1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bi tập học kỳ lớn hn nhn v gia đinh

14 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Trang 1

Đặt vấn đề:

Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28của Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chếđộ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhânđược xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luậtthuộc sở hữu riêng của vợ, chồng) Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hộihiện nay cũng như trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồngtrong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn vềtình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sảnđể tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống) Tuy nhiênviệc chia tài sản riêng của vợ và chồng trong điều kiện kinh tế xã hội hiệnnay dù các nhà làm luật có cố gắng hoàn thiện đến đâu cũng không thểkhông có những thiếu sót và bất cập, nhằm có một cái nhìn đúng đắn hơn và

có một cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “Chia tàisản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinhtế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này” Do đây

là một đề tài lớn, và dù em có cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắngọn, cô đọng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Em xin chân thànhcảm ơn!

Trang 2

chung là Nghị định số 70) Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành,trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng vănbản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án Khi chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng khôngthay đổi Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so vớichế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước phương Tây.Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổirất nhiều Theo Điều 30 Luật HN&GĐ và theo Điều 8 Nghị định số 70, phầntài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập dolao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp kháccủa vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khivợ chồng có thoả thuận khác.

1.2 cơ sở thực tiễn.

Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhânlà điều cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tếxã hội và phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

+ Thứ nhất, trong cuộc sống gia đình, nhiều khi không thể tránh khỏi

những căng thẳng, bất hoà giữa vợ chồng, dẫn đến tình trạng không muốnchung sống cùng nhau Nhưng vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì con cáinên họ không muốn ly hôn Quy định chia tài sản chung trong thời kì hônnhân là một giải pháp hợp lý nhằm tối thiểu hoá những xung đột, mâu thuẫncủa vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản, sau đó là những quan hệ nhânthân khác, đồng thời giữ được hoà khí cũng như tạo ra sự ổn định nhất địnhgiữa các thành viên khác trong gia đình.

+ Thứ hai, trên cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật hôn

nhân và gia đình năm 1986, quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đìnhcòn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệkinh tế xã hội nhất định Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều cóquyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình (quyền tự do kinhdoanh, quyền tham gia các giao dịch dân sự) Để tránh những hậu quả khôngtốt có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điềukiện thuận lợi cho vợ chồng được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợppháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án

Trang 3

chia tài sản chung cho vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.

+ Thứ ba, quy định này đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham

gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng Hiện nay, việc duy trì vàphát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào cácgiao dịch dân sự hoạt động này mang lại lợi ích cho vợ chồng, cũng nhưphát sinh nghĩa vụ của vợ chồng với bên thứ ba tham gia giao dịch Để bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thứ ba cần phải biết quyền sởhữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ tàisản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ Quy định này nhằm tạo rasự công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho ngườithứ ba mà còn cho cả gia đình.

1.3 Các trường hợp chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Theo quy định tại điều 18 Luật hôn nhân và gia đình 1986 thì việcchia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại là trường hợp đặcbiệt, chỉ khi có lí do chính đáng thì mới được chia Tuy nhiên, trên thực tế,việc áp dụng quy định này rất khó khăn khi xác định thế nào là có lí dochính đáng và quy định phải được Toà án chấp nhận là sự can thiệp khá sâuvào tính tự nguyện, thoả thuận Kế thừa Luật 1986, Luật hôn nhân và giađình 2000 đã đưa ra các trường hợp cụ thể

+ Đầu tư kinh doanh riêng.

Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khóxác định Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc thamgia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc việctham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh Dự án đầu tư kinh doanh cóthể đang được thực hiện nhưng cũng có thể chỉ mới được chuẩn bị thựchiện, thậm chí đang trong giai đoạn thai nghén hình thành.

Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thựchiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sảnthuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch Việc tài sản đem đầu tư là tàisản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch,bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ,nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phảnđối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắcrối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh

Trang 4

chóng để “chớp thời cơ” Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tưkinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân vàGia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chiatài sản chung trong thời kì hôn nhân Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanhcũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việckinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại củagia đình.

Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêngđể thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiệncác giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnhhưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ

Việc chia tài sản chung cũng có thể được yêu cầu ngay cả trongtrường hợp người có nhu cầu đầu tư kinh doanh không có ý định đưa tài sảnđược chia vào khai thác trong khuôn khổ hoạt động đầu tư, mà chỉ muốnchứng tỏ với mọi người về tiềm lực vật chất trong tay mình, nhằm củng cốlòng tin cậy của các đối tác có quan hệ làm ăn với mình.

+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặcnhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờcó giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhấtđịnh vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác Việc thực hiện nghĩa vụ dânsự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc chồng) phảithực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới thực hiện Việcthực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụphải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phátsinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng) Nghĩa vụdân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giaodịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hoặc không nhằm đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình Nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinhtrước khi chia tài sản chung Có như vậy việc chia tài sản chung mới là cầnthiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này Tuynhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai Bởivậy, việc chia tài sản chung cũng có thể được tiến hành nhằm bảo đảm việcthực hiện một nghĩa vụ mà ở thời điểm tài sản chung được phân chia, chỉ

Trang 5

nằm trong dự tính của vợ chồng Tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhấtđịnh thì mới được coi là chính đáng Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sảnđể thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản đểthực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạttiền.

+ Lí do chính đáng khác.

Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp.Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng tronglí do của việc chia tài sản chung Tính chất chính đáng hay không chínhđáng chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được đưa ra trước Toàán Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng thống nhất ý chívề sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì trong quanhệ giữa vợ chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chiatài sản không được đặt ra Bởi như ta thấy, sự thoả thuận giữa vợ chồng vềviệc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp cóđơn yêu cầu của người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chiatài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bảnthân vợ hoặc chồng Nói cách khác, vấn đề có hay không có lý do chínhđáng chỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồngthuận về việc chia tài sản chung.

Trên thực tế, có những trường hợp vợ chồng sống với nhau về già tínhtình không hợp và có nhiều mâu thuẫn Do vậy, cả hai cùng thoả thuận chiatài sản chung và sống li thân Dù không phải là chia tài sản chung để đầu tưkinh doanh, nhưng đây cũng là một dạng của chia tài sản chung khi hônnhân còn tồn tại thuộc trường hợp có lí do chính đáng theo quy định củapháp luật Luật hôn nhân gia đình tôn trọng vấn đề này vì việc chia tài sảnchung và ở riêng là có sự thoả thuận và nhất trí của hai vợ chồng, nhằm ổnđịnh cuốc sống mỗi bên Mặc dù họ chia tài sản và không còn sống chung,nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn tại trước pháp luật Tuy nhiên, một điều cầnlưu ý, đó là lí do chính đáng phải là lí do hết sức đặc biệt Việc toà án chophép chia tài sản chung phải được đánh giá kĩ lưỡng về bản chất và mức độtrầm trọng của các nguyên nhân làm rạn nứt gia đình Nếu không đánh giáđúng lí do chính đáng sẽ dẫn tới việc lạm dụng các quy định của pháp luật,nhằm mục đích không chính đáng, làm phản tác dụng và giảm giá trị của

Trang 6

quy phạm pháp luật Ngoài trường hợp nêu trên, có thể coi những trườnghợp ngoại lệ sau là có lí do chính đáng :

_ Vợ, chồng được xác định mất tích.

_ Một bên có hành vị phá tán tài sản hay hoang phí tài sản chung củagia đình mà bên kia ngăn cản nhưng không được.

_ Một trong hai người bị tịch thu tài sản do phạm tội.

_ Mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng trầm trọng, đời sống chung khôngthể kéo dài nhưng vì danh dự, vì con cái mà không li hôn.

1.4 Những phát sinh từ việc chia tài sản chung để kinh doanh riêng

Thứ nhất theo quy định tại khoản 1 điều 29 thì vợ chồng có thể chia tài sảnchung để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh bằng thỏa thuận hoặc quyếtđịnh của tòa án, tuy nhiên khi nghiên cứu quy định của luậ thì có thấy mộtsố vướng mắc, xuất phát từ điều 57 hiến pháp 1992 và điều 50 BLDS (côngdân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật ) việc ghi nhậnquyền chia tài sản chung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh là cụ thể hóamột trong những quyền hiến định của công dân, bảo đảm nguyên tắc tự chủtự định đoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác quy định nàycũng hướng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình, tránh những rủi ro có thểphát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt đến cuộcsống chung của gia đình Tuy nhiên nếu vì nhu cầu kinh doanh riêng mà vợchồng chia hết tài sản chung thì lúc này trách nhiệm của mỗi bên trong việcđảm bảo đời sống chung xẽ như thế nào? Rõ ràng đây là một quy định chưathật sự chặt chẽ của pháp luật có thể dẫn tới tình trạng biệt sản trong thời kỳhôn nhân vì vậy việc chia tài sản sẽ dẫn tới vợ chồng chỉ chú tâm vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà sao nhãng trách nhiệm của mình đối với sự ổnđịnh của gia đình trong đời sống chung.

Thứ hai theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 8 nghị định 70 thì thu nhập sau khichia tài sản chung của vợ chồng xẽ là tài sản riêng trừ trường hợp có thỏathuận khác Đây có nghĩa là kể từ khi chia toàn bộ tài sản chung chế độ sởhữu chung hợp nhất của vợ chồng coi như chấm dứt trên thực tế Tuy nhiênquy định này lại có phần mâu thuẫn với khoản 1 điều 7 luật HN&GĐ vì xuấtphát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân thì tài sản do bất cứ vợ haychồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung.

Và nữa về thu nhập của vợ chồng sau khi chia tài sản riêng có 2 loại 1 là liên

Trang 7

quan đến tài sản chia, 2 là không liên quan gì đến tài sản chia nhưng nghịđịnh 70 không giải quyết điều này và vẫn cho nó là tài sản riêng theo emphần tài sản thu được không liên quan đến tài sản đã chia là tài sản chungcủa vợ chồng.

Thứ ba tại khoản 2 điều 29 luật HN&GĐ năm 2000 và điều 11 nghị định70/2001 quy định những trường hợp thỏa thận chia tài sản chung của vợchồng bị coi là vô hiệu tuy nhiên các văn bản này lại không quy định hayhướng dẫn việc giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu.Giả sử rằng công việc kinh doanh của người chồng bị thua lỗ mới tiến hànhchia tài sản chung để tránh rủi ro đối với toàn bộ tài sản, bằng việc làm nhưvậy vợ chồng xẽ tránh được việc phải sử dụng toàn bộ tài sản để thực hiệnnghĩa vụ khi mà luật chưa có quy định hay hướng dẫn về vấn đề này thì đểtrục lợi hai người có thể hoàn toàn thỏa thuận để chia tài sản, khi biết rằngviệc chia tài sản là vi phạm pháp luật người vợ tiến hành tẩu tán tài sản đãchia khi đó quyền lợi của người thứ ba tiến hành giao dịch với tài sản ngườivợ sẽ được giải quyết như thế nào? Việc khôi phục tài sản đã được chia tínhtừ thời điểm nào?

2 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ và chồngtrong thời kỳ hôn nhân:

2.1 Về quan hệ nhân thân.

Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứtcác quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Mặc dù có sự phân chia tài sảngiữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyềnvà nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề hay đổi, vợ chồng tiếp tụcphải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợchồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đếnlợi ích gia đình, mặt khác là đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây làđiểm tích cực cần khuyến khích Do vậy cũng cần khẳng định rằng, việc chiatài sản chung trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chếđịnh ly thân Mặt khác, luật HN&GĐ không quy định chế độ ly thân

2.2Về quan hệ tài sản.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ làmphát sinh những hậu quả pháp lý nhất định được quy định tại Điều 30 Luật

Trang 8

HN&GĐ 2000.Về vấn đề này cũng được hướng dẫn cụ thể trong Điều 8nghị định 70/2001 Như vậy, từ các quy định trên ta thấy được 1 số điểmquan trọng sau:

2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhânsẽ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng với tài sản đã được chia:

Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng củavợ và chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầyđủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu củamình Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản

của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 LuậtHN&GD 2000) Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn

nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản

riêng Như vậy thì việc quy định “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã

được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng cóthỏa thuận khác” Là hợp lý và có cơ sở, phù hợp với các quy định của luật

dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu Như đã quy định: “Vợ, chồng có

quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình” tuy nhiên thì

ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản tài sản riêng do được chiatừ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sảnriêng của vợ chồng vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 và khoản 5điều 33 Luật HN&GĐ Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhânkhông làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệnhân thân, vợ chồng phải cùng nhau chăm no, xây dựng gia đình vì vậy đâylà quy định hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình đượcduy trì ổn định, hạnh phúc.

Vấn đề cần quan tâm đối với vấn đề này là xác định tài sản riêng theo

quy định tại Khoản 2, Điều 8 – NĐ70/2001: “Thu nhập do lao động, hoạt

động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bênsau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợchồng có thoả thuận khác.” Nếu theo quy định này thì những thu nhập như

tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động… mà vợ chồng có từ trước khichia tài sản chung vốn là tài sản chung thì sau khi chia tài sản chung thì sẽtrở thành tài sản riêng nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác

Trang 9

2.2.2 Vợ, chồng vẫn có quyền sở hữu với khối tài sản chung thuộchình thức sở hữu chung hợp nhất.

Theo quy định của điều 30 Luật HNGD 2000: “phần tài sản còn lại

không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” và cũng theo quy định

của Khoản 1 Điều 8 – NĐ 70/ 2001: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài

sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì tài sản thuộc sở hữu chungcủa vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bao gồm:Phần tài sản chung không chia và hoa lợi lợi tức phát sinh từ phần tài sảnchung đó Nếu ta xét theo quy định của Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ

2000: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu

nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợppháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng đượcthừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợchồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chungcủa vợ chồng.”

Và so sánh với khoản 2 Điều 8 – NĐ70 “Thu nhập do lao động, hoạt

động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bênsau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợchồng có thoả thuận khác.” Như vậy, ta có thể thấy rằng tài sản chung của

vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn bao gồmcả những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung vànhững tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Đối với tài sảnchung thì vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy địnhtại điều 28 Luật HN&GĐ 2000 Như đã phân tích ở phần trên thì quy địnhtại khoản 2 điều 8 NĐ70/2001 là có phần trái với quy định của điều 27 LuậtHNGĐ 2000 và bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý Do vậy cần quy định thêm

những thu nhập của vợ chồng sau khi chia tài sản riêng không liên quan đếntài sản riêng là tài sản chung Ví dụ như tiền lương, tiền thưởng, tiền công

lao động… của vợ chồng không liên quan đến việc tiến hành sản xuất kinhdoanh từ phần tài sản riêng là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung của vợchồng.

Trang 10

Vấn đề đặt ra trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng là quyềnsử dụng đất mà vợ hay chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thờikì hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Điều 27 Luật

HNGĐ 2000 quy định “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết

hôn là tài sản chung của vợ chồng” Trong khi những quy định của pháp

luật về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì chưa quyđịnh cụ thể vấn đề quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi chia tài sảnchung trong thời kì hôn nhân Vì vậy vấn đề này cần được xem xét theohướng “ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chungtrong thời kì hôn nhân là tài sản chung nếu không liên quan đến kết quả củahoạt động lao động sản xuất kinh doanh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng”

Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm ảnhhưởng đến quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng Vợ chồng có quyền thừa kế tàisản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3 Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy địnhcụ thể tại điều 9 và điều 10 nghị định 70/2001: Việc quy định vấn đề khôiphục chế độ tài sản chung của vợ chồng tại Nghị định 70/2001 là hợp lý.Tuy nhiên vẫn có một số vướng mắc Việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt hình thức sở hữu chung của vợchồng chỉ có sự khôi phục khi đã chấm dứt Ngay cả khi chia hết tài sảnchung thì sau đó tài sản chung của vợ chồng vẫn có thể được hình thành Vídụ như được tặng cho chung, thừa kế chung… vì khi hôn nhân tồn tại thìtheo pháp luật nước ta thì khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thìtài sản chung đó sẽ tuân theo chế độ pháp tài sản pháp định tức là tài sảnchug hợp nhất Việc khôi phục chế độ tài sản chung thực chất là đem tài sảnriêng của mỗi người góp vào tài sản chung Như vậy, chế độ sở hữu chungcủa vợ chồng không còn là sở hữu chung hợp nhất nữa mà là sở hữu chungtheo phần Điều đó mâu thuẫn với các quy định về sở hữu trong hệ thốngpháp luật nước ta làm phức tạp thêm các mối quan hệ của vợ chồng về tàisản Để phát huy được những ưu điểm của việc chia tài sản chung trong thờikì hôn nhân chúng ta phải nhanh chóng củng cố những quy định chưa hợp lýnày, và có những quy định thật chặt chẽ.

Ngày đăng: 01/11/2012, 09:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w