Chuyên đề Văn

42 295 2
Chuyên đề Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên thực hiện: Lê Đức Diệu Đơn vị: Trường THCS Hải Tân. Năm học: 2010- 2011 CHUYÊN ĐỀ: “ THẢO LUẬN NHÓM VÀ CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN” NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. THỰC TRẠNG. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. A. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHÓM VÀ QUẢN LÝ NHÓM HỌC TẬP. B. CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM. C. CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN. D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. III. KẾT LUẬN. Câu chuyện thứ nhất: - Em thấy dạy văn bây giờ chán quá! Chỉ toàn được hỏi và hỏi! Ngày xưa thầy dạy bọn em, những phần thầy phân tích, giảng bình nghe sao mà hứng thú! Nhờ vậy mà bọn em sáng ra bao điều .Còn ngày nay, bài giảng cứ băm nát, mà học trò có nói năng lưu loát được đâu? ⇒ Từ câu chuyện trên ta thấy một điều: người tâm sự đã đồng nghĩa giữa hướng dẫn với hỏi. Hướng dẫn là phải dùng nhiều cách như đọc, trực quan, tóm tắt, nêu vấn đề, chỉ dẫn, thuyết trình gợi mở, tổ chức tranh luận .tất nhiên là cả hỏi nữa. Nhưng hỏi vào đâu chứ không hỏi tràn lan, và quan trọng hơn là hỏi như thế nào? Có sát vấn đề không? Có vừa trình độ và khẩu vị của học sinh không? Có đúng lúc và hấp đẫn không? .Đâu có phải chỉ hỏi và hỏi một cách đơn điệu, khô khan. Câu chuyện thứ hai Khi đứa cháu của chị bắt đầu học tả sự vật, chị luôn cố gắng cho cháu tiếp xúc với “ người thực việc thực” để có thể miêu tả chính xác, chân thực và đưa ra những cảm nhận của riêng mình. Dù đầu mùa măng cụt, giá còn cao nhưng chị vẫn mua về khi cháu học tả loài cây này. Cháu học đến bài hoa cúc, chị mua những loài hoa cúc khác nhau để cháu phân biệt và tả chân thực. Ngày đứa cháu làm bài thi học kì xong, chị hỏi làm bài được không và nhận được câu trả lời làm tốt vì tả giống bài cô hướng dẫn. Chị xin mượn lại bài và ngạc nhiên khi trong bài tả về hoa hồng, đứa cháu ghi những câu “ cánh hồng nhung khoe sắc thắm đầy kiêu hãnh” .về nhà chị hỏi cháu: “ Con nói cho dì nghe “ kiêu hãnh ” là gì?”, thằng bé lắc đầu không biết. Chị lại đưa ra các bưu thiếp có hình hoa hồng và hỏi cháu đâu là hoa hồng nhung?Đứa bé chỉ vào hình có hoa hồng .vàng. ⇒ Cần trân trọng những cảm nhận, suy nghĩ của các em, hãy để các em tự do sáng tạo và phát biểu theo cách nhìn của mình sao cho đừng quá lệch lạc. I. THỰC TRẠNG HỌC SINH: * Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn Văn không còn nhiều, không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này vì học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, chúng tôi thấy các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của bộ môn này trong học cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng do thiếu chất Văn trong giờ Văn, hay nói cách khác là chưa tạo ra được những giờ học thực sự hấp dẫn, lôi cuốn người học. * Tồn tại lớn nhất ở phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học các em còn lệ thuộc vào các tài liệu, các bài văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến năng lực chủ động nghe, nói, đọc, viết bị hạn chế. Học sinh chưa chủ động bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của bản thân mình trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra các câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng. =>Từ thực tế đó, chúng tôi đưa ra phương pháp thảo luận theo nhóm và chọn điểm đột phá trong giờ giảng văn để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân học sinh. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: A. Một số hình thức tổ chức nhóm và quản lý nhóm học tập: 1. Đối với giáo viên: * Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm: - Bước 1: Thành lập nhóm: Cách hình thành nhóm ở đây rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của từng vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng cơ cấu nhóm có thể khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm lý, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành viên trong nhóm hoạt động, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày, vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung cho cả nhóm. - Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm: Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh bàn bạc, trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến văn bản sẽ học, đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản ( như vậy là học sinh có điều kiện, có cơ hội để tự do phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của mình.) NEXT - Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh: Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian. Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên trong nhóm, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một vài cá nhân làm việc. Mặt khác, thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng các em đi vào vấn đề thảo luận đúng trọng tâm. NEXT - Bước 4: Báo cáo kết quả: Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng cách trình bày lên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thảo luận, thống nhất ý kiến. - Bước 5: Kết luận vấn đề: Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá qua quá trình làm việc. . THCS Hải Tân. Năm học: 2010- 2011 CHUYÊN ĐỀ: “ THẢO LUẬN NHÓM VÀ CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN” NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. THỰC TRẠNG. II. GIẢI PHÁP. học văn: Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa

Ngày đăng: 24/10/2013, 07:11

Hình ảnh liên quan

của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem, từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn. - Chuyên đề Văn

c.

ủa giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem, từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan