Khắc phục khó khăn sinh viên

28 422 0
Khắc phục khó khăn sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản trị nhân lực

Mục lục Trang LỜI NÓI ĐẦU 2 1.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 3 2. Đối tượng nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 Chương 1: Cơ sở lí luận 5 1.1 Các khái niệm 5 1.2 Phân loại những khó khăn của sinh viên 6 1.3 Một số đặc điểm tâm lí của sinh viên 6 Chương 2: Thực trạng khó khăn của sinh viên 9 2.1 Thực trạng 9 2.1.1 Khó khăn về tài chính 9 2.1.2 Môi trường đào tạo 9 2.1.3 Bản thân-gia đình 11 2.2 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của sinh viên 18 Chương 3: Giải pháp khắc phục khó khăn cho sinh viên 21 3.1 Về phía gia đình 21 3.2 Về phía xã hội, các cơ quan chức năng 21 3.3 Về phía nhà trường 22 3.4 Về phía sinh viên 23 Kết luận 27 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, ranh giới giữa cái tốt-cái xấu, thành công-thất bại, khó khăn- thuận lợi dường như không khó xác định, nhưng phải làm gì và làm như thé nào để thành người tốt,để thành công,và biến khó khăn thành thuận lợi thì lại vô cùng khó khăn. Một đất nước trong trong quá trình phát triển, luôn gặp phải rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Phải làm gì để khắc phục những khó khăn đó luôn là những vấn đề nhức nhối của các nhà chức trách trong nhiều năm qua. Hiện nay Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Đây là một quá trình khó khăn, đầy thử thách, mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu khả quan: tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với những năm trước 7,24%; nạn thất nghiệp giảm bớt, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng như mặt lượng. Và trong giai đoạn phát triển này thì không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là vận mệnh mệnh của đất nước vì vậy muốn đất nước phát triển thì nguồn lực tương lai_sinh viên phải vững mạnh. Song hiện nay sinh viên đang gặp phải rất nhiều khó khăn để phát triển về mọi mặt. Do vậy cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm bớt những khó khăn giúp sinh viên học tập tốt và phát triển toàn diện. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn để giải quyết khó khăn cho sinh viên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp khắc phục khó khăn cho sinh viên” làm đề tài nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn. Mọi ý kiến đóng góp ,thắc mắc xin gửi về địa chỉ mail: nguyenduyen22698@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 2 1.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn những khó khăn của sinh viên, bài tiểu luận hướng tới những mục đích cụ thể sau: ▪ Hệ thống những vấn đề của sinh viên. ▪ Phân tích đánh giá thực trạng khó khăn của sinh viên. ▪ Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn cho sinh viên. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận hướng tới đối tượng nghiên cứu là các khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập và ngoài xã hội của sinh viên. -Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước. 3.Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Định tính - Nguồn dữ liệu :  Thông tin thứ cấp từ các số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng( trang Tai liêu.vn, báo Dân trí, báo Pháp luật,các trang tailieu.vn updatebook.vn…). 3  Số liệu sơ cấp: thông tin từ bản (cuộc) điều tra một số sinh viên tại các trường đại học như: Đại học Thủy Lợi. Kinh Tế Quốc Dân,Ngân Hàng . 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Trên cơ sở lí luận: Đưa ra cơ sở lí luận về những vấn đề, khúc mắc của sinh viên - Trên phương diện thực tiễn: Tìm ra nguyên nhân , lí giải vì sao tồn tại những khó khăn đó, từ đó đưa ra một số giải pháp giảm bớt những khó khăn, nỗi lo của sinh viên,để họ tập trung học hành,nâng cao chất lượng giáo dục,năng lực của “đất nước tườn lai”. 4 Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1 Các khái niệm ♦ Sinh viên: là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong gai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động kĩ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên luôn là lực lượng năng động, sáng tạo và là nguồn nhân lực được đào tạo với trình độ cao của xã hội. Mỗi thế hệ thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng đều thuộc về một nền văn hóa xã hội lịch sử nhất định. Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực hiện vị thế, vai trò xã hội mà họ đảm nhiệm. Đồng thời, họ cũng là lớp người đóng góp những sáng tạo mới, phát triển lịch sử. Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ tri thức tương lai. Họ là lớp người có văn hóa cao và có nhiều điều kỉện đón nhận những thông tin về tư tưởng, koa học kĩ thuật, văn hóa và được tập trung ở những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. V.I.Lênin đã đánh giá sinh viên là: bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trìn độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế- xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của giáo dục đại học, đội ngũ sinh viên có nhiều biến đổi về định hướng giá trị, lối sống, nhu cầu, nguyện vọng. Sinh viên đại học chủ yếu ở lứa tuổi 17-18 đến 25-26, là lứa tuổi đang trưởng thành về xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách. ♦Khó khăn: chỉ là những cảm giác của con người về một sự vật, sự việc mà những việc đó tưởng chừng như chúng ta không thể vượt qua nổi. 5 1.2 Phân loại những khó khăn của sinh viên. ●Trong cuộc sống: - Về mặt vật chất: Vật chất là tất cả các thứ xung quanh con người, tồn tại dưới dạng hiện vật, mà hàng ngày con người tiếp xúc, có thể sờ được, cảm nhận được. Nó thể hiện về mặt tài chính, trang thiết bị, nhu cầu ăn uống, đi lại . - Về mặt tinh thần: Tinh thần không tồn tại dưới dạng hiện vật, nó thể hiện trong cuộc sống tâm tư, tình cảm, cảm xúc của con người. Biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với nhau, các phong tục tập quán . ●Trong học tập: Học tập là một quá trình trau dồi, tiếp thu kiến thức về mọi mặt, rèn luyện để nâng cao các kĩ năng hoàn thiện bản thân. 1.3 Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên. • Hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là họ có thể hoạt động trí tuệ tập trung, căng thẳng, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự phối hợp của nhiều thao tác, tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp… Hoạt động nhận thức gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp cho suốt quát trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Xu hướng của sinh viên có những nết nổi bật: đó là nghề nghiệp tương lai trở thành niềm mong ước, sự kỳ vọng, lý tưởng, động cơ, mục đích cơ bản nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống và mọi hành động của sinh viên. Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi sinh viên được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ thể hiện ở tính nhạy bén cao độ, khái niệm giá trị và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm đã có và những tri thức khoa học tiếp thu trong quá trình học tập ở đại học. Hình thành năng lực tư duy logic, tư duy khoa học và phương pháp là việc trí óc, lao động sáng tạo trí tuệ. 6 • Đặc điểm về tình cảm của sinh viên Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,tình cảm thẩm mĩ, tình cảm nghĩa vụ và trách nhiệm công dân… Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên. Tình cảm cùng giới và đặc biệt là tình cảm khác giới ở lứa tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên, nó không chỉ gắn kết trong học tập, vui chơi, giải trí mà còn trong chia sẻ kinh nghiệm học tập, những trải nghiệm trong cuộc sống. Tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến thời kỳ này phát triển với sắc thái mới. • Một số phẩm chất, nhân cách đặc trưng của sinh viên + Tự đánh giá: Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tình cảm bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị nhân cách. Do vậy tự ý thức, tự đánh giá có vai trò quan trọng đối với tự nhận thức, tự phê phán và điều chỉnh lối sống của sinh viên. + Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai,định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc thu nhập cao…Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. + Tính năng động: Nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian hoặc có thể là thành viên chính thức của một công ty). Hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh muốn tự mình lập công ty khi còn là sinh viên) thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện), nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường. + Tính liên kết (tính nhóm): những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Tính nhóm phụ 7 thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước xu hướng toàn cầu hóa đang hướng mạnh đến tính cộng đồng. + Tính cá nhân: trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin, và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ. Sinh viên tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hên nghĩa vụ cá nhân xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh. Sự phân tích các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế thì các đặc điểm đó chưa được thể hiện rõ và vẫn còn tiềm ẩn và cần được khai thác. Chương 2: Thực trạng khó khăn của sinh viên 2.1.Thực trạng 8 2.1.1 Khó khăn về tài chính  Giá cả các mặt hàng tăng: Trong thời kì bão giá, lạm phát tăng cao đời sống của sinh viên ngày càng khó khăn. Với số tiền ít ỏi phụ huynh gửi lên, sinh viên phải trang trải bao nhiêu vấn đề trong cuộc sống. Tăng giá tất cả các mặt hàng làm cho sồ lượng mua của sinh viên giảm xuống, không ít sinh viên đã phải ăn uống qua ngày. Điều này ảnh hưởng đến thể lực của sinh viên và xa hơn là anh hưởng tới kết quả học tập, tới nhân tài của đất nước.  Học phí tăng: Tàm cho nhiều gia đình nông dân không chạy đủ tiền cho con đóng học phí. Vì muốn giảm gánh nặng cho cha mẹ sinh viên đã tìm đến một số công việc làm thêm.  Thu nhập ít ỏi từ làm thêm: Với một nền kinh tế vì lợi nhuận như hiện nay, một số chủ thuê không ngần ngại thuê sinh viên với giá bèo, nhiều sinh viên dù đã phải chịu thuê với giá bèo nhưng vẫn bị tận dụng sức lao động quá mức làm cho thể lực suy giảm, không còn thời gian và sức lực cho việc học.  Tài chính của gia đình: Hầu hết sinh viên hiện nay đều đến từ các vùng nông thôn ở các tỉnh lẻ hoặc các thành phố lân cận. Thu nhập chính là từ làm ruộng buôn bán nhỏ, do vậy kinh tế rất eo hẹp và thường không ổn định. Do vậy, đôi khi không thể gửi kịp tiền ăn, tiền đóng học phí cho sinh viên, điều này ảnh hưởng đến tâm lí sinh viên. 2.1.2 Môi trường đào tạo  Bộ giáo dục đào tạo đào tạo ồ ạt, mục tiêu chưa rõ ràng: Trong thời gian vừa qua lượng sinh viên được đào tạo đã tăng lên đáng kể, nhưng chất thì không hề tăng dẫn đên tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều. Đào tạo ồ ạt, không xác định rõ mục tiêu dẫn đên tình trạng thừa thầy thiếu thợ, sinh viên ra trường không xin được việc, ảnh hưởng tới tâm lí sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việt Nam đang trên đà phát triển, nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế vì vậy cần một nguồn nhân lực có trình đoc cao, chuyên môn tốt. Song với tình hình đào tạo với số lượng khổng lồ mà không quan âm tới chất lượng như hiện nay thì sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu của nền kinh tế. 9  Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế: Kinh tế Việt nam ngày càng phát triển, nhà nước ngày càng có nhiều chính sách quan tâm chú trọng tới nền kinh tế. Vậy nên lượng học sinh chọn ngành kinh tế để học là rất nhiều. Điều này dẫn đến sự chênh lệch nhân lực giữa các ngành, ngành thì thiếu, ngành thì thừa.  Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế: Hầu hết các trường đại học, cao đẳng được xây dựng cách đây rất lâu do vậy cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng đã xuống cấp, cũ kĩ lạc hậu, không đáp ứng đủ nhu cầu học tập hiện nay, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của quá trình đào tạo. Các trường không thường xuyên tu sửa, nâng cấp, thay thế các thiết bị của nhà trường. Một số ngành học cần thực hành nhiều và cần nhiều hình ảnh, âm thanh để kích thích khả năng tiếp thu, nhớ và thực hành. Sinh viên khó khăn trong quá trình tiếp thu bài giảng, cảm thấy bài học không hấp dẫn và không hứng thú trong học tập.  Đào tạo trong trường chưa thực tế với công việc mà xã hội cần thiết: Trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay thì chất lượng đào tạo và thực tế nhu cầu đòi hỏi của công việc với sinh viên còn một khoảng cách quá xa. Những gì nhà trường đào tạo sinh viên và những gì sinh viên học được vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khối lượng công việc ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Thị trường việc làm ngày càng khó khăn, các công ty, nhà tuyển dụng đòi hỏi cao hơn về nhân sự như các kĩ năng về Tiếng anh và các kĩ năng mềm cần thiết khác. Sinh viên ra trường gặp khó khăn trong công tác xin việc.  Sự thay đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ: Hiện nay, đa số các trường đại học, cao đẳng chuyển hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề học tập của sinh viên. Sinh viên bị thụ động trong quá trình học. Không phân bổ thời gian hợp lí. Nếu như trước đây, đào tạo theo niên chế, thời gian sinh viên lên lớp nhiều hơn và chịu sự quản lí chặt chẽ hơn từ phía giáo viên thì giờ đây, theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học, tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Những giảng đường giáo viên ở trên cứ giảng dạy còn sinh viên ở dưới làm gì thì làm, ngủ trong giờ, nói chuyện riêng, nghe 10

Ngày đăng: 26/10/2013, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan