1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​

201 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 423,19 KB

Nội dung

Ngô Văn DegolQUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 1

Ngô Văn Degol

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ

VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh-2018

Trang 2

Ngô Văn Degol

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG,

TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LÊ KHÁNH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 3

hiện Các tài liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn chính xác và đượcghi trong danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu khảo sát, những kết luậnnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được côngbố trên tạp chí khoa học dưới bất kỳ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Người thực hiệnNgô Văn Degol

Trang 4

Khoa học Giáo dục; Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố HồChí Minh đã nhiệt, trách nhiệm trong giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gianhọc Cao học tại trường.

Đồng thời, tôi trân trọng cám ơn PGS.TS Lê Khánh Tuấn Thầy đã dànhnhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ dạy, nhận xét, góp ý để tôi hoàn thànhluận văn của mình Ngoài ra, Thầy còn động viên, tư vấn cho tôi rất nhiều để tôithực hiện ước mơ của mình

Tôi củng chân thành cám ơn lãnh đạo, giáo viên Toán, học sinh của 5trường THPT thành phố Vĩnh Long đã nhiệt hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiệnđề tài

Tôi cám ơn các bạn đồng môn đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tạitrường

Chân thành cám ơn

Trang 5

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 9

1.1 Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 11

1.2 Môt số khái niệm cơ bản 14

1.2.1 Quản lý và các chức năng của quản lý 14

1.2.2 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường trung học 17

1.2.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 19

1.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 19

1.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học của học sinh ở trường trung học phổ thông 20

1.3.1 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 20

1.3.2 Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán 21

1.3.3 Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán 23

1.3.4 Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 24

1.3.5 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 26

1.3.6 Điều kiện, phương tiện cho tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 30

1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông 31

1.4.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá 31

Trang 6

1.4.3 Cụ thể hóa, xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán của

học sinh cả về năng lực và kiến thức, kỹ năng cần đạt được 35 1.4.4 Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy chế, quy định về kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập môn Toán 37 1.4.5 Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

môn Toán cho cán bộ quản lý và giáo viên 39 1.4.6 Đảm bảo tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động thi, kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập môn Toán 41 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông 43 1.5.1 Những yếu tố chủ quan 43 1.5.2 Những yếu tố khách quan 44

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH

GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG

2.1 Khái quát về tình hình giáo dục và giáo dục trung học phổ thông của

thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 48 2.2 Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 51 2.3 Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 54 2.3.1 Thực trạng thực hiện mục đích kiểm tra, đánh giá 54 2.3.2 Thực trạng hình thức tổ chức và yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập môn Toán 56 2.3.3 Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán đã triển

khai trong thực tế 58 2.3.4 Thực trạng CSVC, tài chính phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập môn Toán đã triển khai trong thực tế 61 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 63 2.4.1 Thực trạng nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý

nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá 63 2.4.2 Thực trạng triển khai xây dựng kế hoạch về kiểm tra đánh giá kết

quả học tập môn Toán và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 65 2.4.3 Thực trạng chỉ đạo, tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả

học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông 67 2.4.4 Thực trang về quản lý thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra đánh

Trang 7

vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán cho cán bộ quản lý và

giáo viên 70 2.4.6 Thực trạng quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt

động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh 73 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập môn Toán 75 2.6 Đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố

Vĩnh Long 78

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH

GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG

3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 82 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

môn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long 85 3.2.1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, cho giáo viên, cán bộ

quản lý và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của thi,

kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học 85 3.2.2 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kế hoạch hóa hoạt động

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán 88 3.2.3 Tổ chức xây dựng ma trận, cấu trúc đề kiểm tra trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán phù hợp với sức học của

học sinh cả về kiến thức, kỹ năng 93 3.2.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thực hiện đầy đủ,

nghiêm túc các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Toán 96 3.2.5 Tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thi, kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Toán cho cán bộ quản lý và giáo viên 99 3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo kinh phí cho việc

tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán 103 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 105 3.4 Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC

Trang 8

STT Viết đầy đủ Viết tắt

8 Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, RCT, CT, ICT,KCTkhông cần thiết

Bản

g 2.8

Trang 9

Kết quả đánh giá chất lượng hai mặt giáo dục và tỉ lệ tốt

nghiệp trung học phổ thông năm học 2017-2018

Thực trạng đánh giá của CBQL về mục đích kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Toán.

Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức; yêu

cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

Thực trạng đánh giá của CBQL, GV và HS về phương pháp

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về điều kiện cơ sở

vật chất, tài chính phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

môn Toán đã triển khai trong thực tế

Thực trạng đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên Toán về

vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập môn Toán

Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về việc xây dựng kế

hoạch kiểm tra, đánh giá; chỉ đạo, thực hiện kế hoạch

Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về tiêu chí đánh giá

kết quả học tập môn Toán

Thực trạng đánh giá của CBQL về thực hiện quy chế, quy định

về kiểm tra, đánh giá

Thực trạng đánh giá của CBQL về tập huấn, bồi dưỡng nghiệp

vụ kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý, giáo viên

Thực trạng đánh giá của CBQL về đảm bảo cơ sở vật chất, tài

chính cho hoạt động kiểm tra, đánh giá

Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên và học sinh về yếu

tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập môn Toán

Mức độ cần thiết của các biện pháp Mức độ khả thi của các biện pháp

Tổng hợp mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh

mẽ của nền kinh tế, hội nhập thế giới đòi hỏi chất lượng giáo dục phải nâng lênđáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Việc cấp báchlà tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục là nòng cốt nhằm đáp ứng yêucầu trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế Với vai trò to lớn này, việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng caochất lượng giáo dục ở tất cả các môn học, thì việc đổi mới kiểm tra đánh giácũng được những người làm giáo dục quan tâm đặc biệt Đổi mới phương phápdạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ vớinhau; đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học vàngược lại đổi mới phương pháp dạy học thì cũng phải đổi mới kiểm tra, đánhgiá Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả của người học là một nhiệm vụ khôngthể thiếu trong giáo dục giáo dục nói riêng

Trong giáo dục việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục, hoạt động dạyhọc được thực hiện trong suốt quá trình giáo dục, dạy học từ khâu tuyển chọnhọc sinh vào học đến khâu kiểm tra đánh giá việc tiến hành quá trình giáo dục,quá trình dạy học và khâu kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá giúp người họcbiết được kết quả học tập và rèn luyện để tiếp tục phấn đấu đi lên, giúp cho nhàgiáo dục, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục nắm được kết quả giáo dục, dạyhọc, quản lý giáo dục để khẳng định, điều chỉnh, rút kinh nghiệm hoạt động giáodục dạy học và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Về lýluận quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của cácbộ phận trong một cơ sở giáo dục, một trường học là một chức năng không thểthiếu trong quản lý Bởi lẽ nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường là đào tạo

Trang 11

nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đất nước, phù hợp với xu thế toàncầu hóa lực lượng sản xuất, trong đó phải nói đến là chất lượng của lực lượng laođộng phải được đào tạo đạt trình độ chuẩn, trang bị cho học sinh có trình độ trithức phổ thông cơ bản phù hợp với thực tiễn trên cơ sở đó hình hành và pháttriển nhân cách toàn diện cho học sinh Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá làkhâu không thể thiếu, nó vừa là động lực, vừa là nhân tố nâng cao chất lượngdạy học trong nhà trường Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằmđánh giá trình độ nhận thức của học sinh hiện tại so sánh với mục tiêu đào tạo.Từ đó đánh giá trình độ nhận thức của học sinh và khả năng giảng dạy của giáoviên Kiểm tra đánh giá nhằm để phát hiện kịp thời những lệch lạc trì trệ và cácnguyên nhân của nó để từ đó đề ra các quyết định khắc phục, nhằm điều chỉnhquá trình điều hành, cải tiến các biện pháp chỉ đạo nhằm đạt kết quả cao nhất củaquá trình dạy học Kiểm tra đánh giá còn phát hiện mối quan hệ ngược để nắmđược các hiệu quả của các quyết định, các kế hoạch và tính khả thi của chúng.Kiểm tra đánh giá khách quan đúng mức còn nhằm phân loại đối tượng học sinhđể có kế hoạch định hướng đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo Vì thếmuốn thực hiện có kết quả mục tiêu nội dung giáo dục cần phải quan tâm tớihoạt động kiểm tra đánh giá, qua đó có thông tin quản lý để thực hiện các chứcnăng quản lý khác như: hoạch định, tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện kếhoạch, chỉ đạo các hoạt động giáo dục có kết quả.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHTtrong giáo dục nói chung và trong giáo dục THPT nói riêng Nhiều năm qua, cảnước đã có nhiều nghiên cứu về việc tổ chức quản lý các hoạt động giảng dạyđặc biệt là quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT tại các cơ sở Nghị quyếthội nghị Trung ương 8 (khóa XI) nêu rõ: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quảgiáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng

Trang 12

đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giátrong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạyvới tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đìnhvà của xã hội(Ban chấp hành Trung Ương, 2013) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dungĐổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế.

Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyểnbiến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngàycàng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhândân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềmnăng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào; sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thựcnghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý,gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng;chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thốnggiáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khuvực Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT(Thông tư 58) ngày 12/12/2011 banhành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh THCS, THPT Công văn 5555/CV-BGDĐT ngày 8/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mớiphương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá; tổ chức quản lý các hoạtđộng chuyên môn ở trường trung học qua mạng Thế nhưng, những năm gần đâycông tác kiểm tra, đánh giá KQHT của các trường THPT chưa được quan tâmđúng mức Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi các CBQL,

Trang 13

giáo viên và học sinh cần quan tâm và chú trọng vào công tác kiểm tra, đánh giáKQHT Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý, tôi nhận thấy công tácquản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPTtrên địa bàn Thành phố Vĩnh Long còn gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa cóhiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Quản lý hoạt động

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt độngkiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện côngtác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh ở cáctrường trung học phổ thông ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy

học môn Toán ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toáncủa học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long bước đầu đã đạt được mộtsố thành tựu; tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế Nếu hệ thống hóa được

cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý bảo đảmkhoa học, có tính cần thiết và khả thi thì sẽ cải thiện được công tác quản lý,hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

6 Phương pháp luận nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứutrong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Phân loại, hệ thống hóa, khái quáthóa các nội dung lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học, trong đónghiên cứu sâu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ởtrường trung học phổ thông

- Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, những qui địnhcủa ngành giáo dục có liên quan đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Bảng hỏi được thiết kế với mục đích điều tra thực trạng hoạt động kiểmtra, đánh giá KQHT môn Toán và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHTmôn Toán tại các Trường THPT ở thành phố Vĩnh Long Bảng hỏi thứ nhất dànhcho đối tượng là CBQL(Hiệu trưởng,phó hiệu trưởng,tổ trưởng tổ chuyên môn,tổphó chuyên môn,khối trưởng khối 10,11,12) Bảng hỏi thứ hai dành cho đối

Trang 15

tượng là giáo viên dạy môn Toán Bảng hỏi thứ ba dành cho đối tượng là học sinh.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này được sử dụng để nhằm thu thập thông tin một cách trựctiếp Đặc biệt là phỏng vấn CBQL(Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng,tổphó bộ môn,khối trưởng bộ môn), GV để hỗ trợ cho việc khảo sát thực trạng vàđề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánhgiá KQHT môn toán tại các trường THPT Thành phố Vĩnh Long

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu thu được từ quá trìnhkhảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn toán tại cáctrường THPT Thành phố Vĩnh Long

Dùng để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượngchính xác cho từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu

ra trong luận văn

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu về hoạt động và quản lý hoạt

động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong chương

trình và giờ học chính khóa ở trường trung học phổ thông; không đề cập đến

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán dưới các hình thức khác và của cácđối tượng khác ở trong trường(nếu có) Các đề mục có chứa nội dung kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Toán được hiểu là kiểm tra, đánh giá kết quả họctập môn Toán của học sinh ở trường THPT theo như giới hạn ở trên

Đề tài nghiên cứu lý luận, tổ chức khảo sát thực trạng và đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán các trườngTHPT ở thành phố Vĩnh Long với chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường THPT;

Trang 16

cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục khác của trườngthực hiện chức năng ủy quyền của chủ thể quản lý, trong đó tổ trưởng chuyênmôn là lực lượng nòng cốt trong quản lý hoạt động này.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động kiểmtra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Longnăm học 2017 - 2018; đề xuất biện pháp quản lý hướng tới nâng cao chất lượnggiáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

8 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường THPT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạtđộng kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán ở các trường THPT thành phố VĩnhLong

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môntoán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long Các biện pháp này có tính cầnthiết và khả thi, nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đổi mới quản lý hoạtkiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố VĩnhLong

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyển nghị, Danh mục tài liệu thamkhảo, Phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập môn Toán ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Trang 17

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Toán ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh VĩnhLong.

Trang 18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh là bộ phậnquan trọng không thể tách rời trong quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm trađánh giá kết quả học tập các môn học ở trường THPT là một nhiệm vụ hết sứcquan trọng của CBQL nhà trường và là khâu then chốt trong hoạt động quản lýcủa hiệu trưởng giúp nhà trường phát triển đi lên CBQL nhà trường có phươngpháp quản lý tốt sẽ giúp các hoạt động trong nhà trường được vận hành thôngsuốt, hiệu quả, qua đó đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêucầu chung của nền giáo dục nước nhà Quản lý giáo dục nói chung và quản lýhoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng luôn là vấn đề được quantâm nghiên cứu cả trên bình diện quốc tế và trong nước Đã có nhiều các côngtrình nghiên cứu được công bố, bên cạch những công trình có tính chất tổngquan về quản lý giáo dục thì các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt độngkiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của trường; quản lý hoạt động kiểmtra đánh giá kết quả học tập các bộ môn ngày càng có vị trí quan trọng

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu lý thuyết

đo lường, đánh giá trong giáo dục đặc biệt phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và Anh Hệ thống lý luận về giáo dục, hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá đượcnhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu và hoàn thiện Tại một số nước có nền giáodục tiên tiến có điều kiện giảng dạy và học tập tốt luôn coi trọng công tác quảnlý hoạt động kiểm tra kết quả học tập học sinh

Trang 19

J.A.Comenxki (1592-1670) là người đưa ra quan điểm hệ thống lớp bàitrong thế giới cận đại Theo ông, quá trình dạy học được xem xét một cách hệthống bao gồm: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạyhọc Do đó kết quả quá trình dạy học phải được thông qua việc kiểm tra và đánhgiá kết quả học tập học sinh Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ góp phần điềuchỉnh các yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạyhọc sao cho hiệu quả và chất lượng (Phạm Khắc Quân, 2015).

V.A.Xukhomlinxki đưa ra vấn đề đánh giá cho điểm tốt hoặc không chođiểm Theo ông, chỉ nên cho điểm tốt đối với bài làm tốt của học sinh; không chođiểm xấu (dưới trung bình) đối với bài làm không tốt của học sinh Tác giả chorằng điểm là phần thưởng cho hoạt động sáng tạo của người học Đây là quanđiểm mang tính nhân văn trong giáo dục (Phạm Văn Quân, 2013)

Từ những năm 1970 trở lại đây có nhiều công trình nghiên cứu, xác địnhmột cách khoa học nội dung đánh giá kết quả học tập học sinh như: Những vấnđề lý luận dạy học của việc đánh giá tri thức (V.M.Palomxki); con đường hoànthiện việc kiểm tra tri thứ kỹ năng (X.V.Uxova)….Trong thời gian này cũng cónhiều tác giả nghiên cứu nguyên tắc của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tậphọc sinh nhằm đảm bảo tính khách quan như: Các hướng nâng cao tính kháchquan trong việc đánh giá tri thức của học sinh (N.D.Levitov) Cơ sở lý luận vềcông tác kiểm tra đánh giá có thể nói đến quan điểm của Rowntree; mục đích củađánh giá là nhằm đánh giá thành tích, năng lực và sự tiến bộ người học (Cẩn ThịHương, 2011)

Xu hướng nghiên cứu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh trên thếgiới hiện nay là giao cho giáo viên và học sinh chủ động Phương pháp đánh giáđược sử dụng đa dạng, sáng tạo và linh hoạt.Đánh giá dựa theo năng lực là đánhgiá khả năng tiềm ẩn của học sinh dựa trên kết quả đầu ra của một giai đoạn học

Trang 20

tập Đánh giá năng lực người học nhằm giúp giáo viên có thông tin kết quả họctập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và giúp học sinh điều chỉnhhoạt động học tập của mình; giúp giáo viên và nhà trường xếp hạng kết quả họctập.

Nhiều nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc đánh giá quá trình học tập họcsinh bằng các hình thức như: Quan sát, phỏng vấn, hồ sơ học tập, dự án, trìnhdiễn, học sinh tự đánh giá Đánh giá kết quả học tập học sinh thông qua dự ánhoặc nghiên cứu nhóm được chú trọng; học sinh có thể trao đổi, tương tác vớinhau, tìm hiểu từ thực tế, vận dụng kiến thức liên môn, hợp tác nghiên cứu cóthể đưa ra nhận định sáng tạo Đây là hình thức học tập tích hợp cao, giáo viênvà học sinh tham gia đánh giá kết quả từng nhóm

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam khi thực dân pháp đô hộ, nền giáo dục Việt Nam bước vào giaiđoạn mới, việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinhcủng thay đổi, với chủ trương quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả họctập học sinh nhằm đào tạo một số người làm tay sai phục vụ cho bộ máy cai trịcòn lại đa số nhân dân mù chữ, thất học Nhưng trong giai đoạn này cách thức tổchức quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh rất nghiêm túc

Sau năm 1945, việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh đãthay đổi so với chế độ xã hội thực dân Nền giáo dục Việt Nam đã trãi qua 3 lầncải cách, mỗi lần cải cách việc tổ chức quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tậphọc sinh được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đất nước(Phạm Khắc Quân,2015)

Trong thời gian gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và côngnghệ, sự tác động về giáo dục của những nước có nền giáo dục phát triển, hoạtđộng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh có những phát triển

Trang 21

mới, với những thay đổi căn bản về triết lý, quan điểm, phương pháp và nhữnghoạt động quản lý cụ thể như: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá được thựchiện đa dang trong suốt quá trình học; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập nhấn mạnh vai trò chủ động của học sinh; sự hợp tác; kinh nghiệmhọc tập của học sinh; việc lựa chọn câu hỏi, tiêu chí đánh giá được nêu rõ từtrước; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chú trọng quá trìnhvà tập trung năng lực thực tế của người học.

Sự ra đời của quan điểm này cùng xu hướng mới trong quản lý kiểm tra,đánh giá kết quả học tập học sinh đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong hệ thống lýluận về quản lý kiểm tra, đánh giá

Trong thời gian gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu tương đối hoàn chỉnhvề quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá cụ thể như sau: Công trình Đánh giátrong giáo dục(Trần Bá Hoành, 1995); công trình Cơ sở lý luận của việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tác giả đã nghiên cứu khá chi tiếtnhững cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh(Hoàng Đức Thuận & Lê Đức Phát, 1995); Công trình Đổi mới phương pháp dạyhọc và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sưphạm(Nguyễn Kế Hào, 2006); Công trình Đánh giá và đo lường kết quả họctập(Trần Thị Tuyết Oanh, 2007) ; Công trình Kiểm tra, đánh giá theo mụctiêu(Nguyễn Đức Chính & Đinh Thị Kim Thoa, 2005); Công trình Đo lường vàđánh giá thành quả học tập (Nguyễn Thị Tuyết Oanh, 2007) Hầu hết các côngtrình này đều có hai phần nội dung chính là đề cập tới cơ sở lý luận của hoạtđộng giảng dạy nói chung, hệ thống lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá nóiriêng, các khái niệm công cụ và quan trọng là xây dựng cơ sở lý luận của cácphương pháp, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá, các kỹ thuật xây dựng côngcụ đo và đánh giá Công trình “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học

Trang 22

tập(Dương Thiệu Tống, 2005) tác giả đã đưa ra cách đánh giá trong giáo dụcqua Vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học đã được sự quan tâm củanhiều nhà khoa học với các khía cạnh khác nhau Nhìn chung các quan điểm vềđánh giá kết quả học tập học sinh trong nhà trường đều cho thấy: Việc đánh giákết quả học tập học sinh phải theo một qui trình hợp lý thì mới đạt được tínhchính xác, khách quan Nghiên cứu Đo lường và đánh giá thành quả học tập(LêĐức Ngọc, 2006), tác giả cho rằng việc đánh giá két quả học tập học sinh là cầnthiết và phải có những công cụ đo lường một cách khách quan Những nghiêncứu trên, chỉ tập trung vào kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục.Các tác giả chưa đề cập đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh Gần đây, có một số nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra thưc trạngquản lý hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở cáctrương THPT hiện nay còn nhiều hạn chế thể hiện qua các luận văn:

- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPT thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đại học Thái Nguyên(Nguyễn

Tiến Minh, 2014)

- Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Trường ĐHSP

TP.Hồ Chí Minh (Trần Thị Thúy Hằng, 2013)

- Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường cao đẳng văn hóa và du lịch Sài Gòn, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí

Minh(Phạm Văn Quân, 2013)

- Quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập tại trường đại học Trà Vinh, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh(Lê Thị Linh Phi, 2015).

Các nghiên cứu của các luận văn tập trung một số nội dung nâng cao chấtlượng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường

Trang 23

phổ thông Kết quả các nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận củng như thực tiễngóp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông và đặc thù ở các địaphương Tuy nhiên ở địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chưa có tácgiả nào nghiên cứu hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở cáctrường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Do vậy, đề tài nghiên cứuluận văn Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ởcác trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long là cần thiết trong việcquản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trườngTHPT góp phần nâng cáo chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh Đề tàivừa có thể kế thừa những kinh nghiệm quản lý tốt về lý luận và thực tiễn tươngtự, đồng thời cũng có tính mới trong việc áp dụng vào một địa bàn cụ thể.

1.2 Môt số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý và các chức năng của quản lý

* Khái niệm quản lý

Tác giả Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đãtừng nói rằng: Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cánhân và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo Tiếng Việt cũng có từquản lý và lãnh đạo riêng rẽ giống như manager và leader trong tiếng Anh(ĐinhViết Xuân, 2009)

Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phốihợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định(Đinh ViếtXuân, 2009)

Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học

Mỹ thì: Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông quangười khác(Đinh Viết Xuân, 2009)

Trang 24

Tư tưởng và quan điểm quản lý đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng chođến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuấthiện Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách Các nguyêntắc quản lý theo khoa học Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhàlên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc.

Trong cuốn Khoa học Tổ chức và Quản lý, tác giả Đặng Quốc Bảo quanniệm: Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tranhững nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của

tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cảcác tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi:

Ai quản lý?(Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì?(Đối tượng quản lý);Quản lý như thế nào? (Phương thức/biện pháp quản lý); Quản lý bằng cái gì?(Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý) Từ đó chúng ta có thểđưa ra định nghĩa:

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, cókế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liênkết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoàhoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác địnhtrong điều kiện biến động của môi trường Quản lý là hiện tượng tồn tại trongmọi chế độ xã hội Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhauđể đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý Quản lý trong xã hội nói chung làquá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêucầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan Xã hội càng phát triển, nhucầu và chất lượng quản lý càng cao (Hồ Văn Liên, 2009)

Trang 25

* Các chức năng của quản lý

Khi nghiên cứu về quản lý, các tác giả khác nhau có những ý kiến khácnhau về các chức năng của quản lý Tuy nhiên, nhiều tác giả thống nhất quản lýcó 4 chức năng cơ bản, đó là: chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chứcnăng chỉ đạo (lãnh đạo) và chức năng kiểm tra

Một là, chức năng kế hoạch hoá: Kế hoạch hóa là hoạch định các công việc

cần thực hiện một cách chủ động và khoa học Kế hoạch hoá là chức năng quantrọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lýquan trọng nhất Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trìnhhành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trongmột thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong nhà trường Kếhoạch hoá bao gồm việc xác định tầm nhìn, hoạch định vấn đề quản lý một cáchdài hạn, từ đó lập kế hoạch triển khai cho từng giai đoạn ngắn hạn Trong đó, lậpkế hoạch đóng vai trò quan trọng trong cụ thể hoá tầm nhìn, chi tiết hoá các hoạtđộng, biện pháp để thực thi công việc(Trần Kiểm, 2008)

Hai là, chức năng tổ chức của quản lý là thiết kế cơ cấu, phương thức và

quyền hạn hoạt động của các bộ phận(cơ quan) quản lý sao cho phù hợp với mụctiêu của tổ chức Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành vàsức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý Có thể nói tổchức là một công cụ Nhiệm vụ của nó càng chuyên sâu thì khả năng hoạt độngcó hiệu quả càng cao Chức năng tổ chức bao hàm việc phân công (ai làm gì, làmkhi nào, ở đâu, kết quả mong đợi ra sao ) và phân cấp (trách nhiệm, thẩm quyềnxử lý công việc được phân công) Việc phân công, phân cấp phải phù hợp với cơcấu của tổ chức như đã nói ở trên(Trần Kiểm, 2008)

Ba là, chức năng điều khiển, chỉ đạo thực hiện Đây là chức năng thể hiện

năng lực của người quản lí Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức,

Trang 26

người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúngkế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Người điều khiển hệ thống phải làngười có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.Quyết định là công cụ chính để điều khiển hệ thống Ra quyết định là quá trìnhxác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương ánkhác Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lí, từ việclập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá Quyết định lí giảilà quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích có hệ thống vấn đề Đây làquyết định hợp lí và có hiệu quả nhất(Trần Kiểm, 2008).

Bốn là, chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lý Không có

kiểm tra sẽ không có quản lý Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trìnhquản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý Kiểm tra là một quá trình thườngxuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí Mục đíchcủa kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệmvụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân Qua kiểm tra người quản lícũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện nhữngnhân tố mới, những vấn đề đặt ra Nhà quản lí có thể kiểm tra các vấn đề như:kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chuyên môn.(Trần Kiểm, 2008)

1.2.2 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường trung học

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thuthập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục;trên cơ sở đó, căn cứ vào mục tiêu dạy học để đánh giá, rút ra nhận định, kết luậnlàm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếptheo Cũng có thể nói rằng kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập phân tích vàgiải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục

Trang 27

tiêu giáo dục của học sinh Đo lường kết quả kiểm tra, đánh giá có thể thực hiệnbằng phương pháp định lượng hay định tính(Dương Thiệu Tống, 2005).

Như vậy, kiểm tra, đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phánđoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đốichiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thíchhợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa côngviệc Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, hệthống thông tin vê hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệuquả giáo dục cần có vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở chonhững chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo

Theo Trần Kiều: Có thể coi đánh giá kết quả học tập học sinh là xác địnhmức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đối chiếu vớimục tiêu của chương trình môn học Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc,Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khảnăng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân củatình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhàtrường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn

Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập học sinh là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và đưa ra nhữngnhận định, những phán xét về mức độ thực hiện mục tiêu học tập của học sinh,từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháphọc của trò, đưa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các biện pháp quản lýgiáo dục Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh là hoạt độngtương tác, phối hợp giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác,tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụkiểm tra, đánh giá

Trang 28

1.2.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học là hoạt độngdưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của CBQL, giáo viên dạy Toán học; họcsinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học củamình(Nguyễn Thị Lan Phương, 2011) Hoạt động thi, kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán học ở trường trung học phổ thông được tổ chức thường xuyên;trong đó có kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia vào cuối năm lớp 12 và các kỳthi chọn học sinh giỏi môn Toán học cấp trường, cấp tỉnh, cấp Quốc gia Hoạtđộng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở trường phổ thôngthường được tổ chức với 2 hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ.Kiểm tra thường xuyên gồm kiểm tra miệng; kiểm tra 15 phút; kiểm tra hồ sơhọc tập(bài tập về nhà, phần chuẩn bị ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên, dụngcụ học tập, ), kiểm tra sản phẩm học tập hoặc qua quan sát Kiểm tra định kỳgồm kiểm tra từ 1 tiết trở lên, kiểm tra cuối học kỳ

1.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

ở trường trung học phổ thông

Quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Toán học lànhững tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lývào quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học nhằm đảm bảocông tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học được chính xác, kháchquan, công bằng, trung thực, toàn diện, phản ánh đúng thực trạng và chất lượngdạy học Toán học, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để nâng cao chất dạy họcToán học củng như chất lượng giáo dục tổng thể(Tạ Bích Liên, 2011)

Theo tiếp cận chức năng thì quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập môn Toán ở trường THPT là việc hiệu trưởng sử dụng các chức năng của

Trang 29

quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) để tác động lên hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán; làm cho hoạt động này được thựcthi một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.

1.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học của học sinh ở trường trung học phổ thông

1.3.1 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Toán phải chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc,đúng quy chế ở tất cả các khâu như:

- Xây dựng ma trận đề thi, kiểm tra môn Toán học gồm 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kỳ, thi học sinh giỏi cấp trường

- Ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra;đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lựcvà sự tiến bộ của học sinh

Ngoài ra còn phải đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giáphẩm chất và năng lực của học sinh Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trênlớp như phát biểu xây dựng bài trên lớp, tham gia hoạt động nhóm; đánh giábằng hồ sơ như bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu giáo viên; đánh giábằng nhận xét như lời phê các bài kiểm tra, khen học sinh có tiến bộ, học sinhhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trìnhgiáo dục chiếm 40% điểm số các cột kiểm tra 15 phút, 1 tiết Các hình thức kiểmtra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giáđể giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú họctập của các em trong quá trình dạy học Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc

Trang 30

xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thếnào, có biết vận dụng không.Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học,giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sátcác hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét địnhtính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thờicác hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độnghọc tập, rèn luyện của học sinh Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữahình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan trong các bài kiểm tra.Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ củahọc sinh Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theodõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫnnhau và biết tự đánh giá năng lực của mình Thực hiện nghiêm túc việc xây dựngđề thi, kiểm tra theo ma trận.

Như vậy hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học đượcthực hiện xuyên suốt trong quá trình dạy học Kiểm tra, đánh giá có vai trò to lớntrong việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sởđể điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục Nếu kiểm tra,đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trongviệc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầubức thiết của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay Kiểm tra, đánh giá đúngthực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng caonăng lực sáng tạo trong học tập

1.3.2 Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

Mục đích của việc kiềm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của họcsinh là công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của một học sinhvà tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học

Trang 31

sinh nhận ra sự tiến bộ của mình; khuyến khích, động viên việc học tập Giúpcho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu củamình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượngvà hiệu quả dạy học(Nguyễn Phú Tuấn, 2006).

Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm nhận định thực trạng và định hướng,điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực

trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt làđối với cán bộ quản lí Đối với học sinh việc đánh giá có hệ thống và thườngxuyên, cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ nguợc” giúp người học điềuchỉnh hoạt động học Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chỉ cho học sinh thấymình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.Về mặt phát triển năng lực nhận thức kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có điềukiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, kháiquát hoá, hệ thống hoá kiến thức, tạo điểu kiện cho học sinh phát triển tư duysáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế

Về mặt giáo dục kiểm tra, đánh giá kết quả học tập giúp học sinh có tinhthần trách nhiệm cao trong học tập; có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn;củng cố lòng tin vào khả năng của mình; nâng cao ý thức tự giác; khắc phục tínhchủ quan tự mãn trong học tập Đối với giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả họctập cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược ngoài giúp người dạyđiều chỉnh hoạt động dạy Đối với cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giácung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin vê thực trạng dạy và họctrong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được nhữnglệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mụctiêu giáo dục

Trang 32

1.3.3 Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, côngminh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình Đổi mới kiểmtra, đánh kết quả học tập học sinh theo hướng tiếp cận năng lục của học sinh.Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơsở, học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hànhđủ sổ lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì

Ngoài ra kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học còn phải đảmbảo các yêu cầu:

Một là, đảm bảo tính khách quan là trong quá trình kiểm tra và đánh giá kếtquả học tập môn Toán học phải đảm bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịuảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác Kết hợp trắc nghiệm khách quan vàtrắc nghiệm tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kỳ với tilệ 7 điểm trắc nghiệm khách quan và 3 điểm trắc nghiệm tự luận

Hai là, đảm bảo sự công bằng, giáo viên nắm chắc năng lực của từng họcsinh lớp mình giảng dạy từ đó giao nhiệm vụ và bài tập vừa sức học sinh; đề bàikiểm tra ra đúng ma trận của tổ , nhóm chuyên môn được lãnh đạo trường duyệtvà không nên chưa hàm ý đánh đố học sinh; đối với các bài kiểm tra hình thứctrắc nghiệm tự luận thì thang điểm đánh giá phải được xây dựng cẩn thận saocho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quả phản ánh đúngkhả năng làm bài của học sinh

Ba là, đảm bảo tính toàn diện, nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quátđược các kiến thức trọng tâm của chương trình, chủ đề, bài học mà ta muốn đánhgiá Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năngmôn Toán học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm Hình thứcđánh giá đa dạng như tổ chức học sinh đánh giá lẫn nhau qua hoạt động nhóm

Trang 33

hay các tiết học trãi nghiệm; đánh giá sản phẩm học tập; kết hợp một cách hợp lýgiữa trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận.

Bốn là, đảm bảo tính công khai các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệmvụ học tập hay bài tập, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thựchiện Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc đượcthông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài Học sinh cũng cầnbiết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đãđịnh Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho họcsinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáoviên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân.Năm là, đảm bảo tính giáo dục, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khiđược chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra nhữngghi chú về: những gì mà học sinh làm được;những gì mà học sinh có thể làmđược tốt hơn; những gì học sinh cần được hỗ trợ thêm; những gì học sinh cần tìmhiểu thêm

Sáu là, đảm bảo tính phát triển; công cụ đánh giá góp phần kích thích lốidạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh và tạo điều kiệncho học sinh khai thác, vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn Lý, Hóa, Sinh,Văn, giữa hình học và đại số của môn Toán học(Trần Thị Hương, 2012)

1.3.4 Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết Các đề kiểm tra 15 phút xây dựng theo matrận và kết hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm kháchquan Trường xây dựng và tổ chưc thực hiên kế hoạch kiểm tra, đánh giá trongquá trình dạy Toán học với tiêu chí cụ thể như hoạt động quan sát, theo dõi, trao

Trang 34

đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướngdẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập,rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinhnhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quátrình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển nănglực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trongmôi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của họcsinh trong quá trình giáo dục Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinhnghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kếtthúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiếnbộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tựvượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp vềnhững ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắcphục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyệncủa học sinh.

Để đánh giá quá trình học tập của học sinh căn cứ vào đặc điểm và mục tiêucủa bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việcnhư : Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của họcsinh theo tiến trình dạy học; ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập củahọc sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết vànăng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết;đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sátcác biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thểđể nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh;từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểmvà các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ

Trang 35

Kiểm tra định kỳ gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ

1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ Để thực hiện tốt các tổ nhóm chuyên môn phảixây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bàitập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, Vận dụng cao

Đối với môn Toán học : Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểmkiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm trahọc kỳ tính hệ số 3 Số lần kiểm tra định kỳ được quy định trong kế hoạch dạyhọc, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn Số lần kiểm tra thường xuyênít nhất 4 lần(Vũ Thị Lan Hương, 2006)

1.3.5 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông

Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức kiểm tra miệng là hoạt động kiểm trađánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương pháp giáo viên đặt câu hỏi,sau đó học sinh trả lời trực tiếp bằng lời

Kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ học tậphọc sinh là hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cáchgiáo viên quan sát việc học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, việchợp tác với bạn trong nhóm, việc nhận xét, đánh giá bạn mình Giáo viên kiểmtra, đánh giá việc chuẩn bị ở nhà của học sinh về bài tập, chuẩn bị bài mới, thiếtkế xây dựng các chủ đề học tập theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên

Bài kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ là dạng kiểm tra được sửdụng phổ biến trong nhà trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phải kết hợphợp lý giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận Nó cho phép họcsinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợpnhất Các câu hỏi kiểm tra dạng tự luận thường câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu họcsinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu

Trang 36

hỏi Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy không cao Dạng tự luận ngắn cung cấpthông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ướclượng được độ dài của câu trả lời Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễdàng hơn và độ tin cậy cao hơn Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan: Loạitrắc nghiệm khách quan(trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng-sai, điền khuyết, ghépđôi ) được cấu trúc chặt chẽ và chỉ giới hạn cách trả lời của học sinh ở việccung cấp một dòng hoặc vài từ, vài con số, kí hiệu, hay lựa chọn cách trả lờiđúng trong nhiều cách trả lời Loại trắc nghiệm này yêu cầu học sinh nhận biết,phân biệt, hoặc nêu tên một cái gì đó, do vậy nhìn chung nó nhắm tới mức độnắm và hiểu tri thức của học sinh Trắc nghiệm mang tên khách quan vì cách chođiểm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm.

Tuy nhiên độ khách quan cũng chỉ mang tính tương đối Bởi vì câu hỏi vàcác lựa chọn trong trắc nghiệm khách quan vẫn do giáo viên thiết kế ra Nếungười giáo viên thiết kế trắc nghiệm không tốt cũng sẽ dẫn tới đo lường sai lệchtrình độ của học sinh Ví dụ có những câu hỏi quá mơ hồ khiến học sinh khônghiểu Hoặc cỏ câu có hơn một phương án đúng, trong khi có câu không cóphương án trả lời nào nêu ra là thực sự đúng Bài trắc nghiệm khách quan thườngbao gồm nhiều câu hỏi Mỗi câu hỏi cung cấp một thông tin cụ thể và học sinhđược yêu cầu trả lời rất ngắn bằng một hay một vài từ hoặc lựa chọn đáp ánđúng Vì lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trả lời lại ngắn nên bài trắc nghiệmkhách quan thường bao hàm được nhiều nội đung cần đánh giá Đối với trắcnghiệm với nhiều lựa chọn; loại này thường có hình thức của một câu phát biểukhông đầy đủ hay một câu hỏi dẫn, được nối tiếp bàng một số câu trả lời mà họcsinh cần phải lựa chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất (trong nhiều phươngán hợp lí) hoặc phương án trả lời không có liên quan gì nhất Những câu trả lời

Trang 37

sai được gọi là phương án nhiễu Câu dẫn có thể dưới dạng sơ đồ, đồ thị, khôngnhất thiết phải diễn tả bẳng lời Loại câu nhiều lựa chọn cần được xây dựng mộtcách thận trọng để tránh sự tối nghĩa Câu hỏi nhiều lựa chọn có khả năng đođược những mức độ cao về nhận thức như việc áp dụng các nguyên lí, dự đoán,đánh giá, ngoại suy, xác định những sai lầm về mặt lôgic Đối với trắc nghiệmvới câu điền vào chỗ trống, đòi hỏi học sinh cung cấp câu trả lời một hay một íttừ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.

Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn Toán học theo ba công đoạn cơ bảnlà thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và raquyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học

- Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hìnhthức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra,sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ); lựa chọn được những nộidung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩnăng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vậndụng, ) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụkhác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà, );thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lườngđược mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan haytự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp, ); tổ chức thu thập được cácthông tin chính xác, trung thực Cần bồi dưỡng cho học sinh những kỹ thuậtthông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiếnquá trình dạy học

- Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lựchọc tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn, được phân tích theonhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng

Trang 38

ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đápán/hướng dẫn chấm; hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu

kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theođúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành

- Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từngchủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tínhvới chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứvào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào tháiđộ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạtđộng dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyếtđịnh quan trọng với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thôngbáo kết quả học tập của học sinh cho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ họcsinh, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…) Góp ý và kiến nghị vớicấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kếhoạch giáo dục,

Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quảmà chú ý cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm pháttriển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khảnăng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp Cần sửdụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau Kếthợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kết hợp giữa trắcnghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (Vũ Thu Thủy, 2006)

Trang 39

1.3.6 Điều kiện, phương tiện cho tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông

Để tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổthông đạt hiệu quả điều kiện về con người, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế quảnlý phải đáp ứng yêu cầu đổi mới:

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy Toán phải được tập huấn về xâydựng ma trận đề kiểm tra theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng,vậndụng cao; tập huấn cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm; tập huấn xây dựng kếhoạch giáo dục của tổ Toán, của trường; tập huấn giáo viên xây dựng kế hoạchgiảng dạy cá nhân Nhân viên văn thư, giáo viên dạy Toán được tập huấn về sửdụng máy photo copy

- Cơ sở vật chất phải trang bị máy photo copy, văn phòng phẩm đề giáoviên photo đề kiểm tra cho từng học sinh; trang bị máy quét bài chấm trắc

nghiệm; trang bị máy vi tính tổ chức học sinh kiểm tra online

- Tài chính: Kế toán trường tham mưu Hiệu trưởng dự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán học của trường

- Phương tiện trang bị và tổ chức giáo viên, nhân viên sử dụng phần mềmchấm trắc nghiệm; sử dụng hiệu quả phòng Tin học của trường để tổ chức học sinhthi, kiểm tra online hay sử dụng các phàn mềm kiểm tra online như

- Cơ chế quản lý thực hiện tốt phân cấp quản lý cho Phó hiệu trưởng

chuyên, tổ trưởng tổ Toán, tổ phó tổ Toán, khối trưởng chuyên môn khối 10, 11,

12 về tổ chức kiểm tra , đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường như ra đề,duyệt đề, tổ chức kiểm tra, chấm, phân tích kết quả học sinh, sử dụng máy photo,máy chấm trắc nghiệm,… đồng thời định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường cho Hiệu trưởng

Trang 40

1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá

* Kế hoạch hoá hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thứccho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt

động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh Cụ thể:

- Xây dựng tầm nhìn dài hơi về mục tiêu, định hướng tuyên truyền, giáodục là để làm cho CBQL, giáo viên, học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quantrọng của kiểm tra, đánh giá KQHT trong quá trình dạy học; đó là một trong nhữngkhâu quyết định tới chất lượng dạy và học môn Toán

- Trên cơ sở mục tiêu, định hướng đã xác định, lập kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, gồm:

+ Nội dung tuyên truyền: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mônToán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; kết hợp đánh giá học sinhtrong quá trình dạy môn Toán với đánh giá định kỳ, cuối kỳ; các năng lực họcsinh cần phát triển qua học tập môn Toán

+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục: Phát tài liệu cho giáo viên

+ Hình thức tuyên truyền giáo dục: Thông qua họp tổ chuyên môn Toán,hội thảo cấp trường

* Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục:

Thực hiện phân cấp quản lý tổ trưởng chuyên môn Toán soạn nội dungtuyên truyền trình duyệt với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chuyển vănphòng photo in ấn phát cho giáo viên Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môntrực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng chương trình thựchiện tuyên truyền, giáo dục

Ngày đăng: 21/12/2020, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w