MỘTSỐ GIẢI PHÁPMỞRỘNGCHOVAYTIÊUDÙNG TẠI SỞ GIAODỊCHNGÂNHÀNGNGOẠITHƯƠNGVIỆTNAM 3.1. Đánh giá về hoạt động chovaytiêudùngtạiSởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệt Nam. 3.1.1. Những kết quả đạt được. Hoạt động chovaytiêudùng trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả khả quan. Thứ nhất là hoạt động chovaytiêudùng phát triển mạnh và ngày càng có xu hướng mở rộng. Thứ hai là về chất lượng các khoản tín dụngtiêu dùng. Hoạt động chovaytiêudùng được mởrộng nhưng chất lượng các khoản vay cũng được đảm bảo an toàn thông qua tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp mặc dù đây là loại hình chovay có độ rủi ro cao. 3.1.2. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động chovaytiêudùngSởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệt Nam. 3.1.2.1. Hạn chế còn tồn tại. Mặc dù hoạt động chovaytiêudùng của SởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtNam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn bộc lộ mộtsố hạn chế. Thứ nhất là, mặc dù qui môchovaytiêudùngnăm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng dư nợ chovaytiêudùng trên tổng dư nợ vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ chiếm 24,6%. Trong khi đó, ở các nước phát triển, chovaytiêudùngthường chiếm khoảng từ 30%- 40% tổng dư nợ của NHTM. Với một mạng lưới rộng khắp, đội ngũ nhân viên đông đảo, công nghệ ngânhàng từng bước hiện đại, SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam hoàn toàn có thể mởrộng hơn nữa hoạt động chovaytiêu dùng. Thứ hai là SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam hiện nay mới chỉ chủ yếu chovay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Chovay tín chấp mới chỉ được áp dụng với cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng, cơ quan Nhà nước, cán bộ nhân viên tạiSởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệt Nam. Ở đây sự tín chấp phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải do sự bảo lãnh của cá nhân nào. Do đó đã hạn chế mộtsố lượng khách hàng không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Thứ ba là trong trường hợp chovaytiêudùng có tài sản đảm bảo để mua nhà mới: Đây là trường hợp ngânhàngcho khách hàngvay tiền để mua nhà mới, ngôi nhà cũ là tài sản thế chấp đồng thời là nguồn trả nợ. Mục đích sử dụng tiền vay trên hợp đồng tín dụng là mua nhà mới nhưng trên thực tế khách hàng có thể sử dụng tiền vay được để kinh doanh nhà đất hay còn gọi là đầu cơ nhà đất. Nếu giá trị của ngôi nhà cũ giảm đi nhiều hơn so với dự tính hoặc không có người mua nhà thì người vay sẽ không có khả năng trả nợ. Thực tế này khiến chongânhàng hạn chế loại chovay này nhưng lại cản trở người có nhu cầu đổi nhà thực sự có thể tiếp cận nguồn vốn. Thứ tư là sản phẩm chovaytiêudùng còn nghèo nàn mang tính chất truyền thông, thông dụng như chovay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, chovay hỗ trợ tài chính du học, chưa có các sản phẩm độc đáo mang nét riêng của Ngânhàng hay các sản phẩm chovaytiêudùng có chất lượng cao. 3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất do môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và chỉ có khu vực thành thị người dân mới có nhu cầu sử dụngthường xuyên dịch vụ ngânhàng có khả năng chi trả. Thứ hai là do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngânhàng khác. Đặc biệt là các ngânhàngthương mại quốc doanh với số vốn tự có lớn, công nghệ mạnh và thường được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước và các chi nhanh ngânhàng nước ngoài hoạt động tạiViệtNam vốn là các ngânhàng rất mạnh trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân trong đó có chovaytiêu dùng. Thứ ba là vốn chủ sở hữu nhỏ, nguồn vốn chưa ổn định, hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm so với tốc độ tăng của nguồn vốn trong khi đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Thứ tư là mạng lưới chi nhánh còn ít vì nên đã hạn chế việc giới thiệu phân phối sản phẩm tiêudùngrộng khắp, thu hút các khách hàng nhỏ lẻ trong cả nước khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêudùng người dân ngày càng tăng. Thứ năm là, chính sách chovaytiêudùng chưa được quan tâm. Do mới được thành lập, ngânhàng còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn bền vững, cũng như chưa quan tâm thích đán đến đối tượng khách hàng này. Hơn nữa ngânhàng chưa có phương pháp thực thi chiến lược chovaytiêudùng thông qua phối hợp giữa các hoạt động marketing, quảng cáo, thiết kế tổ chức… Ngânhàng chưa xây dựng định hướng cụ thê cho nhóm khách hàng này, do đó chưa có kế hoạch cụ thể nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như xây dựng chính sách có liên quan trực tiếp đến lợi ích khách hàng cá nhân. Thứ sáu là công tác marketing còn chưa mạnh chưa chuyên nghiệp. Ngânhàng chưa có một kế hoạch dài hạn nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng , đối thủ cạnh tranh, đánh giá các sản phẩm chovaytiêudùng của mình, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mởrộng hoạt động chovaytiêudùng của ngân hàng. 3.2. Định hướng hoạt động chovaytiêudùng trong thời gian tới của SởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệt Nam. 3.2.1. Mục tiêu kinh doanh. SởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtnam luôn đặt ra cho mình định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng đồng thời luôn hướng tới mục tiêu kinh doanh an toàn, hiệu quả. Định hướng năm 2008 dư nợ đạt 8300 tỷ đồng, huy động tối thiểu đạt 16500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu là 350 tỷ đồng. Trong thời gian tới về dư nợ chovaytiêudùng phấn đấu chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. 3.2.2. Đối tượng khách hàng. Sở giaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtNam không ngừng mởrộng mối quan hệ khách hàng, ngoài những khách hàng cũ, SGD chủ động tìm kiếm và đặt mối quan hệ với các khách hàng mới, khách hàng có tiềm năng. Đặc biệt là những công ty lớn có số lượng công nhân nhiều đây sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng lớn chovaytiêu dùng. 3.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm. Do nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước và sự đa dạng hoá trong nhu cầu của người dân. Do vậy trong lĩnh vực vaytiêudùng nói riêng và vay cá nhân nói chung sẽ phát triển nhiều các sản phẩm mới phục vụ hầu hết các nhu cầu của người dân dẫn đến việc cạnh tranh giữa các ngânhàng trong khối NHTMCP ngày càng mạnh mẽ. Do vậy ngay từ bây giờ việc đa dạng hoá các sản phẩm chovay là yếu tố mà các ngânhàng TMCP chú trọng. Nhận thấy điều đó SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam luôn luôn nghiên cứu và dần triển khai những sản phẩm mới. 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Với phương trâm kinh doanh " Vững vàng, tin cậy" luôn là kim chỉ nam của SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam trong quá trình phát triển.SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm tiêudùng cá nhân vì đây là sản phẩm chiến lược của SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam trong thời gian tới. 3.3. Giảipháp nhằm mởrộng hoạt động chovaytiêudùngtạiSởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệt Nam. 3.3.1. Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm chovaytiêu dùng. Hiện nay SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam thực hiện các sản phẩm cho cá nhân vaytiêudùng như: chovay mua ô tô, mua và sửa chữa nhà cửa, chovay du học, tiêudùng cá nhân,… Hầu hết các sản phẩm này đều chưa hoàn thiện. Trong thời gian tới SGD cần triển khai rộng và sâu về các sản phẩm này hơn. Cụ thể là SGD cần trú trọng và triển khai những sản phẩm mới như: Các sản phẩm về chovay đi du lịch, chovay mua xe máy, chovay chữa bệnh, chovay xuất khẩu lao động… Đặc biệt là chovay qua thẻ: xu thế xã hội ngày càng phát triển thì việc trong tương lại các cá nhân sẽ sử dụng thẻ nhiều hơn là tiền mặt dường như là một xu hướng tất yếu. Hiện nay sản phẩm chovay qua thẻ vẫn còn khá mới tại nước ta, do đó đây cũng là sản phẩm tiềm năng và phù hợp với sự phát triển của xã hội. 3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, * Nâng cao năng lực thẩm định. Đây là một bước quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như nhà đất, chứng khoán, xe hơi… Do vậy, ngânhàng cần có chính sách khuyến khích việc mởrộng và đào tạo các kiến thức cho cán bộ nhân viên của mình. Đối với những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngânhàng giảng dậy. Đối với các kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ liên quan khác như nhà đất, chứng khoán, marketing… ngânhàng nên tổ chức mời chuyên gia về giảng dậy và lập thành các lớp học ngắn ngày. * Nâng cao phong cách phục vụ. Hiện nay trong công tác phục vụ khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới khi mà sự cạnh tranh về các sản phẩm của các ngânhàng đã bão hoà thì thái độ và phong cách phục vụ của các ngânhàng lại trở nên đặc biệt quan trọng. SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam cần phải có những quy chế chặt chẽ hơn trong việc quy định về phong cách và thái độ phục vụ khách hàng. 3.3.3. Hoàn thiện các quy trình, quy chế trong ngân hàng. Hiện nay các quy trình và quy chế trong ngânhàng vẫn chưa mang tính thống nhất và hoàn thiện, đồng thời việc triển khai các quy trình, quy chế này lại không có sự thống nhất giữa các chi nhánh. Do đó SGD NgânhàngNgoạithương cần phải có những biện pháp như: thường xuyên cho cán bộ trên Hội sở xuống các chi nhánh để kiểm tra việc thực hiện của các chi nhánh để đảm bảo các chi nhánh chấp hành nghiêm chỉnh những quy trình và quy chế đã ban hành, và có những biện pháp xử lý đối với những chi nhánh nào làm sai và không đúng quy trình, quy chế. 3.3.4. Mởrộng và hợp tác với các đối tác chiến lược. Hiện nay việc quan hệ và mởrộng với những khách hàng trung gian (hay đối tác) còn nhiều hạn chế và thực sự chưa hiệu quả. Để triển khai được các sản phẩm sâu và rộng đến khách hàng thì SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam cần chú trọng đến việc quan hệ với những khách hàng trung gian (đối tác) như: Các đại lý bán xe, chủ dự án nhà, các công ty lớn có số lượng công nhân nhiều,… SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam cần có những chương trình thu hút và ưu đãi đối với những khách hàng này, đồng thời chủ động mởrộng mối quan hệ. 3.3.5. Hiện đại hoá công nghệ trong ngân hàng. Hiện nay SGD NgânhàngNgoạithươngViệtNam mới đang bắt đầu chạy chính thức chương trình T24 thay thế cho chương trình cũ đã lỗi thời, lạc hậu và không phù hợp với sự phát triển của ngânhàng là chương trình Ibank. Tuy là chương trình mới đối với SGD nhưng chương trình này đã được sử dụng ở nhiều các ngânhàng lớn trong nước. Trong thời gian tới SGD cần phải có những chương trình đào tạo cần thiết để nhân viên có thể sử dụng thành thạo chương trình này. 3.4. Mộtsố kiến nghị. 3.4.1. Đối với Ngânhàng Nhà nước - NHNN cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình chovaytiêudùng mà các ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác có thể thực hiện. Hiện nay tạiViệtNam chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về hoạt động chovaytiêu dùng. Hoạt động này từ trước đến nay vẫn tuân theo các quy định chovay chung của NHNN. Các nước trên thế giới đều có hệ thống các văn bản quy định về tín dụngtiêu dùng. - Tăng cường chất lượng các dịch vụ về thống tin tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng. Bởi trung tâm thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin phục vụ, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và tổ chức chovaytiêudùng khác. - Thông qua việc thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, NHNN cần hướng dẫn các NHTM thực hiện đúng các văn bản pháp luật của Nhà nước. 3.4.2. Đối với NgânhàngNgoạithươngViệtNam - Để nâng cao hiệu quả hoạt động chovaytiêu dùng, NgânhàngNgoạithươngViệtNam cần nghiên cứu xác định, phân định rõ các kênh phân phối, định giá nội bộ đối với mỗi công đoạn để có thể hạch toán, tính toán đóng góp của từng đơn vị, từng khâu liên quan đến toàn bộ quá trình chovaytiêudùng (bộ phận hỗ trợ, bộ phận bán hàng…) đối với từng sản phẩm chovaytiêudùng cụ thể chovay mua nhà, chovay mua ô tô, chovay du học…). Trên cơ sở đó có sự đánh giá, khuyến khích, thưởng phạt đúng và sát hợp hơn với các đóng góp và trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan. - Ngânhàng cũng nên ưu tiên và tập trung giải quyết mộtsố vấn đề trọng yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động chovaytiêudùng trong thời gian tới, trong đó việc quan tâm xây dựng đồng bộ các cơ sởpháp lý, đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ, đào tạo nhân lực để có thể nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và kịp thời triển khai những sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại trước đó chưa có ở Việt Nam. - Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chovaytiêudùngcho các cán bộ tín dụng, tổ chức những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực chovaytiêudùng giữa các tổ chức tín dụng với nhau… nhằm nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực này. KẾT LUẬN Hiện nay trên thị trường các ngânhàng cạnh tranh nhau rất gay gắt để thu hút được khách hàng về phía mình, do vậy các Ngânhàng buộc phải vừa tăng cường được hoạt động chovay vừa giảm thiểu được rủi ro. Chovaytiêudùng là một nghiệp vụ mới xuất hiện ở ViệtNam nhưng có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi lẽ nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng thu nhập và mức sống của người dân. Mởrộngchovaytiêudùng là một xu thế tất yếu của NgânhàngNgoạithương hiện nay nhằm đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là mang lại nguồn thu nhập lớn chongân hàng. Cùng với xu hướng phát triển chung, Sở giaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtNam cũng đẩy mạnh triển khai hoạt động chovaytiêu dùng. Thực tế cho thấy, ngânhàng đã đạt được những kết quả khá tốt: chovaytiêudùng tăng trưởng ngày càng mạnh, tỷ trọng dư nợ chovaytiêudùng tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ kèm theo đó lại là lợi nhuận ngày càng tăng. Tuy nhiên, Ngânhàng còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức xuất phát từ chính bản thân Ngânhàng cũng như từ những nguyên nhân khách quan khác. Những vướng mắc này khi được quan tâm, nghiên cứu và thực hiện các giảipháp khắc phục thì sẽ nhanh chóng biến mất, mở ra thêm những thành công cho hoạt động chovaytiêudùng của ngân hàng. Từ những phân tích về môi trường hoạt động kinh doanh, về năng lực tài chính, về uy tín, về cơ sở vật chất… ta có thể khẳng định Sở giaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtNam hoàn toàn có khả năng mởrộng hoạt động chovaytiêu dùng. Vì vậy em tin rằng trong thời gian tới cùng với việc đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, Ngânhàng sẽ tận dụng được lĩnh vực chovaytiêudùngrộng lớn và đầy tiềm năng này. Do còn hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tiễn cho nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và góp ý của thầy giáo PGS.TS. Mai Văn Bạn và các anh chị trong phòng tín dụngtạiSởgiaodịchNgânhàngNgoạithươngViệtNam đã giúp em hoàn thành bài luận văn này! . MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch. tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 3.1.2.1. Hạn chế còn tồn tại. Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng