1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II)

14 4,6K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 44,52 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II) 2.1. Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sơ lược về Tổng công ty: - Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIÊN NAM - Tên giao dịch : VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATLON - Tên viết tắt : VINAFOOD II - Trụ sở chính : 42 Chu Mạnh Trinh, P. Bến Nghé, Q l, TP.HCM - Điện thoại : 083.829324 - 083. 823243 - Fax : 3829344 - 38298001 - Telex : 381 1433 SFCVT - Website : ww.vinafood2.com - Số tài khoản : 3611 0001 Sở giao dịch II TP.HCM - Mã số thuế : 3 00613198 - Chủ tịch HĐQT : Ông Trần Văn Vẹn. - Tổng Giám Đốc : Ông Trương Thanh Phong.  Lịch sử hình thành và phát triển: . Tổng công ty Lương thực miền Nam vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là Tổng công ty lúa gạo miền Nam, được thành lập vào tháng 6/1975, có nhiệm vụ chính là chế biến và cung cấp lương lực cho các tỉnh miền Nam và hỗ trợ cho các vùng miền khác khi có nhu cầu lương thực. Tổng công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi và quy mô như sau: Tháng 7/1978: đổi tên thành "Tổng công ty Lương thực miền Nam" - Tháng 9/1986: đổi tên là "Tổng công ty Lương thực Trung ương II" - Tháng 5/1995 : Chính phủ có quyết định thành lập "Tổng công ty lương thực miền Nam với quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn hơn. Tổng Công' ty có 35 doanh nghiệp thành viên rải rác từ Đà Nẵng tới Cà Mau. - Sau đó, theo quyết định số 133/2003/QĐ - TTG ngày 10/7/2003 của Thủ trung Chính phủ, Tổng công ty Lương thực miền Nam bắt đầu thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu nội bộ doanh nghiệp và thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đến ngày 14/02/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ – TTG chính thức thành lập Tổng công ty lương thực miền Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và ban hành điều lệ hoạt động theo mô hình mới. - Từ ngày 01/ 03/ 2007: sau khi thực hiện xong các trình tự thủ tục pháp lý cần thiết, Tổng,'Công ty Lương thực Miền Nam đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Và đến 2009, Tổng công ty đang có 11 đơn vị trực thuộc 2 công ty tại nước ngoài, 4 công ty TNHH, 1.0 công ty cổ phần có vốn chi phối của Tồng công ty, và 12 công ty liên kết. Và cho tới hiện nay Tổng công ty là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. Chức năng:  Kinh doanh nội địa lương thực, thực phẩm, phụ phẩm, phân bón, lúa mì, bột mì, thuốc trừ sâu, các loại đậu đường và nông sản khác  Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, bao bì phục vụ ngành lương thực, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến như : mì ăn liền, bánh kẹo. . .  Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận xuất nhập khẩu ủy thác chủ yếu là lương thực, thực phẩm; kinh đoành nội địa về vật tư nông nghiệp như: máy móc, thiết bị xay xát, xe cơ giới, nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, bao bì . .  Xay xát, chế biến, bảo quản, dự trữ, lưu 'thông lương thực thực phẩm.  Đào tạo công nhân.và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, góp phần hiện đại hóa nền sản xuất lương thực trong vùng  Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê.  Mua phần lớn lương thực hàng hóa của nông dân để dự trữ, bảo quản, chế biến, lưu chuyển nhằm bình ổn giấp thị trường và cân đối an ninh lương thực khu vực cũng như cả nước, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.  Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước Nhiệm vu:  Tổng công ty nhận, bảo quản, sử dụng. có hiệu quả và phát triển vốn của Nhà nước giao.  Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm. Thu mua, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trên địa bàn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu thị trường.  Tổng công ty tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ, lưu thông, xuất khẩu, tiêu thụ hết hàng hoá lương thực của nông dân, cung cấp lương thực an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực trong cả nước, tham gia bình ổn giá trên thị trường nội địa theo quy định của nhà nước.  Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác cho ngân sách theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty. Hội đồng quản trị: gồm 05 thành viên do Thủ Tướng Chính Phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ : - Thực hiện quản lý mọi hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước Chính Phủ về sự phát triển của Tổng Công ty. - Nhận vốn kể cả nợ đất đai và các nguồn lực khác do Nhà Nước giao. Ban kiểm soát: gồm 05 thành viên trong đó có một thành viên trong Hội Đồng Quản Trị làm trưởng ban. Ban kiểm soát có nhiệm vụ sau : - Kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc. - Báo cao Hội Đồng Quán Trị định kỳ và theo vụ việc về kết quả kiểm tra của mình. Tổ chuyên viên Hội đồng quản trị : gồm nhĩmg chuyên gia cố vấn cho Hội đồng quản trị về các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Ban Giám Đốc: là những người trực tiếp điều hành Tổng Công ty, gồm một Tổng Giám Đốc và hai Phó Tổng Giám Đốc. - Tổng Giám Đốc do Thủ Tướng Chính Phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội Đồng Quản trị, là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chuyên điều hành, quản lí mọi hoạt động của Tổng công ty. - Một Phó Tổng Giám Đốc Đầu tư - Tài chính phụ trách phòng tài vụ, và kỹ thuật. - Một Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh phụ trách phòng kế hoạch và kinh doanh. Các Phòng ban chức năng: tất cả các phòng ban có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị, ban Giám Đốc trong quản lý điều hành công việc. o Văn phòng Tổng công ty. o Phòng tổ chức lao động. o Phòng thi đua khen thưởng. o Phòng thủy sản. o Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản. o Phòng kế hoạch chiến lược. o Phòng tài chính kế toán. Phòng kinh doanh: hiện nay có 17 thành viên, trong đó có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng điều hành các tổ: tổ xuất khẩu, tổ nội địa, tổ nghiệp vụ và 1 phó phòng điều hành tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Và 12 cán bộ chuyên môn. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh Trưởng phòng Phó phòng phụ trách Xuất nhập khẩu Phó phòng kiểm tra chất lượng Tổ xuất Nhập khẩu Nội địa Tổ nghiệp vụ Tổ KTS Tất cả các thành viên đều có trình độ Đại học chuyên ngành và ngoại ngữ tốt, được trang bị các kiến thức chuyên môn cần thiết để dàm đương công việc của mình. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh như sau: - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu mua, tạo chân hàng đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước. - Khảo sát giá trên các thị trường ở từng thời điểm cụ thể. - Giao dịch, đàm phán với khách hàng, soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu. - Thực hiện các khâu chủ yếu của nghiệp vụ xuất nhập khẩu từ khi bắt đầu cho đến khi thanh lý một hợp đồng cụ thể. - Quan hệ với các bên giám định chất lượng hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận, vận chuyển. - Đề xuất các phương án kinh doanh, kiểm tra từng dịch vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên. - Theo dõi kết quả thực hiện hợp đồng kinh tế nội ngoại, thanh lí các hợp đồng đó. - Giao dịch với các ngân hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán. Tuy nhiên hiện nay với qui mô cửa Tổng công ty, thì kết cấu của phòng kinh doanh chưa tương xứng với qui mô của Tổng công ty. Nó còn khá nhỏ, và đơn giản. Vì Tổng công ty là một công ty lớn về lĩnh vực xuất khẩu gạo và trong tương lai mở rộng phạm vi và tầm ảnh hưởng ra thị trường quốc tế là không tránh khỏi, đặc biệt hiện nay Tổng công ty đã có những chi nhánh ở nước ngoài như ở Singapore và Campuchia, thì việc tổ chức và cơ cấu lại phòng kinh doanh cho tương xứng với qui mô hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới lại càng quan trọng hơn. Các đơn vi thành viên: I. Các đơn vi trực thuộc: 1. Công ty Bột Mì Bình Đông. 2. Công ty Lương Thực Sông Hậu. 3. Công ty Lương Thực Long An. 4. Công ty Lương Thực Tiền Giang. 5. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Tiền Giang 6. Công ty Lương Thực Trà Vinh. 7. Công ty Lương Thực Đồng Tháp. 8. Công ty Lương Thực Bạc Liêu. 9. Công ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang 10. Công ty Lương Thực Sóc Trăng. 11. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh. II Các công ty con: Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối: 1 . Công ty CP Thương Mại Sài Gòn Kho Vận. 2. Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Safoco. 