1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đạo đức phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội việt nam hiện nay

17 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 28,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỒNG VĂN THU Thích Gia Quang ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỒNG VĂN THU (Thích Gia Quang)

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

NÓ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ

HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Giáo viên hướng dẫn:

PGS TS DƯƠNG VĂN THỊNH

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7

6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 7

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

8 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 9

1.1 Đạo đức Phật giáo trong hệ tư tưởng Phật giáo. 9

1.1.1.Vị trí của đạo đức Phật giáo 13

1.1.2 Những cơ sở hình thành đạo đức Phật giáo 15

1.2 Những nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo 18

1.2.1 Các phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo 18

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đạo đức Phật giáo 37

1.3 Khái quát tình hình xã hội và Phật giáo ở Việt Nam 40

1.3.1 Sơ lược về xã hội Việt Nam trước khi Phật giáo du nhập 40

1.3.2 Vài nét về tình hình Phật giáo ở Việt Nam hiện nay 44

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 48

Trang 3

2.1 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 48 2.1.1 Đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống của người Việt 48 2.1.2 Đạo đức Phật giáo với kinh tế 58 2.1.3 Đạo đức Phật giáo với văn hóa 62 2.1.4 Đạo đức Phật giáo với xã hội Việt Nam hiện nay 68 2.1.5 Đạo đức Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện Nay 71 2.1.6 Những hạn chế của đạo đức Phật giáo 77

2.2 Một số quan điểm và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục những hạn chế của đạo đức Phật giáo. 81 2.2.1 Một số quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo 81 2.2.2 Một số giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục

những hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 84

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 4

Tóm tắt luận văn

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Kính thưa…………

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ đầu của Công Suốt chiều dài lịch sử, những triết lý nhân sinh, những giá trị nhân văn của Phật giáo đã và đang đi vào lòng người Việt Nam sống hướng thiện, nhân văn hơn, như phương châm của Đạo phật “Từ bi hỉ xả, lợi lạc quần sinh”

Ngày nay, Phật giáo nói chung, hệ thống đạo đức cùng các chuẩn mực đạo đức Phật giáo nói riêng vẫn phát huy được mặt tích cực và có thể hòa nhập với nền đạo đức, văn hóa hiện đại của dân tộc Việt Nam Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng mê tín dị đoan vẫn còn, và có những biến tướng tiêu cực nảy sinh qua các sinh hoạt Phật giáo đang có chiều hướng phức tạp hơn

Làm thế nào để phát huy những giá trị của đạo đức phật giáo góp phần xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần hài hòa đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới hiện nay; đồng thời đấu tranh chống những hiện tượng thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân ?

Trăn trở với câu hỏi trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ngoài số lương kinh, luật, luận của Phật giáo, còn khá nhiều những công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến đạo đức của những năm thế kỷ

XX và hiện nay Khi triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ tiếp cận và khai thác các quan điểm, tiếp thu các ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình Đồng thời, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu của mình sẽ bổ sung và khẳng định những giá trị cao đẹp của Phật giáo, cũng như vai trò của đạo đức Phật giáo trong lịch sử Việt Nam nói chung và đời sống xã hội Việt Nam nói riêng

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích của đề tài:

Trang 5

- Nghiên cứu đạo đức của Phật giáo

- Làm rõ ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

- Nêu một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực, khắc phục những hạn chế của đạo đức Phật giáo

* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

- Tìm hiểu, khảo cứu nội dung của đạo đức Phật giáo để rút ra những giá trị tích cực

- Phân tích, đánh giá những tác động của đạo đức Phật giáo đối với một

số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam

- Lý giải một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế của đạo đức Phật giáo

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận chủ yếu

của đề tài là:

Những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo

* Về phương pháp nghiên cứu :

- khách quan toàn diện, lịch sử cụ thể

- Lịch sử và logic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên

cứu:

Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống

xã hội

* Phạm vi của đề tài:

Từ sự tiếp cận hệ thống, đặc điểm chung của Phật giáo và đạo đức Phật giáo, người nghiên cứu chú trọng vào việc phân tích những ảnh hưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Tìm hiểu các giá trị tích cực và những hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế của đạo đức Phật giáo

Trang 6

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn làm rõ những giá trị nhân văn của Phật giáo, nhằm chống lại những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch

- Luận văn góp phần vào việc hoạch định các chính sách về tôn giáo

- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn đạo đức học, tâm lý đạo đức Phật giáo

8 Kết cấu của luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 5 tiết

Chương 1 ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

1.1 ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG HỆ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

1.1.1.Vị trí của đạo đức Phật giáo

Mục đích của đạo Phật là giải thoát khỏi khổ đau Từ đó tư tưởng đạo đức cũng như triết thuyết của Phật giáo đều xoay quanh vấn đề làm sao cho chúng sinh thoát khổ được vui Có thể hiểu đạo đức Phật giáo một cách ngắn gọn là sự nghiệp tu hành của chúng sinh theo đạo Phật để tự giải thoát

Đạo đức Phật giáo là phương tiện cụ thể để hành giả thoát khổ đau, đạt đến an vui Niết bàn - Hạnh phúc Tuy có một hệ thống giáo lý đồ sộ, cao siêu phong phú, nhưng Phật giáo lại không dừng lại ở lý thuyết mà sự mong mỏi, thúc giục lớn nhất là hành giả cần thực hành nó qua thân, khẩu, ý để tự giải thoát

1.1.2 Những cơ sở hình thành đạo đức Phật giáo

- Phật giáo đặt trọng tâm vào con người

- Phật giáo xây dựng đạo đức trên nền tảng của thuyết Nhân quả, Nghiệp báo

- Phật giáo xây dựng đạo đức trên nền tảng của triết lý Vô ngã

- Phật giáo đề cao tinh thần của bi, trí, dũng

Tất cả những cơ sở trên đóng vai trò là nền tảng mở đường cho hệ thống đạo đức Phật giáo

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 1.2.1 Các phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo

Một là thiện:

Trang 7

Phật giáo quan niệm về cái thiện được thể hiện ở cái thiện là cái có lợi cho mình, cho người và cho xã hội; cái thiện được thể hiện ở Tứ vô lượng tâm Từ bi hỷ xả

Hai là Giới:

Giới là những điều không được vi phạm, cần phải tránh để bảo vệ đạo đức và nhân phẩm của một con người

Giới luật Phật giáo có công năng tạo ra hạnh phúc và lợi ích thật sự cho cuộc sống con người và xã hội từ cấp độ thấp nhất (là con người đúng nghĩa), cho đến cấp độ cao nhất là giải thoát tối hậu (Niết bàn)

Ba là Tứ vô lượng tâm: Tứ vô lượng tâm bao gồm bốn tâm vô lượng là:

từ, bi, hỷ, xả

Tình thương, Từ, Bi, Hỷ, Xả không phải là những ước muốn, những mục tiêu xa xôi, mà là sự thực tập Từ bi hỷ xả đối trị tham sân si và kiêu mạn Chính sự thực tập đó đem lại hạnh phúc cho mình và cho người

Bốn là Lục hoà: Đây là sáu sự hoà hợp bao gồm: Giới hoà, kiến hoà, lợi

hoà, thân hoà, khẩu hoà và ý hoà Đây là sáu pháp hoà hợp và kính trọng lẫn nhau do Phật dạy cho các hàng đệ tử thực hiện

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đạo đức Phật giáo

Thứ nhất, mục đích của đạo đức Phật giáo là vì con người và giải thoát con người khỏi đau khổ, tức làm cho con người được an lạc và giải thoát Thứ hai, đạo đức Phật giáo nhấn mạnh muốn giải thoát con người khỏi

đau khổ, trước hết phải chính bản thân con người tự quyết định cho mình tức

là phải tự mình tu tập Giới, Định, Tuệ chứ không phải ai khác hay một đấng nào đó ban cho

Thứ ba, đạo đức Phật giáo là con đường đi đến giải thoát và an lạc, được

đi từ nhận thức đến thực hành trong giáo lý Tứ Đế hay Bát Chính đạo Đó là con đường đúng đắn để mỗi người tự giác đạt tới giải thoát, niết bàn

Thứ tư, đạo đức Phật giáo có tính liên tục, nhất quán và là một nền đạo

đức độ sinh rộng lớn

Thứ năm, đạo đức Phật giáo là sự bình đẳng và lòng khoan dung.Với tâm

từ bi và lòng yêu thương tất cả mọi loài, Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn cách giữa con người với con người và giữa con người với sự vật

Thứ sáu, đạo đức Phật giáo là hạnh phúc: Phật giáo cho rằng đạo đức là

con đường dẫn tới hạnh phúc Đạo đức chính là sự hành trì giới luật, mà người có giới luật là người có an lạc, có giải thoát tức là có Niết Bàn - Hạnh phúc

Ngoài ra, Đức Phật còn dạy khá nhiều về nếp sống tri túc, và Ngài kết luận giá trị của sự tri túc: chính sự biết đủ là giàu sang, hạnh phúc và yên ổn

Trang 8

Người không biết đủ thì nghèo , ở thiên đàng cũng thấy không thỏa mãn, đau khổ

1.3.KHÁIQUÁTTÌNHHÌNHXÃHỘIVÀPHẬTGIÁOỞVIỆTNAM 1.3.1 Sơ lược về xã hội Việt Nam trước khi Phật giáo du nhập

Người Việt Nam truyền thống với tính chất là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên đã sớm định canh định cư, đồng thời ngay từ đầu đã hình thành tư tưởng thích tự do và độc lập, Từ thực tiễn của lịch sử, người Việt Nam sớm có tinh thần yêu hòa bình, yêu nước, tự do, bình đẳng và giàu lòng nhân nghĩa

Sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam ngoài ra còn gắn liền với tiến trình vận động, phát triển của lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật… o nằm ở vị trí địa lý chiến lược, là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, để bảo vệ độc lập chủ quyền, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, người Việt luôn hướng tới các lợi ích cộng đồng, cùng nhau bảo vệ các giá trị chung Do đó, trong nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên các giá trị cộng đồng hay nói cách khác là đề cao các giá trị đạo đức xã hội là đặc điểm nổi bật trong đời sống dân tộc Việt Nam

Có thể nói, những đặc điểm cơ bản trên đây của xã hội Việt Nam là cơ sở thực tiễn quan trọng để các giá trị đạo đức Phật giáo thực sự b n rễ, nảy sinh trong lòng dân tộc Việt Nam

1.3.2 Vài nét về tình hình Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Từ khi giang sơn thu về một mối, được sự quan tâm cùng với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, hệ phái Phật giáo đã quy tụ

thành một tổ chức thống nhất vào năm 1981, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Từ sự thống nhất do nguyện vọng của Tăng ni Phật tử Việt Nam, Giáo

hội Phật giáo Việt Nam lấy phương châm “ Đạo pháp – ân tộc – Chủ nghĩa xã hội” làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình Được sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước, tổ chức Phật giáo được nâng lên toàn diện từ việc mở trường dạy học, đào tạo Tăng sĩ, tổ chức Giáo hội đến việc cử người đi thi và học trong các trường đại học, trên đại học trong và ngoài nước

Sự chấn hưng của Phật giáo hiện nay không dừng lại ở nghi lễ mà ngày càng chú trọng đến nhận thức lý luận, trí tuệ và nhập thế Có thể thấy là Phật giáo đang phát triển và ảnh hưởng khá sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống

ở Việt Nam hiện nay

Kết luận chương 1

Phật giáo xây dựng hệ thống đạo đức trên cơ sở hệ thống giáo lý, đó là mối quan hệ giữa giới, định, tuệ để đi đến giải thoát và giải thoát trí kiến, trong đó giới có vai trò làm nền tảng cho việc giải thoát Đạo đức Phật giáo bao gồm các giới cùng các chuẩn mực và các phạm trù có liên quan với nhau một cách chặt chẽ Phật giáo xây dựng một hệ thống đạo đức hoàn chỉnh từ

Trang 9

nhận thức, lý luận đến thực hành và việc áp dụng nó để xây dựng một nếp sống tốt đẹp Bên cạnh đó Phật giáo còn xây dựng mẫu người đạo đức đó là con người từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha mà thâu tóm là đứng vững trên hai chân: từ bi và trí tuệ Đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức người Việt Những phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm vào đời sống người Việt Ngày nay, với sự chấn hưng của Phật giáo Việt Nam, đạo đức Phật giáo sẽ góp phần hết sức to lớn vào việc xây dựng một xã hội hài hòa, phát triển

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN

CHẾ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT

SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1 Đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống của người Việt

Đạo Phật có sự đồng hành với dân tộc Việt Nam, từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã 2000 năm lịch sử, nên có thể xem nó như một phần tài sản văn hoá của dân tộc Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, đạo Phật không chỉ đơn thuần chuyền tải niềm tin của con người mà còn có vai trò góp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế Ngoài những điểm phù hợp với tình cảm đạo đức của con người, đạo đức Phật giáo còn thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý o đó, tình cảm đạo đức Phật giáo được người Việt tiếp thụ, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành

vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng o tuân thủ những điều răn dạy

về đạo đức của Phật giáo, người Việt đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày thêm tốt đẹp

Đạo đức Phật giáo thông qua những giáo luật, giáo lý và các giá trị, chuẩn mực đã đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam Sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đời sống của người Việt Nam không chỉ là giáo lý qua kinh kệ, sách vở mà đã trở thành phong tục, cách sống của dân tộc, của mọi gia đình Người Việt Nam truyền thống sống với tinh thần yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, phụng dưỡng cha mẹ, tri ân những người có công với cộng đồng, làm điều thiện đó cũng chính là những điều luân lý đạo đức cụ thể mà Phật giáo đã truyền dạy Đạo đức Phật giáo đã thực sự đi vào cuộc sống, đi vào tâm linh mỗi con người Trong suốt chiều dài của lịch sử , đạo đức Phật giáo đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc trên nhiều lĩnh vực Có thể nói, đạo đức Phật giáo được xem như là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực,

hệ giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại

Trang 10

2.1.2 Đạo đức Phật giáo với kinh tế

Trong giáo lý “Bát chính đạo” đức Phật có đề cập đến “chính mệnh” sinh sống bằng nghề nghiệp chân chính Người khuyên mọi người kiếm sống bằng chính sức lao động và tiền vốn của mình, trí tuệ của mình chứ không được buôn bán gian lận, buôn bán hàng quốc cấm và các loại hàng hoá có hại cho sức khoẻ con người và xã hội Trong cuộc sống mỗi người phải lao động làm việc để tạo ra nguồn của cải vật chất nuôi sống mình và gia đình Như vậy, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, đạo đức Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc giáo dục con người, hướng con người tới những điều thiện, từ đó giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng và đặc biệt là những nguy hiểm chết người Đây chính là mặt tích cực của đạo đức Phật giáo giúp con người và nhân loại có cuộc sống an lạc hạnh phúc

“Chính mệnh” trong Bát chính đạo của Phật giáo còn có nghĩa là biết làm chủ cuộc sống, không lãng phí, không bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dàng, biết chăm lo cuộc sống của người thân, quyến thuộc, biết tích luỹ cho đời nay

và chuẩn bị cho đời sau Đức Phật dạy rằng các cư sĩ sống bình thường ở gia đình có 4 điều lạc thú: Một là được hưởng cảm giác an toàn do có của cải và

cơ sở kinh tế có được bằng phương pháp chính đáng; Hai là có thể khảng khái

sử dụng của cải ấy cho mình, cho người nhà, cho bạn hữu, đồng thời dùng nó

để làm nhiều việc từ thiện; Ba là không bị khổ sở vì nợ nần; Bốn là có thể sống cuộc đời thanh tịnh, không lỗi lầm

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng hoàn thiện đạo đức nhằm phát triển con người một cách toàn diện Nền đạo đức mà chúng ta đang xây dựng là sự kết tinh, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có những giá trị đạo đức Phật giáo

2.1.3 Đạo đức Phật giáo với văn hóa

Thực tế cho thấy đạo đức Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ XX đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn hóa dân tộc-hiện đại Trong triển vọng phát triển chung của Tôn giáo thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng đồng hành hướng tới giải quyết những nhiệm vụ cơ bản đặt ra với con người hiện đại, đặc biệt ở bước đi tương đồng với những quốc gia lân bang cùng điều kiện và hòan cảnh

Triết lý của Phật giáo về Từ Bi, về tình thương yêu rất phù hợp với truyền thống giàu lòng nhân ái vốn có của người Việt: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”; “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “Chị ngã em nâng”;

“Thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm là rách” sự kết hợp giữa đạo đức Phật giáo với truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta đã tạo nên những n t độc đáo trong phương pháp tư duy, trong văn học, nghệ thuật của người Việt Nam Những giá trị, khuyến thiện, hướng thiện không chỉ phát huy tác dụng trong hàng ngũ tín đồ mà còn ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống

Ngày đăng: 20/10/2020, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w