Từ bối cảnh trên, là một cán bộ đang công tác trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước của địa phương, học viên quyết định lựa chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM VĂN TRƯỞNG
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ C¤NG KHAI, MINH B¹CH
TRONG Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA ñY BAN NH¢N D¢N TØNH:
Tõ THùC TIÔN ë TØNH B¾C K¹N
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM VĂN TRƯỞNG
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ C¤NG KHAI, MINH B¹CH
TRONG Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA ñY BAN NH¢N D¢N TØNH:
Tõ THùC TIÔN ë TØNH B¾C K¹N
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS PHAN TRUNG LÝ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Văn Trưởng
Trang 41.1 Khái niệm, sự cần thiết, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh 8 1.2 Chủ thể, nội dung, phương thức thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh 15 1.3 Nguyên tắc và các biện pháp thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh 18 Tiểu kết Chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN 23
2.1 Bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh 23 2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong công tác tổ chức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn 26 2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn 41 2.4 Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn 88 Tiểu kết Chương 2 91
Trang 5CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN 92
3.1 Quan điểm tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn 92 3.2 Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn 97
KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC: Cán bộ, công chức
CKMB: Công khai, minh bạch CNTT: Công nghệ thông tin CPĐP: Chính quyền địa phương CQNN: Cơ quan nhà nước
HCNN: Hành chính nhà nước HĐND: Hội đồng Nhân dân
NSNN: Ngân sách nhà nước PCTN: Phòng, chống tham nhũng QPPL: Quy phạm pháp luật THPL: Thực hiện pháp luật
TTHC: Thủ tục hành chính
UBND: Ủy ban Nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, quy hoạch
cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 26 Bảng 2.2 Một số kết quả thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 27 Bảng 2.3 Một số kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 28 Bảng 2.4 Một số kết quả thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật cán
bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 29 Bảng 2.5 Kết quả thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2014 - 2018 39 Bảng 2.6 Một số kết quả thực hiện công tác ban hành văn bản pháp
luật tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2018 43 Bảng 2.7 Kết quả kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tỉnh Bắc Kạn
Bảng 2.8 Một số kết quả nổi bật công tác quản lý nhà nước về đất đai
tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2018 60 Bảng 2.9 Một số kết quả công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản tại
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2018 63 Bảng 2.10 Một số kết quả thực hiện hiện việc thu gom, xử lý rác thải
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2018 65 Bảng 2.11 Một số kết quả công tác giáo dục - đào tạo tỉnh Bắc Kạn giai
Bảng 2.12 Một số kết quả thực hiện công tác KHCN tỉnh Bắc Kạn giai
Bảng 2.13 Kết quả thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 80
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, công khai, minh bạch (CKMB) trong quản trị nhà nước là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và người dân của các quốc gia trên thế giới Nghĩa vụ thực hiện CKMB của các cơ quan công quyền bắt nguồn từ học thuyết về chủ quyền của nhân dân và kiểm soát quyền lực nhà nước, mà theo đó các nhà nước – với tư cách là một thiết chế quyền lực công do người dân lập ra – phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân và phải thông tin, giải thích cho người dân biết về tổ chức và hoạt động của mình
Thúc đẩy sự CKMB là việc làm mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang thực hiện và đã chứng tỏ tác dụng to lớn trong việc ngăn chặn tình trạng lạm quyền, quan liêu, tham nhũng cũng như tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản trị quốc gia Chính vì vậy, CKMB trong quản trị nhà nước hiện đã trở thành một yêu cầu, điều kiện trong nhiều cơ chế và điều ước quốc tế, là một trong những “luật chơi chung” trong “sân chơi chung” của toàn cầu hóa Một trong những ví dụ cụ thể đó là CKMB được đề cập như là một trong những biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề CKMB đang được tiếp nhận như một chủ trương lớn trong cải cách hành chính Luật Phòng, Chống tham nhũng (PCTN) đã có những quy định rất rõ ràng về những việc phải công khai trong từng lĩnh vực quản lý Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng có nhiều quy định về CKMB trong từng lĩnh vực Đặc biệt, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật quan trọng có liên quan trực tiếp tới CKMB là Luật tiếp cận thông tin vào năm 2016
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, được tái lập và tách ra từ tỉnh Bắc Thái theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 6/11/1996 Trong hơn 20 năm qua, tỉnh đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế -
Trang 9xã hội, vấn đề cải cách hành chính, trong đó bao gồm việc thực hiện CKMB trong
tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước ở các cấp trong tỉnh đã được quan tâm, chú trọng Kết quả khảo sát chỉ số PAPI vào năm 2016 cho thấy tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 35/63 tỉnh thành phố trong cả nước [32] Tuy nhiên PAPI vẫn nêu ra một số nội dung mà Bắc Kạn cần quan tâm cải thiện, trong đó bao gồm thực hiện công khai, minh bạch và dịch vụ công Trong thực tế, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp với bộ máy hành chính của tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa cao, nguyên nhân phần lớn là do việc thực hiện CKMB trong quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu để
đề ra những phương hướng và giải pháp khắc phục
Từ bối cảnh trên, là một cán bộ đang công tác trong bộ máy cơ quan hành
chính nhà nước của địa phương, học viên quyết định lựa chọn vấn đề “Thực hiện
pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh: Từ thực tiễn ở tỉnh Bắc Kạn” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học, với
mong muốn góp phần thúc đẩy THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và UBND tỉnh Bắc Kạn nói riêng trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề CKMB trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có thể nêu một
số công trình sau đây:
- “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước
và phòng, chống tham nhũng ở trên thế giới và Việt Nam” – Kỷ yếu Hội thảo Khoa
học quốc tế, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức tháng 10/2019 Ấn phẩm này tập hợp nhiều bài viết đề cập đến một phạm vi rộng các lý thuyết, cách tiếp cận về CKMB trong quản trị nhà nước và PCTN, cũng như các bài viết về CKMB và thực hiện trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
“Một số vấn đề lý luận về quản trị tốt” – PGS.TS Vũ Công Giao trong cuốn “
Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn” – Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Đặng
Trang 10Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, 2017 Bài viết phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tốt, trong đó bao gồm yêu cầu về CKMB
- “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh” (gọi tắt là PACA
INDEX 2017) - Công trình nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ, đã được Tổng
Thanh tra Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTCP ngày 26/02/2018
Ấn phẩm phân tích thực trạng công tác PCTN ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam, trong đó bao gồm việc thực hiện các quy định về CKMB
- “Hoàn thiện các chế tài để CKMB tài sản và thu nhập” – TS Bùi Ngọc
Thanh đăng trên Trang thông tin điện tử trường Cán bộ Thanh tra, thuộc Thanh tra Chính phủ (www.truongcanbothanhtra.gov.vn), ngày 15/6/2019 Bài viết phân tích nội dung và việc thực hiện các chế tài để CKMB tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
- “Bàn về chuyện công khai và minh bạch ở Việt Nam” - GS.TSKH Đặng
Hùng Võ, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2015 Bài viết phân tích thực trạng và nêu ra một số ý tưởng để tăng cường CKMB trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- “Kinh nghiệm quốc tế về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ,
công chức”- Thạc sĩ Nguyễn Hà Thanh, đăng trên trang Thông tin điện tử tổng hợp
Ban Nội chính Trung ương (www.noichinh.vn), ngày 28/9/2016 Bài viết phân tích những kinh nghiệm của một số nước về CKMB và gợi mở một số giá trị tham khảo cho Việt Nam
- “Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước” – Tác
giả L.A đăng trên Tạp chí điện tử Thanh tra - Cơ quan của Thanh tra Chính phủ (www.thanhtravietnam.vn), ngày 11/09/2017 Bài viết phân tích những vấn đề pháp
lý, thực tế về thực hiện CKMB trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường
- “Thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa tham nhũng” – Tác giả Hồng Hà, đăng
Trang 11trên Trang thông tin tổng hợp – Ban Nội chính Trung ương (www.noichinh.vn) ngày 29/11/2019 Bài viết phân tích mối quan hệ giữa cải cách hành chính và những
yêu cầu về CKMB trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở nước ta hiện nay
- Khảo sát Công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương năm 2018, do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) thực hiện, với sự chủ trì của Trung tâm Phát triển và Hội Nhập (CDI) Kết quả của khảo sát là Báo cáo chỉ số công khai ngân sách bộ, ngành trung ương năm 2018 (MOBI 2018) Công trình khảo sát thực trạng công khai ngân sách của các cơ quan trung ương ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về đề tài Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho học viên trong việc thực hiện luận văn này Tuy nhiên, các công trình, bài viết đó đều chưa đề cập trực tiếp và toàn diện đến cơ chế THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh, vì vậy đề tài này vẫn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật
về CKMB trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn, luận văn
đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo THPL về CKMB trong tổ chức
và hoạt động của UBND tỉnh ở địa bàn nghiên cứu và ở các địa phương khác của nước ta trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra các yếu tố tác động đến vấn đề THPL
về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn trong khoảng 5 năm gần đây
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường việc THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn thời gian tới
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Như vậy, phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào một chủ thể chính là UBND tỉnh Bắc Kạn Các chủ thể khác không thuộc đối tượng nghiên cứu hoặc chỉ
có giá trị tham khảo, so sánh trong quá trình nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung THPL về CKMB: Đề tài này tập trung nghiên cứu
việc THPL về CKMB của UBND tỉnh theo quy định của Luật PCTN
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành đối với tổ chức và hoạt động
của UBND tỉnh Bắc Kạn
- Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu việc THPL về CKMB trong tổ
chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 05 năm (từ năm 2014 đến hết năm 2018), có so sánh với các thời điểm trước đó
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phân tích Đồng thời, luận văn vận dụng một số lý thuyết về dân chủ và quản trị nhà nước như lý thuyết chủ quyền nhân dân và quản trị tốt (good governance) để định hướng cho hoạt động nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Trang 13- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ các
chương của luận văn Cụ thể, phương pháp này cho phép nghiên cứu khái quát cơ
sở lý luận việc THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh; đánh giá những ưu điểm, hạn chế thực tiễn đảm bảo việc THPL về CKMB trong tổ chức
và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn
- Phương pháp lịch sử - cụ thể: Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu,
đánh giá quá trình hình thành và phát triển tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề THPL
về CKMB trong quá trình tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này cho phép đặt vấn đề nghiên cứu
trong hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn, không biệt lập mà được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các địa phương khác, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong hệ thống chính trị
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để phân tích,
đánh giá chuyên sâu cho các nội dung nghiên cứu của đề tài; phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề THPL về CKMB ở địa phương được tiến hành nghiên cứu, phục vụ cho mục đích nghiên cứu
6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Về mặt lý luận
Đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận của việc THPL về CKMB trong việc tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh ở Việt Nam từ những phân tích, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về vấn đề này trong thực tiễn ở tỉnh Bắc Kạn
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu và các đề xuất, khuyến nghị của đề tài sẽ cung cấp luận chứng, luận cứ, cơ sở khoa học và các giải pháp trực tiếp giúp UBND tỉnh Bắc Kạn trong đổi mới và thực hiện hiệu quả hơn các quy định của Đảng, Nhà nước liên quan đến THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
Trang 14Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, các Trường đại học đào tạo ngành luật của Việt Nam, đặc biệt là các chuyên ngành Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính; Quản trị nhà nước và PCTN
7 Kết cấu, bố cục luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương, như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý việc thực hiện pháp luật về công
khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
Chương 2: Bối cảnh, thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch
trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về công
khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Trang 15Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1 Khái niệm, sự cần thiết, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau về THPL, như: Thực hiện pháp luật (THPL) là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật hay Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động
có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [16, tr.185]
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thị Hồi thì các khái niệm nêu trên vẫn chưa thể hiện được đầy đủ nhất nội hàm của khái niệm về THPL [6, tr.12-16], bởi lẽ không phải hành vi THPL nào cũng phải là một quá trình hoạt động, vì có những trường hợp THPL chỉ là những hành vi đơn lẻ (ví dụ: Hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường); Không phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể THPL đều nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống, mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình, vì những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường hợp chủ thể chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng các biện pháp
đó thì không thể coi là có mục đích đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống
Trên cơ sở tính chất của hoạt động thực hiện các quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý xác định THPL được tiến hành thông qua 04 hình thức cụ thể là: Tuân thủ pháp luật; thi hành (chấp hành) pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Giữa các hình thức THPL có sự đan xen, không biệt lập nhau, trong đó:
- Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm
Trang 16những điều mà pháp luật có quy định cấm, tức là họ tuân thủ đúng các quy phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm thực hiện những hành vi nhất định
- Chấp hành pháp luật: là việc các chủ thể pháp luật bằng hành động tích
cực thực hiện các quy phạm pháp luật giao nghĩa vụ bắt buộc
- Sử dụng pháp luật: là việc các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể
của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) Những quy phạm pháp luật quy định quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này
- Áp dụng pháp luật: là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền
hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể
Áp dụng pháp luật là hình thức THPL mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, bằng hoạt động tương ứng của các CQNN có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước ủy quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
Đối với nhà nước, THPL là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Trong nhà nước pháp quyền, trách nhiệm tổ chức THPL là trách nhiệm thường trực của nhà nước và phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Trong nhà nước pháp quyền, các biện pháp tổ chức THPL phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người, không được tùy tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn đã định
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm THPL như sau: “Thực hiện
pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.” [9, tr.492]
1.1.2 Khái niệm công khai, minh bạch, thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch
Khái niệm công khai trong tiếng Anh là “Transparency” Trong các từ điển tiếng Việt, có những định nghĩa ít nhiều khác nhau về “công khai”, song cơ bản
Trang 17được hiểu là "không giấu diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết" [25, tr.346], hoặc “là việc không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết” [23, tr.277, 815]
Luật PCTN hợp nhất số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2013 (sau đây gọi tắt là Luật PCTN năm 2012) (đã sửa đổi, bổ sung Luật PCTN năm 2005 và
2007) quy định: “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp
thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định” (Khoản 2 Điều 2) Như vậy, công khai có thể được hiểu là: Trong tổ chức, hoạt động của các
cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước, mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác, làm cho mọi người dân, các cơ quan, tổ chức có thể tiếp cận và biết được một cách dễ dàng
Trong thực tế, cụm từ “công khai” thường đi cùng và gắn liền với cụm từ
“minh bạch”, song “minh bạch” có ý nghĩa rộng và sâu hơn, bao trùm “công khai” Theo Từ điển tiếng Việt [23, tr.277, 815], minh bạch là “rõ ràng, rành mạch”, còn
trong Luật PCTN năm 2012: “Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản,
thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận” (Khoản 2 điều 3)
Từ các quan niệm nêu trên, có thể khái quát rằng: CKMB là những thuật ngữ
gần gũi, mặc dù có nội hàm rộng, hẹp khác nhau, song đều chỉ sự rõ ràng, trong sáng, không giấu diếm, thể hiện qua việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về một vấn đề nào đó
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai nghĩa là mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân, cơ quan, tổ chức khác có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng Minh bạch nghĩa
là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận thông tin Nếu như công khai vừa là nhiệm vụ, vừa là hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì minh
Trang 18bạch bao hàm trạng thái mà người dân biết rõ, hiểu đúng bản chất nội dung đã được công khai Như vậy, CKMB trong quản lý nhà nước gắn với quyền của người dân trong việc tiếp cận những thông tin, tài liệu chính thức của các CQNN Đó là trạng thái mà những thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) được công bố để công chúng biết và khả năng giải trình, làm rõ về những thông tin đó hoặc giải thích, làm rõ về hoạt động của các cơ quan QLNN theo quy định của pháp luật
Công khai và minh bạch có mối quan hệ mật thiết với nhau, công khai là một khía cạnh của minh bạch Tuy nhiên, không phải cứ công khai là đảm bảo được minh bạch Nói cách khác, muốn có minh bạch thì mức độ công khai phải đầy đủ,
rõ ràng để các tổ chức, công dân và các chủ thể quan tâm khác trong xã hội có thể biết và hiểu được những lý do tại sao chính phủ và các cơ quan trong hệ thống HCNN lại có quyết định hay thực hiện những hành động đó
Như vậy, công khai và minh bạch là 2 khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất Công khai là đảm bảo thông tin được chia sẻ, ngược với công khai là bí mật và che giấu thông tin Bí mật và che giấu thông tin sẽ làm cho việc tiếp cận thông tin trở nên khó khăn, phức tạp Minh bạch là đảm bảo sự rõ ràng, không chỉ đáp ứng được tính công khai (tức là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin) mà còn đảm bảo khả năng tiếp cận được thông tin, sẵn sàng tham gia trao đổi một cách thẳng thắn, trung thực về quá trình ban hành các chính sách và quyết định Minh bạch luôn gắn liền với trách nhiệm, đòi hỏi chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức phải công khai quá trình thực hiện công việc cho các bên quan tâm Ở góc độ này, minh bạch có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm, vì có trách nhiệm mới có xu hướng công khai
và đảm bảo các điều kiện cho công khai
Hiện tại ở Việt Nam, việc CKMB đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Mục 1 Chương II Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 như quy định danh mục bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước không được bao gồm những nội dung bắt buộc phải công khai theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19,
Trang 1920, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 26a, 26b, 26c, 26d, 27, 28, 29, 30 và Điều 46a Luật PCTN Điều 5 của Nghị định 59 cũng quy định việc áp dụng hình thức công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đó là: “1 Căn cứ vào nội dung, đối tượng của thông tin được công khai và mục đích của việc công khai thông tin, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn hình thức công khai theo quy định tại Điều 12 Luật PCTN 2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khai theo quy định của pháp luật 3 Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng một hoặc một số hình thức công khai theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 12 Luật PCTN
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm THPL về CKMB như sau:
Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật có nghĩa vụ và trách nhiệm phải thực hiện công khai, minh bạch đối với hoạt động của mình
1.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
UBND cấp tỉnh (hay gọi ngắn gọn là UBND tỉnh) là một cơ quan được tổ chức trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (Điều 4) thì UBND tỉnh là cấp chính quyền địa phương ở cấp tỉnh (đối với CQĐP ở nông thôn), ở cấp thành phố trực thuộc Trung ương (đối với CQĐP ở đô thị) UBND tỉnh do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (Khoản
1 Điều 8 Luật CQĐP)
Luật CQĐP còn có những quy định về địa vị pháp lý của UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh cũng như tổ chức bộ máy của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn
Trang 20trực thuộc UBND tỉnh Bên cạnh đó, tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh hiện được quy định cụ thể tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
Việc THPL về CKMB có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội cũng như vấn đề tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và bộ máy nhà nước nói chung, đối với tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh nói riêng Đó
là bởi cơ sở của nguyên tắc CKMB trong hoạt động của các CQNN bắt nguồn từ các học thuyết về sự kiểm soát (hạn chế) quyền lực nhà nước Trong thực tế, ở mọi quốc gia trên thế giới, những cá nhân, tổ chức đại diện quyền lực nhà nước luôn có
xu hướng lạm quyền, đặc biệt là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước mà có những chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ hành chính (dịch vụ công) cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp Chính vì vậy, thực hiện CKMB sẽ giúp giảm thiểu tình trạng quan liêu, tham nhũng và làm cho hoạt động của cơ quan hành chính có hiệu quả hơn, mang tính chất phục vụ nhân dân nhiều hơn Khi chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính được nâng cao thì mức độ hài lòng của nhân dân cũng tăng lên, điều đó phụ thuộc vào mức độ CKMB trong hoạt động hành chính Ngược lại, khi sự CKMB không được đề cao, quá trình xây dựng thể chế sẽ có chỗ cho hiện tượng “mua, bán chính sách”, thủ tục hành chính không rõ ràng là cơ hội
để cán bộ công quyền nhũng nhiễu, hạch sách người dân, là môi trường để những hành vi tham nhũng, tiêu cực nảy sinh
Dưới góc độ PCTN, việc bảo đảm và tăng cường CKMB đối với nền hành chính là một yêu cầu hết sức quan trọng, trước hết và trực tiếp, để có thể nâng cao hiệu quả phòng, ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; đồng thời qua đó góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hành chính [29] Chính vì vậy, tăng cường CKMB trong hoạt động hành chính là nội dung và mục tiêu quan trọng của cả công tác PCTN và cải cách hành chính Việc ban hành, tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường CKMB đối với khu vực hành chính, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tác động kép, đó là PCTN
và cải cách hành chính
Trang 21Nhìn từ góc độ rộng hơn, CKMB trong hoạt động của các cơ quan hành chính còn đem lại những lợi ích khác như:
- Gia tăng niềm tin vào Chính phủ và các cơ quan HCNN Việc các cơ quan HCNN thực hiện CKMB về các hoạt động của mình khiến cho công dân có nhận thức đó là một nền hành chính cởi mở, trung thực và sẽ ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của họ vào Chính phủ và các cơ quan HCNN
- Nâng cao chất lượng của các chính sách công: Việc tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạch định chính sách có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và đối với việc nâng cao chất lượng của các chính sách công, vì nó tạo cơ hội để người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công Thông qua ý kiến phản hồi của người dân, của các tổ chức xã hội mà các nhà hoạch định chính sách công có cơ sở
và cơ hội để xem xét, cân nhắc, quyết định các nội dung chính sách công một cách đầy đủ và đa diện hơn
- Đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong phân bổ và chi tiêu ngân sách Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi các nhà quản lý phải có trách nhiệm CKMB về các khoản ngân sách đã được chi tiêu và các kết quả được xác định đã đạt đến mức độ nào Nhờ đó, các nhà quản lý sẽ phải tập trung vào kiểm soát việc thực hiện mục tiêu và tăng cường trách nhiệm trong việc đạt kết quả đã đề ra
- Gia tăng trách nhiệm của các viên chức hành chính Khi các thông tin và hoạt động của các cơ quan hành chính đảm bảo được CKMB sẽ làm tăng trách nhiệm của nhà quản lý đối với công chúng
- Gia tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN Sự minh bạch trong HCNN sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN vì nó đảm bảo mục tiêu, chương trình, hoạt động, nguồn lực được xây dựng và phân bổ một cách hợp lý Thông qua phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả, hệ thống hành chính sẽ có
cơ hội, nguồn lực để cải thiện kết quả hoạt động của các cơ quan hành chính nói chung và trong từng cơ quan nói riêng CKMB trong quản lý HCNN sẽ giúp thay đổi cách thức quản lý, quá trình ra quyết định và cách tổ chức lập kế hoạch dựa trên các thông tin cần thiết, có giá trị Cách thức quản lý này chuyển tổ chức từ mô hình
Trang 22quan liêu sang mô hình linh hoạt hơn, hoạt động quản lý và ra quyết định dựa trên kết quả, đảm bảo cho các tổ chức hành chính đạt được mục tiêu đề ra
Tóm lại, thực hiện CKMB có vai trò rất lớn trong hoạt động quản lý HCNN nói chung, trong tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh nói riêng Thực hiện tốt việc này sẽ giúp giảm thiểu quan liêu, tham nhũng trong bộ máy hành chính, đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của người dân, doanh nghiệp vào quá trình ban hành chính sách công, nâng cao hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của chính quyền đối với người dân và doanh nghiệp
1.2 Chủ thể, nội dung, phương thức thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
1.2.1 Chủ thể thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch ở Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
Luật PCTN năm 2012 (sửa đổi bổ sung Luật PCTN năm 2005, năm 2007) cũng như Luật PCTN năm 2018 đều không nêu cụ thể các chủ thể thực hiện quy định về CKMB Tuy nhiên, Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan, tổ chức, đơn
vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện (Điều 5): a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; d) Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
