Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi + Mục tiêu: trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạtđộng hướng nghiệp, quản lý các hoạt động GD
Trang 1Trần Thu Thủy
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ
VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 2Trần Thu Thủy
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
Trang 3khoa học của TS Nguyễn Thị Bích Hồng Các số liệu được cập nhật từ điềutra thực tế khách quan Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài lànghiên cứu của tôi, trung thực và chưa từng công bố dưới bất kì hình thứcnào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trongphần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như sốliệu của các tác giả khác, các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chúthích rõ nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung luận văn của mình./
Tác giả
Trần Thu Thủy
Trang 4Thành Phố Hồ Chí Minh tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của nhàtrường đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Bích Hồng
đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã hỗ trợ, giúp đỡtôi để hoàn thành luận văn này Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhưngchắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong đượcnhận những ý kiến đóng góp bổ sung để luận văn được hoàn thiện
Một lần nữa, tôi vô cùng cảm ơn quý thầy cô !
Tác giả
Trần Thu Thủy
Trang 5Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT 7 1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 9
1.2 Các khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Hướng nghiệp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12
1.2.2 Quản lý và quản lý giáo dục hướng nghiệp 14
1.3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 18
1.3.1 Mục tiêu hoạt động GDHN 18
1.3.2 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp 20
1.3.3 Nội dung hoạt động GDHN cho học sinh 21
1.3.4 Các hình thức hoạt động GDHN cho học sinh 22
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp 26
1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động GDHN 26
1.4.2 Các chức năng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh 26
1.4.3 Các nội dung quản lí hoạt động GD hướng nghiệp cho học sinh 30
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lí GDHN 36
Tiểu kết chương 1 39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT 41
2.1 Khái quát tình hình KT- XH, giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Long 41
2.1.1 Khái quát về KT-XH 41
2.1.2 Khái quát về giáo dục và đào tạo 42
2.1.3 Tình hình GDHN ở trường THPT của thành phố Vĩnh Long 43
Trang 62.2.2 Công cụ khảo sát 44
2.2.3 Cách thức xử lý số liệu 46
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long 47
2.3.1 Nhận thức của CBQL, Giáo viên về tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THPT 47
2.3.2 Thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long 48
2.3.3.Nhận thức của giáo viên về chủ thể và thời điểm thích hợp GDHN tại nhà trường 53
2.3.4 Những yếu tố thuận lợi, khó khăn và hạn chế cho GDHN tại nhà trường 55 2.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lí GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long 56
2.4.1 Mức độ thực hiện, hiệu quả việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay 56
2.4.2 Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lí đạt được việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay59 2.4.3 Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lí đạt được việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay 62
2.4.4 Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lí đạt được việc sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay 65
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long 66
2.5.1 Những yếu tố thuận lợi đối với công tác GDHN tại nhà trường 66
2.5.2 Những hạn chế của công tác GDHN tại nhà trường 68
Tiểu kết chương 2 71
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG 72
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 72
3.1.1 Cơ sở pháp lý 72
3.1.2 Cơ sở thực tiển 72
3.2 Nguyên tắc để xây dựng biện pháp 73
Trang 73.2.3 Đảm bảo tính hiệu quả 74
3.2.4 Đảm bảo tính khả thi 74
3.2.5 Đảm bảo tính đồng bộ 74
3.3 Hệ thống các biện pháp đề xuất trong quản lí hoạt động GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long 75
3.3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, quản lí hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác 75 3.3.2 Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp trong trường THPT.76 3.3.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp78 3.3.4 Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh trong các trường THPT 82
3.3.5.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDHN và thực hiện tốt xã hội hóa hoạt động GDHN 84 3.3.6 Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về GDHN 86
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 888
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
1 KẾT LUẬN 96
2 KHUYẾN NGHỊ 97
2.1 Đối với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục hướng nghiệp 97
2.1.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 97
2.1.2 Đối với UBND tỉnh, thành phố 98
2.1.3 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long 99
2.2 Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh 99
2.2.1 Đối với Ban Giám hiệu các trường THPT 99
2.2.2 Đối với Trung tâm GDNN- GDTX 100
2.2.3 Đối với các tổ chức đoàn thể và các lực lượng xã hội 100
2.2.4 Đối với gia đình học sinh 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 8VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Trung học phổ thông
Cán bộ quản lý
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Cao đẳng, Đại học
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên
Kinh tế - xã hội
Phổ thông cơ sở
Phổ thông trung học
Kinh tế tổng hợp – Hướng nghiệp
Trung cấp chuyên nghiệp
Giáo dục – Đào tạo
Cán bộ giáo viên, Công nhân viên
HĐGDHNTHPTCBQLGVGVCNGVTT HN-DNPPDH
GDHNPHHSSGKCMHSĐoàn TNCSHCMCNHHĐH
CĐ, ĐHTHCSUBNDGDNN-GDTXKT-XH
PTCSPTTHKTTH - HNTCCNGD-ĐTCBGV, CNVBảng 2.1.
Bảng 2.2.
Trang 10Số liệu GV chọn chủ thể thích hợp nhất với việc GDHN……… 54
Số liệu GV chọn thời điểm thích hợp nhất với việc GDHN…… 54Mức độ thực hiện và hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch,
Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động về GDHN ………
59Mức độ thực hiện và hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 1……… 62Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 2……… 62Mức độ thực hiện và hiệu quả quản lí đạt được việc kiểm tra,
63đánh giá hoạt GDHN………
Mức độ thực hiện các cách thức quản lí hoạt động GDHN ở
64trường THPT thành phố Vĩnh Long………
Mức độ thực hiện và hiệu quả quản lí đạt được việc sử dụng
phương tiện, CSCV, huy động các nguồn lực cho việc tổ chức
Mức độ thuận lợi đối với công tác GDHN tại nhà trường, CBQL
Trang 11Bảng kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp…… 88
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đóng vai trò hết sứcquan trọng, vì vậy, Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục -đào tạo yêu cầu phải “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướngnghề nghiệp ở trung học phổ thông” Vai trò chủ yếu của giáo dục hướngnghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng của cá nhân, giúp họ hiểu rõ bảnthân để chọn ngành, nghề phù hợp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp baogồm hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp họcsinh phổ thông có kiến thức và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợpvới năng lực của cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghềnghiệp, trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu
sử dụng lao động của xã hội Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong trườngphổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức như: dạy học các môn khoahọc cơ bản, thực hiện chương trình GDHN chính khóa, lao động sản xuất; tổchức tham quan, sinh hoạt ngoại khóa Công tác này đòi hỏi phải từng bướcphát triển đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng
và mua sắm trang thiết bị phục vụ GDHN và công tác phân luồng học sinhsau trung học
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, GDHN và côngtác phân luồng học sinh sau trung học ở tỉnh Vĩnh Long thời gian qua đã đemlại một số kết quả nhất định GDHN và công tác phân luồng học sinh sautrung học đã được thể chế trong nghị quyết, chương trình, đề án của ngànhgiáo dục và đào tạo được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo và thựchiện Từ đó, hệ thống trung tâm GDNN-GDTX được thành lập ở tất cả cáchuyện, thị xã, thành phố Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, GDHN và côngtác phân luồng học sinh sau trung học chưa được sự quan tâm đúng mức.Hiệu trưởng một vài trường Trung học phổ thông (THPT) chỉ đạo tập trung
Trang 13giáo dục kiến thức các môn thi THPT là chủ yếu mà ít chú trọng đến công tácGDHN cho học sinh Một số giáo viên ở trường THPT chưa được đào tạonghiệp vụ hướng nghiệp chuyên sâu, chưa thực sự quan tâm đúng mức đếncông tác hướng nghiệp cho học sinh Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận gia đình,cha mẹ học sinh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu năng lực,
sở trường của học sinh, để hướng các em chọn ngành nghề phù hợp mà còn tưtưởng áp đặt, ra quyết định theo mơ ước của cha mẹ Bên cạnh đó, một bộphận gia đình buông lõng, bỏ mặc con em nên một số học sinh không có mụctiêu định hướng cho mình, không xác định được nghề nghiệp hoặc chọn nghềtheo trào lưu mà không xét đến năng lực, sở trường của bản thân… Vì vậy,việc đổi mới quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT hiệnnay là hết sức cần thiết và cấp bách Việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sátthực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lí hoạt động GDHN cho học sinhcác trường THPT tại Thành phố Vĩnh Long là cơ sở để đề xuất và khảonghiệm một số biện pháp nhằm góp phần thay đổi diện mạo mới trong quản líhoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long nóiriêng và cả nước nói chung
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long ” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạtđộng GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố
Trang 14Vĩnh Long.
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tạithành phố Vĩnh Long chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động GDHN đề
ra, vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức CBGV, trong việc xây dựng kếhoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, do chưa có biện pháp quản lí hoạtđộng GDHN đồng bộ và hiệu quả Cần cải thiện hoặc đổi mới các biện pháp
để nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh cáctrường THPT tại thành phố Vĩnh Long
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT.
5.2 Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.
5.3.Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu về quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long trên cả 02 bình diện chức năng và nội dung quản lí.
6.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế ở năm học 2017-2018,
dựa trên đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn, Tổ trưởng và tổ phó, Giáo viên tại các trường THPT thành phố VĩnhLong
6.3 Không gian khảo sát nghiên cứu: Khảo sát thực tiễn ở 05 trường
THPT tại thành phố Vĩnh Long: THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPTLưu Văn Liệt, THPT Nguyễn Thông, THPT Vĩnh Long và THPT TrưngVương
Trang 15Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề xuất các biện pháp nâng cao công tácquản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố VĩnhLong.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này dược thể hiện
ở việc nghiên cứu công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trườngTHPT trong một hệ thống và có mối liên hệ biện chứng với nhau gồm: Mụcđích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện, xemxét mối liên quan giữa hoạt động GDHN cho học sinh với các hoạt động giáodục khác trong trường THPT và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ởtrường THPT
7.1.2 Tiếp cận lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét vàphân tích hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT trong quá trìnhphát triển và xem xét mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để tìm những biệnpháp hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trườngTHPT
7.1.3 Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu, đề tài khảo sát, đánh giáthực trạng công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPTtại thành phố Vĩnh Long Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quảcông tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp các tài liệu về hoạt động GDHN trong nhà trường THPT nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài
Trang 167.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Mục tiêu: trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạtđộng hướng nghiệp, quản lý các hoạt động GDHN cho học sinh THPT trongnhà trường cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong việc quản
lí hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT
+ Cách thức tiến hành: Tác giả thiết kế bảng hỏi có liên quan đến côngtác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trong nhà trường THPT để khảosát các đối tượng quản lí gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn; các tổ trưởng, tổ phó… và bảng hỏi có liên quan đến hoạt động GDHNcho học sinh để khảo sát các đối tượng là giáo viên bộ môn hướng nghiệp.Bảng hỏi sẽ được gửi trực tiếp cho các đối tượng để lấy ý kiến khảo sát
* Phương pháp phỏng vấn
+ Mục tiêu: thu thập được những thông tin liên quan đến các hoạt độngGDHN cho học sinh cũng như công tác quản lí hoạt động này tại các trườngTHPT
+ Cách thức tiến hành: Trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên cáctrường THPT tại thành phố Vĩnh Long về cách thức tổ chức hoạt động GDHNcho học sinh trong nhà trường, những khó khăn, hạn chế vướng mắc, đối vớihoạt động này
* Phương pháp xử lí dữ liệu
+ Mục tiêu: xử lý các thông tin, số liệu đã thu thập được
+ Cách thức tiến hành: Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các sốliệu thu được từ điều tra
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 3 phần
- Nội dung: gồm 3 chương
Trang 17Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDHN tại các trường THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các
trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long
- Kết luận và khuyến nghị.
Trang 18Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động GDHN đã có lịch sử ra đời và phát triển nhiều năm trên thếgiới Cuốn “Hướng dẫn chọn nghề” đầu tiên ra đời ở Pháp, đề cập tới sự pháttriển đa dạng của thế giới nghề nghiệp do sự phát triển của khoa học kỹ thuật,tăng trưởng kinh tế và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựachọn nghề nghiệp (Phạm Huy Thụ, 1996) Việc hướng nghiệp cho học sinhdựa trên năng lực, năng khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân được FrankParsons nghiên cứu ở năm 1909 (Parsons, Frank,1909) hoặc đượcN.K.Krupskaia khẳng định hiệu quả lao động phần lớn phụ thuộc vào sự phùhợp của con người đối với nghề nghiệp ở năm 1918 cho đến 1939 (Lê VânAnh, 1982) Hướng nghiệp được thể chế hóa bằng sắc lệnh năm 1938 liênquan đến học sinh rời ghế nhà trường lúc 14 tuổi Năm 1937, Keller vàViteles đưa ra tầm nhìn toàn thế giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ khảo sát
so sánh các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á… (Nguyễn Minh Đường, 2009)
Suốt thế kỉ 20 và đầu thập kỉ thế kỉ 21, tư vấn và hướng nghiệp pháttriển mạnh mẽ trong môi trường giáo dục Tùy bối cảnh đặc thù của mỗi quốcgia, GDHN ở các nước đều xuất hiện một số lí luận và thực tiễn cho hoạtđộng GDHN Ở Nga, những thập kỉ đầu thế kỉ 20, công tác hướng nghiệp rấtđược chú trọng, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền côngnghiệp hóa đất nước bấy giờ (Đoàn Chi, 1990) Ở Pháp, có hệ thống giáo dụcchuyên nghiệp mà thành phần chủ yếu xếp vào bậc trung học tương đươngTHPT, đó là con đường nghề nghiệp đi song song với con đường phổ thônghay công nghệ, một thành phần của con đường nghề nghiệp có thể có trình độsau trung học tên gọi tiếng Pháp là enseignement spécialise Ở nửa đầu thế kỉ
Trang 1920, do tăng trưởng nền công nghiệp hóa, nhiều tác giả Keller và Viteles năm
1937, Watts năm 1966; năm 1974 Super đề cập đến tác phẩm Parson ở Hoa
Kì trong những năm 1900, tác phẩm của Lahy trong lựa chọn nhân sự ở Phápnăm 1910; nỗ lực của Gemelli trong lựa chọn nhân sự ở Ý năm 1912, và sựtập trung vào hướng nghiệp của Christianen ở Bỉ năm 1911, 1912 và nhữngtác phẩm tiên phong ở Genneva và London năm 1914 và 1915 do Reuchlinmiêu tả những nỗ lực ban đầu trong thiết lập tư vấn và hướng nghiệp ở Hoa
Kì và Châu Âu (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012) Ở các nước Châu
Á đều chú trọng đến việc tổ chức giáo dục nghề sau trung học cơ sở, hầu hếtcác nước phân loại học sinh theo hai hướng chính là một bộ phận tiếp tục họclên THPT, một bộ phận chuyển sang học nghề, đó là trung cấp chuyên nghiệp
và trung cấp nghề Ở Nhật Bản, Hàn Quốc đã sớm quan tâm giải quyết tốtmối quan hệ giữa học vấn văn hóa phổ thông với kiến thức và kỷ năng laođộng nghề nghiệp ở tất cả các bậc học Ở Nhật Bản, có khoảng 27,9% cáctrường THPT vừa học văn hóa phổ thông vừa học các môn kỹ thuật thuộcnhiều lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ….Saukhi tốt nghiệp cấp 2 có đến 94% học sinh vào cấp 3, trong đó có 70% theohọc các loại hình trường phổ thông cơ bản và 30% học sinh theo hướng họcnghề Ở Hàn Quốc, giảng dạy – kỹ thuật lao động là một bộ phận cấu thànhquan trọng trong chương trình giáo dục ở các loại hình trường phổ thông, hếtcấp 2 học sinh theo hai hướng chính là phổ thông và chuyên nghiệp, trong đó
ưu tiên các trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn họcsinh theo luồng phổ thông Ở Hồng Kong, GDHN thông qua chương trình kĩnăng sống, giáo dục nghề bao gồm các chủ đề: kế hoạch nghề, tìm việc, thiếtlập mục tiêu nghề Ở Philippine, giảng dạy tích hợp các môn khoa học côngnghệ vào THPT, sau trung học cơ sở, nhánh giáo dục nghề nghiệp có 2 nămhọc nghề, 2 năm sau chọn nghề nhất định Ở Malaysia, sau khi học THCS họcsinh được phân chia 3 hướng chính: Nhóm giáo dục kĩ thuật công nghệ
Trang 20cơ khí dân dụng; nhóm giáo dục phổ thông dạy các môn văn hóa; nhóm giáodục nghề nghiệp giảng dạy lí thuyết, thực hành nghề cơ khí, ô tô, hàn, điện,điện tử (Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền, 2004).
Như vậy, trên thế giới hầu hết các nước đều bố trí hệ thống giáo dục kĩ
thuật và dạy nghề Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con
người, trong đó GDNN góp phần hết sức to lớn trong việc phát triển nguồnnhân lực cho đất nước Các cơ sở GDNN đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp mộtlực lượng lao động đông đảo đã qua đào tạo, góp phần làm cho cơ cấu laođộng xã hội, cả về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miềnphù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của đất nước.Giáo dục thường xuyên, GDHN có vai trò quan trọng giúp con người có điềukiện hướng đến đào tạo lao động tri thức, tự đào tạo suốt đời Nhà trườngphải thay khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” bằng khẩu hiệu
“Đào tạo suốt đời cho một đời người” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013)
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, Bác Hồ đã sớm chỉ ra: Nhà trường xã hội chủ nghĩa lànhà trường: Học đi với lao động, lý luận đi với thực hành; cần cù đi với tiết
kiệm (Nguyễn Thị Minh Hòa, 2007) Từ năm 1977 đến năm 1980 các tác giả
Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong - Viện khoa học giáo dục tiến hành nghiêncứu tại huyện Thanh Oai tỉnh Hà Sơn Bình, trường phổ thông cơ sở (PTCS)Bắc Lí tỉnh Hà Nam Ninh và một số trường phổ thông ở Hà Nội Bộ Giáo dục
đã cho sửa chữa, bổ sung và ban hành chương trình sinh hoạt hướng nghiệptạm thời cùng với tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp của lớp cuối cấp PTCS vàcác lớp phổ thông trung học (PTTH) để các trường thực hiện, rút kinhnghiệm
Năm học 1980-1981, đồng chí Trưởng ban khoa giáo trung ương BùiThanh Khiết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình đi thăm các cơ sở thựcnghiệm, thấy có kết quả tốt đã cho phép nhóm thực nghiệm lập đề án trình Ủy
Trang 21ban cải cách giáo dục trung ương để mở rộng, đưa công tác hướng nghiệp vàocác trường phổ thông.
Dựa trên các công trình nghiên cứu, các tác giả Phạm Tất Dong, PhạmHuy Thụ, Nguyễn Trọng Bảo, Nguyễn Thế Quảng, Đoàn Chi đã chung sứcxây dựng đề án “Hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh ra trường”
Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số126/CP về Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụnghợp lý học sinh PTCS và PTTH sau khi tốt nghiệp ra trường Quyết định nêu
rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chínhquyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến địa phương cónhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thôngtrong việc đào tạo, sử dụng hợp lí và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thôngsau khi ra trường Ban hành kèm Quyết định 126/CP của Chính phủ là Thông
tư 31-TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiệnQuyết định nêu trên Nội dung Thông tư nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hìnhthức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đồng thời phâncông trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong các trường phổ thông, cho
dù đang đảm nhận công tác nào đều phải hoàn thành nhiệm vụ được giaotrong công tác GDHN
Năm 1984, khi sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 126/CP của Hộiđồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu vấn đề: tiếp theo hướngnghiệp phải dạy nghề cho học sinh phổ thông nếu không tiếp tục học lên, họcsinh ra đời dễ tạo công ăn việc làm, sẵn sàng tham gia lao động sản xuất ở địaphương Chủ trương này đã được đưa ra toàn ngành thảo luận và được khẳngđịnh trong Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): Trườngphổ thông phải chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, laođộng, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề
Từ năm 1987-1990 do sáp nhập Bộ, phải thu gọn đầu mối Ban giáo
Trang 22dục hướng nghiệp sáp nhập vào Vụ Giáo dục phổ thông, không còn đủ sứcmạnh để triển khai các hoạt động hướng nghiệp, hậu quả là phong trào hướngnghiệp tại các địa phương sa sút nghiêm trọng, công tác tư vấn nghề tạm thời
bị dừng lại
Tháng 3 năm 1991, trước yêu cầu của thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo Trần Hồng Quân cho khôi phục đầu mối tổ chức chỉ đạo hoạtđộng lao động-hướng nghiệp của toàn ngành, thành lập Trung tâm Lao động -Hướng nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhờ quyết định đúng đắnnày, chỉ 1 năm sau, Trung tâm Lao động-Hướng nghiệp đã khôi phục đượccông tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Gần đây nhất, trong côngtrình Khoa học – Công nghệ cấp nhà nước KX-05-09, các tác giả NguyễnVăn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân đã công bố các công trình: “ Một sốvấn đề về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” và “ Một số kinh nghiệm vềgiáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới” Nhóm tác giả: Trần XuânXước, Tô Bá Trọng, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Viết
Sự, Phạm Huy Thụ, Đoàn Chi đã đưa ra các khái niệm, số liệu, kinh nghiệmgiáo dục kỹ thuật và dạy nghề cho học sinh phổ thông, kinh nghiệm tổ chứchướng nghiệp, lao động sản xuất cho học sinh trường phổ thông trung học vàtrung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Theo đó, nhiều biện pháp vàkinh nghiệm giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới đã được tổngthuật, phân tích nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu hướng nghiệp cho họcsinh THCS và THPT ở Việt Nam
Các công trình trên cho thấy rằng, các nhà nghiên cứu giáo dục ViệtNam rất quan tâm đến công tác hướng nghiệp, lao động sản xuất, và dạy kỹthuật nghề nghiệp cho học sinh phổ thông Nhưng thực tiễn công tác GDHNhiện nay phát triển còn chậm, việc đánh giá chỉ mới dựa trên tỷ lệ khá giỏicủa kỳ thi nghề, chưa đánh giá đầy đủ và chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳmới Mặc dù, giáo dục hướng nghề nghiệp ở Việt Nam một số năm vừa qua
Trang 23đã từng bước được củng cố và phát triển về quy mô và cơ cấu đào tạo Tuynhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiệnđại hóa (CNH – HĐH) đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thếtoàn cầu hóa cũng như hội nhập quốc tế Đòi hỏi cấp bách hiện nay đối vớiGDNN là bên cạnh việc tăng quy mô cùng với việc đảm bảo cơ cấu hợp lý,phải đảm bảo có chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng được yêu cầu thực tế
sử dụng lao động đã qua đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và dạynghề
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Hướng nghiệp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp
* Hướng nghiệp
- Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hànhtrong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và cókhả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trườngcủa cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Điều 3- Nghị định số75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều LuậtGiáo dục)
- Một số nghiên cứu có khái niệm về hướng nghiệp hoặc xét hướngnghiệp ở một vài bình diện khác nhau như: Hướng nghiệp là một hệ thống tácđộng của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học,… nhằm giúpcho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng,
sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vựcsản xuất trong nền kinh tế quốc dân Trên bình diện trường phổ thông: Trongtrường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy vàhoạt động học của trò Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệpđược coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đíchgiáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghềnghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản
Trang 24thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Như vậy,hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tácđộng sư phạm nhằm làm cho các em học sinh chọn được nghề một cách hợp
lý Trên bình diện xã hội: Toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, nôngtrường…, các cơ quan quản lý kinh tế và quản lý nhà nước, các cơ quan củanhững đoàn thể chính trị, xã hội … đều cần đến những người có năng lực vàphẩm chất nhân cách phù hợp Để chọn được những người theo đúng nhữngtiêu chuẩn đã định theo những chỉ số khách quan, những cơ quan tổ chức nóitrên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung, tính chất, đặc điểm,điều kiện…công tác của mình, giúp cho họ tìm hiểu những nghề nghiệp,chuyên môn mà mình cần tuyển chọn Cuối cùng, những cơ quan, cơ sở sảnxuất phải tiến hành lựa chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định của họ
- Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà làgiúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghềnghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng tác động tới bản thân trongviệc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan
hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội Hướng nghiệp là giáo dục
sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúctrong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến đượcnhiều nhất cho xã hội Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhàtrường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại gia đình vàcộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội,đặc biệt là cha mẹ học sinh
* Giáo dục hướng nghiệp
- GDHN là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, giađình, xã hội nhằm chuẩn bị cho học sinh phổ thông là sự tác động của các nhàgiáo dục nhằm làm cho học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúngđắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đối với lao động,
Trang 25sẵn sàng đi vào những nghề, những nơi cần lao động trẻ tuổi, có văn hóa.
- GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện, thông qua giáo dụchướng nghiệp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất đòi hỏi ngành nghề
mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo nghềtương ứng tự sàng lọc những người tư vấn để tự mình tháo gỡ vướng mắchoặc rèn luyện bản thân Từ đó mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghềnghiệp phù hợp hoặc không phù hợp
* Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) (trước đây gọi là Sinhhoạt hướng nghiệp) được chính thức đưa đưa vào kế hoạch dạy học của cáctrường THCS và THPT với tư cách là một hoạt động giáo dục, có chươngtrình dạy học, bao gồm mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái
độ cho từng chủ đề hướng nghiệp của từng khối, lớp Trước năm học
2009-2010, thời lượng dành cho HĐGDHN ở lớp 9 là 36 tiết/ năm học (4 tiết/tháng); ở lớp 10, lớp lớp 12 là 27 tiết/ năm học/lớp (3 tiết/ tháng/ lớp) Nhưng
từ năm học 2009-2010 trở đi, thời lượng dành cho HĐGDHN rút xuống còn 9tiết/năm học/lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vàoHĐNGLL và môn Công nghệ lớp 10
1.2.2 Quản lý và quản lý giáo dục hướng nghiệp
* Quản lý
- Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cánhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mụctiêu đã định;
- Quản lý là tập hợp các hoạt động (bao gồm lập ra kế hoạch, ra quyếtđịnh, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) với các nguồn lực của tổ chức (conngười, tài chính, vật chất và thông tin) nhằm mục đích đạt các mục tiêu của tổchức hiệu quả nhất
- Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
Trang 26tập thể những người lao động nói chung (khách thể quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến).
- Quản lý là quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ có tổchức với bản chất khác nhau
- Quản lý là tác động hợp quy luật khách quan làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển
- Quản lý với tư cách là một hoạt động thì quản lý là sự tác động liêntục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý vềcác mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội bằng hệ thống các luật lệ, cácchính sách, các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm tạo môi trường vàđiều kiện cho sự phát triển đối tượng
- Quản lý với tư cách là một quá trình trong đó các chức năng quản lýđược thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau thì “quản lý là một quá trình lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên
thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định”
- Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn,
tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kếhoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đếnđối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sựtồn tại (duy trì), sự ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trườngluôn biến động
- Như vậy, có định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý Nhưng bảnchất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đếnngười bị quản lý nhằm đạt mục tiêu chung
* Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể, đối tượng quản lý trong hoạt động giáo dục Quản lý giáo dục là
Trang 27một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt độngkhai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủthể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan đểgây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục,nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, duy trì, sự
ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hộiđặt ra đối với giáo dục
* Quản lý giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hoạt động GDHN là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản
lý hoạt động GDHN của những người làm công tác giáo dục nhằm giúp chohọc sinh sau khi ra trường có thể chọn được nghề nghiệp phù hợp với nănglực bản thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
và đất nước
Chủ thể quản lý HĐGDHN là một cá nhân hay nhóm người được giaoquyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cáchhợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho HĐGDHN trong nhà trường Thôngthường, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, một Phó Hiệu trưởng sẽ chịu tráchnhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động quản lý GDHN tại trường Trên cơ
sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lênđối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việcthực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu GDHN cho học sinh
Công cụ quản lý HĐGDHN chính là những phương tiện mà CB, GVthực hiện công tác GDHN sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng,dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp Công cụ chủ yếu đểquản lý HĐGDHN là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho hoạt động
Trang 28giáo dục hướng nghiệp Có thể giới thiệu một vài công cụ quản lý như sau:
+ Các công cụ mang tính pháp lý, bao gồm các quy định của Chínhphủ và Quốc hội về công tác GDHN cho học sinh, trong đó có một số văn bảnquan trọng sau: Luật Giáo dục; Nghị định 75/2006/NĐ-CP; Quyết định 126/
CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về “công tác hướngnghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông cơ
sở, phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”; Thông tư 31-TT ngày 17 tháng
11 năm 1981 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP; Chỉ thị33/2003/CT-BGDĐT của Bộ trưởng GD&ĐT về việc “tăng cường GDHNcho học sinh phổ thông”
+ Công cụ theo lĩnh vực quản lý của ngành, bao gồm: Chương trìnhgiáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có: Chương trình
hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Chương trình hoạt động giáo dục nghề phổthông; Chương trình môn Công nghệ; Chương trình hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp và chương trình các môn văn hóa cấp THCS, THPT; Tài liệu phânphối chương trình THCS, THPT môn Công nghệ của Bộ GD&ĐT dùng chocác cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2009-2010 -Ban hành theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH số 7475/BGDĐT-GDTrH
+ Công cụ kinh tế, kỹ thuật như kế hoạch, hướng dẫn chi tiêu và thống
kê trong giáo dục,…
+ Các loại văn bản hành chính như hướng dẫn thực hiện năm học hàngnăm của Bộ GD &ĐT, Sở GD&ĐT, …
+ Văn bản chuyên môn kĩ thuật như sách giáo khoa của hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp, tài liệu hoạt động giáo dục nghề phổ thông; Sách giáokhoa và sách GV các môn học liên quan đến hướng nghiệp, tài liệu tập huấn
về lý thuyết hướng nghiệp và kĩ năng tư vấn hướng nghiệp…
Trang 29* Biện pháp quản lý công tác GDHN ở trường trung học phổ thông
- Biện pháp quản lý hoạt động GDHN là những cách thức tác độngcủa chủ thể quản lý hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của công tácGDHN, để hoạt động GDHN vận hành đạt được kết quả mong muốn
