thị trường kinh doanh của công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm
Trang 1Lời Nói Đầu
Ngày nay nhu cầu về ăn ở, vui chơi giải trí, đi du lịch của mọi tầng lớp xãhội ở mỗi một quốc gia trên thế giới ngày càng tăng và là một nhu cầu không thểthiếu Để đáp ứng được nhu cầu đó thì ngày kinh doah du lịch ở mỗi nước ngàycàng phát triển Như ở nước ta hiện nay ngành kinh doanh du lịch không chỉ là mộtngành mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn bẩy cho một số ngành trongnền kinh tế quốc dân, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa vàlà cầu nối với thế giới bên ngoài Ngoài ra ngành kinh doanh du lịch còn góp phầnthúc đẩy tình hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trongkhu vực và trên thế giới
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vịtrí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội rất thuận lợi cho việcphát triển du lịch do đó ngành kinh doanh du lịch ở nước ta luôn luôn phát triểnthuận lợi
Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Công ty XNK Du lịch vàĐầu tư Hồ Gươm trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Công ty cố gắng đưa ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng một cách tốt nhất các yêucầu của khách hàng
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biếntích cực, từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường Nềnkinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước bắt đầu hình thành Cơ chếthị trường với tính ưu việt hơn hẳn so với cơ chế cũ đòi hỏi các doanh nghiệp phảiluôn vươn lên để khăng định mình, có như vậy mới có khả năng đứng vững trongcạnh tranh, ổn định và tiếp tục phát triển Tuy nhiên có những doanh nghiệp rất
Trang 2lúng túng và bị động khi chuyển sang cơ chế thị trường Một trong những nguyênnhân chủ yếu là việc phân tích mở rộng thị trường kinh doanh chưa được chú ýđúng mức, thiếu hẳn những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá và chưa tìm ra các giảipháp hữu hiệu để mở rộng thị trường kinh doanh của mình Do vậy mà các biệnpháp cho việc mở rộng thị trường kinh doanh thiếu đi tính khả thi của nó Cho nên,nghiên cứu biện pháp mở rộng thị trường kinh doanh của công ty trong cơ chế thịtrường là điều rất cần thiết và có ý nghĩa trong lý luận và thực tiễn
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường.
Chương 2: Khảo sát thực tế tại công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư HồGươm
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường kinh doanh củacông ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm.
Trang 3
Chương 1 :Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường
1.1.Thị trường và việc mở rộng thị trường :1.1.1.Khái niệm thị trường :
Trong nền kinh tế hàng hóa hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất đểbán, trao đổi trên thị trường và hầu như các mối quan hệ kinh tế đều được thể hiệndưới hình thức quan hệ hàng hoá trên thị trường Như vậy, thị trường là một phầntất yếu hữu cơ của toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa Tuy nhiên sựphát triển của nền kinh tế hàng hóa qua mỗi giai đoạn lịch sử , mỗi hình thái kinhtế xã hội cũng dẫn đến việc thay đổi quan niệm về thị trường Mỗi một khái niệmthị trường là một cách nhìn nhận tiếp cận ở góc độ khác nhau
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán một sản phẩm dịchvụ hay vốn thông qua một sự thoả thuận trong một môi trường và khu vực đượcxác định
- Thị trường một tập hợp người bán và người mua thoả thuận các điều kiệntrao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếp hoặc gián tiếpthông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối người mua và người bánở những vị trí không gian khác nhau
- Theo góc độ Marketing thì thị trường bao gồm tất cả những khách hàngtiềm ẩn cũng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham giatrao đổi để thảo mãn nhu cầu và mong muốn đó
1.1.2.Các quy luật cơ bản của thị trường :a)Quy luật giá trị:
Quy định hàng hóa phải được sản xuất và trao đổi trên cơ sở hao phí laođộng xã hội cần thiết Quy luật giá trị thể hiện sự vận động thông qua sự biến động
Trang 4của giá cả hàng hóa Vì giá trị là cơ sở của giá cả nên giá cả phụ thuộc vào giá trịnhưng giá cả cũng phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệ cung cầu, cạnhtranh trên thị trường Tuy nhiên giá cả hàng hóa chỉ biến động lên xuống xoayquanh giá trị của nó Quy luật giá trị có tác dụng rất quan trọng đó là điều tiết sảnxuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lưu lượng sản xuất phát triển, bình tuyển laođộng
b)Quy luật cung cầu:
Quy luật cung cầu nói lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứngcủa thị trường Quy luật này quy định cầu và cung luôn có xu thế chuyển độnghướng đến sự cân bằng trên thị trường Trong cơ chế thị trường, người mua đạidiện cho sức cầu, người bán đại diện cho sức cung Khi cung và cầu về số lượnghàng hóa bằng nhau tạo ra giá cả thị trường Quy luật cung cầu được hình thànhtrên cơ sở mối tác động qua lại giữa cung và cầu về số lượng và giá cả hàng hoá.
c)Quy luật cạnh tranh:
Quy luật cạnh tranh biểu hiện qua sự cạnh tranh giữa người bán với nhau,người mua với nhau và giữa người mua và người bán Quy luật này quy định hànghóa sản xuất ra phải ngày càng có chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn để thu đượclợi nhuận cao hơn cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
1.1.3.Vai trò của thị trường :
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thị trường có vai trò rất quan trọng đốivới sản xuất lưu thông hàng hóa, quyết định kinh doanh và quản lý, nhất là trongsản xuất kinh doanh Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóadịch vụ được diễn ra mộ cách liên tục và quyết định sự sống còn của các doanhnghiệp trên thị trường và tình trạng thị trường sẽ tác động đến tình hình kinh doanhhàng hóa dịch vụ nói chung và thị trường nói riêng
Thị trường có vai trò quyết định các chính sách tác động của doanh nghiệpcó được chấp nhận hay không và các sản phẩm của doanh nghiệp có được tiêu thụ
Trang 5hay không Nếu các sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận đó sẽlà bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển kinh doanh mở rộng thịtrường
Thị trường có vai trò phản ánh tất cả những hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Vì thị trường là môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tất cảcác hoạt động kinh doanh đều diễn ra trên thị trường Thông qua thị trường doanhnghiệp sẽ nhận biết được nhu cầu xã hội, tiến hành kinh doanh và có điều kiện đểtự đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của mình
Thị trường là cơ sở để doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh, các ưuthế, các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh , từ đó đi đến việc xác định những chiếnlược cạnh tranh giành thắng lợi
1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường :
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp Nó bao hàm người mua, ngườibán và hàng hoá, dịch vụ Do đó thị trường luôn biến động và chịu sự ảnh hưởngcủa các nhân tố sau :
- Thị trường phụ thuộc vào lượng khách hàng nên nó chịu ảnh hưởng củacác nhân tố: nghề nghiệp, trình độ văn hoá, mức thu nhập, tập quán của kháchhàng.
- Thị trường cũng bị tác động của các nhân tố thuộc về hàng hóa và dịch vụnhư: tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc tính và thời vụ của hàng hóa, nhân tố tự nhiên
- Thị trường chịu sự quản lý điều tiết của nhà nước bởi các chính sách biệnpháp Đồng thời thị trường chịu sự tác động của những chiến lược, chính sách vàgiải pháp của các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh
Ngoài ra thị trường còn chịu tác động của các nhân tố thuộc về chính trị xãhội Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc, quanhệ quốc tế Nhân tố này tác động trực tiếp tới kinh tế do đó tác động tới thị trường
1.2.Doanh nghiệp du lịch trong hoạt động kinh doanh trên thị trường du lịch :
Trang 61.2.1.Khái niệm doanh nghiệp du lịch :
Theo tinh thần của luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng Hoà XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 thì: Doanh nghiệp du lịch làtổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độngkinh doanh du lịch
1.2.2.Thị trường du lịch :
a)Khái niệm thị trường du lịch :
Thị trường du lịch là một quá trình mà trong đó người mua người bán sảnphẩm dịch vụ du lịch tác động qua lại để xác định giá cả số lượng và thực hiệnquyết định chuyển dịch sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch từ người bán sangngười mua thông qua hoạt động mua bán bằng tiền trong một không gian, thời giannhất định
Thị trường du lịch là nơi thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì mục đíchthoả mãn nhu cầu, mong muốn, sức mua của khách
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sảnxuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữangười mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tinkinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch
b)Đặc điểm thị trường du lịch :
- Thị trường du lịch được hình thành, ra đời muộn hơn so với thị trườnghàng hóa nói chung vì nhu cầu du lịch mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây vàdịch vụ xuất hiện sau hàng hóa
- Trong thị trường du lịch thì các yếu tố cung và cầu thường tách rời nhau(cầu di chuyển gần đến cung trong đó cung mang yếu tố cố định) Do sự tách rờiđó cần tạo ra sự liên hệ giữa cầu với cung, nó làm xuất hiện hoạt động môi giớilàm cho cầu biết đến cung và ngược lại
Trang 7- Trên thị trường du lịch thì cung và cầu chủ yếu là về dịch vụ: những sảnphẩm phi vật chất, ngoài ra những đối tượng trên thị trường còn là những hàng hóađáp ứng nhu cầu bổ sung của khách du lịch như lưu niệm, mua sắm
- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, nó là sự ảnh hưởng của khíhậu thời tiết, phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi quốc gia nơi đến du lịch
- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách dulịch quyết định mua cho đến khi khách trở về nơi cư trú của mình
- Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp hayđối tượng mua bán không hiện hữu trước người mua người bán
- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch rất đa dạng, các chủ thể tham giatrên thị trường rất phong phú
1.2.3.Động cơ du lịch :
Động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và là lýdo của hành động du lịch Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con ngườitrong một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hành động của con người.Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cũng sẽ tác động đến động cơ Nhu cầu du lịchnói chung rất phức tạp, đa dạng, mang tính cá nhân và chủ quan Tuy nhiên có thểtập chung thành 3 nhóm :
- Nhóm nhu cầu đặc trưng : thoả mãn sự hiếu kỳ, nâng cao hiểu biết, thunhận kinh nghiệm, thưởng thức, giải trí là động lực chính cho chuyến đi
- Nhóm nhu cầu cơ bản : ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển gắn liền với sự tồntại của con người dù ở nơi cư trú hay đi du lịch
- Nhóm nhu cầu bổ sung : thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khácngoài 2 nhóm trên trong chuyến đi
1.2.4.Khách du lịch :
Nguồn khách trong thị trường du lịch là hết sức quan trọng, họ đóng vai tròquyết định đối với hoạt động kinh doanh du lịch Vì vậy cần nắm được khách du
Trang 8lịch là đối tượng nào? có nhu cầu gì khi đi du lịch? để từ đó đáp ứng một cách tốiđa nhu cầu của họ, nhằm thu hút được nhiều khách hàng về phía mình và ngàycàng mở rộng thị trường kinh doanh
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch :
Theo nhà kinh tế học người Anh, Ogilvie khách du lịch là tất cả nhữngngười thoả mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thờigian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ởđó
Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm khác du lịch là một người đi tự nguyện,mang tính nhất thời , với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và
thay đổi thu nhận được trong một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên.Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất quan niệm vềkhách du lịch ở hai phạm vi quốc tế và nội địa, sau này được Tổ chức du lịch thếgiới (WTO) chính thức thừa nhận.
Khách du lịch quốc tế: là một người ít nhất lưu trú một đêm nhưng khôngquá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đíchkhác nhau ngoài hoạt động được trả lương tại nơi đến.
Khách du lịch nội địa: là một người đang sống tại một quốc gia, không kểquốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trongquốc gia đó, trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không quá một năm với các mụcđích có thể là giải trí, công vụ, hội họp, thăm quan gia đình ngoài hoạt động làmviệc để lĩnh lương ở nơi đến
1.3Sự cần thiết phải mở rộng thị trường kinh doanh :1.3.1.Các quan điểm mở rộng thị trường :
a)Mở rộng thị trường theo chiều rộng :
Trang 9Đây là quan điểm mở rộng thị trường có quy mô lớn hơn bằng chính sảnphẩm hiện tại của doanh nghiệp Theo quan điểm này, doanh nghiệp mở rộng thịtrường theo mô hình thị trường mới - sản phẩm cũ Cụ thể :
- Mở rộng thị trường ở các khu vực hành chính, địa lý khác.
- Thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác thành khách hàng của doanhnghiệp.
b)Mở rộng thị trường theo chiều sâu :
Theo quan điểm này doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu khai thác thịtrường mới và thị trường hiện tại bằng các sản phẩm mới Đây là việc phát hiện tìmtòi các đoạn thị trường bỏ ngỏ mà các doanh nghiệp khác chưa tiếp cận tới và chếtạo các sản phẩm mới Cụ thể :
- Cải tiến, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và thịtrường mới
- Đa dạng hoá các loại sản phẩm mới đưa ra thị trường
1.3.2.Cơ sở để mở rộng thị trường của doanh nghiệp :
Để mở rộng thị trường kinh doanh thì các doanh nghiệp phải dựa vào mộtsố cơ sở nào đó Các cơ sở đó có thể xuất phát từ phía chủ quan của doanh nghiệphoặc từ phía khách quan do thị trường tạo ra Về cơ bản bao gồm 3 cơ sở sau:
- Dựa trên tiềm năng lợi thế của chính doanh nghiệp: Tiềm năng, lợi thế củadoanh nghiệp chính là khả năng của doanh nghiệp, là vị thế, thế lực của doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Tiềm năng, lợi thế củacác doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu như vốn, kỹ thuật, công nghệ, bộmáy quản lý, mạng lưới phân phối, giá cả, sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.
- Dựa vào những cơ hội kinh doanh do thị trường đem lại: Cơ hội kinhdoanh của thị trường là các yếu tố thuận lợi của thị trường đối với doanh nghiệpmà những thuận lợi đó doanh nghiệp có thể gia tăng được doanh số hay mở rộngcác hoạt động kinh doanh
Trang 10- Dựa vào điểm yếu, điểm bất lợi của doanh nghiệp đồng nghiệp: Mỗi doanhnghiệp là một hệ thống và cấu thành nên hệ thống đó bao gồm rất nhiều bộ phận vàđương nhiên không phải bộ phận nào cũng có sức mạnh tối đa Những bộ phận đóchính là điểm yếu, điểm bất lợi của một doanh nghiệp Để cạnh tranh thì doanhnghiệp thường quan tâm đến những mặt không mạnh của đối thủ, tránh đối đầu vớicác mặt mạnh của họ Điểm mạnh, yếu ở đây có thể là các chiến lược về sản phẩm,chính sách về giá hay uy tín của doanh nghiệp trên đoạn thị trường nào đó
1.3.3.Sự cần thiết phải mở rộng thị trường:
a)Lợi ích của việc mở rộng thị trường trong hoạt động kinh doanh du lịch:
Bất cứ doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động kinh doanh nói chung vàkinh doanh du lịch nói riêng đều muốn kinh doanh có hiệu quả và ngày càng chiếmlĩnh được nhiều thị phần Mở rộng thị trường sẽ giúp cho công ty nâng cao hiệuquả kinh tế và thu được lợi nhuận cao về lâu dài Mở rộng thị trường công ty có cơhội sử dụng được hết tiềm lực của mình D o có sự khác biệt về sản phẩm du lịchnên trong thời gian kinh doanh của công ty có vắng khách hay đông khách thì sốlượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn phải đảm bảo Nếu trong thời giankinh doanh mà số khách giảm đi công ty sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội thu được tiềncủa khách để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận trong thời gian đó Nếu mởrộng được thị trường, thu hút được nhiều khách hàng thì doanh thu sẽ tăng lên, chiphí trong hoạt động kinh doanh giảm xuống, tốc độ chu chuyển hàng hóa dịch vụtăng lên Lúc này không những công ty tạo được nhiều tiền lời hơn mà còn tạo rakhả năng sinh lời lớn hơn Hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn và lao độngđược nâng cao
Ngoài những lợi ích nói hữu hình nói trên, mở rộng thị trường còn đem lạilợi ích vô hình Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phítrong sản xuất kinh doanh để từ đó mở rộng quy mô và phát triển sản xuất kinh
Trang 11doanh Điều này giúp công ty ngày càng củng cố thêm uy tín và vị thế cạnh tranhcủa mình trên thị trường
b)Sự cần thiết phải mở rộng thị trường:
Thị trường là vấn đề quan tâm bậc nhất của các nhà doanh nghiệp.Vấn đềchiếm lĩnh thị trường, làm chủ thị trường, chi phối thị trường là điều kiện bắt buộctrong ý trí và hành động của mọi doanh nghiệp Mở rộng thị trường là hoạt độngthen chốt nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hoá lợi nhuận.Ngoài ra nó còn là hoạt động giúp công ty đạt được mục tiêu thế lực và mục tiêu antoàn trong kinh doanh
Trong kinh doanh hiện đại, mở rộng thị trường là vấn đề chiến lược đểdoanh nghiệp tự khẳng định mình trong cơn lốc của sự cạnh tranh và sự loại bỏ lẫnnhau giữa các doanh nghiệp Trong điều kiện dung lượng thị trường không đổi, mởrộng thị trường có nghĩa là doanh nghiệp phải xâm chiếm, lấn át thị trường củadoanh nghiệp đồng nghiệp Tức là doanh nghiệp phải tham gia thị trường cạnhtranh hoặc doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường trong sự mở rộng chung củangành Đó là hướng khai thác của thị trường nguyên thuỷ, tiềm năng bằng các sảnphẩm của mình
Ngày nay nếu tự trói mình vào một thị trường công ty sẽ phải hứng chịunhiều bất trắc rủi ro Cho nên mở rộng thị trường là một giải pháp hữu hiệu nhằmtự bảo vệ mình trước những rủi ro, nó cho phép giảm thiểu hoặc né tránh những rủiro bất trắc trong từng trường hợp riêng lẻ.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp đó là lợi nhuận.Song thực tế hàng hóa lại vô cùng phong phú, đa dạng, nhu cầu người tiêu dùngngày càng khắt khe hơn Nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến thị trường hiện tại thìkhi thị trường hiện tại nhanh chóng bị bão hoà, sản phẩm hàng hóa sản xuất rangày càng nhiều sẽ không được bán ra Như vậy doanh nghiệp sẽ không thể tăng
Trang 12được doanh thu, có khi doanh thu không đủ bù đắp chi phí dẫn tới lợi nhuận giảmmạnh, kinh doanh kém hiệu quả.
Chương 2 :Khảo sát thực tế tại công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm
2.1.Khái quát về công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm:2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm là một doanh nghiệp nhànước được thành lập năm 1993 với tên ban đầu là công ty XNK và tư vấn đầu tưHồ Gươm Công ty có chức năng là xuất nhập khẩu các hàng hoá cần thiết cho thịtrường Việt Nam và thu hút đầu tư trong và ngoài nước Nhưng do sự đòi hỏi khắtkhao của thị trường, do nhu cầu phát triển của công ty và do sự phát triển của cơchế chuyển đổi nên năm 1995 công ty đã bổ sung và hoàn thiện hơn một số loạihình kinh doanh Công ty đổi tên thành công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư HồGươm, dưới sự lãnh đạo của giám đốc Nguyễn Chỉnh Phong Công ty XNK du lịchvà tư vấn đầu tư Hồ Gươm là một đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, kinhdoanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại cácngân hàng như Ngân hàng thương mại nhà nước - 23 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Trang 13- 228 - Điện Biên Phủ - Tp Hồ Chí Minh ( 8- 9320491 ).
Từ khi được thành lập cho đến nay Công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tưHồ Gươm đã trải qua nhiều biến động trong nước cũng như sự ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế trong khu vực Nhưng với phương hướng phát triển đúng đắnvà với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viêncông ty, hiện nay công ty đang hoạt động rất hiệu quả và được sự tín nhiệm củanhiều khách hàng Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã trưởng thành kể cả về chuyênmôn lẫn học vấn, họ thấy rõ nhu cầu của khách hàng và có đủ khả năng đáp ứng.Tổng số lao động của công ty hiện nay là 35 người trong đó có 12 nhân viên làmviệc trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành Trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ vềdu lịch ở bậc đại học, cao đẳng là 28 người, trình độ đào tạo chuyên nghành kháclà 7 người Trình độ ngoại ngữ là 30 người ở trình độ C và trình độ đại học Côngty có sự liên kết với các doanh nghiệp khác liên quan để đưa ra các dịch vụ đángtin cậy mức giá hợp lý Đây là kết quả ban đầu đáng khích lệ, là xu hướng pháttriển mới cho công ty Do đó công ty đã phát huy được lợi thế của mình, có tốc độphát triển cao, doanh thu năm sau cao hơn năm trước
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty :a)Chức năng :
Trang 14Quản lý và điều hành công ty trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thểnhư sau :
- Chức năng kỹ thuật là phải tạo ra các sản phẩm dịch vụ thật hoàn hảo củacông ty nhằm đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Chức năng thương mại là thể hiện thật tốt các hoạt động kinh doanh và báncác sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
- Chức năng tài chính là quản lý huy động và sử dụng các nguồn vốn có hiệuquả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chức năng quản trị là phải dự báo điều phối, kiểm soát chỉ huy để tạo điềukiện cho các hoạt động của công ty diễn ra theo đúng kế hoạch dự định
b)Nhiệm vụ :
- Đại lý du lịch và giao dịch.- Quản lý xuất nhập khẩu.
- Chế tạo, sản xuất hàng hoá xuất khẩu.- Cố vấn đầu tư dịch vụ.
Trong đó công ty phải làm một số công việc như sau:
- Kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói khác nhau với những hànhtrình khác nhau: hạng nhất, môi trường, mạo hiểm
- Sự năng động sáng tạo của công ty tạo ra các tour theo sự lựa chọn củachính các khách hàng.
- Các dịch vụ giúp đỡ mua vé máy bay, làm visa, đặt chỗ khách sạn, chothuê ô tô
- Tổ chức tiếp xúc kinh doanh và quan hệ giao dịch với những doanh nghiệp,tổ chức ở Việt Nam.
Mặt khác công ty còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng phục vụ, uy tín trênthị trường vì vậy công ty đã không ngừng đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị
Trang 15để phục vụ khách hàng Các chương trình du lịch của công ty thì luôn đảm bảođúng giờ và chính xác Công ty cố gắng đảm bảo làm các thủ tục nhanh chóng chokhách hàng tham gia các chương trình du lịch.
2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý của công ty:
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình thì công ty đã có nhữnghoạt động cụ thể trong đó có mặt tổ chức là một trong những mặt rất quan trọng,nó góp phần quyết định nên sự thành công hay thất bại của công ty Để làm đượcđiều đó công ty phải kiện toàn bộ máy quản lý của mình với cơ cấu tổ chức hợp lýnhất của một doanh nghiệp với phương trâm giảm bớt bộ máy quản lý tinh gọnkhông cồng kềnh nhưng điều hành có hiệu quả.
Về mặt tổ chức của công ty bao gồm các phòng: phòng xuất nhập khẩu,phòng tư vấn đầu tư, phòng du lịch, phòng quan hệ giao dịch điều hành, vănphòng Các phòng này nằm dưới sự quản lý của một giám đốc và ba phó giám đốc.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty XNK du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm
Trang 16Qua sơ đồ tổ chức của công ty XNK, du lịch và tư vấn đầu tư Hồ Gươm tathấy các phòng ban ngoài việc thực hiện chức năng chung của công ty thì mỗiphòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng để công ty sản xuất hoạt động kinhdoanh ngày càng có hiệu quả.
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty nắmbắt tình hình và đề ra các biện pháp cần thiết, quyết định cơ cấu tổ chức, cân nhắcsa thải, đề bạt, tuyển dụng phân rõ quyền hạn nghĩa vụ của từng bộ phận.
- Phó giám đốc: là người thay mặt giám đốc trực tiếp giải quyết các côngviệc của công ty Mỗi một giám đốc chịu trách nhiệm trong công ciệc mình quảnlý Công ty có ba phó giám đốc là phó giám đốc xuất nhập khẩu, phó giám đốc dulịch, phó giám đốc liên doanh.
VĂN PHÒNGPHÒNG
PHÒNGTƯ VẤNĐẦU TƯ
PHÒNGQUAN HỆ
GIAODỊCH
Trang 17- Phòng tư vấn đầu tư: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc cũng như cácnhà đầu tư muốn đầu tư vào một thị trường, loại hình nào đó Muốn vậy phải có sựthăm dò nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra những phương án tối ưu.
- Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tổng hợp xác định nhu cầu, tổ chứcthực hiện nhiệm vụ kế hoạch căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của từng đơnvị để xây dựng kế hoạch hợp lý Luôn tìm kiếm những nguồn khách và thườngxuyên nắm bắt những thay đổi của thị trường để có những kế hoạch thích hợp đápứng nhu cầu tối đa của thị trường.
- Phòng du lịch: có nhiệm vụ thiết kế xây dựng những chương trình du lịch,liên kết quan hệ với các đối tác để có thể đưa ra các chương trình du lịch đáp ứngnhu cầu tối đa của khách hàng.
- Phòng quan hệ gaio dịch: có nhiệm vụ quan hệ giao dịch với các đối táckinh doanh, các khách hàng để công ty có thể kinh doanh thuận lợi, đem lại hiệuquả cao nhất cho công ty.
- Văn phòng: công tác thanh tra, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn lao động;văn thư lưu giữ hồ sơ, quản lý con dấu, quản lý nhà đất, quản lý trang thiết bị làmviệc; công tác quản trị, mua sắm, văn phòng phẩm, in ấn; công tác tạp vụ y tế; côngtác thi đua tuyên truyền Ngoài ra còn tham mưu cho giám đốc sử dụng quản lývốn có hiệu quả tài sản, vốn của công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật vàbảo toàn, phát triển vốn, luôn thu thập các thông tin kinh tế theo điều luật kế toánthống kê.
2.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Ngay từ ngày đầu mới thành lập do điều kiện đất nước còn khó khăn nên trụsở công ty chỉ là một toà nhà ở 125 - Bùi Thị Xuân - Hà Nội Tuy thế với sự cốgắng phấn đấu của cán bộ công nhân viên công ty nên chỉ trong một thời gian ngắncông ty đã mở thêm một văn phòng ở 127 - Bùi Thị Xuân để thuận lợi cho việckinh doanh của công ty Chỉ là 2 toà nhà nhỏ nhưng việc bố trí của các bộ phận
Trang 18phòng ban rất hợp lý tạo sự thoải mái, thuận lợi cho khách đến giao dịch, quan hệvới công ty cũng như cho công việc của cán bộ công nhân viên Hơn thế nữa côngty còn mở thêm các chi nhánh ở các nơi như ở thành phố Đà Nẵng, ở thành phố HồChí Minh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách.
Ngoài kinh doanh lữ hành, xuất nhập khẩu và tư vấn đầu tư thì công ty cònkinh doanh vận chuyển nên công ty có 4 chiếc xe Huyndai và có sự liên kết vớinhiều công ty kinh doanh vận chuyển khác Công ty có sự hợp tác, liên kết vớinhiều khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn ở các thành phố như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Hạ Long, Quy Nhơn, Phan Thiết, Cần Thơ,Sapa, Vũng Tàu.
2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty XNK, du lịch và tư vấn đầutư Hồ Gươm:
2.2.1.Vị trí của công ty hiện nay trên thị trường:
Ngay từ ngày đầu được thành lập ( 1995 ) công ty có những định hướng pháttriển đúng đắn nên công ty hoạt động có hiệu quả thu hút được số lượng lớn kháchhàng đến với công ty ( đặc biệt là khách inbound ) Nhưng công ty cũng gặp phảinhững khó khăn luôn kìm hãm sự phát triển của công ty Đó là sự biến đổi của nềnkinh tế, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Hơnnữa nhiều công ty hoạt động kinh doanh du lịch được thành lập và phát riển rộngkhắp trong phạm vi cả nước Cùng đó là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinhtế trong khu vực Nhưng với việc nghiên cứu đưa ra những chiến lược phát triển vàvới sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên côngty, hiện nay công ty đang hoạt động rất hiệu quả và được sự tín nhiệm của nhiềukhách hàng Số lượng khách đến với công ty ngày càng tăng, năm 2000 đạt 1.189khách, năm 2001 đạt 1570 khách Thị trường khách của công ty cũng đã vươn tớinhiều quốc gia trên thế giới, năm 2001 công ty mở rộng được sang thị trường Châu
Trang 19Mỹ và Châu Đại Dương đối với khách inbound và sang thị trường Châu Âu, ChâuÁ đối với khách outbound ( Trung Quốc, Thái Lan ) so với năm 2000.
Hiện nay công ty đã tham gia hiệp hội PATA nên có nhiều thuận lợi trongkinh doanh như sự phối hợp, hợp tác với các công ty trong hiệp hội về mọi mặt đểthu hút khách hàng và học hỏi các kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn có một lượng khách truyền thống như Thái Lan, Pháp,Nhật và thị trường khách du lịch của công ty đã vươn rộng ra nhiều nước trên thếgiới, điều đó giúp cho công ty có những thuận lợi để mở rộng thêm thị trường.Nhưng thị trường khách du lịch chủ yếu của công ty là khách inbound còn thịtrường khách nôị địa và outbound của công ty còn hạn chế Thị trường kháchinbound của công ty đã được sự tín nhiệm, yêu mến của nhiều khách hàng và có vịthế trên thị trường kinh doanh Còn thị trường khách outbound và khách nội địacủa công ty còn yếu kém, chưa được sự quan tâm của nhiều khách hàng, uy tín củacông ty về thị trường này còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủquan.
2.2.2.Thị trường khách của công ty:
Với việc thiết kế những chương trình du lịch đặc sắc ( chương trình SEACANOE - một chương trình độc đáo của công ty ), với các tuyến điểm du lịch hấpdẫn do công ty đã hiểu được nhu cầu của từng đối tượng khách, ở những độ tuổi,quốc tịch, nền văn hoá, lối sống khác nhau Do đó thị trường khách du lịch củacông ty ngày càng được mở rộng.