Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh của giáo viên...75Kết luận chương 2...78Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
Trang 1Nguyễn Hoàng Như
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 2Nguyễn Hoàng Như
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 3bất cứ công trình nghiên cứu nào Nếu không đúng như đã nêu, tôi hoàn toàn chịu tráchnhiệm về luận văn của mình./.
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 9 năm 2018
Người viết
Nguyễn Hoàng Như
Trang 4Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh đã phối hợp mở lớp đào tạo chương trình Cao học tại Vĩnh Long
Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lí trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu Cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn quan tâm hỗ trợ cho tôi trong quá trình họctập cũng như trong suốt thời gian nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Huỳnh Lâm AnhChương – người Thầy đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu luận văn Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lí giáo dục cũng nhưgiúp tôi rèn luyện kỹ năng về nghiên cứu khoa học
Mặc dù, bản thân có nhiều nỗ lực và cố gắng để hoàn thành luận văn, song, không thểtránh khỏi những thiếu sót Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chânthành của của quý các Thầy, Cô, quý đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Như
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
6.1 Về nội dung nghiên cứu 3
6.2 Về địa bàn và đối tượng khảo sát 3
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
7.1 Phương pháp luận 3
7.2 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc đề tài 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Trong nước 8
1.2 Các khái niệm 9
1.2.1 Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 9
1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 14
1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông 17
Trang 61.3.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 20
1.3.4 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 22
1.3.5 Lực lượng giáo dục và học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 24
1.3.6 Điều kiện, phương tiện trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 26
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 27 1.4 Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông 27
1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học 27
1.4.2 Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học 27
1.4.3 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học 29
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông 33
1.5.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông 33
1.5.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông 36
Kết luận chương 1 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 39
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục của phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 39
2.1.1 Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long 39
2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục của thành phố Vĩnh Long 40
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 45
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 45
Trang 72.2.4 Mô tả các công cụ nghiên cứu 462.2.5 Quy ước xử lí thông tin 47
2.3 Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các
trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 49
2.3.1 Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng giao tiếp 492.3.2 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 502.3.3 Thực trạng về các phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS 522.3.4 Thực trạng về các hình thức lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 54 2.3.5 Thực trạng về các lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 562.3.6 Thực trạng về các điều kiện, phương tiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 572.3.7 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 59
2.4 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 60
2.4.1 Thực trạng về nhận thức của các lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 602.4.2 Thực trạng về các chủ thể quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 612.4.3 Thực trạng quản lí các hình thức lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 632.4.4 Thực trạng quản lí hoạt động phối hợp của các lực lượng giáo dục giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 69
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 73
Trang 82.5.2 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh của giáo viên 75
Kết luận chương 2 78Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 803.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 803.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 803.1.3 Đảm bảo tính khả thi 813.1.4 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 81
3.2 Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 82
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên
và học sinh về ý nghĩa, mục đích của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 823.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực cho lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 843.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng tài liệu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 87
3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng các quy định giao tiếp ứng xử trong nhà trường 90
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường các hoạt động GDKNGT trong nhà trường 93 3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 983.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 102
Trang 93.4 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí 105
Kết luận chương 3 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
1 Kết luận 111
2 Kiến nghị 113
2.1 Đối với Bộ GD-ĐT 113
2.2 Đối với Sở GD-ĐT 113
2.3 Đối với các trường THPT 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1 1
PHỤ LỤC 2 15
PHỤ LỤC 3 20
PHỤ LỤC 4 26
PHỤ LỤC 5 28
Trang 10: Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp
: Học sinh: Kỹ năng
: Kỹ năng giao tiếp: Lực lượng giáo dục
: Thành phố Vĩnh Long: Thường xuyên
: Trung học cơ sở: Trung học phổ thông
Trang 11Bảng 2.2 Kết quả học tập của học sinh ……… 43Bảng 2.3 Kết quả hạnh kiểm của học sinh……… 44
Mức độ đồng ý của cán bộ quản lí và học sinh về mục đích giáo dục
kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nội
giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu của các lực lượng giáo dục
trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu của các điều kiện, phươngBảng 2.9 tiện trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học 56
giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu của các chủ thể quản lí trong
hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu của việc quản lí hình thứcBảng 2.13 lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh vào môn 61
Trang 12Bảng 2.16 lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh vào hoạt động 65
ngoài giờ lên lớp
Mức độ thực hiện và đáp ứng yêu cầu trong việc phối hợp của các
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, con người vừa làđộng lực vừa là mục tiêu phát triển đất nước của mỗi quốc gia Vấn đề đặt ra chomỗi quốc gia, là muốn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì nhất thiết phải pháttriển yếu tố con người Chính vì thế, các nước trên thế giới đều coi trọng việc pháttriển con người, trong đó giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) được xem là “Quốc sáchhàng đầu” trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước mình
Song, đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng trên tất cả mọi lĩnh vực, đòi hỏi mỗi người nói chung và học sinh (HS) nóiriêng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng (KN) cần thiết, đặc biệt là kỹ nănggiao tiếp (KNGT)
Theo quá trình phát triển của mỗi người, KNGT được cha mẹ hướng dẫn ởnhà, và khi đến trường, học sinh tiếp tục được nhà trường hướng dẫn thể hiện trongnội dung, chương trình giáo dục (GD)
Với HS, hoạt động giao tiếp (GT) vô cùng quan trọng, vì nếu GT tốt sẽ giúpcác em học tập tốt, xây dựng được các mối quan hệ thân thiện, tốt nhất, sẽ thể hiệnđược khả năng nhận thức, phép lịch sự của bản thân trong quá trình học tập và trongcác hoạt động của các em
Tại thành phố Vĩnh Long (TPVL), hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp(GDKNGT) của các trường THPT đã có những thành tích đáng kể nhưng vẫn cònhạn chế: về nội dung chủ yếu tập trung GD cho HS những KN về biểu lộ, thái độtình cảm; về hình thức chủ yếu lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên vàtiết sinh hoạt lớp; các điều kiện, phương tiện chưa hỗ trợ tích cực cho hoạt độngGDKNGT cho HS; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm; về KNGT của
HS, đa số các em còn nhút nhát, tự ty, lúng túng trước đám đông, thiếu KN hợp tác
và làm việc nhóm, KN giải quyết vấn đề, đặc biệt kinh nghiệm sống của các em cònnghèo nàn, lạc hậu
Công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) nói chung,GDKNGT nói riêng ở các trường còn bất cập: Các trường chủ yếu tập trung chỉ đạo
Trang 14việc GDKNGT qua hoạt động của Đoàn Thanh niên và tiết sinh hoạt lớp, nhưngchưa chú trọng GDKNGT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào môn học
và chưa phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS trong hoạt động GDKNGT cho HS; cáchình thức tổ chức hoạt động GDKNGT chưa phong phú, đa dạng để góp phần thúcđẩy KNGT cho HS phát triển
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động GDKNGT cho HStrường THPT; đánh giá thực trạng về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS cáctrường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long; từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao chất lượng GDKNGT cho HS
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quản lí hoạt động GD cho HS trường THPT
Đối tượng nghiên cứu là quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trườngTHPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động GDKNGT cho HS ở các trường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Longđược thực hiện chủ yếu lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên và tiết sinhhoạt lớp Trong đó, nhà trường đã tập trung GD cho HS những KNGT như: Lắngnghe, làm việc nhóm, ứng xử Tuy nhiên, hình thức và nội dung chưa phong phúnên chưa thu hút HS tích cực tham gia
Công tác quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trường THPT TPVL, tỉnhVĩnh Long đã đạt được những kết quả nhất định là: Quản lí tốt các hoạt độngGDKNGT lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên và tiết sinh hoạt lớp Tuynhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế là quản lí công tác kiểm tra, đánh giá hoạtđộng này chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đến việc quản lí sự phối hợp giữa nhàtrường với phụ huynh HS trong GDKNGT cho HS
Trang 15Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT thì người nghiên cứu có thể nêu ra những biện pháp quản lí cần thiết và khả thi.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS trường THPT
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trườngTHPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long
Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNGTcho HS các trường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động GDKNGT cho HS cáctrường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long; tập trung vào chủ thể quản lí là Ban giámhiệu và các LLGD bên trong nhà trường
Xây dựng các biện pháp cần thiết và khả thi dùng trong quản lí hoạt độngGDKNGT cho HS các trường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long
6.2 Về địa bàn và đối tượng khảo sát
Địa bàn khảo sát là 05 trường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long
Đối tượng khảo sát là CBQL, GV và HS của 05 trường THPT TPVL, tỉnhVĩnh Long
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiêncứu hoạt động GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT như một hệ thống gồm:Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện Cácthành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau
Hoạt động GDKNGT là một hoạt động GD, có mối liên quan với các hoạtđộng GD khác trong trường THPT và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở
Trang 16trường THPT Hoạt động GDKNGT trong trường THPT có mối liên hệ với hoạtđộng GDKNGT của gia đình và xã hội.
7.1.2 Tiếp cận lịch sử - logic
Tiếp cận quan điểm lịch sử trong nghiên cứu đề tài này là người nghiên cứu sửdụng quan điểm và bối cảnh hiện tại của Việt Nam để đánh giá công tác hoạt độngGDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT
Tiếp cận quan điểm logic trong đề tài này là người nghiên cứu sắp xếp cácphần trong luận văn theo một trật tự hợp lí Từ nghiên cứu cơ sở lí luận về quản líhoạt động GDKNGT cho HS THPT, thực trạng quản lí hoạt động GDKNGT cho
HS các trường THPT TPVL, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDKNGTcho HS các trường THPT TPVL
7.1.3 Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giáthực trạng hoạt động GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS tại cáctrường THPT TPVL, tỉnh Vĩnh Long Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lí hoạtđộng GDKNGT cho HS Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào hoạt độngGDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trường THPT TPVL, tỉnhVĩnh Long
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các nội dung trong các tài liệu, các công trình nghiên cứukhoa học có liên quan đến hoạt động GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGTnhằm hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động GDKNGT và quản lí hoạt độngGDKNGT trường THPT
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra giáo dục
Mục đích: Thu thập thông tin, số liệu, chứng cứ về thực trạng hoạt động
GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trường THPT TPVL, tỉnhVĩnh Long thông qua việc sử dụng bảng hỏi (phục lục: 1,2,3)
Trang 17Nội dung: Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HS 05 trường THPT TPVL
về việc GDKNGT; thực trạng việc triển khai hoạt động GDKNGT và quản lí hoạtđộng GDKNGT của 05 trường THPT TPVL
Đối tượng, số lượng: Điều tra 100 CBQL, GV và 100 HS của 05 trường THPTTPVL
Cách thực hiện: Xây dựng bảng hỏi và gửi đến CBQL, GV và HS của 05trường THPT TPVL
* Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập thông tin, số liệu, chứng cứ về thực trạng hoạt động
GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS các trường THPT TPVL, tỉnhVĩnh Long thông qua việc sử dụng phiếu phỏng vấn
Nội dung: Tìm hiểu thực trạng hoạt động GDKNGT và biện pháp quản líGDKNGT cho HS của 05 trường THPT TPVL
Đối tượng, số lượng: 08 CBQL và 09 GV
Cách thực hiện: Phỏng vấn lần lượt với từng CBQL, GV bằng các câu hỏi đãđịnh sẵn
Phần NỘI DUNG: gồm 03 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp chohọc sinh trung học phổ thông
Chương 2 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho họcsinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho họcsinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 18Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngôn ngữ có một vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội và đời sống của mỗi con người Nó là cơ sở của nhận thức xãhội và là phương tiện để GT, đồng thời thúc đẩy sự phát triển tư duy của con người.Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về GT, vai trò của GT đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người nói chung và nhân cách HSnói riêng Trên cơ sở đó, các nhà GD đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm giúpngười học (HS) hình thành và phát triển KNGT để làm công cụ học tập, chiếm lĩnhtri thức, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội để hoàn thiện nhân cách
Những năm đầu của thế kỷ 20, dựa trên tư tưởng triết học Macxit, các nhà tâm
lí học nổi tiếng của Liên Xô (cũ) như: L.X.Vưgốcxki, X.L Rubinxtêin,A.N.Lêônchiev , đã đề cập đến vấn đề GT của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau Tác giảE.V.Sukanôva với công trình “Những trở ngại tâm lí giao tiếp giữa các cá nhân” đãtiến hành nghiên cứu thực nghiệm GT của HS phổ thông lứa tuổi 15-17, trong cácmối quan hệ ở trường phổ thông nhằm xác định mức độ phát triển văn hóa GT thựctiễn và xác định các hình thức biểu hiện của nó Tác giả A.V.Muđơrikơ trong tácphẩm “Giao tiếp như là một nhân tố giáo dục học sinh” đã đi sâu nghiên cứu ảnhhưởng của GT đối với sự hình thành nhân cách của HS, đồng thời xác định nhữngđặc điểm tâm lí trong GT của các em Cũng trong khoảng thời gian này, các nhàtriết học, tâm lí học và xã hội học phương tây cũng quan tâm và nghiên cứu lĩnh vực
GT, nổi bật là: Nhà bác học người Đức C.Giaspe, Nhà triết học và tâm lí học người
Mỹ G.Mit, Nhà triết học người Pháp Gien Marơsen nhà triết học hiện sinh Nhật BảnMactin Babơ, Nhà triết học người Nga B.M Beccheriev , họ đã có nhiều côngtrình những nghiên cứu về lĩnh vực GT
Trang 19Nghiên cứu về GT, các nhà khoa học đã đề cập đến KNGT trong chính nội củahàm khái niệm GT Cụ thể như: TV Trakhop đề cập đến KN tìm cách đổi xử đúngđắn, KN thiết lập mối quan hệ hợp lí trong tiếp xúc V.P Dkharov đã nghiên cứu 04nhóm KNGT ở sinh viên sư phạm và khái quát những đặc trưng cơ bản tương ứngcho mỗi nhóm KN đó V.A Cancalic quan tâm đến hệ thống các phương pháp và
KN tác động qua lại tâm lí – xã hội một cách có tổ chức giữa GV và HS (NguyễnCông Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Ngọc Nam, 1993) N.D Lêvitov “Nghệthuật đứng ở vị trí người khác”, Ông đã quan tâm đặt vị trí của mình vào ngườikhác N.D Lêvitov đã đề cập đến năng lực truyền đạt tri thức bằng cách rõ ràng vàhấp dẫn (N.D Levitov, 1983) Còn S Ostrander đưa ra cách xử sự khéo léo trongcác tình huống GT khác nhau (S Ostrander, 1989)
Những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lí học hiện đại, với nhiều côngtrình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù GT như là một phạm trù cơ bản
Trong cuốn "Education for life” (giáo dục vì cuộc sống), Donald Walters đã cung
cấp cho các nhà GD, các bậc cha mẹ ở khắp nơi những kỹ thuật nhằm biến đổi GDthành một quá trình toàn vẹn, một quá trình hài hoà giữa kiến thức sách vở vớinhững kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống (Donald Walters J, 2009)
Năm 2003, tại Bali - Indonesia đã diễn ra hội thảo về GDKNGT trong GDkhông chính quy với sự tham gia của 15 nước Mục tiêu của GDKNGT trong GDkhông chính quy ở Hội thảo Bali là nhằm “Nâng cao tiềm năng của con người để cóhành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi các tình huống củacuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộcsống”
Những nghiên cứu về hoạt động GDKNGT và quản lí hoạt động GDKNGTtrên thế giới là khá phong phú Theo tổng thuật của UNESCO, có thể khái quátnhững nét chính trong các nghiên cứu này như sau: Nghiên cứu xác định mục tiêuGDKNS (Trong đó có nghiên cứu và xác định mục tiêu GDKNGT); nghiên cứu xácđịnh chương trình và hình thức GDKNGT Các chương trình và tài liệu vềGDKNGT được thiết kế cho GD không chính quy là phổ biến và rất đa dạng vềhình thức
Trang 201.1.2 Trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề GT và phát triển KNGT cho HS phổ thông đã được nhiềunhà nghiên cứu và nhà GD quan tâm Những năm thập niên 80 của thế kỷ 20, đã cónhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học Việt Nam như: PhạmMinh Hạc, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ , đã được công
bố và xuất bản
Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy, đã nghiên cứu quy trình GD hành vi GT có
văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học (Lưu Thu Thủy, 1995).
Năm 2003, tác giả Hoàng Thị Phương đã nghiên cứu“Một số biện pháp giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi” Ở đây, GT được khai thácvới góc độ hành vi văn hóa cơ bản nhất Đó là những KN nền tảng cho việc GD trẻ
ở các bậc học tiếp theo về KNGT (Hoàng Thị Phương, 2003)
Năm 2005, tác giả Chu Văn Đức (chủ biên) cùng nhóm tác giả nghiên cứu,biên soạn giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” dùng cho các trường trung cấp chuyênnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Tác giả đã chỉ rõ GT là hoạt động nhằm xáclập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất
Hà Nội, 2010)
Năm 2013, trong luận văn tiến sĩ, nghiên cứu về “Giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc”, tác giả Ngô Giang Nam đã chỉ
Trang 21ra con đường GDKNGT cho HS tiểu học hiệu quả nhất là: Tổ chức dạy học trên lớptheo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung GDKNGT; tổ chức hoạt động GD ngoàigiờ lên lớp tích hợp nội dung GDKNGT; tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thểlồng ghép vào đó GDKNGT cho học sinh tiểu học (Ngô Giang Nam, 2013).
Trong những năm gần đây, có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hay nhữngcông trình khoa học khác tập trung nghiên cứu về GT, phát triển KNGT, quản líGDKNGT cho mẫu giáo, HS tiểu học, phổ thông dân tộc nội trú, nhưng về quản líGDKNGT cho HS bậc trung học nói chung, nói riêng THPT thì chưa có nhiều đề tàinghiên cứu
Tóm lại, quản lí hoạt động GDKNGT cho HS nói chung, HS THPT nói riêng
là một trong những hướng nghiên cứu về quản lí GD Các nghiên cứu trên thế giới
và trong nước như trình bày, đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng cơ sở lí luận
về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS, đã mô tả thực trạng quản lí hoạt độngGDKNGT cho HS ở nhiều khía cạnh khác nhau, và đã đề xuất những biện pháp cầnthiết và khả thi Đây chính là nên tảng quý báu để tác giả luận văn tiến hành nghiêncứu đề tài này
GT được phân tích theo các quan điểm khoa học khác nhau, trên các lĩnh vực xã hộihọc, kinh tế học, tâm lí học Khi bàn về vấn đề GT, các nhà tâm lí học đã đưa ranhững định nghĩa khác nhau Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan điểm riêng,phản ánh những góc độ khác nhau của GT
Trang 22Khi nghiên cứu về GT dưới góc độ quan hệ giữa người với người, C.Mac vàĂngghen, hai Ông cho rằng: GT là một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qualại giữa người với người (Nguyễn Văn Đồng, 2009) Một quan niệm có xu hướng
mở rộng GT được nhà tâm lí học B.V.Xôcôlov định nghĩa như sau: GT là sự tácđộng lẫn nhau giữa những con người với nhau và động vật có tâm lí với nhau, nếuthu hẹp hơn thì có thể coi GT giữa người và động vật nuôi trong nhà (B.V.Xôcôlov,1972)
Ở Việt Nam, vấn đề GT đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà tâm
lí học và GD học, nó được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau như GT thôngthường ở các lứa tuổi, GT công vụ Nghiên cứu về góc độ tâm lí của GT, tác giả TrầnTrọng Thủy cho rằng: GT của con người là một quá trình có chủ định hay
không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó, các cảm xúc và tưtưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ (Trần Trọng Thủy,Nguyễn Sinh Huy, 1996) Tác giả Nguyễn Ngọc Bích và cộng sự, trong giáo trình
“Tâm lí học Xã hội”, đã định nghĩa: GT là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người lồngghép vào phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tácđộng qua lại và điều chỉnh lẫn nhau (Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Văn Huệ, Đỗ MộngTuấn, 1995) Tác giả Chu Văn Đức, trong giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” (dùngtrong các trường trung học chuyên nghiệp) viết: GT là hoạt động xác lập, vận hànhcác mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những như cầu nhấtđịnh (Chu Văn Đức, 2005) Theo Lại Thế Luyện, cho rằng: GT là quá trình tiếp xúcgiữa con người với con người, nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốnsống, vốn kinh nghiệm, KN, kỹ xảo nghề nghiệp…, nghĩa là chia sẻ những điều cónghĩa với người khác (Lại Thế Luyện, 2014)
Tóm lại, dù đứng ở góc độ nào, mục đích nghiên cứu nào thì những quan niệm
về GT đều có những điểm chung nhất thuộc về bản chất của GT Đó là, GT là mộtquá trình truyền đi một thông điệp, nó bao gồm một người gửi và một hay nhiềungười nhận Thông điệp là ý tưởng đã được mã hoá để người phát tin và ngườinhận Theo quan niệm này, GT là một quá trình dựa trên sự trao đổi giữa hai haynhiều người sử dụng một mã cử chỉ, từ ngữ để có thể hiểu được một thông tin chính
Trang 23thức hay phi chính thức được chuyển từ người phát tin đến người nhận tin Từ đó,
tác giả luận văn có thể định nghĩa về GT như sau:“Giao tiếp là quá trình tiếp nhận,
xử lí và chuyển giao thông tin giữa hai hay nhiều người để đạt được mục tiêu”.
* Kỹ năng giao tiếp
Xuất phát từ quan điểm nguồn lực con người là quan trọng nhất, Ngân hàngThế giới đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế tri thức và dựa vào KN của conngười, đồng thời cho rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả ba khíacạnh: kiến thức, KN và thái độ Kiến thức là những hiểu biết, những tri thức mà bảnthân chúng ta thu thập được (nó được giữ lại trong não chúng ta) lồng ghép vào quátrình học tập, nghiên cứu Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo
một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình huống cụ thể.“Cách” ở đây là từ
cách trong cụm từ: suy nghĩ một cách tích cực, làm việc một cách nhiệt tình, KN
là khả năng của một người thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh,điều kiện nhất định, để đạt được một mục tiêu nhất định KN bao gồm: KN nghềnghiệp (KN cứng) và KN cơ bản (KN mềm)
KNGT là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội cá nhânvới sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi, miệng), tư thế đầu,
cổ, vai, tay, chân, đồng thời với những ngôn ngữ nói, viết của con người Sự phốihợp hài hòa, hợp lí giữa các vận động mang một nội dung tâm lí nhất định, phù hợpvới mục đích, ngôn ngữ và nhiệm vụ GT cần đạt được mà GV, người CBQL là chủthể Tuy nhiên, tùy theo góc độ tiếp cận mà các nhà tâm lí học, các nhà GD học cóquan niệm khác nhau về KNGT
Tác giả Ngô Công Hoàn đã coi: KNGT là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lí của đối tượng GT (Ngô Công Hoàn, 1992) Quan niệm KNGT là nhóm những KNGT, tác giả Nguyễn Bá Minh, cho rằng: KNGT là nhóm KNGT bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng GT, giữa đối tượng GT với nhau (Nguyễn Bá Minh, 2008) Tác giả Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh quan niệm: KNGT là năng lực của con
người biểu hiện trong quá trình GT Đó là các khả năng sử dụng hợp lí các phương
Trang 24tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành viđược chủ thể GT phối hợp hài hòa (Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh, 1997) Trong tàiliệu về GDKNS trong hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trường THPT (tài liệu dànhcho GV) của Bộ GD-ĐT cho rằng: KNGT là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bảnthân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp vớihoàn cảnh và văn hóa, đồng thời lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cảkhi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng, nhucầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết(Bộ GD-ĐT, 2010).
Mặc dù, các tác giả có cách lí giải khác nhau về KNGT, nhưng giữa các tácgiả đều có những điểm chung cơ bản về KNGT: Thứ nhất, chủ thể của KNGT làcon người; thứ hai, con người sử dụng các phương tiện trong GT như: nói, viết hoặc
cử chỉ thái độ để GT; thứ ba, con người sử dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm sống
để xử lí tình huống trong GT Từ phân tích các khái niệm trên, tác giả luận văn có
thể định nghĩa về KNGT, đó là “Kỹ năng giao tiếp là cách thức vận dụng những tri thức khoa học vào các tình huống khác nhau của quá trình giao tiếp để đạt mục tiêu đề ra”.
* Hoạt động giáo dục
Trong Luận án Tiến sĩ, tác giả Phạm Thị Lệ Nhân cho rằng: Hoạt động GDcủa nhà GD (theo nghĩa hẹp) được tổ chức theo kế hoạch, chương trình hoạt độngnhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếuthẩm mỹ và phát triển thể chất của học sinh lồng ghép vào hệ thống tác động sưphạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của học sinh cùng kết hợp với các biện pháp
GD của gia đình và xã hội để phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạnchế, tiêu cực, trong suy nghĩ, hành động của các em (Phạm Thị Lệ Nhân, 2015).Tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự cho rằng: Hoạt động GD (theo nghĩa hẹp)
là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được GD tự giác,tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhâncách phù hợp với yêu cầu của xã hội (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ VănLiên, Ngô Đình Qua, 2015)
Trang 25Trong khái niệm của tác giả Phạm Thị Lê Nhân, hoạt động GD chỉ mới đề cậpđến hoạt động của nhà GD tác động đến người được GD, nhưng chưa thấy đề cậpđến hoạt động tự GD của người được GD Còn trong khái niệm của tác giả Trần ThịHương và các cộng sự, cho thấy hoạt động GD gồm 02 phần, đó là hoạt động củacác nhà GD tác động đến người được GD và hoạt động của người được GD là tiếpthu, tự điều chỉnh hành vi của mình Nghĩa là, dưới tác động của nhà GD, ngườiđược GD lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm sống từ các nhà GD, trên cơ sở các tri thức
và kinh nghiệm đã lĩnh hội, người được GD sẽ tự rèn luyện, trau dồi để điều chỉnhhành vi của mình phù hợp với các yêu cầu của xã hội
Thực tế cho thấy ở trường, các em HS được tiếp thu các tri thức từ thầy côgiáo Ngoài ra, các em tiếp thu kinh nghiệm sống từ gia đình và ngoài xã hội Vớinhững tri thức và kinh nghiệm sống lĩnh hội được sẽ là cơ sở để các em khám phá
và tìm hiểu cái mới trong học tập và trong cuộc sống Đây chính là hoạt động tự học
và sáng tạo của HS Như vậy, có thể khẳng định hoạt động GD bao gồm hai phần đó
là hoạt động của nhà GD và hoạt động của người được GD (HS) Hai hoạt độngnày, thống nhất và biện chứng với nhau Nếu thiếu một trong hai hoạt động này thìhoạt động GD sẽ không còn đúng nghĩa
Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu khái niệm về hoạt động GDKNGT cho HSTHPT, tác giả luận văn chọn khái niệm hoạt động GD của tác giả Trần Thị Hương
và các cộng sự: Hoạt động GD là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được GD tự giác, tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội.
* Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông
Từ các khái niệm về GT, KNGT và khái niệm về hoạt động GD, tác giả luận
văn có thể định nghĩa về hoạt động GDKNGT cho HS THPT như sau: Hoạt động GDKNGT cho HS THPT là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của LLGD,
HS THPT tự giác, tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành những kỹ năng giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Trong định nghĩa này, LLGD bao gồm: Ban giám hiệu, GV, cán bộ Đoàn vàcha mẹ HS, bằng các phương pháp dạy học và phương pháp GD, hướng dẫn, giúp
Trang 26các em HS lĩnh hội các tri thức khoa học và hình thành các KN cần thiết, trong đó
có KNGT Còn HS THPT là những em ở độ tuổi 15-18, các em là đối tượng củahoạt động GDKNGT trong trường THPT; trong hoạt động GD, các em tự giác, tíchcực lĩnh hội tri thức khoa học và kinh nghiệm sống từ LLGD, từ đó các em tiếp tục
tự nghiên cứu, học tập để khám phá cái mới trong cuộc sống và trong học tập, nhằm
hình thành và phát triển những kỹ năng giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Các nhà lí luận nước ngoài: Henry Fayol, Ông cho rằng: Quản lí là bao gồmtất cả các khâu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của cáthành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mụctiêu đã định trước Theo Frederich William Taylor, Ông cũng chỉ ra rằng: Quản lí làbiết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hoàn thànhcông việc đó một cách tốt đẹp và rẻ nhất Theo Marry Parker Follet, ông quan niệm:Quản lí là nghệ thuật đạt được mục đích lồng ghép vào nỗ lực của người khác(Quản lí học đại cương, 2014)
Các tác giả ở Việt Nam: Nguyễn Minh Đạo, cho rằng: Quản lí là sự tác độngliên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lí, người tổ chức quảnlí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp vàcác biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng (Nguyễn Minh Đạo, 1996) Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lí là hệ thống
Trang 27tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí, nhằm cho hệthống vận hành theo đường lối, nguyên lí của Đảng, thực hiện các tính chất của nhàtrường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệtrẻ, đưa GD đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang,1989) Tác giả Nguyễn Viết Vượng cho rằng: Mục đích cuối cùng của quản lí là tổchức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năngđộng, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hành phúc của bản thân và xã hội (NguyễnViết Vượng, 2003) Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: Quản lí là quá trình tác động cóđịnh hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thôngtin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ sự vận hành của đối tượngđược ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định (Hà Sĩ Hồ, 1985) Quacác chức năng hoạt động quản lí, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị MỹLộc cho rằng: Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của chức năng bằng cách vậndụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra (Nguyễn Quốc Chí,Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003).
Quan niệm trên của các nhà lí luận, cho thấy bản chất của hoạt động quản lí làcách thức tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản líđến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệuquả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra Từ đó, tác giả luận luận văn có thể định
nghĩa về quản lí như sau: “Quản lí là sự tác động có kế hoạch của chủ thể lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
* Quản lí giáo dục
Quản lí GD theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợp các lựclượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xãhội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên trong xã hội, công tác GDkhông chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là GDthế hệ trẻ cho nên quản lí GD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động củatoàn bộ hệ thống GD quốc dân và các cơ sở GD trong hệ thống GD quốc dân, nhằmthực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoànthiện nhân cách công dân
Trang 28Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm: Quản lí GD là quản lí trường học, thực hiệnđường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lí GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành
GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh (Phạm Minh Hạc, 1986) Tác giả Nguyễn NgọcQuang, cho rằng: Quản lí GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp qui luật của chủ thể quản lí (Hệ GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối,nguyên lí GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việtnam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy- học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD tới mục tiêu
dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1989) Theo tác giảNguyễn Kì và Bùi Trọng Tuân, hai Ông quan niệm: Quản lí GD là hoạt động tự giáccủa chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách
có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu pháttriển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trần Kiểm, 2011) Một số nhàkhoa học khác lại quan niệm: Quản lí GD thực chất là tác động một cách khoa học đếnnhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, GD thể chất, theo đườnglối và nguyên lí GD của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủnghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới(Những cơ sở khoa học quản lí, 1976)
Mặc dù, các tác giả có quan niệm khác nhau và cách giải thích khác nhau vềquản lí GD Song, điểm chung của các khái niệm trên thể hiện ở tất cả các kháiniệm đều có chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, mục đích và mục tiêu quản lí, kếhoạch tổ chức thực hiện và tất cả nhằm thực hiện chung mục tiêu là phát triển hệ
thống GD Từ đó, tác giả luận văn có thể định nghĩa về quản lí GD như sau: “Quản
lí GD là hệ thống những tác động có kế hoạch của chủ thể quản lí đến các đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu phát triển GD”.
* Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông
Từ các khái niệm về: GT, KNGT, hoạt động GD, Hoạt động GDKNGT quản
lí, quản lí hoạt động GD, tác giả luận văn chọn khái niệm về quản lí hoạt động
GDKNGT cho HS THPT làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu: “Quản lí hoạt
Trang 29động GDKNGT cho HS THPT là hệ thống những tác động có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNGT cho HS ở cấp học này”.
Trong khái niệm này, chủ thể tham gia quản lí hoạt động GDKNGT cho HSTHPT ở cấp trường bao gồm: Ban giám hiệu, Tổ trưởng tổ chuyên môn, ĐoànThanh niên, GV và cha mẹ HS Các đối tượng quản lí chính là hoạt độngGDKNGT, bao gồm các khía cạnh của hoạt động GDKNGT cho HS như: mục đích,nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện hoạt động GDKNGT.Còn mục tiêu của hoạt động GDKNGT cho HS THPT chính là hình thành hệ thốngKNGT cho HS cấp học này Và hệ thống KNGT là những KNGT phù hợp với lứatuổi HS THPT và đáp ứng yêu cầu (ĐƯYC) của xã hội
1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Mục tiêu của GDKNGT cho HS THPT là nhằm hình thành hệ thống KNGT,góp phần phát triển toàn diện nhân cách Hệ thống KNGT được hình thành và thểhiện trong các mối quan hệ của các em ở gia đình, nhà trường và xã hội Hệ thốngKNGT được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi
1.3.2 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Lứa tuổi THPT, các em đang ở giai đoạn trưởng thành Các em có nhiều nhucầu khác nhau: học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cáchoạt động xã hội Do đó, các em rất cần mở rộng các mối quan hệ GT để thỏa mãnnhu cầu trong học tập cũng như trong cuộc sống
Nhằm trang bị cho HS các KNGT cần thiết trong thời gian học THPT cũngnhư chuẩn bị bước vào môi trường mới (học nâng cao hoặc tham gia các hoạt độngngoài xã hội), các trường THPT cần lựa chọn các nội dung GDKNGT phù hợp với
độ tuổi và đặc điểm tâm lí của HS
Theo định nghĩa về GT“Giao tiếp là quá trình tiếp nhận, xử lí và chuyển giao thông tin giữa hai hay nhiều người để đạt được mục tiêu” Trong định nghĩa này,
Trang 30quá trình GT gồm ba giai đoạn: giai đoạn tiếp nhận, giai đoạn xử lí và giai đoạnchuyển giao Do đó, nội dung GDKNGT cho HS THPT bao gồm các nhóm KN ứngvới ba giai đoạn của quá trình GT, các nhóm KN gồm:
* Nhóm các kỹ năng tiếp nhận, gồm các kỹ năng:
KN lắng nghe: Lắng nghe là để tiếp nhận thông tin, để hiểu biết về người
đang GT với mình Từ đó, ta chủ động, tích cực tiếp nhận và xử lí thông tin, đồngthời có những hành vi ứng xử phù hợp với người đang GT với mình Do đó, lồngghép vào hoạt động trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt trong gia đình…,LLGD cần GD cho HS KN lắng nghe, nhằm giúp các em chủ động tiếp nhận và xử
lí thông tin từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người xung quanh để các em chia
sẻ, cảm thông, đồng thời có những hành vi ứng xử phù hợp Qua đó, giúp các em
HS duy trì và mở rộng được mối quan hệ GT với nhiều người
KN quan sát: Quan sát là nhìn Trong GT, quan sát về người đang GT với
mình qua lời nói, những hành vi phi ngôn ngữ của cơ thể (ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt,hoạt động tay chân, ) là thể hiện sự tôn trọng đối với họ Đồng thời qua đó, giúpmình hiểu biết về thái độ, tình cảm của người đang GT với mình; bản thân sẽ tiếpnhận, xử lí thông tin và chuyển giao thông tin bằng những hành vi GT tích cực, phùhợp nhằm để duy trì và mở rộng mối quan hệ GT Vì thế, các LLGD cần GD, rènluyện cho các em HS KN quan sát Lồng ghép vào KN này, giúp các em biết tôntrọng thầy cô, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh khi GT với mình; đồng thờicũng giúp các em hiểu được thái độ, tình cảm của họ, từ đó các em sẽ có nhữnghành vi ứng xử trong GT phù hợp như: đồng tình, chia sẻ, cảm thông, hợp tác
* Nhóm các kỹ năng xử lí, gồm các kỹ năng:
KN xử lí tình huống: Tình huống luôn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống đối
với mỗi con người Đối với HS THPT, hàng ngày các em luôn phải đối diện với cáctình huống xảy ra trong học tập, trong cuộc sống Ví dụ, thầy cô giảng bài khó hiểu;trong lớp, bạn bè không hợp tác với mình, Trước các tình huống đó, đòi hỏi các
em phải biết xử lí một cách khéo léo và hiệu quả thì mới giải quyết được tìnhhuống, đồng thời duy trì được mối quan hệ GT Việc làm đó, chính là KN xử lí tìnhhuống Do đó, các LLGD cần GD, rèn luyện các em HS KN xử lí các tình huống
Trang 31Nghĩa là, trước các tình huống cụ thể, hướng dẫn các em biết phân tích cái lợi, cáihại của tình huống, chỉ cho các em có những hành vi ứng xử phù hợp, từ đó giúpcác em không những giải quyết được tình huống mà còn duy trì và mở rộng các mốiquan hệ GT.
KN giải quyết vấn đề: Hàng ngày, trong cuộc sống và học tập, ở các em HS
nói chung, HS THPT nói riêng luôn nảy sinh các vấn đề cần phải giải quyết Để giảiquyết được vấn đề, đòi hỏi các em phải biết phát hiện vấn đề, rồi thu thập thông tin,
xử lí thông tin và đưa ra các cách thức giải quyết vấn đề nảy sinh Đó chính là KNgiải quyết vấn đề Để giúp các em HS KN giải quyết các vấn đề, các LLGD cầnhướng HS vào các tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các em KN phát hiện vấn
đề, hướng dẫn các em tìm giải quyết vấn đề: giải quyết vấn đề trong học tập, giảiquyết vấn đề trong các mối quan hệ, giải quyêt vấn đề về xúc cảm cá nhân
* Nhóm các kỹ năng chuyển giao, gồm các kỹ năng:
KN biểu lộ thái độ, tình cảm: Trong GT, con người luôn bộc lộ cảm xúc cá
nhân của mình Ví dụ, buồn, vui, cáu gắt, nhiệt tình, đau xót, Ở HS THPT, hàngngày trong gia đình, ở trường và tham gia các hoạt động ngoài xã hội, các em cũngluôn có những biểu hiện này Do đó, các LLGD cần GD, rèn luyện cho HS có KNbiểu lộ xúc cảm và thái độ phù hợp trong quá trình GT, đồng thời giúp các em biếtkiềm chế cảm xúc của mình trong GT, để không làm ảnh hưởng tới quá trình GTvới những người xung quanh KN biểu lộ thái độ, tình cảm có ảnh hưởng rất lớn đếnviệc duy trì và mở rộng các mối quan hệ GT
KN chia sẻ: Chia sẻ là “cho và nhận” Trong cuộc sống của mỗi con người,
không ai có thể tự đáp ứng cho bản thân mình đầy đủ từ vật chất cho đến tinh thần
HS THPT cũng vậy, các em có nhiều nhu cầu khác nhau trong học tập, lao động vàtrong hoạt động xã hội, các em cũng không thể tự đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó
Vì thế, để đáp ứng các nhu cầu của bản thân, HS cần phải biết chia sẻ với nhữngngười xung quanh Để được người khác chia sẻ với mình, các em HS cần phải biếtbày tỏ những nhu cầu của bản thân để người khác biết mà chia sẻ Ví dụ, khi cầnmượn bạn bè hoặc thầy cô quyển sách để nghiên cứu, các em phải biết bày tỏ nhucầu cần thiết về quyển sách đó để các em được hỗ trợ Mặt khác, các em cũng phải
Trang 32chủ động chia sẻ với những người xung quanh khi họ cần đến mình Việc chia sẻnày, đòi hỏi các em phải khéo léo, chân tình và hiểu biết, đó chính là KN chia sẻ.Như vậy, KN chia sẻ là cần thiết đối với HS THPT trong GT Các LLGD cần GD,rèn luyện và hình thành ở HS THPT KN này Lồng ghép vào KN chia sẻ, giúp bảnthân các em hoàn thiện hơn, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất nhâncách phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Kỹ năng làm việc hợp tác: Hợp tác là “cùng nhau làm” Thực tế, HS THPT ở
trường cũng như ở nhà, có nhiều việc các em không thể tự hoàn thành mà cần phải
có sự hợp tác với người xung quanh Ví dụ, để giải quyết bài tập khó, các em cầnphải hợp tác với bạn bè hoặc nhờ cha mẹ, anh chị chỉ dẫn Hợp tác với người khácnhằm giúp bản thân mình hoàn thành công việc mà khả năng mình không thể thựchiện được Để hợp tác có hiệu quả, đòi hỏi mỗi bên phải nhiệt tình, trách nhiệm khitham gia Hiện nay, các trường THPT đang áp dụng phương pháp dạy học “lấy họcsinh làm trung tâm”, phương pháp này đòi hỏi HS phải biết làm việc nhóm Nghĩa
là, HS phải biết hợp tác với bạn bè trong tổ, nhóm để cùng giải quyết vấn đề do GVđặt ra GD, rèn luyện và hình thành KN làm việc hợp tác là rất cần thiết đối với HSTHPT Qua GDKN làm việc hợp tác, không những giúp cho các em lĩnh hội đượccác tri thức khoa học và kinh nghiệm sống mà còn rèn luyện cho các em nhiềuKNGT như: chia sẻ, lắng nghe, quan sát, biểu lộ tình cảm trong GT; đồng thời mởrộng quan hệ GT với nhiều người
1.3.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Phương pháp GD là cách thức tác động của nhà GD đến đối tượng GD lồngghép vào việc tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp họ hình thành ý thức, thái độ,hành vi văn hóa, chuẩn mực xã hội Khi mục đích và nội dung đã được đề ra mộtcách chu đáo thì phương pháp GD chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiệnnhững nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu Phương pháp GDKNGT cho
HS bao gồm phương pháp dạy học và phương pháp GD:
- Phương pháp dạy học: Là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thốngnhất của GV và HS trong hoạt động trong hoạt động dạy học được tiến hành dưới vaitrò chủ đạo của GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học (Trần Thị Hương, et
Trang 33at., (2015) Các phương pháp dạy học, gồm: đàm thoại, thuyết trình, nhóm nhỏ, trựcquan, giải quyết vấn đề, giảng giải, ôn tập,
- Phương pháp GD: Là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà GD
và người được GD, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo cùa nhà GD nhằm thực hiệntốt các nhiệm vụ GD phù hợp với mục đích GD (Trần Thị Hương et al., 2015) Cácphương pháp GD, gồm: nêu gương, kể chuyện, trách phạt, thi đua, giao việc, luyện tậpthói quen,
Phương pháp dạy học và phương pháp GD là rất đa dạng và phong phú, nhưngkhông có phương pháp nào là vạn năng trong GDKNGT cho HS THPT Vì vậy,LLGD cần phải lựa chọn phương pháp dạy học/ phương pháp GD phù hợp để thựchiện hoạt động GDKNGT cho HS thì mới mang lại hiệu quả Việc lựa chọn đó phảiđảm bảo các yêu cầu sau:
Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với mục tiêu GDKNGT cho HS Nghĩa
là, LLGD phải xác định cho được mục tiêu GDKNGT cho HS lồng ghép vào cácmôn học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của Đoàn Thanh niên, tiết sinh hoạtlớp Và từ đó, LLGD lựa chọn lựa phương pháp dạy học/phương pháp GD phù hợp
để GDKNGT cho HS Nếu không xác định được mục tiêu cụ thể về GDKNGT cho
HS ở từng bài học hoặc trong từng hoạt động cụ thể thì sẽ không tìm ra phươngpháp phù hợp
Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với nội dung GDKNGT cho HS Nộidung GDKNGT là cấu trúc bên trong của hoạt động GDKNGT, còn phương phápGDKNGT là hình thức về cách thức vận động bên ngoài của nội dung Như vậy,cấu trúc nội dung hoạt động GDKNGT sẽ quy định hình thức của nó Nghĩa là, nộidung quy định phương pháp Vì thế, LLGD cần phải lựa chọn phương phápGDKNGT phù hợp với nội dung GDKNGT cho HS Ở mỗi bài học, hoạt động cụthể (ngoại khóa, hoạt động của Đoàn Thanh niên ) phải ứng với phương pháp cụthể, phù hợp Sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp GDKNGT cho HS sẽmang lại hiệu quả trong hoạt động GDKNGT cho HS
Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng củaHS: Mặc dù học cùng cấp THPT nhưng có sự khác biệt về tâm lí và khả năng giữa
Trang 34HS các khối lớp Và ở cùng một khối lớp cũng có sự khác biệt này Sự khác biệtnày thể hiện rõ nhất ở trong một lớp học (về tâm lí về năng lực học tập, năng lựctham gia các hoạt động) Chính sự khác biệt đó, khi tiến hành hoạt động GDKNGTcho HS, đòi hỏi LLGD trong nhà trường cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lí, khả năngcủa các em trong học tập cũng như tham gia các hoạt động, từ đó đưa ra phươngpháp GDKNGT phù hợp.
Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với năng lực của GV trong nhà trường:Cùng công tác ở trường THPT, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ là đại học Sưphạm, nhưng kỹ năng và nghiệp vụ sự phạm giữa GV không đồng nhất Do vậy, khitham gia hoạt động GDKNGT cho HS, đòi hỏi GV phải biết lựa chọn các phươngpháp GDKNGT phù hợp với sở trường của mình, vừa phải phù hợp với mục tiêu vànội dung trong hoạt động GDKNGT Ví dụ: GV có khiếu kể chuyện thì dùngphương pháp kể chuyên, GV có khiếu ngôn ngữ thì sử dụng phương pháp thuyếttrình, GV am hiểu về công nghệ thông tin thì sử dụng phương pháp trực quan
1.3.4 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào các môn học
Hoạt động GD trên lớp là hoạt động chủ đạo và quan trọng nhất trong cáctrường học hiện nay Tùy theo từng nội dung, chương trình môn học, từng loại hìnhhoạt động mà GV có thể lựa chọn các KNGT có thể tích hợp lồng ghép một cáchthích hợp với lứa tuổi HS THPT GV có thể lựa chọn hình thức kết hợp GD tronggiảng dạy lồng ghép vào các môn học: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân,Lịch sử, Địa lí, Sinh học , có thể tiến hành GDKNGT cho HS GV cần thiết kế chuđáo các bài tập tình huống về GT để lồng ghép, rèn luyện KNGT cho HS Lồngghép vào việc tích hợp này, HS sẽ hứng thú, hưng phấn, thoải mái, cảm thấy tiết họcrất nhẹ nhàng trong việc vừa tiếp thu tri thức và rèn luyện KNGT Hoạt động dạyhọc theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung bài học với GDKNGT cho HS, GVkhông chỉ thực hiện được các mục tiêu của bài học đã đề ra mà còn giúp các em HShiểu và trải nghiệm các KNGT gắn với bài học, trên cơ sở đó hình thành và rènluyện KNGT ở các em Như vậy, việc dạy học lồng ghép, tích hợp là môi trường đểhình thành và rèn luyện KNGT ở HS
Trang 35* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp
Hoạt động của GV chủ nhiệm trên lớp là thay mặt nhà trường quản lí tập thể
HS theo sự phân công của Ban giám hiệu Nội dung hoạt động trong tiết sinh hoạtlớp chủ yếu rèn luyện nề nếp học tập cho HS, GD HS ý thức chấp hành tốt quy địnhcủa pháp luật và nội quy của nhà trường Trong quá trình sinh hoạt lớp, GV có thểlồng ghép các nội dung GDKNGT vào các hoạt động GD để rèn luyện và hìnhKNGT cho HS
GV chủ nhiệm tổ chức cho ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ tự báo cáo, đánhgiá, nhận xét hoạt động trong tuần qua của lớp Trên cơ sở kết quả báo cáo, GV yêucầu HS tham gia phát biểu đóng góp cho hoạt động của lớp trong tuần Hoạt độngnày giúp cho HS tự rèn luyện và trau dồi KN báo cáo, KN phát biểu trước nhiềungười, từ đó KNGT của các em sẽ được nâng lên GV đưa ra định hướng hoạt độngcủa lớp trong tuần tới về học tập, về phong trào và yêu cầu HS phát biểu ý kiến tìm
ra biện pháp hiệu quả nhất để tổ chức thực hiện Các em HS suy nghĩ, tìm tòi và bànbạc với các thành viên trong tổ để đưa ra ý kiến của mình Kết quả của quá trình bànbạc, trao đổi đó sẽ rèn luyện cho các em HS KN làm việc nhóm và thuyết trìnhtrước đông người Khi có HS trong lớp vi phạm nội quy, GV cho HS đóng vai GVchủ nhiệm để giải quyết sự việc trước tập thể lớp, tập thể lớp lắng nghe và phát biểu
ý kiến Phương pháp này giúp cho HS rèn luyện KN thuyết trình, KN lắng nghe và
Trang 36định mình trước bạn bè Do đó, có thể nói tham gia với các hoạt động của ĐoànThanh niên, HS sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, tính nhút nhát ở các em sẽ giảm dần.
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn,nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động GD trong giờ học trên lớp Nó là cầunối giữa công tác giảng dạy trên lớp và công tác GD HS ngoài lớp (Dự án phát triểngiáo dục tiểu học, 2010)
Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, có thể xác định đâycũng là một trong những hình thức GDKNGT hiệu quả cho HS THPT Hoạt độngnày, gắn bó chặt chẽ với các hình thức GD qua dạy học trên lớp, giúp HS khôngnhững củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm,rèn luyện được hành vi, KNGT lồng ghép vào các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
cụ thể: thi tìm hiểu, thuyết trình theo chủ đề, xử lí tình huống, các hoạt động thamquan dã ngoại, các hoạt động văn hóa, nghệ nghệ và thể thao, xâm nhập thực tế sẽgiúp cho học sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề, các tình huống thựctiễn trong đời sống Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong
HS, tạo điều kiện để HS thực hành và tăng cường những KNGT theo những cáchthức phù hợp Vì vậy, GV cần kết hợp lồng ghép việc GDKNGT với các hoạt độngngoài giờ lên lớp một cách thích hợp và hiệu quả để rèn luyện và nâng cao KNGTcho HS
1.3.5 Lực lượng giáo dục và học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
* Lực lượng giáo dục
GD nói chung, GDKNGT nói riêng là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và
xã hội Song, quá trình GD đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượngtham gia GD thì mới có thể tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy hoạt độngGDKNGT cho HS đạt hiệu quả cao nhất LLGD là chủ thể, đóng vai trò chủ đạotrong hoạt động GDKNGT cho HS Hay nói cụ thể hơn, LLGD là người điều khiển,
Trang 37điều chỉnh, định hướng và giúp đỡ HS trong các hoạt động GDKNGT LLGD baogồm: Ban giám hiệu, GV, Đoàn Thanh niên, cha mẹ HS và LLGD khác.
Mỗi thành viên trong LLGD có vai trò khác nhau trong hoạt động GDKNGTcho HS Ban giám hiệu, chính người định hướng, điều khiển mọi hoạt độngGDKNGT diễn ra trong nhà trường Ban giám hiệu tham gia hoạt động GDKNGTcho HS bằng các hoạt động điều hành, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá; GV là lựclượng quan trọng và trực tiếp hướng dẫn, rèn luyện, hình thành những hành vi GTcho HS lồng ghép vào các môn học trên lớp, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờlên lớp; Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động GDKNGT cho HS lồng ghép vào hoạtđộng về GD truyền thống, GD đạo đức, rèn luyện các KN, các hoạt động tập thể;cha mẹ là người GD và rèn luyện KNGT cho các em HS trong gia đình
* Học sinh
HS THPT là ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (15-18 tuổi) Ở giai đoạn này,hầu hết em đều tham gia học tập tại các trường THPT, các trung tâm GD thườngxuyên hay ở các cơ sở GD Lứa tưổi thanh niên HS là một giai đoạn quan trọng và
có ý nghĩa trong tiến trình phát triển con người Sự phát triển tâm lí ở tuổi thanhniên HS là sự phát triển nối tiếp của sự phát triển của tuổi thiếu niên và chuẩn bị cho
sự phát triển tâm lí ở giai đoạn thanh niên trưởng thành (18-25, 28) (Lí Minh Tiên,Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương, 2012)
Đối với HS THPT, các em đang ở giai đoạn trưởng thành, các em có nhiềunhu cầu khác nhau: học tập, vui chơi, GT, hợp tác, tự khẳng định mình Trong giađình, ở nhà trường và trong quan hệ bạn bè, các em luôn cố gắng nỗ lực để tự khẳngđịnh mình trong học tập, trong cuộc sống Với mong muốn mình được cha mẹ, thầy
cô và bạn bè công nhận là người lớn, được độc lập, tự chủ, không muốn bị quảnthúc Các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể thao trong nhà trường cũng như ở địa phương
Tuổi thanh niên HS là giai đoạn các em phát triển hoàn thiện về trí tuệ và thểchất Các em rất nhạy bén, linh hoạt, tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động Chínhđiều này giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong mối quan hệ ứng xử vớinhững người xung quanh, giúp các em xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp Đây
Trang 38cũng chính là yếu tố thuận lợi khi HS tham gia các hoạt động GD KNGT trong nhà trường.
1.3.6 Điều kiện, phương tiện trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng để tiến hành các hoạtđộng GD, trong đó có hoạt động GDKNGT Cơ sở vật chất trong nhà trường baogồm: phòng học, các phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, thiết bị, đồ dùngdạy học,
Nhà trường có thể sắp xếp cơ sở vật chất một cách hợp lí để vừa thực hiện cáchoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động GD Cơ sở vật chất trong nhà trườngđược đảm bảo thì có thể tiến hành nhiều hoạt động GD, khi đó hoạt động GDKNGTcho HS có điều kiện để lồng ghép vào các hoạt động này
Ở mỗi trường THPT đều có thư viện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tậpcủa GV và học sinh Ngoài sách, báo, tài liệu tham khảo, hiện nay thư viện còn đượctrang bị máy tính kết nối internet để truy cập thông tin Nếu thư viện được sắp xếp gọngàng, ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, với đầu sách và tài liệu tham khảo phong phú làđiều kiện tốt thu hút HS đến thư viện để đọc sách, truy cập thông tin nhằm tiếp cận vớitri thức mới và thỏa mãn nhu cầu học tập Hoạt động này sẽ góp phần tự GD Đồngthời, cũng lồng ghép vào đó giúp các em tự điều chỉnh hành vi và rèn luyện KNGTcủa mình
Nguồn lực tài chính là nguồn “năng lượng” nuôi dưỡng và duy trì các hoạtđộng GD, trong đó có hoạt động GDKNGT Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngânsách do Nhà nước cấp theo quy định và xã hội hóa Như vậy, nếu nguồn lực tàichính trong nhà trường đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động GD, thì hoạt độngGDKNGT cho HS được thực hiện phong phú, đa dạng Ngược lại, nếu nguồn lực tàichính hạn chế thì các hoạt động GDKNGT cho HS bị thu hẹp lại
Thời gian là điều kiện quan trọng trong hoạt động GDKNGT cho HS Bởi vì,nếu có bố trí được thời gian, thì hoạt động GDKNGT mới có thể tiến hành và ngượclại Do đó, để hoạt động GDKNGT được thực hiện lồng ghép qua các hình thức:lồng ghép vào môn học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động của Đoàn Thanh niên và hoạt
Trang 39động ngoài giờ lên lớp, Ban giám hiệu cần chỉ đạo việc bố trí thời gian cho các hoạtđộng này.
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Kiểm tra, đánh giá là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trước, trong vàsau hoạt động GDKNGT cho HS Đây chính là quá trình xem xét của Hiệu trưởngnhà trường trong các hoạt động GDKNGT cho HS, trên cơ sở đó đánh giá thựctrạng, phát hiện những điểm mạnh để nhân rộng, đồng thời khắc phục những điểmyếu nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra Như vậy, xét về bản chấtkiểm tra, đánh giá là mối quan hệ ngược trong quản lí, là hệ thống phản hồi thôngtin trong quản lí
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông
1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học
Mục tiêu quản lí GD là các đích phải đạt đến trong quá trình quản lí Nó đượcxem là trạng thái mong muốn, khả hữu và cần thiết trong tương lai đối với hệ thống
GD, đối với cơ sở GD là trường học hoặc đối với một vài thành tố/bộ phận của hệthống GD, của nhà trường (Dự án phát triển giáo dục ngoài giờ lên lớp, 2010).Mục tiêu quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT là làm cho quá trìnhGDKNGT tác động đến HS được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội,thu hút đông đảo các lực lượng tham gia GDKNGT cho học sinh Trên cơ sở đó,trang bị cho HS tri thức khoa học, những hành vi ứng xử văn hóa, xây dựng niềmtin, hình thành thói quen về GT thân thiện và hiệu quả
1.4.2 Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học
Theo Nguyễn Công Giáp và Đào Văn Vy, quan niệm phân cấp quản lí là:Hình thức tổ chức quản lí theo cách giao cho một cơ quan, một tổ chức hay mộtcộng đồng dân cư quyền tự quản lí với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có tưcách pháp nhân và những nguồn thu riêng nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của nhànước về mặt pháp luật (Trần Kiểm, 2011)
Trang 40Một quan niệm khác về phân cấp quản lí: Phân cấp quản lí là xác định phạm vi “quản
lí được” cho mỗi cấp sao cho công việc hoặc hoạt động được giao cho cấp nào đó quản lí làphù hợp nhất, có lợi nhất, đạt hiệu quả quản lí cao nhất; thực hiện sự phân công, phân chiatrách nhiệm giữa các tổ chức cùng cấp hoặc giữa các cấp quản lí đảm bảo tính nhất quán,tính phối hợp đồng bộ, tính hệ thống liên tục, phát huy đầy đủ chức năng của tổ chức, từngcấp quản lí; chuyển giao một số quyền hạn cho các cấp, các ngành, các tổ chức để họ đủquyền lực thực hiện trách nhiệm được phân công (Viện Khoa học Giáo dục, 1999)
Tóm lại, phân cấp quản lí là quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổchức, cá nhân khi tham gia quản lí Mỗi cấp quản lí đều có quyền hạn nhất định tronghoạt động quản lí và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân cấp quản lí Từ cácquan niệm về phân cấp quản lí trong GD của các nhà khoa học, tác giả luận văn có thểhiểu trong hoạt động GDKNGT cho HS THPT được phân cấp quản lí như sau:
* Ban giám hiệu
Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNGT cho HS (lồng ghép trong kế hoạchchung của nhà trường), chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV và đoàn thể tổ chức thựchiện Công tác kiểm tra, đánh gía hoạt động này được lồng ghép vào hoạt độngkiểm tra, đánh giá của nhà trường
* Tổ chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm quản lí hoạt động GDKNGT lồng ghépvào môn học, tiết sinh hoạt lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV Công táckiểm tra, đánh giá hoạt động này, lồng ghép vào công tác thao giảng, dự giờ Kếtquả đó là cơ sở để Tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh công tác chỉ đạo hoạt độngGDKNGT cho HS trong tổ
* Đoàn Thanh niên
Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên là quản lí hoạt động GDKNGT cho HSlồng ghép vào các hoạt động: GD truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể thao, thamquan, Để quản lí hiệu quả hoạt động này, ngoài việc lập kế hoạch và tổ chức thựchiện, Đoàn Thanh niên cần tổ chức kiểm tra, đánh giá về GT của các em trong tổchức các hoạt động Trên cơ sở kết đó, điều chỉnh, bổ sung phương pháp GD phùhợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNGT cho HS