- Biện pháp quản lý công tác GDHN cho học sinh THPT phải dựatrên nền tảng sự lãnh đạo của Đảng thông qua các quan điểm chỉ đạo về đổimới chương trình giáo dục THPT, gắn với việc tích hợp các môn học với cáclĩnh vực kinh tế xã hội, thị trường lao động, coi trọng giáo dục nghề phổthông, cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu lao động trong xu thế pháttriển chung của thế giới, của thực tiễn đất nước đặt ra, từ đó tạo tiền đề chohọc sinh có định hướng ngay từ cấp học THPT để rèn luyện, khẳng định bảnthân, định hướng và có khả năng giải quyết tốt đối với nhu cầu nghề nghiệpsau cấp THPT học sinh có khả năng học tiếp lên cấp học cao hơn hoặc địnhhướng học nghề bảo đảm vừa đúng với sở thích và nhu cầu nghề nghiệp củađịa phương
- Nhằm giúp cho học sinh bậc THPT có nhận thức tốt về định hướngtương lai của mình, GDHN bảo đảm việc cung cấp đầy đủ kiến thức về lĩnhvực nghề nghiệp của xã hội, nghề nghiệp mà xã hội đang cần, thông tin rộngrãi về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, những yêu cầu về phẩm chất
và năng lực của mỗi người thích ứng với từng lĩnh vực nghề nghiệp
1.3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.3.1 Mục tiêu hoạt động GDHN
- Mục tiêu của HĐGDHN (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006) được quyđịnh như sau:
+ Về kiến thức: học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
lựa chọn nghề trong tương lai; Một số kiến thức cơ bản về vấn đề chọn nghề;Một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đất nước và khu vực, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động,
Trang 30hệ thống giáo dục nghề nghiệp (TCCN và dạy nghề), CĐ và ĐH ở địaphương và cả nước; Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cầnthiết cho bản thân; Và biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện giađình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai.
+ Về kĩ năng: học sinh có khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và
điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; Tìm kiếm
được những thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việcchọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bảnthân
+ Về thái độ: học sinh chủ động, tự tin trong việc chọn hướng đi, chọn
Điều kiện chọn nghề tối ưu
Mi ền phù hợp hứng thú cá nhân đi nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình
Miền phù hợp năng lực cá nhân đi nhu cầu xã hội
và hoàn cảnh gia đình Miền chọn nghề tối ưu
(Nguồn: Tài liệu Đổi mới GDHN trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013)
Trang 31của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nguyện vọng nghề
Trang 32nghiệp mà còn phải biết đặt nó trong mối quan hệ với những nhu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực Sự phù hợp nghề
ở đây chính là sự phù hợp của ba yếu tố: tôi thích (hứng thú)-tôi cần phải (nhucầu xã hội) - tôi có thể (năng lực) Đối với học sinh THPT, ngoài ba yếu tố trên,cần phải tính đến những điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bản thân trong côngviệc tạo điều kiện cho các em theo đuổi nghề mình đã lựa chọn
1.3.2 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp
- GDHN là nhằm giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khảnăng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cánhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Chính phủ, 2006)
Sơ đồ: Quy trình hướng nghiệp
(Nguồn: Tài liệu Đổi mới GDHN trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013)
Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:
Bước 1: Là bước đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hướng nghiệp là
giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi: Em là ai? trên cơ sở hướng dẫn học
sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và
tư vấn cá nhân
Trang 33Bước 2: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu? trên
cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìmhiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấnnghề nghiệp và tư vấn cá nhân
Bước 3: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi emmuốn tới? trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp đểtheo đó thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp
Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những giaiđoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người Đặc điểm của quy trình hướngnghiệp là bước 1, bước 2 và bước 3 có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽvới nhau Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau.Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánhgiá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để có sự bổ sung, điềuchỉnh cho phù hợp Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bước 3), họcsinh có thể nhận ra mình chưa hiểu rõ về thị trường tuyển dụng lao động(bước 2) hoặc nhận ra mình chưa hiểu rõ về bản thân (bước 1) Trong trườnghợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bước 2 hoặc bước 1 trước khihoàn tất bước 3
1.3.3 Nội dung hoạt động GDHN cho học sinh
- Nội dung GDHN phải đáp ứng mục tiêu đào tạo: góp phần hình
thành nhân cách học sinh, giáo dục toàn diện học sinh, rèn tính năng động,
sáng tạo, có khả năng thích ứng với tình huống, linh hoạt thích ứng với côngviệc, ngành nghề xã hội có nhu cầu sát hợp với nguyện vọng bản thân Nộidung GDHN phải có tính mềm dẻo, phân hóa: nội dung hướng nghiệp phảiđược tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng,các điều kiện nhằm phát triển tốt nhất cho người học Tăng thời lượng thựchành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp.GDHN có tính phân hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã
Trang 34hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường.
- Nội dung GDHN mang tính cơ bản, thiết thực: GDHN phải chỉ rõcho người học có nhận thức đúng đắn về vai trò định hướng nghề nghiệp mà xãhội đang cần, đồng thời giúp các em lựa chọn hướng đi của mình một cáchtốt nhất, phù hợp với năng lực học tập và sở trường của mình Đối với các em
có học lực khá tốt được đánh giá qua các kỳ kiểm tra, các kỳ thi thì tiếp tụchọc lên và đi vào các trường đại học Các em có học lực hạn chế được hướngnghiệp để lựa chọ con đường học nghề phù hợp với khả năng của mình, các
em sẽ có tương lai rõ ràng hơn, một môi trường học tập, rèn luyện tốt để trởthành công dân có ích cho xã hội và cho bản thân
1.3.4 Các hình thức hoạt động GDHN cho học sinh
Có nhiều hình thức khác nhau để GDHN cho học sinh trong cáctrường phổ thông nhưng phổ biến qua các hình thức sau:
* Hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa
- Với học sinh THPT chuẩn bị bước vào cuộc sống tham gia lao độngsản xuất và đào tạo nghề, nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức cơbản qua các môn học tự nhiên xã hội mà còn cung cấp những tri thức chungnhất về ngành nghề trong xã hội, vì vậy thông qua các môn học nhằm khaithác giữa chúng với ngành, nghề là một trong những biện pháp hướng nghiệpquan trọng Quá trình đó làm cho bài giảng gắn liền cuộc sống, mở rộng tầmnhìn nghề nghiệp của học sinh, kích thích học sinh hăng say học tập Do đó,hướng nghiệp thông qua các môn học nâng cao chất lượng dạy và học
- Hướng nghiệp qua các môn học đòi hỏi giáo viên bộ môn phải thựchiện nghiêm chỉnh những tiết thực hành và tổ chức cho học sinh tham quancác cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năngthực hành làm cơ sở cho việc học nghề, sử dụng công cụ, nâng cao tay nghề,tìm hiểu hoạt động sản xuất của địa phương, chuẩn bị cho việc phân luồng lao
Trang 35động sau khi tốt nghiệp lớp 12.
* Hướng nghiệp qua giáo dục công nghệ và lao động
- Là môn khoa học ứng dụng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho họcsinh những nguyên lý cơ bản về kỹ thuật, công nghệ khoa học và quản lý tổchức sản xuất; minh họa ứng dụng của các nguyên lý khoa học- kỹ thuậttrong các quá trình sản xuất chủ yếu là cầu nối kiến thức cơ bản với sản xuấttạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các hoạt động ngành nghề khác nhautrong xã hội
- Do đó kỹ thuật là con đường quan trọng để thực hiện giáo dục kỹthuật tổng hợp và hướng nghiệp, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ năng lực, dịchchuyển lao động trong điều kiện lao động đổi mới về nội dung và giáo dục sựchọn nghề một cách có ý thức
- Môn kỹ thuật gồm nhiều phân môn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, thủy sản cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vẽ kỹ thuật, kỹ thuậtphục vụ và quản lý kinh tế Quá trình giảng dạy tri thức của các ngành trênđòi hỏi nội dung giảng dạy phải gắn với đối tượng lao động với công cụ laođộng và gắn với hoạt động nghề Vì vậy, truyền thụ kiến thức kỹ thuật dễ gắnvới người thực hiện, việc thực, nghề thực tạo điều kiện thuận lợi cho công tácgiáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động,định hướng thế hệ trẻ vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệpCNH-HĐH đất nước
* Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp
- Để đảm bảo mục đích, nội dung của các môn học trên, việc giớithiệu nghề cho học sinh thông qua các bài học là lao động sản xuất chỉ có thểkết hợp trong quá trình dạy những chương, bài liên quan trực tiếp tới ngànhnghề và việc thông tin về nghề không thể kéo dài làm phân tán nội dung họctập Do đó, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, giới thiệu nghề cho học sinh sâuhơn và có hệ thống nhằm làm cho học sinh có hiểu biết về cơ cấu kinh tế đất
Trang 36nước và địa phương, nhu cầu sử dụng lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết
về những ngành nghề cơ bản và nghề truyền thống của địa phương Trên cơ
sở đó, hướng dẫn học sinh lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp phù hợpvới năng lực cá nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội
- Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh hoạt hướng nghiệpđược tiến hành một buổi trong một tháng để giới thiệu, tuyên truyền, giảithích ngành nghề Khi giới thiệu cần tập trung vào một số điểm cơ bản như:
vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề, phẩm chất, nănglực lao động cần có, những môn học cần thiết đối với nghề Nhà trường tựsưu tầm, sử dụng tài liệu, sách tham khảo… dựa vào các cơ sở sản xuất, phụhuynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho họcsinh
* Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ hướng nghiệp bao gồm những hìnhthức sau: tổ hoạt động ngoại khóa bộ môn (sinh học, vật lý, hóa học, toán, kỹthuật…), tham quan sản xuất, tọa đàm nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìmhiểu ngành nghề, phòng hướng nghiệp Mỗi hình thức được tổ chức tốt có tácdụng giới thiệu nghề, phát triển hứng thú nghề nghiệp, hướng dẫn học sinhtìm hiểu ngành nghề, làm quen với các dạng lao động khác nhau Trong cáchình thức trên, xây dựng và sử dụng phòng hướng nghiệp có tác dụng địnhhướng tích cực, phòng hướng nghiệp được coi là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục
vụ hướng nghiệp trên cơ sở giới thiệu hình ảnh nghề, sản phẩm lao động.Phòng hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục thái
độ đúng đắn với lao động, đối với nghề nghiệp; cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức cần thiết và tối thiểu của một số ngành, nghề của địa phương, nghềtruyền thống của địa phương; phát triển hứng thú nghề nghiệp và tổ chức chohọc sinh làm quen với sản xuất, hướng dẫn các em đi vào hoạt động nghềnghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường
Trang 37- Các hình thức hướng nghiệp trên tiến hành trong mối kết hợp chặtchẽ với nhau sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướngphần lớn số học sinh ra trường vào khu vực sản xuất tập thể và gia đình,
chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo nhân tài cho đất nước Kinh tế nước tachưa phát triển mạnh, mạng lưới ngành, nghề chưa mở rộng, cơ cấu ngành,nghề chưa ổn định, giữa nông thôn và thành thị chưa có sự khác biệt, tưtưởng phổ biến của thanh niên thoát ly nông thôn, ra thành thị, tạo ra vấn đề
là giải quyết cấp bách mối quan hệ giữa hướng nghiệp và sử dụng học sinh ratrường Nếu không quan tâm đúng mức vấn đề này sẽ làm cho mọi hình thứchướng nghiệp trở nên vô nghĩa Vì vậy, mở rộng ngành, nghề, có kế hoạch sửdụng đội ngũ người lao động là rất cần thiết Đồng thời, chính quyền các cấp,các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các lực lượng xã hội, cha mẹ họcsinh giúp đỡ nhà trường giải quyết những khó khăn trong xây dựng cơ sở vậtchất, kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổthông
* Hướng nghiệp qua việc giới thiệu ngành, nghề
- Để giúp học sinh hiểu về ngành nghề các trường sử dụng một buổilao động mỗi tháng, giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề Nội dungchủ yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự pháttriển kinh tế của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dựtrữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản và nghề truyền thốngcủa địa phương
- Khi giới thiệu nghề nghiệp cần tập trung vào một số điểm cơ bảnnhư: vị trí vai trò, triển vọng những hoạt động cơ bản của nghề, những phẩmchất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối vớinghề
- Nhà trường sưu tầm sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim,truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh cán bộ kỹ thuật
Trang 38của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh.
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động GDHN
Quản lý GDHN góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồnghọc sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đàotạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội
1.4.2 Các chức năng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh
- Quản lý GDHN cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.Các hoạt động GDHN nhằm cụ thể hóa mục tiêu “Nâng cao dân trí” và “Đàotạo nhân lực” Để làm được mục tiêu ấy, giáo dục đào tạo phải mang tính toàndiện và từng bước đổi mới về quản lý, nội dung, phương pháp, hình thức giáodục; phải coi trọng lĩnh vực giáo dục thường xuyên, giáo dục mọi người, xâydựng xã hội hóa học tập, đào tạo và đào tạo lại, phát triển mô hình học tậpliên thông để vừa cũng cố và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảmbảo cung cấp nguồn lao động cân đối, thích ứng với nhu cầu của đại phương
- Quản lý mục tiêu GDHN cho học sinh THPT phải dựa trên nền tảng
sự lãnh đạo của Đảng thông qua các quan điểm chỉ đạo về đổi mới chương trìnhgiáo dục THPT, gắn với việc tích hợp các môn học với các lĩnh vực kinh tế xãhội, thị trường lao động, coi trọng giáo dục nghề phổ thông, cung
cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu lao động trong xu thế phát triển chungcủa thế giới, của thực tiễn đất nước đặt ra, từ đó tạo tiền đề cho học sinh cóđịnh hướng ngay từ cấp học THPT để rèn luyện, khẳng định bản thân, địnhhướng và có khả năng giải quyết tốt đối với nhu cầu nghề nghiệp sau cấpTHPT học sinh có khả năng học tiếp lên cấp học cao hơn hoặc định hướnghọc nghề bảo đảm vừa đúng với sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của địaphương Nhằm giúp cho học sinh bậc THPT có nhận thức tốt về định hướngtương lai của mình, GDHN bảo đảm việc cung cấp đầy đủ kiến thức về lĩnh
Trang 39vực nghề nghiệp của xã hội, nghề nghiệp mà xã hội đang cần, thông tin rộngrãi về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, những yêu cầu về phẩm chất
và năng lực của mỗi người thích ứng với từng lĩnh vực nghề nghiệp
- Khi quản lí hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện bốn chức năng quản lí sau:
+ Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa nhiệm vụ giáo dục hướngnghiệp là quá trình lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động, các hình thức giáodục hướng nghiệp ở các cấp quản lí giáo dục Đây là chức năng cơ bản nhất, mang tính “mở đường” cho việc thực hiện các chức năng quản lí khác
+ Chức năng tổ chức: Thực thi chức năng tổ chức trong quản lí hướngnghiệp là thực hiện quy trình thiết kế’ bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và pháttriển các nguồn lực, trong đó trọng tâm là nguồn nhân lực
Nếu ví việc lập kế hoạch như việc thiết kế trong xây dựng thì chứcnăng tổ chức được coi như việc bố trí các nguồn lực (nhân lực, tài chính vàvật liệu) cho việc thi công bản thiết kế Nếu bố trí các nguồn lực hợp lý vàkhoa học thì các công việc trong bản thiết kế’ sẽ được thực hiện suôn sẻ, chiphí hợp lý mà kết quả lại mĩ mãn Trong quản lí hướng nghiệp cũng vậy, nếuthực hiện tốt chức năng tổ chức sẽ thiết kế, hoàn thiện được bộ máy quản lí
và xác định được cơ chế vận hành,phối hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm
vụ giáo dục hướng nghiệp một cách hợp lý, khoa học Nhờ đó, phát huy cao nhất khả năng của mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cá nhân và mỗi tác nhân trong giáo dục hướng nghiệp Đồng thời tạo ra được sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, các bộ phận, các nguồn lực và các tác nhân vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Có thể khẳng định, thực hiện chức năng tổ chức là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện kế'hoạch giáo dục hướng nghiệp
+ Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động đến các cá nhân và
Trang 40tập thể làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp sao cho họ cố gắng một cách tựgiác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp.
Chức năng chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình quản lígiáo dục hướng nghiệp bởi những lẽ sau: Thực hiện nghiêm túc chức năng chỉđạo, cán bộ quản lí hướng nghiệp duy trì được kỉ luật, kỉ cương của các cơ sởgiáo dục trên địa bàn, của cán bộ và GV ở cơ sở giáo dục trong việc thực thicác nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Thông qua việc thực hiện chức năngchỉ đạo, cán bộ quản lí hướng nghiệp hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ vàđộng viên được cán bộ, GV và các tác nhân hướng nghiệp khác phát huy cao
độ khả năng của bản thân để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp mộtcách tối ưu Phối hợp được với các tác nhân hướng nghiệp, các tổ chức, đoànthể trong và ngoài cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả giáo dục hướngnghiệp
+ Chức năng kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá trong quản líhướng nghiệp là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giácác hoạt động hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và
chất lượng dự kiến hay không?
Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá Đánh giá là quá trình xử lý cácthông tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ vàkết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp Khi nói về ý nghĩa và vaitrò của chức năng kiểm tra, đánh giá, Bác Hồ đã chỉ ra “Kiểm tra khéo thì baonhiêu khuyết điểm lòi ra hết và về sau công việc nhất định sẽ tốt hơn” CốThủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ rõ “Kiểm tra, thanh tra là công việcchính của người quản lí vì nếu không kiểm tra, thanh tra có nghĩa là khôngquản lí, không làm đúng chức trách của mình”
Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểmtra, đánh giá là rất cần thiết, nhằm: Xem xét các hoạt động hướng nghiệp củacác cơ sở giáo dục và các bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế