Theo cam kết trong tiến trình hội nhập, đến năm 2010 nước ta sẽ mở cửahoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ các giới hạn hoạt động ngânhàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LƯU THỊ HOA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, năm 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Lưu Thị Hoa
Trang 3MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN I
MỤC LỤC III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ IX
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3 Phương pháp nghiên cứu: 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
6 Kết quả đạt được của luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 8
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 8
1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng, khái niệm dịch vụ huy động vốn 8
1.1.2 Một số hoạt động dịch vụ của ngân hàng 10
1.1.3 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng 11
1.1.4 Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng 12
1.1.5 Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng 12
1.2 DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
1.2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ huy động vốn đối với ngân hàng thương mại 13
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 13
1.2.3 Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại 14
Trang 41.3 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ 17
1.3.1 Dịch vụ ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế 17
1.3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập 18
1.4 NHỮNG YÊU CẦU MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 20
1.4.1 Các cam kết theo Hiệp định về thương mại dịch vụ của ASEAN 20
1.4.2 Những yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ NH theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 21
1.4.3 Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập WTO và lộ trình hội nhập cụ thể 23
1.5 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG 25
1.5.1 Cơ hội 25
1.5.2 Thách thức 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH 28 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hồ Chí Minh 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hồ Chí Minh 30
2.1.3 Tình hình sử dụng lao động 31
2.1.4 Tình hình hoạt động của BIDV Hồ Chí Minh trong thời gian qua 34
2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH 39
2.2.1 Mô tả dịch vụ huy động vốn hiện hành của BIDV Hồ Chí Minh: 39
2.2.2 Về quy mô nguồn vốn huy động: 40
2.2.3 Về cơ cấu nguồn vốn huy động 42
2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH 46
2.3.1 Những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn tại NH 46
2.3.2 Môi trường kinh tế - xã hội: 50
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH: 50
2.4.1 Giá cả/Lãi suất (Prices) 50
2.4.2 Loại hình sản phẩm (Products) 51
Trang 52.4.3 Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion) 51
2.4.4 Mạng lưới (kênh phân phối-Places) 51
2.4.5 Ý kiến đánh giá của khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 52
2.4.6 Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn” 54
2.4.7 Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong dịch vụ huy động vốn 61
2.5 PHÂN TÍCH SWOT VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH 67
2.5.1 Điểm mạnh (Strengths) 67
2.5.2 Điểm yếu (Weaks) 68
2.5.3 Về cơ hội (Opportunities) 69
2.5.4 Về nguy cơ/thách thức (Threats) 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 73 3.1 DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 73
3.1.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành đối với dịch vụ huy động vốn 73
3.1.2 Đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tiền gửi 73
3.1.3 Thay đổi tỷ trọng của nhóm khách hàng huy động vốn. 74
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI 74
3.2.1 Giải pháp về chính sách huy động vốn (giá, sản phẩm) 74
3.2.2 Giải pháp về phát triển khách hàng 81
3.2.3 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chánh 83
3.2.4 Giải pháp về kênh phân phối (mạng lưới) 83
3.2.5 Giải pháp về công nghệ 85
3.2.6 Giải pháp về quản trị điều hành 86
3.2.7 Giải pháp về nhân sự 87
3.2.8 Giải pháp về công tác Marketing 89
3.3 KIẾN NGHỊ 93
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước 93
3.3.2 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 94
Trang 63.3.3 Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 95
PHẦN KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 7Hiệp định chung về Thương mại dịch vụHiệp Hội ngân hàng
NH Công thương VNNguyên tắc đối xử Tối huệ quốcNgân hàng
Ngân hàng liên doanhNgân hàng Nhà nướcNgân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônNgân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phầnNgân hàng thương mại quốc doanhNgân hàng Trung ương
NHTMCP Sài Gòn Thương TínThành phố Hồ Chí Minh
Đô la MỹNgân hàng ngoại thương Việt namViệt Nam đồng
Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng số 2.1 : Tình hình lao động của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007
Bảng số 2.2 : Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005- 2007
Bảng số 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh qua 3 năm 2005 – 2007
Bảng số 2.4 : Mức qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng
Bảng số 2.5 : Lãi suất tiền gửi VND tại TPHCM ngày 22/11/2007 (%/năm)
Bảng số 2.6 : Tình hình huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong 3 năm 2005 – 2007
Bảng số 2.7 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi
Bảng số 2.8: Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ
Bảng số 2.9 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo lọai khách hàng
Bảng số 2.10 : Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh
Bảng số 2.11: Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Hồ Chí Minh
Bảng số 2.12: Kết quả hoạt động dịch vụ chi hộ lương từ năm 2005-2007
Bảng số 2.13 Kết quả thăm dò nhu cầu khách hàng về dịch vụ thanh toán hiện đại
Bảng số 2.14: Tình hình huy động vốn trên địa bàn TP.HCM năm 2005-2006
Bảng số 2.15 Tình hình huy động vốn địa bàn TP.HCM phân theo loại tiền tệ
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh
phân theo lọai kỳ hạn (thời hạn) gửi, từ năm 2005-2007 43 Biểu đồ 2.2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh
phân theo lọai tiền tệ, từ năm 2005-2007 44 Biểu đồ 2.3 : Đồ thị biễu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh
theo phân lọai khách hàng 45 Biểu đồ 2.4:Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng dịch vụ huy động vốn đối với tiền gửi
không kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007 57
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính, hay cụthể hơn là của hệ thống ngân hàng là điều kiện góp phần cho sự phát triển bềnvững của nền kinh tế, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
Theo cam kết trong tiến trình hội nhập, đến năm 2010 nước ta sẽ mở cửahoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ các giới hạn hoạt động ngânhàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện công bằng giữa tổ chứctín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài trong các hoạt động ngânhàng Mặc dù so với vài năm trước, hoạt động các của ngân hàng Việt Nam đã
có những bước phát triển đáng kể, trình độ và chất lượng dịch vụ ngày càng caohơn, nhưng xét về năng lực cạnh tranh thì vẫn còn ở mức giới hạn so với cácngân hàng nước ngoài trong một số mặt Vì vậy, không thể tránh khỏi việc cácngân hàng trong nước đang phải nhường bớt thị phần cho các ngân hàng nướcngoài trong nhiều mảng dịch vụ ngân hàng Thời gian thực hiện những cam kết
mở cửa thị trường càng đến gần, hệ thống ngân hàng Việt Nam càng phải nhanhchóng cải cách nhiều mặt hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút vàgiữ vững khách hàng nhằm đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh đã đề ra
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bảnthân ngân hàng thương mại và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàngthương mại huy động được tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho cácnghiệp vụ sinh lời chủ yếu - hoạt động tín dụng Nói cách khác, kết quả của hoạtđộng huy động vốn là tạo ra nguồn “ tài nguyên” để ngân hàng thương mại đápứng các nhu cầu cho nền kinh tế cho [8]
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đươngđầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn khi
mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay đã và đang đượcphân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và
Trang 11mang lại lợi nhuận hấp dẫn Như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấpnhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốthơn do trình độ chuyên môn cao hơn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn),đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, dự trữ vàng hoặcngoại tệ mạnh, mua sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứngchỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện Trong đó, Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng không tránh khỏi tình hìnhchung là ngày càng gặp khó khăn hơn trong hoạt động huy động vốn Riêng đốivới Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, ngoàiviệc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên do hoạt động trênđịa bàn kinh tế năng động, chính sách điều hành hoạt động huy động vốn củaChi nhánh còn bị chi phối bởi các qui định từ phía Ngân hàng Nhà nước và từphía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vì vậy việc đưa ra được giảipháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt động huy động vốn
là hết sức khó khăn đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố
Hồ Chí Minh trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhu hiện nay
Việc không phát triển tốt hoặc giảm sút nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởngđến hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ ChíMinh nói chung Trong đó, hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là hoạt độngtín dụng Việc nguồn vốn để cho vay giảm không chỉ làm giảm hiệu quả hoạtđộng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến nguồntài nguyên để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh,gián tiếp làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế, khi mà hiện nay thị phần chovay các dự án lớn, dài hạn trong nền kinh tế vẫn chủ yếu do các NHTMQD thựchiện, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Do vậy, việc nghiêncứu tình hình phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, tìm hiểu các nhân tốảnh hưởng và xem xét các yếu tố cạnh tranh trong hoạt động này, từ đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân
Trang 12hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (BIDV Hồ Chí Minh) và củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, trong giai đoạn tới là hếtsức cần thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng dịch vụ huy động vốn nói riêng hiện nay và trong bối cảnh nền kinh tếhội nhập
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Đánh giáthực trạng hoạt động huy động vốn, phân tích cơ hội và thách thức tronghoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnthành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
3 Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh và phân tích Trong đó, tác giả khảo sát những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng trong hội nhập, thống kê tình hình hoạtđộng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ ChíMinh, thống kê ý kiến khách hàng Trên cơ sở đó so sánh và phân tích kếtquả hoạt động qua các năm, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt độnghuy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố HồChí Minh và phân tích nguy cơ cạnh tranh Từ đó đưa ra giải pháp cần thiết
để phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển thành phố Hồ Chí Minh
• Phương pháp thu thập số liệu:
¾ Số liệu sơ cấp: được tập hợp trên cơ sở điều tra thăm dò ý kiến của các
Trang 13khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Qua đó đánh giá về chấtlượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thái độ và phong cách phục vụ của nhânviên NH cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với chươngtrình khuyến mãi huy động vốn của NH Việc thăm dò được thực hiệnbằng cách gửi trực tiếp phiếu thăm dò cho khách hàng đến giao dịchtiền gửi (Mẫu phiếu Thăm dò tại Phụ lục 1).
¾ Số liệu thứ cấp: Các số liệu về kết quả hoạt động dịch vụ huy độngvốn và một số hoạt động kinh doanh khác qua các năm 2005-2007 củaChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minhđược thu thập từ các Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báocáo quyết toán
• Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các khách hàng cá nhân có giao dịch tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những yêu cầu mở cửa hoạt động dịch vụ ngânhàng trong cam kết hội nhập và những tác động của hội nhập đến hoạt động ngânhàng Việt Nam Nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan đến hoạt động huyđộng vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sựphát triển hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnthành phố Hồ Chí Minh Qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triểnhoạt động dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnthành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh tính cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ huyđộng vốn ngày càng gay gắt như hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian: tình hình phát triển hoạt động dịch vụ huy
động vốn
Trang 14của BIDV Hồ Chí Minh.
• Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan tới hoạt động dịch vụ huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp
lý cho sự phát triển hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ ChíMinh trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2007
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Huy động vốn là một mảng hoạt động dịch vụ cơ bản và quan trọng tại cácngân hàng thương mại Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, dù mới thành lập hay
đã hoạt động lâu năm đều phải tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ này Nhất làđối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi trình độ và khả năng cung cấp cácdịch vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế, thì nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ hoạtđộng huy động tiền gửi để cho vay
Tiền gửi của khách hàng mang lại nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại đểthực hiện công tác tín dụng nhằm mục đích hưởng chênh lệch lãi suất Một khinguồn tiền gửi huy động không đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng, cácngân hàng thương mại có thể phải đi vay tiền trên thị trường liên ngân hàng với lãisuất cao để cho vay lại, khi đó hiệu quả hoạt động sẽ giảm Nếu sử dụng nguồn vốn
tự có để cho vay, nguồn lực đầu tư cho công nghệ và tài sản cố định sẽ giảm, việcnày làm giảm khả năng hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của ngân hàng về dài hạn
Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi hàng rào bảo hộ đối với ngân hàngthương mại Việt Nam ngày càng được nới lỏng và xoá bỏ theo cam kết hội nhập,nguy cơ bị cạnh tranh ngày càng cao Trong đó các ngân hàng nước ngoài với nănglực cao hơn, uy tín và kinh nghiệm lâu năm hơn sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếpcủa các ngân hàng thương mại Việt Nam Thị trường chứng khoán tăng trưởngmạnh mẽ, thị trường bất động sản ngày càng “nóng”và nhiều kênh huy động vốnmới ra đời và phát triển sẽ góp phần làm giảm thị phần hoạt động của ngân hàngthương mại Việt Nam, cụ thể là giảm thị phần nguồn vốn huy động Điều này sẽ
Trang 15ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giántiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt độnghuy động vốn, xây dựng chính sách huy động vốn hấp dẫn, linh hoạt, đa dạng cùngvới chiến lược quảng cáo tốt các ngân hàng thương mại có thể ổn định và pháttriển nguồn vốn huy động, từ đó góp phần ổn định và phát triển các mảng hoạt độngkhác nói chung
Vì vậy, việc xem xét các yêu cầu mở cửa, tìm hiểu nguy cơ cạnh tranh, phântích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn và hiểu rõ đánh giá của kháchhàng đối với sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh, từ đó giúp BIDV nóichung và BIDV Hồ Chí Minh nói riêng xây dựng giải pháp huy động vốn phù hợp
là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với BIDV
Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay và khi hội nhập kinh tế quốc tế
6 Kết quả đạt được của luận văn
Qua nghiên cứu các yếu tố liên quan từ tổng quát đến chi tiết, tìm hiểu nhiềutác nhân ảnh hưởng đến họat động của ngành NH nói chung và BIDV Hồ Chí Minhnói riêng, và phân tích tình hình thực hiện dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ ChíMinh trên nhiều góc độ, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:
+ Nêu rõ các nguy cơ cạnh tranh, yếu tố tác động đến hoạt động của NHTMViệt Nam, của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và hoạt động dịch
vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng trong điều kiện hiện nay vàtrong bối cảnh hội nhập
+ Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh, các yếu tố tác động, thách thức và cơ hội phát triển dịch vụ này
+ Rút ra một số kết luận từ cuộc thăm dò ý kiến khách hàng giao dịch dịch vụhuy động vốn tại BIDV Hồ Chí Minh.Các kết luận này có thể hỗ trợ các NHTMlàm tư liệu tham khảo khi xây dựng chính sách phát triển hoạt động huy độngvốn Cụ thể có thể biết được các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng(cá
Trang 16nhân) trong lựa chọn NH để giao dịch tiền gửi, nguy cơ cạnh tranh của NHTMtrong dịch vụ huy động vốn, khách hàng tiềm năng trong dịch vụ huy động vốn
và các hình thức khuyến mãi đối với dịch vụ huy động vốn mà khách hàng ưathích
+ Nhấn mạnh vai trò của các “dịch vụ hỗ trợ huy động vốn”, từ đó làm tiền
đề cho các NHTM có cái nhìn mới trong việc xây dựng chính sách phát triểnhoạt động huy động vốn – huy động vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hànghiện đại
+ Đề xuất một số giải pháp để khắc phục điểm yếu, tăng cường năng lực cạnhtranh trong hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV nói chung và BIDV HồChí Minh nói riêng
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng, khái niệm dịch vụ huy động vốn
“Tổ chức tín dụng“: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các quy định khác củapháp luật để hoạt động NH [1]
“Tổ chức tín dụng nước ngoài“: Là các tổ chức tín dụng được thành lập theo
luật nước ngoài.[1]
“Ngân hàng (NH)“:Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan [1]
“Dịch vụ ngân hàng” : Có quan niệm là dịch vụ ngân hàng chỉ là những hoạt
động mang lại các khoản thu phí cho các NH, là khoản trả công bởi các doanhnghiệp, các tổ chức và cá nhân khi NH thực hiện dịch vụ cho họ (mà không phải làhoạt động nhận tiền gửi (tiền gửi) hoặc cấp tín dụng) Lại có quan niệm cho rằngdịch vụ ngân hàng là tất cả các dịch vụ mà hệ thống NH cung cấp cho nền kinh tế.Tại khoản 7, điều 20 - Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2004) có nhắc đến nhóm từ “Dịch vụ NH” như sau: Hoạt động NH là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiềngửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán [1]Trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), có định nghĩa: Một
“dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung
cấp dịch vụ tài chính cung cấp” Dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm vàdịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ NH và các dịch vụ tài chính khác (ngoạitrừ bảo hiểm) Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành dịch vụ tàichính và trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO, nó được chia thành 11 phânngành cụ thể như sau [11]:
(a) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng;
Trang 18(b) Cho vay dưới mọi hình thức bao gồm: cho vay tiêu dùng, tín dụng cầm cố, thế chấp, bao thanh toán và các khoản tài trợ cho các giao dịch thương mại khác;
(c) Thuê mua tài chính;
(d) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu NH; Bảo lãnh và cam kết;
(e) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng các cách khác như dưới đây:-
(f) Môi giới tiền tệ;
(g) Quản lý tài sản: quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, tất cả các hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, lưu ký và tín thác;
(h) Dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ có thể chuyển nhượng khác;
(i) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác;
(j) Dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khácđối với tất cả các hoạt động được nêu từ mục (a) đến (j) nói trên, kể cả thamchiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tưvấn về mua lại và tái cơ cấu chiến lược doanh nghiệp
Trong Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ (BTA), tại Phụ lục về Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính cũng nêu lên cách phân loại dịch vụ
ngân hàng như WTO
Trang 19Như vậy, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được đề cập tới một cách đầy đủtrong Luật Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, nhưng theo thông lệ quốc tế, dịch vụngân hàng có thể hiểu là toàn bộ các dịch vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ, tíndụng, thanh toán, ngoại hối… thuộc 11 phân ngành nói trên mà hệ thống các NHcung ứng cho nền kinh tế Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu phân tíchdịch vụ ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn và một số dịch vụ thanhtoán hỗ trợ dịch vụ huy động vốn Trong đó chú trọng nghiên cứu các giải pháp đểphát triển nhóm dịch vụ này Có thể thấy đa số dịch vụ NH đều giúp mang lại nguồntiền gửi cho NH, gồm dịch vụ thuộc phân ngành (a), (b),(d),(e), (f), (g), (h),(i),(k)theo cách phân ngành của WTO.
1.1.2 Một số hoạt động dịch vụ của ngân hàng
1.1.2.1 Dịch vụ huy động vốn
Dịch vụ huy động vốn là dịch vụ trong đó NH nhận tiền từ các tổ chức, cánhân để thực hiện các nghiệp vụ được cho phép Dịch vụ huy động vốn bao gồmnhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoặc vay
NH Nhà nước
1.1.2.2 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Mở tài khoản: tổ chức tín dụng là NH được mở tài khoản cho khách hàng
trong nước và ngoài nước
Dịch vụ thanh toán: Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2004), điều 66 có qui định: các tổ chức tín dụng là NH được thực hiện các dịch vụthanh toán sau đây [1]:
• Cung ứng các phương tiện thanh toán;
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;
• Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do NHNN quy định
Trang 20Dịch vụ ngân quỹ: tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền
mặt cho khách hàng [1]
Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: theo qui định tại điều 68 Luật
Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NH được tổ chức hệthống thanh toán liên NH trong nước, khi được NHNN cho phép mới được tham giacác hệ thống thanh toán quốc tế
1.1.3 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng
Các dịch vụ ngân hàng nói chung có những đặc điểm như sau:
- Tính vô hình: là đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ ngân hàng với
các sản phẩm hữu hình của các ngành sản xuất vật chất khác Trong đó yếu tố vôhình là chất lượng phục vụ, sự thuận tiện trong giao dịch, uy tín hàm chứa trongsản phẩm nhưng khách hàng khó nhận ra và khó phân biệt giữa các nhà cung cấp(các NH) với đẳng cấp tương đương Chính đặc điểm này làm cho tính cạnh tranhcủa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rất cao Để thu hút và giữ khách hàng, các NHthương mại cần tạo niềm tin, uy tín với khách hàng, đưa ra các tiện ích tăng thêmtrong từng dịch vụ và không ngừng củng cố quan hệ đối với khách hàng
- Tính không thể chia cắt: hoạt động cung cấp dịch vụ của NH và hoạt động
sử dụng dịch vụ của khách hàng xảy ra cùng lúc và thường được tiến hành dựa trênnhững qui trình nhất định, theo những thứ tự nhất định Khi khách hàng có nhu cầu,sản phẩm sẽ được cung ứng trực tiếp cho họ
- Tính khó xác định và không ổn định: một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà
việc thực hiện nó dù đơn giản hay phức tạp, qui mô sản phẩm (về doanh số, sốlượng ) nhỏ hay lớn đều không đồng nhất về chất lượng dịch vụ, thời gian hoànthành hoặc phương thức thực hiện khi được thực hiện bởi những nhân viên ngânhàng (giao dịch viên) khác nhau Hoặc cùng một khách hàng nhưng trong những lầngiao dịch khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về chất lượng của sản phẩmdịch vụ ngân hàng, vì có thể sự cảm nhận khác nhau về sự thuận lợi trong các lầngiao dịch, cảm giác an toàn, tin tưởng khi giao dịch, trình độ nghiệp vụ và thái độ
Trang 21thực hiện giao dịch của các nhân viên NH khác nhau… Các yếu tố này cấu thành
và tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhưng lại bất ổn, chịu sự tácđộng, chi phối bởi hoàn cảnh khách quan và chưa lượng hoá chính xác được, ví dụnhư cùng một nhân viên, thực hiện cùng một nghiệp vụ nhưng chất lượng phục vụkhác nhau giữa mỗi lần giao dịch do yếu tố thay đổi của sức khoẻ, tâm lý, chấtlượng công nghệ khi thực hiện giao dịch
1.1.4 Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng
Theo đà phát triển của nền kinh tế và tác động của hội nhập kinh tế, loại hìnhchủ thể cung cấp sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích tương tự dịch vụ ngân hàngngày càng đa dạng Đặc biệt là với dịch vụ huy động tiền nhàn rỗi, chủ thể cung cấpdịch vụ ngày càng đa dạng, gồm các NHTM (trong nước và NH nước ngoài), tổchức tín dụng phi NH, các quỹ đầu tư, bưu điện, các công ty bảo hiểm, các tổ chứckinh tế Trong giới hạn của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu và phát triểndịch vụ huy động vốn do các NHTM cung cấp
1.1.5 Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
Chính phủ: Khi có nhu cầu thanh toán chi phí lương, chi phí hoạt động
Chính phủ là khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
Các tổ chức kinh tế, cơ quan chính quyền, doanh nghiệp: đối với hoạt động
huy động vốn của NHTM, đây là những khách hàng mang lại nguồn tiền gửi lớn.Đồng thời, trong khía cạnh về cầu tiền tệ, các doanh nghiệp, tổ chức cũng chính làcác khách hàng có nhiều nhu cầu vay với qui mô nhỏ đến rất lớn Bên cạnh đó,những khách hàng này còn là những khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán lương, muabán ngoại tệ, bảo lãnh, bảo hiểm, dịch vụ NH hiện đại
Dân cư: cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, đối tượng này là nhóm khách
hàng quan trọng của các NHTM Các dịch vụ dành cho khách hàng này gồm tiềngửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, vay tiêu dùng, vay mua xe, dịch
vụ ATM, mua bán ngoại tệ, kiều hối, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế
Trang 221.2 DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ huy động vốn đối với ngân hàng thương mại
Các nội dung được trình bày tại Phần Mở Đầu đã nêu rõ dịch vụ huy động vốn
là một dịch vụ quan trọng đối với tất cả các NHTM Việc phát triển tốt dịch vụ huyđộng vốn của một NHTM không chỉ góp phần mang lại nguồn tài nguyên đểNHTM đáp ứng đủ các nhu cầu vốn trong nền kinh tế, mà còn đóng góp to lớn vàoviệc mang lại sự ổn định trong hoạt động và tạo lợi nhuận cho NHTM
Đối với nền kinh tế, dịch vụ huy động vốn của NHTM là một kênh tốt để đầu
tư nhằm sinh lợi khi nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân) có tiền nhàn rỗi Dịch vụ phùhợp với nhiều đối tượng nhà đầu tư khác nhau bởi tính an toàn và linh hoạt cao, thờigian đầu tư đa dạng, hình thức phong phú và hầu như không giới hạn số tiền đầu tư
dù rất nhỏ
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Theo qui định tại Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2000của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM thì các NHTM được huy độngvốn dưới các hình thức như sau [9]:
(a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửikhác
(b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
(c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài
(d) Vay vốn ngắn hạn của NH Nhà nước
(e) Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NH Nhà nước
Trang 231.2.3 Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại
(a) Tiền gửi thanh toán: NHTM có thể thu hút nguồn tiền gửi của kháchhàng thông qua dịch vụ mở tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm phục vụ các
nhu cầu thanh toán qua NH của khách hàng Tiền gửi thanh toán là hình thức
tiền gửi không kỳ hạn (không qui định thời hạn thực gửi), qua đó khách hàng
có thể gửi tiền vào hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào Với tài khoản này, kháchhàng có thể thực hiện các lệnh thanh toán (trong và ngoài nước) qua ngânhàng Đối với khách hàng cá nhân, tiền gửi thanh toán còn có thể sử dụng đểnhận lương, rút hoặc tiền qua ATM, thanh toán qua các máy cà thẻ (còn gọi
là máy POS) Do nguồn tiền gửi này có tính linh hoạt cao, thường khôngràng buộc khách hàng gửi thời hạn gửi tiền do đó các NHTM trả lãi tiền gửikhông kỳ hạn cho tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Tiền gửithanh toán phù hợp với cả đối tượng khách hàng là tổ chức hay cá nhân.Với NHTM, tiền gửi thanh toán có thể mang lại nguồn tiền gửi không kỳhạn khi khách hàng nộp tiền vào hoặc có nguồn tiền chuyển về nhưng tạmthời chưa sử dụng (chưa thanh toán) Các NHTM khác nhau có qui định khácnhau về loại tiền tệ mà họ huy động dưới hình thức tiền gửi thanh toán
(b) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là hình thức tiền gửi không quiđịnh thời hạn thực gửi, còn được gọi là tiền gửi không kỳ hạn, dành cho đốitượng khách hàng là cá nhân (trong và ngoài nước) Với hình thức tiền gửinày, khách hàng có thể gửi tiền thêm vào hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào Tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn thường phù hợp với các khách hàng có nhu cầugửi tiền để lấy lãi nhưng không xác định được thời gian rút tiền ra hoặc thờigian thực gửi không tròn các kỳ hạn mà ngân hàng qui định Với loại hìnhtiền gửi này, khách hàng chỉ được ngân hàng trả lãi tiền gửi không kỳ hạn docác ngân hàng phải luôn dự trữ sẵn lượng tiền mặt nhất định để đáp ứng kịpthời nhu cầu rút tiền tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng
Trang 24Theo qui định hiện hành, khác với hình thức tiền gửi thanh toán nêu trên,khách hàng không được đặt lệnh chuyển tiền thanh toán từ tài khoản tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn.
Thông thường, khi khách hàng đăng ký giao dịch loại tiền gửi này, ngân
hàng sẽ phát hành cho khách hàng một “sổ tiết kiệm không kỳ hạn” Khi
khách hàng muốn thực hiện các giao dịch gửi hoặc rút tiền phải xuất trình sổnày cho NHTM và NHTM sẽ liệt kê các giao dịch vào sổ cho khách hàng.(c) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là hình thức tiền gửi có qui định thờihạn gửi dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân (trong và ngoài nước)trong đó thời hạn gửi (ngày đáo hạn/tất toán món tiền gửi) được xác địnhtrước Với hình thức tiền gửi này, khách hàng không thể gửi tiền thêm vào để
tăng mệnh giá món tiền gửi sau khi ngân hàng đã phát hành sổ tiết kiệm có
kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường phù hợp với các khách hàng có tiền nhàn rỗi ổn định, có nhu cầu gửi tiền để lấy lãi và thời gian tiền nhàn rỗi
phù hợp các kỳ hạn mà ngân hàng qui định Khách hàng không được đặtlệnh chuyển tiền thanh toán từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Với loại hình tiền gửi này, khách hàng được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳhạn, thường cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Các NHTMqui định khác nhau đối với việc cho khách hàng rút trước hạn tiền gửi có kỳhạn Có NHTM chỉ cho phép khách hàng tất toán trước hạn toàn bộ (rút hếttiền) món tiền gửi, tuy nhiên cũng có NHTM cho phép rút trước hạn từngphần Lãi suất áp dụng khi khách hàng rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn cũngkhác nhau giữa các NHTM Cụ thể có NHTM cho khách hàng được hưởnglãi suất tương đương lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, nhưng có NHTM áp dụng lãisuất tiền gửi không kỳ hạn
Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, ngân hàng áp dụng nhiều hình thức trả lãikhác nhau đối với tiền gửi có kỳ hạn Trong đó, phổ biến nhất là trả lãi cuối
kỳ (khi đáo hạn món tiền gửi) Ngoài ra còn có hình thức trả lãi đầu kỳ
Trang 25(khách hàng nhận tiền lãi ngay khi gửi tiền), trả lãi định kỳ (cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý, cuối mỗi năm )
(d) Tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức: Hình thức loại hình tiền gửi vàcác qui định về cách tính lãi, về rút trước hạn giống như đối với tiền gửi có
kỳ hạn dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân như nêu trên Tuy nhiên,đối với tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, các NHTM thường áp dụng hình thức
ghi sổ (hạch toán vào tài khoản) mà không phát hành sổ tiền gửi có kỳ hạn.
(e) Giấy tờ có giá: Theo qui định tại Quy chế phát hành Giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước được ban hành kèm theo quyết định 02/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền (mệnh giá) trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi (lãi suất) và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua [7].
Trong đó mệnh giá là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá
phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở
hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ Thời hạn giấy tờ
có giá là khoảng thời gian tính từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ (từ ngàyphát hành giấy tờ có giá) đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ
Lãi suất ghi trên giấy tờ có giá là lãi suất áp dụng để tính lãi trả cho người mua giấy tờ có giá Người mua giấy tờ có giá gồm các tổ chức, cá nhân Việt
Nam hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợppháp tại Việt Nam [7]
Phân theo thời hạn, giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (cóthời hạn dưới một năm) và giấy tờ có giá dài hạn (có thời hạn từ một năm trởlên) Giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Giấy tờ có giá dài hạn bao gồmtrái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.[7]
Trang 26Về hình thức giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ghi danh (phát hànhtheo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu) và giấy tờ cógiá vô danh (phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sởhữu) Người nắm giữ giấy tờ có giá vô danh là người sở hữu giấy tờ có giáđó.[7]
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.3.1 Dịch vụ ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1.1 Tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng
Để đưa đất nước phát triển nhanh nhưng bền vững và theo kịp đà tăng trưởngcủa thế giới, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong nhiều lãnh vực là tất yếu Hoạtđộng trong lãnh vực dịch vụ ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng chung làhội nhập Quá trình hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho khách hàng vì giá cả thịtrường sẽ trở về sát với giá trị thực, không bị bóp méo do tính độc quyền trong thịtrường.Chính điều này sẽ thúc đẩy các ngành nghề trong nước, các NHTM ViệtNam cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao phong cách phục vụkhách hàng Từ đó thúc đẩy phát triển trình độ sản xuất, năng lực doanh nghiệp,thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, hội nhập cũng mang lại những thách thứccho các doanh nghiệp trong nước và cả các NHTM Việt Nam, buộc họ phải kịp thờinâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đưa ra những chính sách bán hàng hợp lý,chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn Tuy nhiên do hạn chế về nhiều mặt nhưkinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ so với các nhà cung cấp nước ngoài, cácdoanh nghiệp trong nước cũng như NHTM Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khókhăn trong hoạt động và không thể tránh khỏi việc giảm hoặc mất thị phần nếukhông đáp ứng kịp và đúng nhu cầu thị trường
Tuy vậy, các NHTM Việt Nam cần xác định rằng hội nhập là xu thế tất yếu, làcon đường chắc chắn mà các NH phải đi qua
Trang 271.3.1.2 Hội nhập quốc tế về dịch vụ ngân hàng
Hội nhập quốc tế về dịch vụ ngân hàng là quá trình tự do hoá hoạt độngNH.Trong đó các hạn chế hay ràng buộc trong hoạt động dịch vụ ngân hàng sẽ đượcxoá bỏ, sự phân biệt đối xử giữa các loại hình NH khác nhau về mặt pháp lý đượcchấm dứt và sự can thiệp của Nhà nước vào các giao dịch liên quan sẽ được hạnchế
1.3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập 1.3.2.1 Môi trường pháp lý
Khi hội nhập, hệ thống các văn bản pháp luật đưa ra các quy định liên quanđến hoạt động dịch vụ ngân hàng phải thay đổi cho phù hợp, đảm bảo tính minhbạch, ổn định và thống nhất, và nhất là phải có sự phù hợp với các nguyên tắc,thông lệ và chuẩn mực quốc tế đang được thừa nhận công khai
Trong điều kiện hội nhập, để mang lại kết quả phát triển cao nhất cho nền kinh
tế, hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ (hệ thống cơ quan quản lý nhà nước
về thị trường) gồm cả Chính Phủ cần đảm bảo thị trường hoạt động thật hiệu quả,nhất là với các hoạt động của hệ thống NH Và cần phải luôn giám sát, kiểm tra chặtchẽ, thường xuyên trong mọi hoạt động dịch vụ NH
1.3.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội
Sự phát triển của hệ thống NH và phát triển của nền kinh tế có mối liên quanmật thiết với nhau Khi nền kinh tế phát triển, tồn tại những người có tích luỹ vềvốn và xuất hiện người có nhu cầu đầu tư Trong đó, người tích luỹ sẽ tìm kiếm cáckênh huy động vốn để đầu tư tiền gửi, ngược lại, người đầu tư sẽ tìm kênh phânphối tín dụng để vay tiền, và một trong số họ sẽ tìm đến NHTM Ngoài ra, nền kinh
tế càng phát triển, sự lưu thông hàng hoá và dịch vụ càng nhiều, nhu cầu thanh toánphát sinh tăng, và một trong các kênh giúp thanh toán tiện dụng an toàn, cũng chính
là NH Khi nền kinh tế càng phát triển, công nghệ càng có điều kiện phát triển, đòihỏi sự thanh toán, và dịch vụ ngân hàng phải hiện đại, tiết kiệm thời gian và côngsức khi giao dịch Từ đó, kích thích các NH hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng Và
Trang 28ngược lại, khi chất lượng dịch vụ ngân hàng càng cao, hiệu quả giao dịch trong nềntriển kinh tế càng tăng, tiết kiệm nhiều chi phí giao dịch của xã hội, nền kinh tế càngphát triển Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế có cơ hội phát triển, sẽ thúc đẩyhoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển theo.
Một yếu tố tác động tới hoạt động và sự phát triển của các NH là sự ổn vềchính trị và xã hội Nếu hai yếu tố trên bất ổn, người có tích luỹ không dám gửi tiềnvào NH, sự đầu tư cũng giảm Từ đó vai trò trung gian tiền tệ của các NH khôngphát triển được Mặt khác, khi tình hình chính trị và xã hội bất ổn, ảnh hưởng đến tỷgiá mua bán ngoại tệ, tác động đến tình hình xuất nhẩp khẩu trong nước, tác độngđến dịch vụ mua bán ngoại tệ NHTM
Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa môi trường kinh tế, xã hội và sựphát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng
1.3.2.3 Chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường dịch vụ ngân hàng
* Đối với các ngân hàng - người cung cấp dịch vụ ngân hàng:
Để đảm bảo cạnh tranh với các NH nước ngoài trong điều kiện hội nhập, cácNHTM Việt Nam cần chuẩn bị tốt:
Vốn Vốn là yếu tố chủ yếu và quan trọng đối với ngân hàng Để nâng cao
năng lực cạnh tranh, NHTM phải có lượng vốn của đủ lớn Một mặt để đáp ứngcung tín dụng cho khách hàng, mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư trang thiết bị
và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch
vụ ngân hàng (đặc biệt là sản phẩm NH điện tử), mở rộng và đa dạng kênh phânphối
Nhân sự Hội nhập đòi hỏi nhân viên NH phải có trình độ nhất định Do dịch
vụ ngân hàng có đặc điểm vô hình và không ổn định, chất lượng nhân sự luôn đượcđánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của dịch vụ ngân hàng Chấtlượng nhân sự thể hiện qua trình độ chuyên môn cao, thao tác thực hiện nhanh vàchuẩn xác, khả năng tư vấn khách hàng tốt, thái độ phục vụ ôn hoà, nhạy bén và
Trang 29linh hoạt trong công việc Hội nhập đòi hỏi các NH phải thường xuyên đào tạo vàđào tạo lại, trau dồi và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
Trình độ và năng lực quản lý Trình độ quản lý cao thể hiện qua khả năng quản
trị, điều hành, kiểm soát hoạt động của NH một cách hiệu quả nhất Sản phẩm dịch
vụ NH có tính vô hình, do đó uy tín của NH, chất lượng phục vụ, sự an toàn của hệthống làm nên giá trị dịch vụ NH Nếu năng lực quản trị điều hành của NH khôngđáp ứng được yêu cầu đảm bảo NH phát triển tốt, không tạo tâm lý an toàn chokhách hàng và không tạo điều kiện cho nhân viên phục vụ khách hàng với chấtlượng cao và trong điều kiện tốt nhất, thì ngân hàng không thể phát triển trong điềukiện hội nhập Hội nhập còn đòi hỏi các NHTM không những phải đảm bảo nănglực quản trị điều hành cao qua việc nắm vững các quy định của pháp luật trongnước, mà còn phải nắm vững các thông lệ và nguyên tắc quốc tế, cập nhật các kiếnthức chuyên môn về nghiệp vụ NH hiện đại, nắm bắt nguy cơ và năng lực cạnhtranh Đồng thời, các NHTM phải nhìn thấy và biết cách phòng ngừa các rủi ro và
có các biện pháp dự phòng thích hợp
* Đối với khách hàng – người sử dụng dịch vụ
Thị trường dịch vụ ngân hàng không thể phát triển nếu không có khách người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng Trong điều kiện hội nhập, yêu cầu củakhách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng khắt khe Vì vậy, để cáckhách hàng dễ dàng chấp nhận các dịch vụ, các NHTM cần tạo điều kiện cho kháchhàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.4.1 Các cam kết theo Hiệp định về thương mại dịch vụ của ASEAN
Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) đã được các nước ASEANthông qua vào tháng 12 năm 1995, trong đó đưa ra những qui định về vấn đề tiếpcận thị trường và đảm bảo chế độ đãi ngộ quốc gia công bằng đối với các nhà cungcấp dịch vụ trong ASEAN đối với các hình thức cung cấp dịch vụ, trong đó có dịch
Trang 30vụ ngân hàng Theo AFAS, các nước ASEAN sẽ thương lượng về tự do hoá dịch vụ liên vùng trong một số ngành và đã cam kết, cụ thể như sau:
o Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ Mụcđích để nâng cao tính cạnh tranh, đa dạng hoá khả năng sản xuất và phân phốicủa các nhà cung cấp dịch vụ (thuộc các nước thành viên)
o Loại bỏ các hạn chế về thương mại dịch vụ trong khối ASEAN
o Tự do hoá thương mại dịch vụ, tiến tới thành lập khu vực tự do thương mạidịch vụ ASEAN (năm 2020)
o Ngoài việc sẽ xoá bỏ các biện pháp phân biệt đối xử hiện hành và các hạnchế trong gia nhập thị trường trong các nước thành viên, các nước ASEAN cònthống nhất cấm ban hành thêm hoặc ban hành mới các biện pháp phân biệt đối
xử và các hạn chế về gia nhập thị trường
1.4.2 Những yêu cầu về m ở cửa th ị trường dịch vụ NH theo Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Các dịch vụ ngân hàng được xếp vào điểm B mục VI - các dịch vụ tài chínhcủa phần II Phụ lục G trong của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ Các cam kết như sau:
- Kể từ 11/12/2001 (thời hạn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ có hiệu lực thi hành), các Tổ chức Tín dụng Hoa Kỳ được phép hoạt động tạiViệt Nam dưới các hình thức là NH liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ, công ty chothuê tài chính 100% vốn Hoa Kỳ, công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa ViệtNam - Hoa Kỳ và chi nhánh NH Hoa Kỳ Sau 9 năm, NH con 100% vốn Hoa Kỳ tạiViệt Nam được phép thành lập Để được cấp phép hoạt động tại Việt nam, Tổ chứcTín dụng Hoa Kỳ phải thoả mãn các điều kiện sau:
o Vốn điều lệ tối thiểu là 5 triệu USD đối với Công ty cho thuê tàichính liên doanh và 100% vốn Hoa Kỳ, và 10 triệu USD đối với NH con100% vốn Hoa Kỳ Đối với Chi nhánh NH Hoa Kỳ, vốn được cấp tối thiểuphải là 15 triệu USD;
Trang 31o Công ty tài chính liên doanh và 100% vốn thì chủ đầu tư phải kinhdoanh có lãi 3 năm liền Đối với chi nhánh NH Hoa Kỳ, NH mẹ phải có vănbản cam kết về việc bảo đảm chịu mọi trách nhiệm và cam kết của chi nhánhtại Việt Nam;
- Về việc nhận tiền gửi ngoại tệ, Việt nam cam kết không hạn chế Về việc nhận tiềngửi bằng đồng Viêt Nam (VND), Việt Nam cam kết không hạn chế có bảo lưu
Tóm lại, lộ trình Hoa Kỳ được phép triển khai thực hiện các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam như sau:
o Trong 3 năm từ 11/12/2001, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉđược phép hoạt động dưới hình thức pháp lý là liên doanh với các đối tácViệt Nam
+ Sau 3 năm từ 11/12/2001, quyền tiếp cận các công cụ của NH Trungương như tái chiết khấu, hóan đổi (swap), kỳ hạn (forward) được Việt Namdành đãi ngộ quốc gia (NT) đầy đủ
+ Trong 8 năm từ 11/12/2001, chi nhánh NH Hoa kỳ hạn chế nhận tiềngửi từ các thể nhân Việt Nam mà họ không có quan hệ tín dụng
+ Sau 8 năm từ 11/12/2001, các NH có vốn đầu tư của Hoa kỳ được phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia
+ Các chi nhánh NH hàng Hoa kỳ không được đặt các máy ATM ngoàivăn phòng của họ cho tới khi các NH Việt Nam được phép
+ Từ 2010, năm, các NH con 100% vốn Hoa Kỳ được phép thành lập
Từ 2001-2009, các NH Hoa Kỳ liên doanh có vốn góp từ 30% - 49% vốnpháp định của liên doanh
+ Trong vòng 10 năm từ 2001, một chi nhánh NH Hoa kỳ bị hạn chếnhận tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mà họ không có quan hệtín dụng, trong đó qui định tỷ lệ nhận tiền tương ứng vốn pháp định đượcchuyển vào như sau: năm thứ nhất 50% vốn pháp định được chuyển vào,
Trang 32năm thứ hai là 100%, năm thứ ba là 250%, năm thứ tư là 350%, năm thứnăm là 500%; năm thứ sáu là 650%; năm thứ bảy là 800%; năm thứ tám900%; năm thứ chín 1000%; Kể từ năm 2010, việc nhận tiền gửi được bìnhđẳng như NHTM Việt Nam
1.4.3 Yêu cầu về m ở cửa thị trường dịch v ụ ngân hàng trong quá trình hội
nhập WTO và lộ trình hội nhập cụ thể
Ngày 11/1/2007 đã đánh dấu sự kiện lớn của nước ta- Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ 150 của WTO Các cam kết về các chính sách thương mại dịch
vụ liên quan đến lĩnh vực NH của Việt Nam khi gia nhập WTO như sau:
+ Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dướihình thức là NH (văn phòng đại diện, chi nhánh nước ngoài, liên doanh,hoặc 100% vốn nước ngoài), công ty tài chính (liên doanh, 100% vốn nướcngoài) hoặc công ty cho thuê tài chính (liên doanh, hoặc 100% vốn nướcngoài)
+ Thời hạn hoạt động của một tổ chức tín dụng nước ngoài (dưới hìnhthức là chi nhánh NH nước ngòai, NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nướcngoài) tối đa là 99 năm Thời hạn hoạt động của một chi nhánh NH nướcngoài tối đa bằng thời hạn hoạt động của NH mẹ ở nước ngoài Thời hạnhoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài tối
đa bằng thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó Thời hạnhoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được quy định rõ trong giấyphép họat động và có thể được gia hạn theo yêu cầu, nhưng thời gian gia hạntối đa không được vượt quá thời hạn hoạt động được quy định trước đó tronggiấy phép Thời hạn hoạt động của công ty tài chính liên doanh, công ty tàichính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công
ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm và các giấyphép hoạt động này có thể được gia hạn
+ Mức đóng góp tối đa của bên nước ngoài vào một NH liên doanhhoạt động dưới hình thức một NHTM là 50% vốn điều lệ của NH, trong khi
Trang 34doanh là 30% vốn điều lệ Trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam cho phép, tổng mức cổ phần của các tổ chức và cánhân nước ngoài góp trong vốn điều lệ của một NHTMCP của Việt Nam cóthể tối đa 30%
Về việc cấp giấy phép họat động cho một NH nước ngoài được mở chi nhánhtại Việt Nam như sau: Kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài đượcphép thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Một trong các điều kiện để
NH nước ngoài mở chi nhánh họat động tại Việt Nam là NH mẹ phải có tổng tài sản
có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh Đốivới việc lập một NH liên doanh hoặc một NH 100% vốn nước ngoài, yêu cầu NH
mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộpđơn xin mở NH Để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, mộtcông ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoàihoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải cótổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn
Các điều kiện đối với các chi nhánh NH nước ngoài và các NH 100% vốnnước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử NHNN Việt Nam sẽtuân thủ các quy định trong các điều XVI và XVII của Hiệp định chung về Thươngmại dịch vụ khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp với những hạn chế đãnêu trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam Một NHTM nước ngoài có thểđồng thời có một NH 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh Một NH 100% vốnnước ngoài tại Việt Nam không được coi là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài vàđược hưởng đãi ngộ quốc gia đầy đủ như một NHTM của Việt Nam về việc thiết lậphiện diện thương mại
Một chi nhánh NH nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, cácđiểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh (các điểm giao dịchkhông bao gồm các máy ATM ở ngoài trụ sở chi nhánh), nhưng không hạn chế về sốlượng các chi nhánh NH nước ngoài
Trang 351.5 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH
- Hệ thống NHTM Việt Nam có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác có trình độcông nghệ cao, từ đó có dịp học hỏi, nâng cao khả năng công nghệ qua việc đào tạo,chuyển giao công nghệ giữa hai bên
- Việc tiếp cận với các dịch vụ NH có kỹ thuật tiên tiến từ các NH nước ngoài
và phải cải tiến công nghệ tìm hướng đi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ thúcđẩy và gián tiếp làm cho trình độ quản trị của hệ thống NHTM Việt Nam được nângcao
- Hàng hoá của nước ta có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâmnhập và mở rộng thị trường quốc tế do Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặcbiệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may Đối với thương mại hàng nông sản, cácthành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảmthuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho nước xuấtkhẩu nông sản như Việt Nam [11] Xuất khẩu phát triển, kéo theo các dịch vụ ngânhàng phục vụ xuất khẩu cũng phát triển
- Vốn FDI vào Việt Nam tăng, kéo theo các dịch vụ ngân hàng liên quan chuyển tiền đến và đi quốc tế tăng.[11]
Trang 361.5.2 Thách thức
- So với các NH nước ngoài, năng lực và khả năng cạnh tranh của NHTM ViệtNam nói chung yếu về nhiều mặt như công nghệ, trình độ nhân sự, trình độ quản lý,kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động NH
- Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của thị trường ngày càng cao, trong khi sự đadạng của sản phẩm và dịch vụ của NHTM Việt Nam còn hạn chế Theo thống kế,hiện nay các NHTM Việt Nam chỉ cung cấp trên 300 sản phẩm và dịch vụ ngânhàng, trong khi các ngân hàng trên thế giới có khác năng cung cấp khoảng 6.000 sảnphẩm và dịch vụ ngân hàng
- Sự bảo hộ của nhà nước đối với NH trong nước dần được xoá bỏ theo lộtrình hội nhập, lợi thế cạnh tranh của NHTM Việt Nam giảm, sẽ có nguy cơ giảm thịphần hoạt động
- So với các NH nước ngoài, vốn của NHTM Việt Nam có qui mô rất nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trong việc tham gia các dự án lớn, trọng điểm bị hạn chế
- Nền kinh tế còn yếu kém, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập, dẫn đến
sự phá sản của nhiều doanh nghiệp- những khách hàng của NH, ảnh hưởng đến hoạtđộng của NHTM Việt Nam
- Nguy cơ chảy máu chất xám khi NH nước ngoài xuất hiện với cơ chế lương,thưởng hấp dẫn và điều kiện làm việc có trình độ cao, môi trường học hỏi tốt chonhiều cán bộ có năng lực
- Thương hiệu NHTM Việt Nam còn mờ nhạt so với các NH nước ngoài có từhàng trăm năm, NHTM Việt Nam sẽ mất thị phần đối với nhà đầu tư và các doanhnghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) mở ra một trang sử mới cho nền kinh tế đất nước – Việt Nam chính thức mởcửa và hoà nhập nền kinh tế vào nền kinh tế chung của thế giới Việc
Trang 37hội nhập kinh tế quốc tế để bước vào sân chơi chung bình đẳng tạo ra nhiều cơ hộicho nền kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nềnkinh tế nói chung hay cho các ngành trong nền kinh tế nói riêng, trong đó có ngànhngân hàng.
Qua các nội dung thể hiện trong Chương I đã nêu bật được vấn đề: theo nhữngyêu cầu về mở cửa dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập theo lộ trình cụ thể,các định chế tài chính nước ngoài (bao gồm tổ chức tín dụng) dần dần được gỡ bỏnhững hạn chế về loại hình hoạt động, về lãnh vực hoạt động dịch vụ và về qui môhoạt động trong việc tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam nói chung hay thịtrường dịch vụ ngân hàng nói riêng, trong đó có dịch vụ huy động vốn và dịch vụthanh toán Và thời hạn xoá bỏ các cam kết càng đến gần theo lộ trình, tính cạnhtranh trong lãnh vực dịch vụ ngân hàng càng trở nên gay gắt Chương I là cơ sở đểcác NHTM Việt Nam, trong đó có BIDV Hồ Chí Minh đánh giá thực trạng dịch vụhuy động vốn của mình, nhận định khả năng cạnh tranh để đón đầu những cơ hội vàgiảm thiểu những tổn thất trong quá trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà
Trang 38CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hồ Chí Minh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra đời năm 1957 theo quyếtđịnh số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Từ ngày thành lập,BIDV được biết đến với ba tên gọi như sau:
•
•
Là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, kể từ ngày thành lập (26/4/1957)
Là Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam, kể từ ngày 24/6/1981
• Tên gọi Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), kể từ ngày 14/11/1990 đến nay [11]
Là một trong bốn NHTMQD của Việt Nam được ra đời sớm nhất với 12 chinhánh và 200 cán bộ công nhân viên từ những ngày đầu thành lập, hiện nay BIDV
đã không ngừng trưởng thành và phát triển với hơn 11.000 cán bộ công nhân viênlàm việc tại trên 450 đơn vị gồm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch trêntoàn quốc, các công ty con, liên doanh và các trung tâm trực thuộc Về qui mô,BIDV hiện là một trong các NHTMQD Việt Nam có qui mô lớn nhất về vốn điều lệ
và tổng tài sản BIDV hiện là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủđạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở ViệtNam, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Đến cuối năm
2007, tổng tài sản của BIDV đạt khoảng trên 200 ngàn tỷ VND (trên 12 tỷ USD) Đểđáp ứng nhu cầu hội nhập, BIDV đang chuyển hướng cơ cấu tổ chức theo mô hình
của một Tập đoàn Tài chính-Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực trên hai
trụ cột chính là NH và bảo hiểm
Trang 39Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (dưới đâygọi tắt là BIDV Hồ Chí Minh) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theoquyết định số 069/QĐ/NH5 ngày 27/03/1993.
Từ ngày thành lập, BIDV Hồ Chí Minh hoạt động dưới hình thức là một NHquốc doanh, hoạt động cơ bản là cấp vốn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Năm
1991, BIDV Hồ Chí Minh chuyển sang mô hình hoạt động của một NHTM quốcdoanh, thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng như các NHTM khác trong nước Đếnnay, BIDV Hồ Chí Minh là một trong những NHTM lớn mạnh trên thị trường thànhphố Hồ Chí Minh, tiên phong cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại Hiện nay,BIDV Hồ Chí Minh là một chi nhánh lớn, hạng I của BIDV và là một trong các chinhánh hoạt động có hiệu quả nhất hệ thống.BIDV Hồ Chí Minh được BIDV tintưởng giao cho vai trò đầu mối của các chi nhánh BIDV trên địa bàn trong việc xâydựng chính sách, đặc biệt là chính sách lãi suất huy động vốn và phí dịch vụ
BIDV Hồ Chí Minh luôn hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng của mọikhách hàng, không ngừng phát triển bền vững vì khách hàng và cùng khách hàng
Để đạt mục tiêu đó, BIDV Hồ Chí Minh luôn tuân thủ phương châm hành động của
hệ thống BIDV là “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” Bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách kinh doanh hợp
lý, BIDV Hồ Chí Minh được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượngdịch vụ Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh luôn hướng đến mục tiêu thoả mãn tối đanhu cầu khách hàng, thể hiện qua các qui trình thăm dò ý kiến khách hàng, lắngnghe, xử lý ý kiến đóng góp của khách hàng được thực hiện nghiêm túc, thườngxuyên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ BIDV Hồ Chí Minh được tổ chức BVQI
và Quacert cấp giấy chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chấtlượng ISO 9001:2000 từ năm 2001
Là đơn vị quốc doanh, BIDV Hồ Chí Minh luôn nêu gương tuân thủ chấp hànhnghiêm túc các qui định của pháp luật, của ngân hàng Nhà nước về hoạt động dịch
vụ ngân hàng Ngoài ra còn hỗ trợ các chi nhánh BIDV khác và mộ số NHTM kháctrong việc huấn luyện và đào tạo một số nghiệp vụ NHTM
Trang 402.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hồ Chí Minh
Để quản lý hoạt động hiệu quả, BIDV Hồ Chí Minh chia hoạt động thành 4khối: Khối Tín Dụng (gồm 4 phòng Tín Dụng, phòng Thẩm Định, phòng Quản LýTín Dụng, phòng Quản trị khoản vay), Khối Quản Lý Nội Bộ (gồm các phòng hỗ trợkinh doanh như Kế Toán, Pháp Chế, Tổ Chức, Hành Chính, Kế Hoạch Nguồn Vốn,Điện Toán, Kiểm Tra Nội Bộ), Khối Dịch Vụ (gồm các phòng Dịch Vụ 1, Dịch Vụ 2
và Dịch Vụ 3) và khối Đơn Vị Trực Thuộc (gồm 7 phòng giao dịch, 2 điểm giaodịch) Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc – người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạtđộng của chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc Trong đó:
- Giám đốc: Hoạch định, tổ chức và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chinhánh, đầu mối quản lý công tác tổ chức – cán bộ, công tác quản trị điều hành,công tác chính trị tư tưởng, phòng chống tham nhũng, kiểm tra nội bộ, quyếttoán, phân chia quỹ thu nhập, thi đua khen thưởng, kỷ luật, mua sắm tài sản cốđịnh trên 150 triệu đồng, chính sách kinh doanh Hàng ngày, giám đốc trực tiếpchỉ đạo, giải quyết công việc của phòng Tổ Chức, Pháp Chế, Kiểm Tra Nội Bộ.Ngoài các công việc trực tiếp giải quyết trên, Giám đốc chi nhánh uỷ quyền cho
4 Phó giám đốc phụ trách trực tiếp các mảng hoạt động như sau:
- Phó Giám đốc thứ nhất: trực tiếp phụ trách phòng Kế Hoạch – Nguồn Vốn,phòng Quản Trị Khoản Vay Trực tiếp chỉ đạo, giải quyết công việc thuộc chứcnăng phòng Kế Hoạch – Nguồn Vốn, trong đó có việc quản lý và ban hành cácchính sách huy động vốn, marketing của chi nhánh Điều hành mọi hoạt độngcủa chi nhánh trong trường hợp Giám đốc đi vắng
- Phó Giám đốc thứ hai: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc phát sinh của các phòng Tín Dụng Doanh nghiệp
- Phó Giám đốc thứ ba: với vai trò là Phó giám đốc Quản lý Rủi ro Tín dụng,trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh của các phòng Thẩm định, Quản LýTín Dụng, Kế Toán-Tài Chính, Điện Toán, Hành Chánh
- Phó giám đốc thứ tư: Chỉ đạo, điều hành và trực tiếp giải quyết các côngviệc của các phòng thuộc của Khối Dịch vụ, phòng Tín dụng cá nhân và các Đơnvị