Sáng kiếnkinh nghiệm-Đề tài khoa học Chuyên đề: NÂNG CAOCHẤTLƯỢNG TIẾT DẠYBÀITẬPVẬT LÝ I-Giới thiệu đề tài: Kể từ năm học 1998 tôi nhận thấy học sinh có nhiều yếu kém khó tiếp thu được nội dung bàitập của chương trình Vật lý lớp 12. Học sinh có một số biểu hiện yếu kém sau: -Học sinh chưa có thói quen đọc kỹ đầu đề bàitập và không phân tích kỹ đầu bài để tìm ra cách giải đúng đắn nhất,chỉ làm bài một cách mò mẫm -Chưa thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo khoa và bài tập. Một số lớn cho rằng chỉ cần học thuộc công thức là đủ:chẳng cần phải hiểu kỹ bài học trước khi làm bài tập. -Đa số học sinh lười biếng làm bàitập ở nhà ,khi đến lớp chỉ ngồi chờ thầy sửa bàitập hoặc mượn tập của bạn chép, thụ động ít chịu độc lập suy nghĩ. -Một số không ít học sinh còn yếu kém về kỹ năng tính toán và trình bày bài giải cho đầy đủ chính xác, có lí luận gãy gọn. Từ những nhận xét trên tôi nhận thấy,muốn nâng cao kết qủa học tập bộ môn Vật Lí và tỉ lệ tốt nghiệp cuối năm cho học sinh, điều bức thiết là cần tìm cách giải quyết vấn đề: “Nâng caochấtlượng tiết dạybàitậpVật lí” .Trong tình trạng giờ bàitập được phân phối rất ít, làm thế nào để các em có thể nắm vững được các bàitập cơ bản tại tớp, vận dụng để giải bàitập ở nhà, giải được các bàitập trong đề thi tốt nghiệp và đề thi đại học sau này ? II-Nội dung chuyên đề: Theo tôi, muốn giải quyết tốt việc nâng caochấtlượng giờ bàitập giáo viên phải phát huy tối đa năng lực tư duy vật lí cho học sinh, hường đẫn các em sử đụng tốt các kiến thức lí thuyết đã học một cách linh hoạt có hệ thống, đồng thời biết tìm tòi phát hiện những kiến thức mới, giải quyết được các bàitập khó hơn sau này, trước mắt phải giúp cho các học sinh khắc phục nhanh chóng các yếu kém nêu trên. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy nếu cố gắng nghiên cứu kỹ đối tượng học sinh và tìm được một nội dung bài tập, có phương pháp thích hợp thì yêu cầu trên có thể thực hiện được ngay cả ở những lớp yếu kém ( tuy nhiên cần kiên trì ). Tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong nhiều năm qua như sau: 1)Biên soạn một tài liệu bàitập có nội dung phù hợp với mỗi giờ bàitập và đối tượng học sinh,phù hợp với nội dung sách giáo khoa, và lựa chọn các bàitập tiêu biểu sắp xếp từ dễ đến khó để dễ lựa chọn theo đối tượng, mỗi tiết chừng 3 bàitập tại lớp và 2 bàitập về nhà. 2)Suy nghĩ kỹ các bàitập đã chọn và học sinh cần chuẩn bị trước ở nhà, tìm phương pháp giải sao cho học sinh dễ hiểu nhất, dễ tiếp thu nhất, có những bàitập để các em tự giải, có bài để các em cùng giải, có bài giáo viên hướng dẫn các em giải. Nhấn mạnh và khắc sâu hướng giải tập.Trong quá trình các em giải bài trong tập hoặc trên bảng, giáo viên theo dõi nhận xét sửa chữa những sai sót cho học sinh nếu có. 3)Cuối mỗi giờ bàitập giáo viên cần tổng kết củng cố khắc sâu các kiến thức mà các em đã vận dụng, khái quát lại các vấn đề chung nhất trong các bài tập,lưu ý các loại bàitập phổ biến và bàitập nâng cao cần tiếp tục suy nghĩ và rèn luyện thêm ở nhà. 4)Quyết tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chủ động độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong cách giải bài, không ép buộc học sinh phải giải và suy nghĩ giống hệt mình, không học thuộc bài giải, học sinh phải chọn cách giải phù hợp với bản,thân mình nhất. III.Minh hoạ quá trình thực hiện tíêtdạybàitậpVật lý lớp 12 Trên đây chúng tôi đã sơ bộ trình bày một số suy nghĩ và quyết tâm thực hiện trong thời gian qua. Sau đây chúng tôi sẽ minh hoạ một tiếtbàitập chuyển động con lắc đơn trong bàitậpVật lí lớp 12. 1.Nội dung bàitập và phương pháp tiến hành : *Bài tập 1: Một con lắc dơn có chiều dài 1m thực hiện 20 dao động toàn phần trong thời gian 40s. a) Tính gia tốc trọng trường tại nơi ấy. b)Nếu cho chiều dài giảm đi 20cm thì chu kì dao động sẽ thay đổi thế nào? Phương pháp: Cho l học sinh đọc đầu bàitập để cả lớp theo dòi, giáo viên ghi tóm tắt đầu bài lên bảng, giáo viên nhấn mạnh chỗ khúc mắc của đầu bài ở giả thiết 20 dao động toàn phần trong 40s và lí luận khi chiều dài con lắc giảm thì chu kì con lắc tăng hay giảm.Cho học sinh nhắc lại công thức tính chu kì con lắc đơn, áp dụng nó để giải bàitập này Cho học sinh suy nghĩ và phát biểu hướng giải bài, sau khi học sinh phát biểu giáo viên đúc kết hướng giải như sau: + Dựa vào lí luận tam suất để tính chu kì con lắc : 20 T = 40s tính T = ? + Dựa vào công thức tính chu kì con lắc đơn suy ra công thức tính g + Công thức tính chu kì T 1 con lắc lúc có chiếu dài l 1 = l m + Công thức tính chu kì T 2 con lắc có chiều dài l 2 =l 1 -20 Lập tỉ số : T 1 /T 2 từ đó tìm được T 2 + Kết luận : chu kì giảm bao nhiêu ? Cho học sinh thực hiện trên bảng và trong tập, trình bày lời giải rõ ràng, rèn luyện luyện,tính toán ra đáp số. Giáo viên quan sát bài làm của học sinh ghi nhận những sai lầm thiếu sót trong quá trình giải để uốn nắn cho trong em hoặc chung cả lớp. Có thể cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng để rút kinhnghiệm chúng. *Bài tập 2 : Trong cùng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 chu kì đao động, con lắc thứ 2 thực hiện được 6 chu kì dao động. Hiệu chiều dài của 2 con lắc là 64 cm. Tính chiều dài 2 con lắc ấy ? *Phương pháp: +Cho l học sinh đọc đầu bài để cả lớp theo dõi, cho học sinh tự ghi đầu bài tóm tắt. +Giáo viên lưu ý chỗ khúc mắc của đầu bài +Học sinh nêu hướng giải bài, giáo viên nghe và nhận xét chỗ đúng sai nêu ra các câu hỏi định hướng cho bài giải +Cho học sinh nắm được lên bảng sửa bài +Cho học sinh đóng góp hoàn chỉnh bài sửa +Cho điểm những học sinh nào làm hoàn chỉnh bài *Bài tập 3: Bàitập khó có tính chất tồng hợp nâng caokiến thức. Một đồng hồ quả lắc có chu kì dao động T o = 1giây chạy đúng ở trên mặt đất.Nếu đưa hồ lên tháp cao 200m thì mỗi ngày nó chạy chậm bao nhiêu? Đây là bàitập phức tạp cần tổng hợp nhiều công thức liên quan đến lớp 10 về gia tốc trọng trường, lực vạn vật hấp dẫn. Giáo viên cần hướng dẫn từng bước bằng cách nêu lên các câu hỏi gợi ý đề các em suy nghĩ thực hiện : + Công thức tính chu kì con lắc đơn như thế nào ? + Công thức tính chu kì con lắc đơn ở mặt đất như thế nào?Ở cao độ h so với mặt đất như thế nào? + Lập tỉ số T h /T o = ? . + Giáo viên nhắc lại công thức tính gia tốc trọng trường dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã học ở lớp 10 tính tỉ số go/gh .Thay vào ta được công thức tính chu kì ở độ cao h ( T h = ?) + Tính độ biến thiên chu kì : T = T h -T o = ? + Lập luận : cứ To chậm là DT Vậy 86400s chậm bao nhiêu? Học sinh theo từng bước hướng dẫn trên để giải bài tập, thay số và tính toán ra kết quả là 2,7giây + Giáo viên gọi một số học sinh đem tập lên chấm, nhận xét chỗ còn sai sót 2.Phần củng cố: Giáo viên cho học sinh nắm lại lý luận chung của các bài___ tập + Xoay quanh công thức tính chu kì con lắc đơn T= 2p Ö l/g + Chu kì con lắc tỉ lệ thuận với l và tỉ lệ nghịch với g + Khi chiều đài tăng thì chu kì tăng và ngược lại + Nếu nhiệt độ tăng thì chiều đài tăng nên chu kì tăng theo nhiệt độ .Học sinh về làm thêm bàitập 4 phần ôn tập chương 3 tài liệu bàitậpVật lý 12 + Khi đưa con lắc lên cao, gia tốc g giảm nên chu kì tăng, đồng hồ chạy chậm. IV.Kết quả việc thực hiện chuyên đề Trong những năm qua mặc dầu gặp nhiều khó khăn vì trình độ học sinh có phần sa sút, tôi được phân công nhiều lớp yếu, qua thực hiện chuyên đề với nhiều cố gắng của thầy và trò chấtlượng học sinh từng bước được cải thiện. -Giờ bàitập các em tỏ ra tích cực hơn, tình trạng các học sinh ngồi chờ sửa bài rồi chép vào không còn nữa, tình trạng lười biếng giải bàitập cơ bản đã được khắc phục, -Những thiếu sót trong kỹ năng làm bài của học sinh đã được phát hiện sửa chữa kịp thời. -Nhiều em đã vững vàng giải được các đề thi tốt nghiệp, giải được các bàitập trong đề cương ôn thi tốt nghiệp. -Kết quả học tập cuối năm cao hơn đầu năm nhiều và kết quả thi tốt nghiệp tương đối cao. V.Kết luận: Trên đây tôi đã trình bày các suy nghĩ của mình và nêu ra một số kinhnghiệm đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Thực ra vấn đề này còn phải nghiên cứu thêm, vận dụng, kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm nữa. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp ./. Nguyễn Văn Đại (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu-Tỉnh Bến Tre) . “Nâng cao chất lượng tiết dạy bài tập Vật lí” .Trong tình trạng giờ bài tập được phân phối rất ít, làm thế nào để các em có thể nắm vững được các bài tập. Sáng kiến kinh nghiệm- Đề tài khoa học Chuyên đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY BÀI TẬP VẬT LÝ I-Giới thiệu đề tài: Kể từ