3. Công ty CP Xây lắp cơ khí và Lương Thực Thực Phẩm. 4. Công ty CP bao bì Kiên Giang. 5. Công ty CP XNK Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau. 6. Công ty CP Tô Châu. 7. Công ty CP Lương Thực Nam Trung Bộ. 8. Công ty CP Lương Thực Bình Định. 9. Công ty CP Lương Thực Hậu Giang. 10. Công ty CP Thực Phẩm Biển Xanh. . Các công ty TNHH : 1 Công ty TNHH Lương Thực 1 Thành Viên Tp. HCM. 2. Công ty TNHH Bình Tây. 3. Công ty XNK Kiên Giang. 4. Công ty TNHH Du Lịch Hàm Luông. . Các công ty tại nước ngoài: 1 Sai gon Food Pte.Ltd. 2. Công ty Lương Thực Thực Phẩm Campuchia - Vietnam. Các Công ty liên kết: 1 Công ty CP Bột Mì Bình An. 2. Công ty CP Bao Bì Bình Tây. 3 . Công ty CP Chế Biến Kinh Doanh Nông Sản Thực Phẩm Nosafood. 4. Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Colusa-miliket. 5. Công ty CP Bánh Lubico. 6. Công ty CP Hoàn Mỹ. 7. Công ty CP Bao Bì Đông Tháp. 8. Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long. 9. Công ty CP Lương Thực Đà Nẵng. 10. Công ty CP Bến Thành Mũi Né. 11. Công ty CP Vận tải biển Hoa Sen. 12. Công ty CP Đầu Tư và XNK Foodinco. Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood2) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHUYÊN VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐCBAN KIỂM SOÁT CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG PHÒNG THỦY SẢN PHÒNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của Tổng công ty. a. Xét theo cơ cấu: Tính đến thời điểm hiện tại Tổng công ty có 11 công ty trực thuộc và 28 công ty con. Và tổng số lao động trong biên chế của Tổng công ty là 6.649 người, được cơ cấu theo trình độ như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty Trình Độ Tình hình nhân sự Số lượng Tỉ lệ (%) Trên đại học 18 0,27 Đại Học 1150 17,3 Cao đẳng 250 3,76 Trung cấp 783 11,78 Cơng nhn kỹ thuật 1500 22,56 Trình độ khác 2948 44,34 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhìn chung, nhân viên có trình độ là trung cấp (chiếm 11,78%), công nhân kĩ thuật (chiếm 22,56%) và trình độ khác (chiếm 44,34%), chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nhân viên của Tổng công ty, tuy nhiên đây chỉ là những nhân viên làm việc ở các nhà kho nhà máy như: công nhân bốc vác, đóng bao bì, điều khiển dây chuyền ., hoặc các cửa hàng tiện ích như nhân viên bán hàng, kế toán cửa hàng . . . nên không đòi hỏi cao về trình độ. Tuy nhiên, các nhân viên làm việc ở bộ phận văn phòng và điều hành quản lí vẫn còn một số ít ở trình độ cao đẳng (3,76%) và nhân viên có trình độ trên Đại học hiện nay chưa cao, chỉ chiếm 0,27% trong tổng s.ố nhân viên, vì vậy trong tương lai, muốn tồn tại vững mạnh trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay thì Tổng công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa, để xứng đáng là doanh nghiệp đi đầu trong ngành xuất khẩu gạo của cả nước. b. Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty. Hiện nay việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực luôn được Tổng công ty đánh giá cao và được chú trọng: - Tổng Công ty đã chú trọng xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ trẻ có đủ tâm và tầm, nhằm tạo nguồn cán bộ quản lý, điều hành kế thừa, đáp ứng xu hướng phát triển của Tổng Công ty. Việc mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm công ty trực thuộc Tổng Công ty, đòi hỏi lực lượng cán bộ phải được mở rộng, bổ nhiệm, luân chuyển trong nội bộ để đáp ứng yêu cầu công việc. - Hàng năm Tổng công ty luôn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học cho các cán bộ nhân viên xuất sắc. Đồng thời cử nhiều nhân viên tham gia các chương PHÒNG KINH DOANH trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và lý luận chính trị, kể cả những trường hợp cho đào tạo ở nước ngoài. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong năm qua đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; số lượng cán bộ được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn không nhiều. Vì vậy, cần phải có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Tổng Công ty trong thời gian tới. 2.1.5. Cơ sở vật chất của Tổng Công Ty. a. Hệ thống kho bãi của Tổng Công Ty. Tổng Công Ty sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho hàng trãi dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở ĐBSCL để phục vụ cho việc tồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu. Tổng tích lượng kho chứa đạt 1,15 triệu tấn, đáp ứng khá đủ nhu cầu dự trữ, lưu kho nguồn nguyên liệu cũng như gạo thành phẩm. Tổng công xuất xử lý, xát trắng, đánh bóng gạo là 740 tấn/giờ, tương dương 3 triệu tấn/năm. b. Tình hình máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của TCT. Hầu hết các máy móc hiện nay của TCT sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại của các nước Nhật, Đức, Ý, Đan Mạch… Ngoài mặt hàng chính của TCT là gạo, TCT còn chế biến xuất khẩu các loại nông sản khác như: sắn, bắp, các loại đậu, hạt điều, cà phê…Bên cạnh đó TCT còn đầu tư chế biến các sản phẩm từ thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như sau: - TCT có 2 nhà máy xay xát lúa mì lớn và thiết bị công nghệ hiện đại nhập từ Châu Âu với công xuất 1.100 tấn/ngày. Hai nhà máy này đang cung cấp phần lớn bột mì cho thị trường nội địa với các thương hiệu như: Thiên Nga, Thuyền Buồm, Cải Xanh, … - TCT cũng đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy thủy sản đông lạnh tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh với công xuất 36.000 tấn sản phẩm/năm. Công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. TCT còn sở hữu nhà máy chế biến cá cơm ở Kiên Giang, sản phẩm được xuất khẩu mạnh sang thị trường Hàn Quốc, Đài loan, Trung Quốc… - TCT đã đầu tư nhà máy chế biến mì ăn liền với công nghệ nhật bản đạt công suất 40.000 tấn/năm và cùng các nhà náy khác như SAFOCO, TIGIFACO hợp tác sản xuất bánh trứng, mì nuôi, bún, bánh kẹo… - Hiện nay, ngoài việc mua bao bì từ các cơ sở sản xuất độc lập thì TCT cũng đầu tư nhà máy sản xuất bao bì phục vụ xuất khẩu (bao PE,PP) với công suất 70 triệu bao/ năm - TCT cũng có hệ thống phân phối rộng khắp, từ Đà Nẵng đến Cà Mau bao gồm 1 siêu thị tập trung hơn 20.000 mặt hang và hệ thống 130 cửa hàng tiện ích. 2.2. Tình hình sản xuất của Tổng công ty. 2.2.1. Tình hình thu mua. a. Số lượng thu mua. Bảng 2.2. Số lượng lúa gạo thu mua từ năm 2006-2009 ĐVT: Tấn Năm Lúa Gạo 2006 42.075 2.751.460 2007 55.002 2.344.833 2008 47.200 2.500.099 2009 63.767 2.852.076 Tình hình thu mua lúa của TCT nhìn chung trong những năm qua có xu hướng tăng. Năm 2007 thu mua 42.075 tấn lúa và đến năm 2009 số lúa thu mua đã tăng đến 63.767 tấn. Tình hình thu mua gạo chỉ có năm 2007 là giảm so với 2006 (giảm 14,8%). Nguyên nhân là do năm 2007 TCT thu mua lúa để chế biến gạo nhiều nên lượng gạo thu mua giảm đi. Và tương tự vào năm 2008 lượng gạo thu mua của TCT tăn lean 2.500.099 tấn thì lượng lúa giảm xuống còn 47.200 tấn so với 2007 là 55.002 tấn. Tuy nhiên do năm 2009 sản lượng gạo xuất khẩu của TCT tăng lên đáng kể dẫn đến lượng lúa gạo thu mua vào của TCT cao nhất từ 2006-2009. b. Quy trình thu mua. Hiện nay, việc thu mua lúa gạo của TCT được tiến hành như sau: Bước 1: TCT giao công văn nhiệm vụ cho các đơn vị hoạch toán phụ thuộc (còn gọi là đơn vị trực thuộc của TCT) hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị hoạch toán độc lập ( các công ty con của TCT) Bước 2: Các đơn vị này sẽ thu mua từ các xí nghiệp long thực hay các công ty tư nhân. Bước 3: Các công ty tư nhân hay xí nghiệp lương thực chuyên mua lúa gạo từ các nguồn sau:  Thu mua trực tiếp từ người nông dân.  Thu mua gạo nguyên liệu trực tiếp từ hàng xáo-thương lái.  Thu mua gạo thành phần từ các công ty tư nhân. Bước 4: Sau khi mua được lúa, gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm từ các xí nghiệp lương thực hay công ty tư nhân, thì các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, các đơn vị hoạch toán độc lập đưa lúa ,gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm về nhập kho và tiến hành chế [...]... các công ty thành viên sản xuất nên chi phí thấp hơn mua ở ngoài, đồng thời cũng giúp công ty kiểm soát được chất lượng bao bì đúng như yêu cầu xuất khẩu Vật liệu dùng để sản xuất bao bì thường là poly propylene hay gọi là bao PP Các công ty chuyên sản xuất bao bì gồm công ty bao bì Bình Tây, công ty bao bì Long An, công ty bao bì Sông Hậu, công ty bao bì Đồng Tháp Mẫu mã và màu sắc từng loại sẽ thực. .. (năm 2009) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thì hiện nay Tổng công ty nhập các mặt hàng như lúa mì, hạt nhựa, hạt ngô, bã đậu nành, cám 'mì viên, bột mì và phân bón Trong các mặt hàng nhập khẩu kể trên thì lúa mì và phân bón là hai mặt hàng nhập khẩu chính của Tổng công ty chiếm khoảng 46% (năm 2009) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Tông công ty Bảng 2.3 Bảng... mới công nghệ nên vì vậy làm cho chi phí tăng cao nên lợi nhuận giảm Tuy nhiên, nhìn chung những năm qua TCT đã hoạt động có hiệu quả tốt, xứng đáng là doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước 2.4 Đánh giá chung tình hình của Tổng công ty Mặt tích cực: - Tổng công ty hiện đang có một đội ngũ nhân viên có trình độ, giỏi chuyên môn, nhiều khát vọng vươn lên vì mục tiêu chung của Tổng công ty Bên... cho giá gạo bị đẩy lên cao, từ đó làm tăng kim ngạch 2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sơ đồ 2.3 Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty từ năm 2006-2009 (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế toán) Điều này chứng tỏ chi phí của Tổng công ty còn khá lớn Tuy nhiên, trong những năm qua, nếu xét về mặt tổng thể, doanh thu và lợi nhuận của TCT đều không ngừng tăng lên, năm 2006 doanh thu là 15.079... thông tin chi tiết về bao bì trong phụ lục hợp đồng Việc đóng gói được thực hiện tại nhà máy xay xát và chế biến gạo của TCT 2.3 Tình hình kinh doanh của Tổng công ty 2.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty bao gồm gạo, tinh bột sắn, sắn lát, gỗ, hạt điều, tiêu và thủy sản như cá cơm, tôm đông Trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty, chiếm 97,6%... cáo Phòng Kinh doanh năm 2006-2009) - Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng công ty luôn xuất siêu tức kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm giữ vị trí quan trọng, chiếm tỉ trọng cao và không ngừng tăng lên Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu chiếm 91% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2008 chiếm 92% và năm 2009 chiến 95% Điều này cho thấy công ty luôn giữ vững được mục tiêu đưa ra của Chính phủ và góp phần đóng... cạnh tranh từ đó làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng vọt vào năm 2008, nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009 - Nhưng nhìn chung, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng, năm 2007 đạt 928,587,382 USD đến năm 2009 tăng lên và đạt 1306,315,209 USD Đó chính là do công ty đã phát huy tốt nhiệm vụ của mình như không ngừng tìm kiếm khách hàng, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng... chung của Tổng công ty Bên cạnh đó TCT luôn có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới, có trình độ chuyên môn cao và khả năng hoạch định tốt nhằm hoạt định cho mục tiêu dài hạn của TCT Tổng công ty không ngừng đổi mới công nghệ, để ngày một đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng TCT luôn đổi mới và sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại của các nước Nhật, Đức, ý, Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ - Hoạt động... thì lúa mì và phân bón là hai mặt hàng nhập khẩu chính của Tổng công ty chiếm khoảng 46% (năm 2009) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Tông công ty Bảng 2.3 Bảng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty từ 2006 2009 ĐVT: Triệu USD Chỉ tiêu 1 Kim ngạch xuất khẩu 2 Kim ngạch nhập khẩu 3 Kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 2007 Số tuyệt đối Tỉ trọng (USD) % Năm 2008 Số tuyệt đối Tỉ trọng (USD) % Năm 2009... mục tiêu đưa ra của Chính phủ và góp phần đóng góp vào ngân sách của Quốc gia tốt - Bên cạnh đó kim ngạch nhập khẩu nhìn chung lại có xu hướng giảm, năm 2007 là 82.204.476 USD nhưng đến năm 2009 chỉ còn 59.150.985 USD Nguyên nhân dẫn đến như trên là do cuối năm 2008 giá lúa mì thế giới biến động tăng mạnh nhưng lại giảm vào đầu năm 2009, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị do . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II) 2.1. Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam 2.1.1. Lịch sử. 7. Công ty Lương Thực Đồng Tháp. 8. Công ty Lương Thực Bạc Liêu. 9. Công ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang 10. Công ty Lương Thực Sóc Trăng. 11. Công ty

Ngày đăng: 24/10/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty từ 2006- 2009. - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II)
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty từ 2006- 2009 (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w