 1.225 - Thị trấn Liên Quan 480 840 - Xã Chàng Sơn 450 787 - Xã Bình Phú 450 788 - Xã Thạch Xá 280 490 [...]... đồng vào năm 2005 III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005 1 Một số giải pháp chung 1.1 Về quy hoạch, kế hoạch: Do áp lực về việc làm, về đời sống, về môi trường sinh thái tại các làng nghề, về trật tự an toàn giao thông, xã hội đặc biệt là các khu công nghiệp kỹ thuật cao của nhà nước sẽ hình thành trong tương lai tại điạ bàn Nên huyện Thạch Thất đã có các giải. .. trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Chú trọng điều chỉnh kinh tế phù hợp để lãnh đạo chỉ đạo có hiệu quả trên các mặt quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý chuyên ngành, kiện toàn bộ máy, đào tạo bộ máy cán bộ đảm bảo đủ năng lực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Tăng cường công tác kiểm tra sản... nông thôn ở nước ta chủ yếu là phát triển nông nghiệp với trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật thấp, ngành công nghiệp ít phát triển, các nghề thủ công truyền thống có lợi thế phát triển vẫn chưa được đầu tư đúng mức Nên đề tài này xẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thấttỉnh Hà Tây phát triển đúng với tiềm năng của nó * Kiến nghị tỉnh trung ương: - Nghiên cứu cơ... khép kín các công đoạn sản xuất sản phẩm “tinh” Vì thực tế các xã đang phải thuê thợ khảm trai để làm các sản phẩm mộc tinh 2.2 Sản xuât cơ kim khí: - Phòng công nghiệp tranh thủ hỗ trợ của Sở Công nghiệp hoàn thành quy hoạch điểm công nghiệp cơ khí Phùng Xá để tiếp tục triển khai các điểm công nghiệp khác phòng địa chính hướng dẫn giúp UBND các xã hoàn thành thủ tục cấp đất cho các điểm công nghiệp phù... thời gian thuận tiện lựa chọn các hình thức vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn - Các phòng chức năng giúp các xã có làng nghề phát triển lập các dự án khả thi về cụm điểm công nghiệp để vay vốn có hiệu quả - Vừa khuyến khích, vừa tranh thủ các tổ chức cá nhân trong ngoài nước có vốn đầu tư xây dựng các dự án xây dựng sản xuât công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện 1.6 Về công tác quản... bàn Nên huyện Thạch Thất đã có các giải pháp lập dự án quy hoạch cụm hoặc điểm Công nghiệp (chủ yếu là điểm công nghiệp) Nội dung của dự án nhằm xác định ngành nghề sản xuất, quỹ đất cho sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đến năm 2005, quỹ đất bố trí từng năm sẽ được dự án đề cập cụ thể trên cơ sở số liệu điều tra, dự kiến diện tích cho một điểm công nghiệp ở mỗi xã nhiều nhất là 10 ha 1.2 Về... lợi để địa phương giành quỹ đất quá trình xây dựng cụm, điểm công nghiệp, (chính sách đền bù thu hồi đất, cơ chế đầu tư xây dựng cum, tỉ lệ điều tiết từ các doanh nghiệp) - Có kế hoạch hỗ trợ xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng sử lý môi trường khu trung tâm đầu mối cho các cụm, điểm công nghiệp - Các dự án sản xuất công nghiệp do tỉnh bố trí xây dựng tại địa bàn huyện đề nghị tỉnh duyệt phương án... cụ thể về thời gian tăng cường kiểm soát chặt chẽ 2.4 Chế biến lương thực thực phẩm: - Gắn chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để làm rõ vung sản xuất nguyên liệu từ đó xác định cơ sở chế biến cần thiết bố trí quỹ đất cho công nghiệp chế biến - Các xã ven đường Láng-Hoà Lạc, ven đường 32, 21 A các trục tỉnh lộ cần xác định quỹ đất để kêu gọi đón các dự án chế... hiện có + Đường liên thôn, xóm phục vụ sản xuất nông nghiệp do xã huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn thuế nông nghiệp để lại,…để tổ chức duy tu bảo dưỡng phục vụ giữ vững chất lượng đường xã trong quá trình khai thác - Công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp xây dựng mới: Định hướng mục tiêu xây dựng: Tranh thủ các nguồn do Nhà nước, tỉnh trung ương hỗ trợ các nguồn khác do nhân dân... các nguồn khác do nhân dân đóng góp, do ngân sách xã, thị trấn ngân sách huyện bố trí nhằm đạt mục tiêu đến năm 2005 hoàn thành: + Phấn đấu thi công song các tuyến Phú Kim-Canh, Dị Nậu; tuyến Bình YênĐồng Trúc, tuyến Thạch Xá-Tây Phương- Hạ Bằng một số đoạn tuyến nôi từ quốc lộ, tỉnh lộ tới cụm dân cư, các đoạn, tuyến vào cụm điểm công nghiệp + Các tuyến liên thôn, xã do các xã huy động, nguồn vốn . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005. I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI. lên 2.080 triệu đồng vào năm 2005. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005. 1. Một số giải pháp chung. 1.1 Về quy

Ngày đăng: 26/10/2013, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Sớm hình thành một cụm công nghiệp của huyện và 6 điểm công nghiệp của các xã có nghề thủ công truyền thống để tạo đà phát triển các điểm công nghiệp  ở các xã còn lại với các ngành nghề mới vào cuối năm 2005. - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP  TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005
m hình thành một cụm công nghiệp của huyện và 6 điểm công nghiệp của các xã có nghề thủ công truyền thống để tạo đà phát triển các điểm công nghiệp ở các xã còn lại với các ngành nghề mới vào cuối năm 2005 (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w