1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội (tiết 2) - Giáo án điện tử môn GDCD lớp 12

2 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8 KB

Nội dung

Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua họp đồng lao động Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:.. + Tự do, t[r]

Trang 1

Tiết thứ:10

Bài 4 ( 3 tiết ) QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN &

GĐ? Nêu ví dụ?

3 Khám phá

4 Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Khái niệm về quyền bình đẳng

trong lao động

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

1 Vai trò của LĐ đối với con người và XH?

2 Bình đẳng trong lao động là gì?

3 Ý nghĩa của việc PL nước ta thừa nhận sự

bình đẳng của công dân trong lao động?

GV giảng:

Điều 55 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Lao động

là quyền và nghĩa vụ của CD”

Bình đẳng giữa các CD trong việc thực hiện

quyền LĐ;

Bình đẳng người sử dụng LĐ và người LĐ

trong quan hệ LĐ, bình đẳng giữa lao động nam

và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh

nghiệp và trong phạm vi cả nước

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của bình đẳng

trong lao động

GV: GV minh hoạ các nội dung thoả thuận

trong 1 bản HĐLĐ cụ thể Sau đó yêu cầu hs trả

lời các câu hỏi:

1 Hợp đồng lao động là gì?

Nội dung kiến thức 2/Bình đẳng trong lao động

a Thế nào là bình đẳng trong lao động?

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

Mọi người đều có quyền làm việc, tự

do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp

Trang 2

2 Tại sao người lao động và người sử dụng lao

động phải kí kết HĐLĐ

3 Việc kí kết HĐLĐ phải tôn trọng những

nguyên tắc nào?

4 Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì

khi tuyển dụng lao động? Vì sao?

HS trả lời.

G.v kết luận

Bổ sung: Người lao động có trình độ chuyên

môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử

dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để

phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và

cho đất nước

Bình đẳng giữa LĐ nam và lao động nữ

GV phân tích cho HS hiểu:

Quyền lao động của công dân được thực hiện

trên cơ sở không phân biệt giới tính Nhưng với

lao động nữ, do một số đặc điểm về cơ thể, sinh lí

và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều

kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động

phù hợp với khả năng của mình, không

bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế

* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua họp đồng lao động Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:

+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng;

+ Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể;

+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện việc làm khác

1 Thực hành/luyện tập

Nếu là chủ doanh nghiệp, để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và tăng

doanh thu cho công ty, em sẽ thực hiện chính sách nhân sự như thế nào?

2 Vận dụng

Làm bài tập 4, 5, 8.2 trang 42, 43 SGK

Học bài cũ và đọc trước phần còn lại của bài 4

Ngày đăng: 27/12/2020, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w