Như vậy, theo những quy định trên, có thể thấy chủ thể thực hiện CKMB là các đối tượng: các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương; các
cơ quan trong hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức khác do dân cử có sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn đóng góp của nhân dân; các pháp nhân, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị kinh tế khác
Bên cạnh việc quy định các chủ thể thực hiện CKMB như trên, Luật PCTN
Trang 23năm 2018 còn quy định trách nhiệm của người đứng đầu; người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, Đây cũng có thể xác định là chủ thể có trách nhiệm thực hiện CKMB, nhất là minh bạch
về thu nhập, tài sản
Từ những phân tích trên, có thể thấy, xét trong bối cảnh UBND cấp tỉnh, chủ thể đầu tiên có trách nhiệm thực hiện CKMB là lãnh đạo UBND (chủ tịch, các phó chủ tịch), sau đó là lãnh đạo các cơ quan chức năng (các sở) và cuối cùng là tất cả cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở Uỷ ban Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tập thể, bản thân UBND tỉnh và các đơn vị chức năng của Uỷ ban cũng có trách nhiệm tập thể trong vấn đề này
1.2.2 Nội dung, phương thức thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định của Luật PCTN 2012 (Điều 11), những nội dung phải CKMB gồm: Chính sách, pháp luật, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, và Hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ)
Theo Luật PCTN 2018 (Điều 10), nội dung CKMB bao gồm:
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân
- Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác
- Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp trên mà theo quy định của pháp luật phải CKMB
- Tất cả các thủ tục hành chính do các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền và
có trách nhiệm thực hiện
Như vậy, có thể thấy các quy định về nội dung CKMB trong tổ chức, hoạt
Trang 24động của các CQNN trong Luật PCTN 2018 chặt chẽ và cụ thể hơn so với quy định trong Luật PCTN 2012 (sửa đổi, bổ sung Luật PCTN năm 2005 và 2007)
UBND tỉnh là một chủ thể THPL về CKMB, vì vậy, cũng phải tuân thủ các quy định nêu trên trong Luật PCTN 2018
Về hình thức thực hiện, Luật PCTN năm 2012 (Khoản 1 Điều 12) quy định
các hình thức công khai bao gồm:
- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên trang thông tin điện tử;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Ngoài ra, những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này (khoản 2 điều 12 Luật PCTN 2012)
Luật PCTN 2018 kế thừa các quy định trên của Luật PCTN 2012, và bổ sung hình thức: tổ chức họp báo(Điểm g Khoản 1 Điều 11 Luật PCTN 2018)
Tuy nhiên, về việc lựa chọn hình thức công khai, Luật PCTN năm 2012 (Khoản 2 Điều 12) quy định:
Ngoài những trường hợp pháp luật có quy định hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này (Điều 12); trong khi đó, Luật PCTN năm 2018 quy định: Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này (Khoản 2 Điều 11 Luật PCTN 2018)
Như vậy, Luật PCTN năm 2018 quy định rộng hơn về hình thức và chặt chẽ
Trang 25hơn về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện công khai so với Luật PCTN 2012
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy rằng, trong tổ chức và
hoạt động, UBND tỉnh phải THPL về CKMB theo các phương thức như sau:
- Công bố các quy định bắt buộc phải CKMB đối với các lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước tại cuộc họp của cơ quan UBND tỉnh;
- Niêm yết các nội dung phải CKMB tại trụ sở làm việc của cơ quan UBND tỉnh;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm phải CKMB, các lĩnh vực, phạm vi phải CKMB trong chỉ đạo, điều hành;
- Phát hành ấn phẩm (trong phạm vi quyền hạn của mình), để công bố rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân biết về các nội dung, lĩnh vực quản lý cần phải CKMB;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình): đây là hình thức phổ biến và dễ dàng đưa các thông tin cần phải CKMB đến với cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt trong các vấn đề như đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, công tác tuyển dụng công chức, cán bộ, quy hoạch xây dựng…;
- Đưa lên trang thông tin điện tử: đây là hình thức phổ biến trong thời đại công nghiệp 4.0 bởi mỗi UBND cấp tỉnh đã đều xây dựng được trang thông tin điện
tử và đã đưa tất cả các dữ liệu cần phải CKMB lên để tương tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp các thông tin, lĩnh vực cần phải CKMB theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Hình thức này được thực hiện khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu đối với các vấn đề, nội dung, lĩnh vực cần phải CKMB UBND tỉnh phải có trách nhiệm trả lời và cung cấp thông tin về các vấn đề cần phải CKMB khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
1.3 Nguyên tắc và các biện pháp thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
Luật PCTN năm 2012 đã quy định nguyên tắc, đồng thời xác định một số
Trang 26biện pháp bảo đảm THPL về CKMB trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung Luật PCTN năm 2018 kế thừa các quy định về vấn đề này của Luật PCTN năm 2012, tuy nhiên bổ sung một số điểm mới và quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, cụ thể như sau:
- Về nguyên tắc bắt buộc thực hiện CKMB (Điều 9): Cơ quan, tổ chức, đơn
vị phải CKMB thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1); Việc CKMB phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy
đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 2)
- Trách nhiệm thực hiện việc CKMB (Điều 12): Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện CKMB về tổ chức và hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (Khoản 1); Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện CKMB; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về CKMB thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (Khoản 2)
- Về hình thức CKMB: Họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là hình thức bắt buộc (Điều 13) (Luật PCTN năm 2012 không có quy định này)
- Về quyền yêu cầu cung cấp thông tin (Điều 14): Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu
Trang 27và nêu rõ lý do (Khoản 1); Công dân có quyền yêu cầu CQNN cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin (Khoản 2); Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho CBCC, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan (Khoản 3)
- Cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ KHCN trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt là những biện pháp bắt buộc đảm bảo đảm CKMB (mục 5 chương II Luật PCTN 2018) (Luật PCTN năm 2012 chỉ quy định tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và đổi mới phương thức thanh toán)
- Về biện pháp cải cách hành chính, Điều 27 Luật PCTN 2018 quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Công khai, hướng dẫn TTHC, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc (Khoản 1); Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công (Khoản 2); Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình (Khoản 3); Thực hiện nhiệm vụ khác về cải cách hành chính (Khoản 4)
- Về biện pháp ứng dụng KHCN trong quản lý, Điều 28 Luật PCTN 2018 quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng KHCN trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình (Khoản 1); Các Bộ, ngành có trách nhiệm đẩy mạnh xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật (khoản 2)
- Về biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, Khoản 1 Điều 29 Luật PCTN 2018 quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây: Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán
Trang 28không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ (điểm a); Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên (điểm b) Khoản 2 Điều 29 quy định: Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính, công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch
Trang 29Tiểu kết Chương 1
Thực hiện pháp luật về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong đời sống chính trị, pháp lý và dân sự ở các địa phương Đây là xu thế tất yếu của quản trị nhà nước hiện đại và là một yêu cầu với
bộ máy nhà nước nói chung, và các cơ quan hành chính nói riêng của nước ta trong giai đoạn hiện nay THPL về CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh không chỉ là điều kiện cần thiết để đảm bảo PCTN có hiệu quả mà còn là điều kiện bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và người dân địa phương thực hiện các quyền chính trị, pháp lý trên thực tế
Về mặt pháp lý, UBND tỉnh là một thành tố trong bộ máy nhà nước ở cấp địa phương, vì vậy, có trách nhiệm tuân thủ và tổ chức THPL về CKMB trong tổ chức
và hoạt động của mình theo quy định của Luật PCTN năm 2018 Thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật về CKMB trong Luật PCTN năm 2018, các cơ quan, tổ chức và người dân ở địa phương có thể giám sát được hoạt động của UBND tỉnh – cơ quan HCNN cao nhất ở địa phương Việc thực hiện tốt vấn đề này
sẽ giúp phát huy quyền dân chủ thực chất, đảm bảo cho bộ máy nhà nước, đội ngũ CBCC hành chính ở địa phương ngày càng hoạt động có trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các mong mỏi và yêu cầu của xã hội tiến bộ Do đó, việc THPL về CKMB trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong
tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cần được đảm bảo trên thực tế
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
2.1 Bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996 ha, trong đó: Đất nông nghiệp
là 44.116 ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366 ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514 ha, chiếm 5,87% Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn
Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69% Mật độ dân số là 65 người/km2
./
Đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã chủ động vượt qua mọi thử thách, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh
Trang 31tế bình quân 20 năm qua đạt 11,5%/năm Tổng sản phẩm GDP của tỉnh năm 2016 ước tăng gấp 23,5 lần so với năm 1997 GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 26,5 triệu đồng/người, tăng gấp 21,2 lần so với năm 1997 Đến nay, 100% xã đã có đường giao thông đến trung tâm; trên 80% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia
về y tế; dự kiến hết năm 2016 toàn tỉnh có 79 trường học đạt chuẩn quốc gia Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, cả tỉnh còn 11,6% hộ nghèo Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tiếp tục phát triển Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững, công tác đối ngoại được mở rộng Sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc ngày càng được tăng cường, góp phần vào sự ổn định, phát triển của địa phương; công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước Nhiệm vụ quốc phòng được tăng cường, củng cố vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Công tác xây dựng Đảng được chú trọng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Đảng bộ tỉnh đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương Đến năm 2000, toàn tỉnh có 325 Đảng bộ cơ sở, 1.026 Chi bộ, 13.618 đảng viên, bằng 4,85% dân số Sau 4 năm, toàn tỉnh kết nạp được 4.000 đảng viên
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN nói riêng và thực hiện CKMB trong tổ chức và hoạt động của các CQNN, của hệ thống chính trị luôn được chú trọng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị -
xã hội các cấp phát huy được vai trò giám sát việc thực hiện CKMB của các CQNN
và hệ thống chính trị nói chung, của UBND tỉnh nói riêng, góp phần xây dựng chính
quyền trong sạch, vững mạnh
Trang 32Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên tác động đến việc THPL
về CKMB trong tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn theo cả hai hướng
thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau:
Thuận lợi: Do chính quyền các cấp được xây dựng vững chắc từ cơ sở, việc
thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về CKMB; Luật PCTN
2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2007), Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thông tư của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành THPL về PCTN được đảm bảo Đây là cơ sở chính trị, pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về CKMB trong tổ chức
và hoạt động của CQNN các cấp ở tỉnh Bắc Kạn nói chung, ở UBND tỉnh nói riêng
Khó khăn: Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa bàn khá rộng, địa hình chia cắt,
phức tạp, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao, Mông, …) chiếm tới trên 90% dân số toàn tỉnh, với trình độ nhận thức pháp luật và truyền thống văn hoá khác nhau nên việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về CKMB trong hoạt động của các CQNN nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại Chẳng hạn như sự không đồng đều trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về CKMB ở các đơn vị
cơ sở, trong đó các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hiệu quả thực thi pháp luật có phần kém hơn Ở các xã này, hình thức công khai chủ yếu mới là công bố trong các cuộc họp cơ quan hoặc gửi tài liệu tại hội nghị để những người quan tâm nghiên cứu, chưa có công khai trên trang thông tin điện tử; công khai hình thức, nhất là trong việc thi, tuyển dụng CBCC, viên chức; vẫn có tình trạng lạm dụng bảo mật thông tin dẫn đến thiếu CKMB với nhân dân và trong nội bộ Bên cạnh đó, trình độ sử dụng CNTT và phương thức tiếp cận thông tin của người dân cũng còn hạn chế Việc ứng dụng CNTT trong kiểm soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu nhập chậm được thực hiện, mới chỉ được áp dụng trong những năm gần đây, chủ yếu đối với các giao dịch
sử dụng ngân sách và ở thành phố Bắc Kạn và một số thị trấn trong các huyện
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bắc Kạn)
Trang 332.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong công tác tổ chức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Theo nghĩa rộng, công tác tổ chức của UBND nói riêng, của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nói chung, liên quan đến một loạt vấn đề
kỷ luật CBCC, viên chức và người lao động khác; Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc
Bảng 2.1: Một số kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ,
công chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
2014 UBND tỉnh thực hiện tuyển dụng 06 nhân viên hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP của Chính phủ; tuyển dụng bổ sung 03 công chức; tiếp nhận hồ sơ của 20 ứng viên đăng ký dự tuyển công chức tại UBND tỉnh
2015 Thành lập Ban Tiếp công dân và bổ nhiệm 01 công chức giữ chức vụ Phó
Ban tiếp công dân tỉnh; đề nghị Sở Nội vụ thẩm định Đề án tái cơ cấu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2016 - Thực hiện quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
thuộc Văn phòng UBND tỉnh, quy hoạch chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải giai đoạn 2020-2025
Trang 34Năm Kết quả thực hiện
- Xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý các Dự án đầu tư giao thông vận tải trên cơ sở tách từ Ban quản lý các Dự án xây dựng tỉnh; Đề án thành lập Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tỉnh;
2017 - Thực hiện quy hoạch chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở công
thương, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, thể thao, du lịch giai đoạn 2020-2025
- Xây dựng Đề án thành lập Văn phòng HĐND & UBND tỉnh trên cơ sở sáp nhập Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh;
- Tuyển dụng được 12 công chức làm việc tại các Sở, Ban ngành tỉnh; tinh giản được 06 biên chế công chức, viên chức và 01 Hợp đồng 68
2018 - Tiếp tục thực hiện quy hoạch chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám
đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội, Thanh tra tỉnh giai đoạn 2020-2025
- Xây dựng đề án thành lập Trung tâm thông tin, văn hóa, thể thao trên cơ
sở sáp nhập Trung tâm thể thao văn hóa và Trung tâm thông tin thuộc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch;
- Tuyển dụng được 4 công chức làm việc tại các Sở, Ban ngành tỉnh; tinh giản được 02 biên chế công chức, viên chức và 01 Hợp đồng 68
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn) Bảng 2.2: Một số kết quả thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
2014 UBND tỉnh bổ nhiệm, điều động luân chuyển 6 lãnh đạo, quản lý các Sở
chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Quyết định công nhận
11 trường hợp hết thời gian tập sự, bổ nhiệm vào ngạch đối với viên chức
2015 - Tổ chức phỏng vấn 192 ứng viên tham dự đăng ký xét tuyển vào đơn vị
sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo chỉ tiêu được phê duyệt Kết quả 43 người được tuyển dụng
- Tuyển dụng và điều động 9 công chức từ các Sở đến nhận công tác tại UBND các huyện/thành phố hoặc điều động giữa các Sở;
Trang 35Năm Kết quả thực hiện
2016 - Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND
tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 Sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016, HĐND tỉnh thành lập 03 ban thuộc HĐND, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội
và Ban Dân tộc; bầu 01 Chủ tịch làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và 03 Phó Chủ tịch chuyên trách, bầu UBND gồm 11 Ủy viên; bầu Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo luật định
- Tuyển dụng và điều động 08 công chức; bổ nhiệm lại 5 chức danh lãnh đạo các Sở; Công nhận hết tập sự cho 43 công chức
- Tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương năm 2016
2017 - Bầu bổ sung 01 Ủy viên UBND tỉnh; tuyển dụng 12 công chức; tỉnh giản
2018 - UBND tỉnh ban hành Quyết định 15/2018/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 về
ban hành quy định, điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn
- Rà soát, sắp xếp các phòng, cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng UBND tỉnh và thực hiện quy trình sáp nhập phòng Dân tộc vào phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thánh 01 đầu mối; hoàn thành việc sáp nhập 06 đơn vị thành 03 đơn vị mới; Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sáp nhập xã trong năm 2019
- Thực hiện quy trình giải quyết nghỉ hưu cho 01 đồng chí Phó chủ tịch tỉnh và bầu bổ sung 01 đồng chí Phó chủ tịch tỉnh
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn)
Trang 36Bảng 2.3: Một số kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
2014 - Cử 24 lượt công chức, 56 lượt viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
63 lượt công chức cấp huyện đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cử 118 lượt công chức đi học học quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính;
- Cử 24 lượt công chức giữ các chức danh Phó Chủ tịch UBND của 8 huyện/thành phố và một số Phó Giám đốc Sở tham dự lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nội vụ
2015 Cử 33 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý tham dự khóa bồi dưỡng lãnh đạo cấp
Sở và tương đương do Bộ Nội vụ tổ chức năm 2015;
- Cử 42 lượt công chức đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính; 48 lượt công chức đi học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên năm 2015;
2016 - Cử 12 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý tham dự khóa bồi dưỡng lãnh đạo cấp
Sở và tương đương do Bộ Nội vụ tổ chức; cử 34 lượt công chức đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính;
- Cử 26 lượt Kế toán các cơ quan, đơn vị sự nghiệp Giáo dục và đào tạo tham dự khóa đào tạo khóa bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán trưởng
Tổ chức mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính, triển khai các văn bản của Nhà nước, của tỉnh về Một cửa, một cửa liên thông, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật quản lý thuế
2017 - Cử 08 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý tham dự khóa bồi dưỡng lãnh đạo cấp
Sở và tương đương do Bộ Nội vụ tổ chức; cử 11 lượt công chức đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính; 29 viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh tham dự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
2018 - Cử 13 cán bộ lãnh đạo quản lý tham dự khóa bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở
và tương đương do Bộ Nội vụ tổ chức; cử 02 công chức đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính;
- Cử 22 viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh tham dự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn)
Trang 37Bảng 2.4: Một số kết quả thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
2014 - Khen thưởng 182 tập thể Lao động tiên tiến (gồm 8 huyện, thành phố và
các Sở ban ngành); 486 Chiến sĩ thi đua cơ sở; tặng 28 giấy khen tập thể; 1.084 lao động tiên tiến;
- Đề nghị truy tặng danh hiệu “Bà m Việt Nam anh hùng” cho 12 Bà m Tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho 124 tập thể; tặng Giấy khen cho 64 tập thể; tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở cho 486
cá nhân, danh hiệu Lao động tiên tiến cho 1.084 cá nhân
2015 - Tặng 146 danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; 446 Giấy khen tập thể;
530 Chiến sỹ thu đua cơ sở; 1.053 danh hiệu Lao động tiên tiến cá nhân; tặng giấy khen cho 29 tập thể;
- Tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho 36 tập thể Tặng danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến cho 35 tập thể; Tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho 23 tập thể, Bằng khen cho 25 cá nhân
2016 - Tặng thưởng danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến cho 616 tập thể; Giấy
khen cho 431 tập thể; Chiến sỹ thu đua cơ sở cho 445 cá nhân; UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 34 tập thể Tặng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho 56 tập thể, danh hiệu “Chiến
sỹ thi đua cơ sở” cho 493 cá nhân,
- UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho 26 tập thể, Bằng khen cho 14 cá nhân
2017 - Tặng thưởng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho 36 tập thể; Giấy
khen cho 52 tập thể; Chiến sỹ thu đua cơ sở cho 480 cá nhân; danh hiệu
“Lao động tiên tiến” cho 1.165 cá nhân;
- UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 25 tập thể, 38 cá nhân; đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng
Ba cho 03 tập thể và 11 cá nhân Đề nghị Ban Thi đua khen thưởng tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 13 đơn vị, Bằng khen Nhì và Ba cho 15 đơn vị,
Cờ thi đua của Chính phủ 02 đơn vị
Trang 38Năm Kết quả thực hiện
2018 - Tặng thưởng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho 39 tập thể; Giấy
khen cho 54 tập thể; Chiến sỹ thi đua cơ sở cho 337 cá nhân; danh hiệu
“Lao động tiên tiến” cho 1.049 cá nhân;
- UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 21 tập thể, 35 cá nhân; đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng
Ba cho 05 tập thể, Bằng khen của thủ tướng Chính phủ cho 05 cá nhân Xem xét kỷ luật bằng hình thức khiển trách 07 công chức
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn)
Từ những kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét, như sau:
- Ưu điểm: Trong những năm qua, các mặt công tác tổ chức, cán bộ, chính
sách cán bộ và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo dân chủ, đúng quy trình luật định, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cống hiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với cá nhân vi phạm Giải quyết chế độ chính sách kịp thời, đúng quy định đối với CBCC, viên chức
- Hạn chế
+ Việc CKMB trong công tác tổ chức, cán bộ, chính sách cán bộ và khen
thưởng, kỷ luật đối với CBCC, viên chức chủ yếu bằng hình thức hội nghị, các hình thức khác hầu như không được thực hiện Chỉ tiêu khen thưởng cán bộ, công chức thường bị giới hạn bởi số lượng và tỷ lệ phần trăm nên nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn không được khen thưởng kịp thời, nhất là các danh hiệu Chiến sỹ thi đua và danh hiệu khen cao Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC đôi khi còn chậm do cơ quan chủ quản chậm hoàn thiện hồ sơ
+ Vấn đề CKMB trong việc tuyển dụng còn mang tính hình thức Chủ yếu là thông báo nội bộ, thời gian rất ngắn nên nhiều ứng viên không kịp hoàn thiện hồ sơ
dự tuyển vào các vị trí trong cơ quan hành chính, sự nghiệp
+ Việc bầu các chức danh, các vị trí trong bộ máy chính quyền sau bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp chỉ mang tính hình thức do đề án nhân
Trang 39sự đã được chuẩn bị từ trước, hoặc đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, không
có việc thông báo công khai, rộng rãi để các cá nhân khác có đủ tiêu chuẩn được có
cơ hội tham gia
+ Quy trình bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ hầu hết là khép kín, nội
bộ, không có trường hợp động và mở nên các ứng viên ngoài xã hội không có cơ hội tham gia Việc công khai thông báo trong cơ quan, đơn vị về vấn đề này hầu hết
là bó h p và thông báo 01 lần ngay trước khi thực hiện quy trình
+ Việc thống kê số lượng cử tri, số đơn vị bầu cử, số tổ bầu cử, số lượng hòm phiếu nhiều xã thông tin báo cáo chưa chính xác và kịp thời, chưa đúng tiến độ, kế hoạch, do đó ảnh hưởng đến công tác báo cáo định kỳ lên cấp trên và ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử
+ Sự phối hợp của một số ban, ngành, đoàn thể với Ủy ban bầu cử, Ban bầu
cử cấp huyện, cấp xã trong việc chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử còn có lúc, có nơi, có việc chưa được chặt chẽ, thống nhất
+ Một số nơi niêm yết danh sách cử tri, tiểu sử ứng cử viên, trang trí phòng
bỏ phiếu chưa được đảm bảo thời gian, chu đáo, trang trọng Việc tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri, do thời gian hạn chế nên tiến hành chưa được nhiều nơi, đối tượng cử tri tham dự chưa thật rộng rãi, số lượng chưa nhiều
+ Việc niêm yết, công khai tiểu sử Ứng cử viên và danh sách cử tri quá ít nên
cử tri chưa có đủ thời gian nghiên cứu tiểu sử ứng cử viên
2.2.2 Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm toán
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm toán tuy là các lĩnh vực cụ thể trong quản lý nhà nước, song có mối liên hệ mật thiết với công tác tổ chức, cán bộ, bởi gắn liền với hành vi của các CBCC, viên chức
Theo pháp luật hiện hành về PCTN, hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và kiểm toán phải được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật Kết quả thực hiện, như sau:
CKMB về quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
Trang 40Hằng năm, căn cứ kế hoạch công tác, khi phát hiện hành vi vi phạm của CBCC hoặc theo tố cáo của tổ chức, cá nhân về sai phạm của CBCC, Thanh tra tỉnh nghiên cứu, tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định thanh tra; thành lập Đoàn Thanh tra; tiến hành thanh tra; dự thảo kết luận sau thanh tra và xử
lý về thanh tra theo pháp luật PCTN
Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016, toàn tỉnh đã ban hành 336 quyết định, triển khai 336 cuộc thanh tra và ban hành 336 kết luận thanh tra Qua thanh tra, phát hiện sai phạm về kinh tế 7.469.537.296 đồng Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước (NSNN) 5.632.915.153 đồng; kiến nghị chấn chỉnh trong việc thực hiện các dự án; quản lý, điều hành thu, chi ngân sách và một số lĩnh vực khác tại các đơn vị được thanh tra Trong đó:
- Thanh tra xây dựng cơ bản 168 cuộc về quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây
dựng cơ bản, tổng giá trị sai phạm phát hiện 5.553.272.618 đồng (kiến nghị thu hồi
nộp ngân sách 3.910.452.272 đồng )
- Triển khai 72 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với Giám đốc, Phó Giám đốc
các Sở Ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các CBCC thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, PCTN tại các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng… UBND huyện Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn, Pắc Nặm… Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm việc quản lý, sử dụng NSNN sai quy định, đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 1.902.833.720 đồng Ngoài kiến nghị xử lý về kinh tế, còn đưa ra nhiều kiến nghị nhằm chấn chỉnh các mặt còn hạn chế trong việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và PCTN
- Thực hiện 96 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách ở Sở Giáo dục đào tạo, các Phòng Giáo dục - đào tạo tại thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể… Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm việc quản lý, sử dụng ngân sách sai quy định 1.235.817.169 đồng Yêu cầu các đơn vị bị thanh tra quản lý, sử dụng các khoản do nhân dân đóng góp đảm bảo minh bạch
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và PCTN giai đoạn 2013 - 2014 đối với 18 đơn vị là các Sở và một số