Thực trạng của PTBV môi trường tại các nước đang phát triển

14 503 0
Thực trạng của PTBV môi trường tại các nước đang phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải MỤC LỤC Lời mở đầu .2 CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của PTBV 1.1. Tại sao xuất hiện khái niệm phát triển bền vững .3 1.2. Quá trình hình thành phát triển bền vững .4 1.3. Định nghĩa .5 1.4. Điều kiện PTBV .6 1.5. Những thành tố cấu thành PTBV 7 1.6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng Kinh Tế - Tiến bộ Xã hội và bảo vệ môi trường 8 1.7. Các chỉ số đo lường của PTBV 11 Lời kết chương 1 .12 CHƯƠNG 2: Thực trạng của PTBV môi trường tại các nước đang phát triển. 2.1. Tình hình PTBV môi trường tại các nước đang phát triển .13 2.1.1. Tăng trưởng Kinh tế 14 2.1.2. Phát triển dân số và đô thị hóa 17 2.1.3. Môi trường 18 2.1.3.1. Ô nhiễm không khí 19 2.1.3.2. Ô nhiễm nước .20 2.1.3.3. Ô nhiễm đất 21 2.1.3.4. Tình trạng phá rừng 21 2.2. Tình hình PTBV môi trường tại Trung Quốc 22 2.3. Tình hình PTBV môi trường tại Ấn độ .25 Lời kết chương 2 .26 CHƯƠNG 3: Nhận xét về tình trạng PTBV của các nước .28 Kết luận 34 Tài liệu tham khảo .35 Trang 1/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải LỜI MỞ ĐẦU Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không được tái tạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số các sự kiện tạo nên động thái mới trên thế giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăng khác biệt xã hội". Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con người. Từ những yêu cầu bức bách trên những ý tưởng phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Phát triển bền vững là tính tất yếu của xã hội loài người và mỗi quốc gia, là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia, là mục tiêu trung tâm của mọi chính phủ, là trách nhiệm chính trị của các quốc gia . Phát triển bao gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hoá và không gian. Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Quản lý môi trường cho sự PTBV (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990). Đề tài này mang lại một số ý nghĩa thực tiễn không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn cho các nước đang phát triển trên Thế giới. Nắm bắt tốt xu hướng phát triển bền vững hiện nay, Việt Nam sẽ có những chiến lược, kế sách phù hợp: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, văn minh, tiến bộ và bảo vệ môi trường cho tương lai. Dựa vào nguồn tư liệu thu thập được, với cách tiếp cận xã hội học, bài viết này trước tiên tổng quan sơ lược tiền đề lịch sử ra đời thuật ngữ "Phát triển bền vững" sau đó đề cập khái niệm "Phát triển bền vững", bàn về khái niệm này qua một số nghiên cứu ở góc độ phát triển bền vững môi trường tại một số nước đang phát triển và cuối cùng đi sâu vào phân tích tình hình tại Trung Quốc gần đây. Chương I dưới đây sẽ phân tích điểm này về mặt lý luận. Chương II sẽ xem xét và phân tích tình trạng PTBV tại các nước đang phát triển. Chương III đánh giá nhận xét và đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường và bàn về điều kiện để có phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Trang 2/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải Chương 1: Cơ sở lý luận của PTBV 1.1. Tại sao xuất hiện khái niệm phát triển bền vững: Tiên phong cho các trào lưu phát triển ý niệm “phát triển bền vững” (PTBV) phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thụy Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland. Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981). Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triểnmôi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Trang 3/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, và đặc biệt là giới khoa học với việc làm dấy lên các tranh luận về khái niệm này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ). 1.2. Quá trình hình thành phát triển bền vững: Tháng 4 năm 1968: Tổ chức The Club of Rome được sáng lập, đây là một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "Những vấn đề của thế giới" - một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchú Tum). Trong nhiều năm, The Club of Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo The Limits to Growth (Giới hạn của sự tăng trưởng) - được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên . Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập. Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi trườngPhát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững. Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trườngPhát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (tựa tiếng Anh: Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trườngPhát triển của Liên hiệp quốc. Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trườngPhát triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda Trang 4/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trườngphát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng . Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21. 1.3. Định nghĩa: Có rất nhiều định nghĩa về PTBV, nhưng định nghĩa được nhiều người nhắc đến nhất là trong “Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future”: PTBV là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ." (Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs) (WCED, 1987). Khái niệm này được phổ biến rộng rãi từ năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Từ sau báo cáo trên (thường gọi là báo cáo Brundtland), các nhà kinh tế học đã tập trung nhiều vào vấn đề PTBV. Barbier và Markandya (1990) đã tổng hợp các lý thuyết và chia các định nghĩa thành hai nhóm. Một là định nghĩa rộng, theo đó sự bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Hai là định nghĩa hẹp: PTBV về môi trường, nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên theo thời gian. Ở đây, cần phải hiểu rằng tài nguyên thiên nhiên là một loại vốn (natural capital) và có hai vai trò cơ bản đối với các hoạt động kinh tế: cung cấp nguyên vật liệu và hấp thu chất thải. Vai trò hỗ trợ sự sống không được xem xét ở đây. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trườngPhát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Trang 5/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về PTBV 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Tại Hội nghị đã hoàn chỉnh khái niệm PTBV “Bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”. Nói một cách tổng quát, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội . phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Vì vậy, khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa . riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.4. Điều kiện PTBV: Từ định nghĩa về PTBV đã nêu trên ta có điều kiện PTBV như sau: Điều kiện cần: chuyển giao di sản cho thế hệ sau không ít hơn những gì mà thế hệ hiện tại đang có. PTBV thấp: các dạng di sản có khả năng thay thế hoàn toàn, thì tiếp tục duy trì gia trị tổng khối lượng của di sản PTBV cao: Herman Daly’s (1990) đã đề ra bốn nguyên tắc thực tiễn để đảm bảo PTBV. 1.4.1. Cần phải hạn chế quy mô tiêu dùng của con người, nếu không phải là tối ưu thì cũng phải trong giới hạn cho phép khả năng chuyển hóa của môi trường (carrying capacity). Dĩ nhiên, việc đo lường carrying capacity không thuộc phạm vi của kinh tế học 1.4.2. Sự tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứ không phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng. Ví dụ: nên sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện hơn là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Tắt những thiết bị điện không cần thiết nếu không sử dụng. 1.4.3. Đối với tài nguyên có thể tái sinh, có hai điều kiện bảo đảm PTBV:  Khai thác một số tài nguyên có thể tái tạo ở mức bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Trang 6/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải  Mức phát thải phải bằng hoặc thấp hơn khả năng hấp thu của môi trường. 1.4.4. Khi tài nguyên không thể tái tạo sẽ bị cạn kiệt trong tương lai, do đó phải phát triển tài nguyên tái tạo thay thế ở mức duy trì được môi trường. 1.5. Những thành tố cấu thành PTBV: Mục tiêu đề ra có thể tùy thuộc vào từng hòan cảnh khác nhau, nhưng giờ đây mọi sự phát triển đều xoay quanh 3 thành tố chính đó là : Môi trường bền vững- Kinh tế bền vững- Xã hội bền vững. 1.5.1. Khía cạnh môi trường trong PTBV: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường, không được sử dụng vượt quá khả năng tự cân bằng của hệ sinh thái, tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Bền vững sinh thái ở đây bao gồm cả nội dung hệ sinh thái và tài nguyên, môi trường. 1.5.2. Khía cạnh kinh tế của PTBV: yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong PTBV. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Bền vững kinh tế chính là bảo toàn được nguồn vốn kinh tế. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem lại khả năng phát triển vô hạn trong khi tài nguyên thiên nhiên lại có giới hạn. Yêu cầu phát triển về kinh tế không chỉ để chống lại đói nghèo ở các nước đang phát triển mà còn chống lại sự bất công trong việc tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên. Việc phát triển các công nghệ kỹ thuật tiên tiến hướng tới môi trường chính là để hạn chế việc sử dụng hoang phí tài nguyên thiên nhiên. 1.5.3. Khía cạnh xã hội của PTBV: cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Cùng với bền vững sinh thái và bền vững kinh tế, bền vững xã hội là một yêu cầu không thể thiếu được trong bất kỳ chiến lược hay kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực, quốc gia, địa phương vì đây cũng chính là cấu trúc xã hội của mọi xã hội. Có 3 yếu tố bền vững xã hội là niềm tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội và 4 thước đo là hòa nhập xã hội, kết nối xã hội trong cộng đồng, các mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự và chất lượng các định chế nhà nước. PTBV là một khái niệm rất rộng lớn. Các thành tố của nó đều có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ và có những ý nghĩa khác nhau. Trang 7/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải 1.6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng Kinh Tế- Tiến bộ Xã hội và bảo vệ môi trường Xem xét quan hệ con người - xã hội - sinh thái từ ba yếu tố trụ cột. Đó là các yếu tố: kinh tế (thị trường, tăng trưởng, công nghiệp hóa .) - xã hội (Nhà nước, xã hội công dân, ý thức cộng đồng, hệ thống giá trị .) - môi trường (sinh học, tài nguyên thiên nhiên,…). Góc độ xem xét này có những yếu tố hợp lý của nó, đặc biệt ở sự phân loại các bộ phận cấu thành nên 3 yếu tố trụ cột nói trên. Điều này cho phép nhìn nhận, đánh giá, phân tích các nhóm bộ phận chính xác hơn, nhất quán và dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu tách thị trường ra khỏi sự tăng trưởng và công nghiệp hoá để xem xét quan hệ thị trường với sinh thái là không khách quan, mà sẽ rơi vào phiến diện, không thấy được các mối quan hệ tổng thể rộng lớn hơn của sự phát triển kinh tế nói chung với môi trường xung quanh, trong đó có cả môi trường xã hội. Lý thuyết của tam giác bền vững bắt nguồn từ nguyên tắc tất cả 3 yếu tố của PTBV đều có giá trị ngang nhau. Tam giác phát triển này gồm có 3 đỉnh: xã hội, kinh tế và môi trường sinh thái. Cả 3 yếu tố này vừa hướng về các mục tiêu riêng biệt khác nhau, vừa có thể tích hợp, lồng ghép với nhau tạo thành một thực thể hoàn chỉnh. Tâm của tam giác, nơi hội tụ các yếu tố phát triển bền vững, trọng tâm của các chính sách vì “con người” và “chất lượng cuộc sống” là kịch bản phát triển tối ưu nhất, bền vững nhất. Tuy vậy, các trọng tâm có thể chuyển dịch từ đỉnh tam giác này đến đỉnh tam giác khác tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, hay nhóm quốc gia trong những giai đoạn phát triển nhất định. Khi đó các quốc gia này đã tập trung vào giải quyết từng cặp đỉnh tam giác, hay là từng cặp yếu tố riêng rẽ, trong từng giai đoạn riêng rẽ, như nhóm vấn đề mang Trang 8/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải tính chất kinh tế - xã hội, hay kinh tế - môi trường, hay xã hội – môi trường,… PTBV là khái niệm đa chiều, bao gồm các đại lượng khác nhau trong một thực thể thống nhất, trong cơ cấu phát triển hài hòa hay trong quan hệ tự nhiên (gồm cả đồng thuận hay mâu thuẫn). Vì vậy có thể coi PTBV là việc đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu hiện tại của loài người đồng thời với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai. Mô hình đã xây dựng phương pháp toán học để tính toán định lượng tác động tích hợp của các xu thế phát triển trong ba nhóm yêu cầu về kinh tế, xã hội và sinh thái bền vững hay còn gọi là tam giác PTBV, từ đó xác định được các chỉ tiêu phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương. Từ đó có thể xác định được yêu cầu chi tiêu công, xây dựng chính sách tài chính công, chính sách tài khóa, lên phương án phân bổ ngân sách nhà nước cả ở Trung ương cũng như ở địa phương, điều chỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tổng quát cũng như chi tiết. Chiến lược PTBV được xây dựng dựa trên việc ban hành hàng loạt các chính sách về kinh tế, môi trường sinh thái và xã hội. Theo đó, yêu cầu phát triển cân bằng chính là việc phối hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố để điểm giao thoa tại trọng tâm của tam giác, là đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, ngày càng được mở rộng. Nếu xem xét ba yếu tố trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường thì có thể thấy rằng, thời kỳ tách rời kinh tế khỏi xã hội và sinh thái và chỉ chú trọng đến kinh tế đang được nhân loại vượt qua. Xu hướng khá nổi trội hiện nay là hướng nhiều hơn đến những vấn đề xã hội và môi trường trong các quan hệ tổng thể của 3 yếu tố đó. Điều này được thể hiện qua các chỉ số phát triển mả các nhà nghiên cứu đề xuất trong những thập kỷ gần đây để đánh giá sự tiến bộ, phát triển của các quốc gia. Chỉ số phát triển người (HDI) là một thí dụ điển hình. Mặc đầu còn những thiếu hụt nhất định, song HDI được coi là một chỉ số toàn diện hơn, đầy đủ hơn, so với các chỉ số GDP, GNP vốn thiên về kinh tế. Tuy nhiên, cũng có thể thấy, chưa có một chỉ số nào đánh giá mức độ tiến bộ kinh tế và xã hội bao chứa trong nó những tiêu chuẩn của môi trường. Định hướng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để đưa ra những chỉ số phát triển đầy đủ và toàn điện về kinh tế, xã hội và sinh thái nhằm xác định chất lượng phát triển (PTBV, hài hoà đến mức độ nào) đời sống xã hội của nhân loại trong những năm sắp tới là vấn đề rất quan trọng. Xem xét ba yếu tố trụ cột này từ góc độ giá trị có thể thấy những nét khác biệt rất căn bản giữa con đường PTBV, hài hoà và phát triển không bền vững. Trước đây, trong phát triển không bền vững, người ta lầm tưởng rằng, tài nguyên thiên nhiên là vô tận, sản xuất và tiêu đùng có thể phát triển tuỳ theo nhu cầu con người, khoa học và công nghệ có thể giải quyết được tất cả những vấn đề đặt ra trên mỗi bước phát triển của con người và xã hội, kể cả các vấn đề chất thải, gia tăng dân số hoặc sinh thái . Trái lại, trong PTBV và hài hoà, tài nguyên được xem là có hạn, sản xuất và tiêu dùng phải tiết kiệm tài nguyên, không thể Trang 9/36 Môn Kinh tế Phát triển GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải phát triển bên ngoài giới hạn mà sinh thái tạo rất khoa học và công nghệ cũng có những giới hạn xác định và không phải lúc nào, ở bất cứ đâu chúng cũng có thể ngay lập tức và tự động giải quyết được mọi vấn đề của nhân loại. Những vấn đề về ô nhiễm, bùng nổ dân số, về sinh thái nói chung là những nguy cơ có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh. Và như vậy, về nguyên tắc, quan điểm PTBV và hài hoà thừa nhận tăng trưởngphát triển kinh tế nói chung có những giới hạn xác định, còn quan điểm phát triển không bền vững không thừa nhận giới hạn của tăng trưởng. Trong phát triển không bền vững, lợi ích, cạnh tranh, thị trường, tính hiệu quả của hoạt động kinh tế là những yếu tố chi phối mang tính quyết định mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Bởi vậy, đời sống và hoạt động của xã hội thiên về hiện tại hơn là tương lai, ít chú ý đến tương lai của các thế hệ kế tiếp. Quan niệm PTBV và hài hoà lại chú trọng hơn đến tính công bằng giữa các thế hệ, xem trọng sự hợp tác, định hướng thị trường, chú trọng nhiều đến sinh thái, tạo lập sự cân bằng và hài hoà giữa tự nhiên và xã hội (coi bảo vệ và cải thiện sinh thái quan trọng hơn tăng trưởng kinh tế), không lấy sự thống trị của xã hội với tự nhiên làm mục tiêu phát triển mà chú trọng sự hài hoà giữa xã hội và tự nhiên, quan hệ vụ lợi đối với sinh thái bị vượt qua, thay vào đó là quan hệ đồng tiến hoá, là sự phát triển hài hoà, ổn định, bền vững của cả ba yếu tố trong vũ trụ: con người, xã hội và tư nhiên. Việc chuyển hướng phát triển từ không bền vững sang PTBV và hài hòa được đánh giá là một trong những bước chuyển rất căn bản, quan trọng của lịch sử phát triển xã hội loài người, làm thay đổi phương thức phát triển và tồn tại của nhân loại Tuy nhiên, bước chuyển đó mới chỉ bắt đầu ở những điểm đơn lẻ và sự định hình chưa rõ nét hoàn toàn. Hiện nay, một số học giả cho rằng, bản thân thuật ngữ PTBV không phản ánh hết được những nội dung phong phú của sự chuyển biến đang bắt đầu diễn ra hướng đến vượt bỏ hình thức phát triển không bền vững. Mặc dù có những luận giải và luận chứng khá xác đáng, song thay thế thuật ngữ phát triển bằng thuật ngữ nào khác thì chính họ cũng chưa đưa ra được. Gần đây, đã xuất hiện ý kiến đề nghị sử dụng thuật ngữ phát triển hài hoà. Tuy vậy, đa số các nước trên giới vẫn sử dụng thuật ngữ PTBV. Dù trong tương lai, nhân loại có sử dụng thuật ngữ khác chăng nữa thì, theo chúng tôi, quan niệm về ba yếu tố trụ cột: kinh tế - xã hội - sinh thái vẫn là quan điểm chủ đạo, tương thích với sự phát triển của tổng thể hệ thống con người - xã hội - sinh thái đảm bảo sự phát triển của tất cả các yếu tố riêng biệt trong sự hài hoà với các yếu tố khác và với cả hệ thống. Quan điểm đó bao chứa trong nội dung của mình những yếu tố của các quan điểm khác đã nói ở trên ho phép khắc phục những thiếu sót hoặc tính chất phiến diện, một chiều của những quan điểm khác đã tồn tại trước đây về quan hệ con người - xã hội - sinh thái. 1.7. Các chỉ số đo lường PTBV: Trang 10/36

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan