Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
34,77 KB
Nội dung
MỘT SỐVẤNĐỀVỀĐẦUTƯVÀĐẦUTƯ PHÁT TRIỂNNÔNGNGHIỆP I. LÝ LUẬN VỀĐẦUTƯ 1.Khái niệm Đầutư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá .), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, .) và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, nếu xét trên toàn bộ nền kinh tế, thì đầutư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn liền với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động này được gọi là đầutưphát triển. Như vậy, đầutưpháttriển là loại đầutư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm taọ ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. 2.Vai trò của đầutưTừ việc xem xét khái niệm, bản chất của đầutưpháttriểnvà các lý thuyết kinh tế chúng ta có thể nhận thấy rằng đầutưpháttriển là nhân tố quan trọng đểpháttriển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầutư được thể hiện ở các mặt sau đây: 2. 1.Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu -Về mặt cầu: Đầutư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầutư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầutư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầutư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng. -Về mặt cung: Khi thành quả của đầutưphát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm -điều đó cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa hơn nữa - là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, pháttriển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. 2. 2.Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầutư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầutư tăng làm cho giá của hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư, .) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho nền sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế pháttriển chậm lại. Mặt khác, tăng đầutư làm cho cầu của của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự pháttriển kinh tế. Khi giảm đầutư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 2.3.Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng vàpháttriển kinh tế: Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầutư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc và ICOR của mỗi nước. ICOR = vốn đầu tư/mức tăng GDP Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá trị cao. Còn ở nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động rẻ để thay thế vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình độ pháttriểnvà cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầutư trong các ngành, vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường, ICOR trong nôngnghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầutư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. 2.4.Đầu tưvà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầutư nhằm tạo ra sự pháttriển nhanh ở các khu vực công nghiệpvà dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầutư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầutư có tác dụng giải quyết những mất cân đối vềpháttriển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém pháttriển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị . của những vùng có khả năng pháttriển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. 2 5.Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầutư là điều kiện tiên quyết của sự pháttriểnvà tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực và trên thế giới. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầutưpháttriển công nghệ nhanh và vững chắc. Chúng ta biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có vốn đầu tư. mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầutư sẽ là những phương án không khả thi. 3.Nguồn vốn đầutư Vốn đầutư là tiền tích luỹ của xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ; sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình. Như vậy, hoạt động đầutư là quá trình sử dụng vốn đầutư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Vốn đầutư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản: đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài. -Vốn đầutư trong nước được hình thành từ các nguồn sau: +Vốn tích luỹ từ ngân sách +Vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp +Vốn tiết kiệm của dân -Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầutư trực tiếp và vốn đầutư gián tiếp. +Vốn đầutư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầutư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. +Vốn đầutư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân người nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ pháttriển chính thức của các nước công nghiệppháttriển (ODA), vay tư nhân với lãi suất thường Các nguồn vốn đầutư cho nôngnghiệp -Nguồn vốn đầutưtừ Ngân sách Nhà nước. -Nguồn vốn đầutưtừ các doanh nghiệp -Vốn đầutư của dân cư +Vốn đầutưtừ bản thân nông dân +Nguồn vốn đầu của những người sống ở đô thị vào nông thôn +Nguồn vốn đầutưtừ kiều bào -Nguồn vốn đầutư nước ngoài +Nguồn vốn đầutư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) +Nguồn vốn ODA -Nguồn vốn tín dụng +Nguồn vốn tín dụng từ các chương trình của Chính phủ +Nguồn tín dụng từ các tổ chức quốc tế . 4.Kết quả và hiệu quả của đầutư 4.1.Kết quả của hoạt động đầutư Kết quả của hoạt động đầutư được thể hiện ở khối lượng vốn đầutư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm. 4.1.1.Khối lượng vốn đầutư thực hiện khối lượng vốn đầutư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầutư được duyệt. 4.1.2.Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm -Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự toán đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. -Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ các tài sản cố định đã được huy động và sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. 4.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầutư được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. 4.2.1.Khái niệm -Hiệu quả tài chính (E t c ) của hoạt động đầutư là mức độ đáp ứng nhu cầu pháttriển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sởsố vốn đầutư mà cơ sở đã sử dụng so với các chu kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau: E tc =các kết quả cơ sở thu được do thực hiện đầutư / số vốn đầutư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra kết quả trên E tc được coi là có hiệu quả khi E tc >E tc0 Trong đó, E tc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sởso sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn là hiệu quả Để phản ánh hiệu quả tài chính một cách cụ thể, chính xác người ta dùng mộtsố chỉ tiêu: NPV, IRR, RR . -Hiệu quả kinh tế xã hội của đầutư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với cấc đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầutư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu pháttriển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh ., hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. Chi phí mà xã hội gánh chịu khi một công cuộc đầutư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất sức lao động mà xã hội dành cho đầutư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai không xa. 4.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội. 4.2.2.1.Các tiêu chuẩn đánh giá Để xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội, phải dựa vào các tiêu chuẩn sau: -Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ pháttriển tốc độ tăng trưởng. -Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầutư vào việc pháttriển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư. -Gia tăng số lao động có việc làm -Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ -Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là: +Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện. +Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy pháttriển các ngành nghề khác. +Phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên đểpháttriển kinh tế. 4.2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của đầutư ở tầm vĩ mô -Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) do lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân tạo ra. GO = ∑GO i (∑GO i là tổng giá trị sản xuất ngành i) ∑GO i = GDP+∑IC i (∑IC i là tổng giá trị trung gian ngành i) -Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) đó là giá trị gia tăng của tất cả các ngành kinh tế trong một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. -Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án vàsố lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp vàsố lao động có việc làm gián tiếp ở dự án liên đới. -Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế .) hoặc vùng lãnh thổ. -Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ): chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. -Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. -Những tác động khác của dự án: +Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: sự gia tăng năng lực phục vụ của những kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. +Tác động đến môi trường: đây là những ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. +Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thua nhập của người lao động. +Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, lĩnh vực khác, tạo thị trường mới, tham gia phân công lao động quốc tế, pháttriển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi có tiềm năng về tài nguyên .) -Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích hiệu quả của các hoạt động đầu tư: +Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầutư thực hiện của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đầu ra (GO hay GDP tăng thêm) so với vốn đầutư của năm đó hay thời kỳ đó). Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầutư thực hiện (đã thực sự đem vào sản xuất kinh doanh) sẽ tạo ra giá trị đầu ra là bao nhiêu. +Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầutư Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầutư tăng thêm làm tăng thêm được bao nhiêu giá trị đầu ra (GO hay GDP). Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ nền kinh tế mạnh, kết quả đầutư đạt tỷ lệ cao, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế. +Chỉ tiêu tỷ lệ GDP/GO. Ý nghĩa: Nếu chỉ tiêu này cao điều đó thể hiện giá trị trung giam là nhỏ và giá trị gia tăng càng lớn (vì GDP= ∑GO i - ∑IC i ). Tức là hiệu quả thực sự của vốn đầutư đem lại càng cao. +Chỉ tiêu tình hình thực hiện vốn đầu tư: chỉ tiêu này có thể tính cho từng năm hoặc cho từng thời kỳ để phản ánh tốc độ thực hiện đầu tư. Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ tình trạng tràn lan trong đầutư được khắc phục. II/ ĐẦUTƯPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP 1.Vị trí của nôngnghiệp trong sự nghiệppháttriển kinh tế- xã hội Việt Nam Nôngnghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế pháttriển hay đang phát triển. sở dĩ như vậy vì nôngnghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là lương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ pháttriển của khoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tại vàpháttriển kinh tế - xã hội của một đất nước. Các nhà kinh tế học thuộc nhiều trường phái khác nhau đều thống nhất rằng "điều kiện tiên quyết cho sự pháttriển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế , cho đời sống con người". Cácmac đã khẳng định: "con người trước hết phải có cái ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. ông cho rằng: "nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người ." mà "việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung ." Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả vềsố lượng, chất lượng và chủng loại. Sự tăng lên này do hai yếu tố: -Do sự tăng lên không ngừng của dân số -Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người chỉ có một nền nôngnghiệppháttriển ở trình độ cao mới có hy vọng đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Nôngnghiệp giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệpvà khu vực thành thị. điều này được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: Thứ nhất, nông nghiệp, đặc biệt là nôngnghiệp của các nước đang phát triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự pháttriển của công nghiệpvà đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt nó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động, mặt khác - nhờ đó mà năng suất lao động trong nôngnghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động lại được giải phóng từnôngnghiệp ngày càng nhiều. Số này lại chuyển dịch vào công nghiệpvà thành phố - nhà kinh tế học Lewis coi đây là quá trình tạo ra tiết kiệm, thúc đẩy đầutưvà tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, việc chuyển dịch lao động từnôngnghiệp sang khu vực công nghiệp còn khắc phục được tình trạng lạc hậu về kinh tế - đây là một xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, chuyển dịch lao động từnôngnghiệp sang công nghiệp như thế nào đó là bài toán mỗi quốc gia phải nghiên cứu để giải quyết cho phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Thứ hai, nôngnghiệp là khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý báu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nôngnghiệp được nâng lên nhiều lần. Điều này vừa góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, vừa tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn tài chính cho quốc gia. Nôngnghiệpvànông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp.ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm nôngnghiệp bao gồm tư [...]... bảo đảm cho nôngnghiệp nước ta có sự pháttriển nhanh và vững chắc 3.Điều kiện đểđầutưpháttriểnnôngnghiệp Xuất pháttừ đặc điểm của nền sản xuất nôngnghiệp - chúng ta thấy rằng để sản xuất nôngnghiệppháttriểnmột cách nhanh chóng và bền vững thì cần phải có những điều kiện sau: 3.1.Điều kiện tự nhiên Nôngnghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành gắn với đối tư ng là sinh... phát triển, là công cụ đáng tin cậy để vươn ra giới hạn tiến bộ của thế giới 4.Kinh nghiệm mộtsố nước về đầutư cho nôngnghiệpNôngnghiệp là một ngành sản xuất vật chất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới bất kể nước đó thuộc nước pháttriển hay kém pháttriển Chính vì vậy, để đưa đất nước pháttriểnmột cách vững chắc thì cần phải đầutư vào nông. .. xuất nôngnghiệp gắn liền với cơ chế sống Cây trồng và vật nuôi -đối tư ng sản xuất của nôngnghiệp là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng vàpháttriển theo những quy luật sinh học nhất định Là cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên; mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình phát sinh vàpháttriển của chúng, và đương...liệu sản xuất vàtư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nôngnghiệpvànông thôn sự thay đổi về cầu trong khu vực nôngnghiệpvànông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản xuất ở khu vực phi nôngnghiệpPháttriển mạnh nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, từ đó tăng sức mua của khu vực nông thôn là điều kiện hết sức quan... đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" , vànôngnghiệpnông thôn vẫn tiếp tục được ưu tiên đầutưphát triển: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo định hướng hình thành nền nôngnghiệp hàng hoá lớn" Trên thực tế ở Việt Nam, có 80% dân số sống ở nông thôn, hơn... cần phải đầu tư vào nôngnghiệp Kinh nghiệm mộtsố nước trên thế giới cho thấy, mặc dù phương thức đầu tư vào nôngnghiệp rất đa dạng song để có được thành công trong sự nghiệppháttriển kinh tế nói chung vànôngnghiệp nói riêng thì sự điều chỉnh chính sách đầutư cho nôngnghiệp đặc biệt quan trọng Ở Inđonesia, trừ một khối lượng nhỏ phần tổng hợp còn tất cả phân hoá học đều được lưu thông qua tổ... ta, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rõ nôngnghiệpnông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân ngay từ khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã khẳng định: " ưu tiên pháttriển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sởpháttriểnnôngnghiệpvà công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệpvànôngnghiệp cả nước trở thành một cơ cấu... này bước vào thời kỳ cải cách và mở cửa Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của Trung Quốc là pháttriển công nghiệp hương trấn, thực hiện "Li nông bất ly hương", chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách đầutư rất hợp lý, một mặt tăng đầutư cho công nghiệpnông thôn, mặt khác tăng vốn đầutư trực tiếp cho nông nghiệp. .. nhận thức vai trò quan trọng của nôngnghiệp trong sự pháttriển bền vững của đất nước và là động lực để giảm nghèo và tăng thu nhập trên cơ sở rộng rãi đặc biệt, Chính phủ coi chế biến nông sản và các hoạt động dịch vụ phi nôngnghiệp ở nông thôn là phương tiện để đạt được các mục tiêu pháttriển dài hạn 2.Những đặc điểm nôngnghiệp 2.1.Đặc điểm chung Sản xuất nôngnghiệp có những đặc điểm riêng mà... nước Nôngnghiệpvànông thôn có vai trò to lớn đối với sự pháttriển bền vững của môi trường Nếu nôngnghiệp sử dụng quá nhiều hoá chất, nhất là phân hoá học, thuốc trừ sâu sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người Vì thế, trong quá trình pháttriển sản xuất nông nghiệp, cần phải tìm những giải pháp để duy trì và tạo ra sự pháttriển bền vững của môi trường Ngoài ra, phát . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ 1.Khái niệm Đầu tư nói chung là sự hy sinh các. " .ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả