ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN DUY
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Trang 3826
ra quyết định và trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của chương trình và Chất lượng của công tác tuyên truyền, thuyết phục,vận động nhân dân
Nghiên cứu của Vũ Nhữ Thăng (2015) trong đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên
“, cho rằng cơ chế, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả huy động và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng NTM của cả nước Tác giả cho rằng vấn đề mẫu chốt để tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM thì cần hoàn thiện các chính sách chính sách về huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính
Nghiên cứu của Lê Sỹ Thọ (2016) trong công trình: “
”, đã làm rõ cơ sở khoa học về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng những vấn đề đang đặt ra trong huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Hà Nội Nhưng luận án chỉ đề cập đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho riêng nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM
Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu:
”, đưa ra nhận định: để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn xây dựng NTM cần thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết tốn, cơng tác kiểm tra giám sát và báo cáo Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng
Trang 3927
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên; phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với huyện Định Hoá và huyện Đại Từ; phía Nam giáp với huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, có đường Quốc lộ số 3 đi qua với chiều dài khoảng 35,6 km là trục giao thông liên tỉnh quan trọng, diện tích tự nhiên là 36.761,70 ha, huyện có 15 đơn vị hành chính (13 xã và 02 thị trấn) với 274 (xóm, phố, tiểu khu)
Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế
Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 m đến 400m Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm
Trang 4028
Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, tổng tích nhiệt khoảng 8.0000C Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,20C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 280C - 290C) Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, (thấp nhất là tháng 1: 15,60C) Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2
Lượng mưa trung bình ở Phú Lương từ 2.000mm đến 2.100mm/năm Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất (từ 17 ngày đến 18 ngày/tháng) Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25 mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày mưa Năm 1960, Phú Lương có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm); năm 1985 có lượng mưa thấp nhất (977mm) Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Phú Lương khoảng 985,5mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) Dưới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn
Phú Lương có mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2, trữ lượng nước cao, phân bổ tương đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi, đủ nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn huyện
Trang 4129
qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm Tổng chiều dài của hệ thống sông Đu khoảng 45km
Sông Cầu, xưa còn gọi là sông Phú Lương, là sông lớn nhất chảy trên địa bàn Phú Lương với tổng chiều dài 17 km qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm (nay thuộc thành phố Thái Nguyên); là nguồn cung cấp nước chủ yếu đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của các xã phía nam huyện Dưới thời thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông thuỷ quan trọng của huyện Phú Lương và của tỉnh Thái Nguyên
Hầu hết các sông ở Phú Lương đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng, mưa nhiều, thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lương TT Loại đất Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 100 36.894,65 100 36.761,70 100 2 Đất nông nghiệp 12.045,05 32,65 12.714,06 35,24 13.049,00 35,50 3 Đất lâm nghiệp 17.223,86 46,68 17.113,84 47,44 16.465,60 44,79 4 Đất nuôi trồng thủy sản 830,43 2,25 828,00 2,24 824,60 2,24 5 Đất ở 1.693,84 4,60 1.744,25 4,84 1.306,30 3,55 6 Đất chuyên dung 3.169,63 8,60 3.144,37 8,72 3.953,40 10,75 7 Đất chưa sử dụng 578 1,57 530,13 1,47 275,40 0,75
Trang 4230
tới hơn 80% Trong 3 năm có sự chuyển dịch nhưng không lớn, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất (47,44%) bao gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 35,24% gồm đất trồng lúa, trồng cỏ, trồng cây hàng năm Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động huyện Phú Lương Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu(%) I Tổng số nhân khẩu 106.861 100 107.172 100,00 107.409 100,00 1 Theo giới tính - Nam 52.286 48,93 52.438 48,93 52.555 48,90 - Nữ 54.575 51,07 54.734 51,07 54.854 51,10 2 Theo khu vực - Thành thị 11.626 10,88 11.660 10,88 11.691 10,88 - Nông thôn 95.235 89,12 95.512 89,12 95.718 89,12 II Tổng số lao động 71.671 100 71.878 100,00 72.608 100,00 1 Theo giới tính - Nam 35.067 48,92 35.170 48,90 35.505 48,90 - Nữ 36.604 51,08 36.168 51,10 37.103 51,10 2 Theo khu vực - Thành thị 7.797 10,88 7.820 10,90 7.914 10,90 - Nông thôn 63.874 89,12 64.058 89,10 64.694 89,10
Trang 4331
khá cân đối và không có sự biến động lớn từ năm 2017 đến 2019; dân số nam chiếm 48,93%, dân số nữ chiếm 51,07%
Nhưng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với dân số thành thị, thường xuyên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ khoảng gần 90% Xét về lao động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam, trong 3 nămlao động nữ chiếm 51,08% đến 51,10%, lao động nam chiếm 48,90%, điều nay khá phù hợp với xu hướng dân số hiện tại là tỉ lệ sinh thô về giới tính nữ cao hơn nam, nhưng điều đó cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động
Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2017 lao động thành thị chiếm chỉ có 10,90%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 89,10% Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Phú Lương
Trang 4432
Bảng 2.3 cho thấy bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của huyện trong những năm gần đây
Qua 3 năm từ 2017 đến 2019, cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa các ngành sản xuất, tuy ngành NLN và thuỷ sản không còn chiếm vị trí chủ đạo nữa, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thực sự rõ nét Năm 2017 cơ cấu kinh tế các ngành là: ngành NLN và TS chiếm 37,0%, ngành CN và XD chiếm 31,0%, ngành Dịch vụ và thương mại chiếm 32%
Đến năm 2019 ngành NLN và TS chiếm 32,0%, ngành CN và XD chiếm 35,0%, ngành Dịch vụ và thương mại chiếm 33,0% Sự chuyển dịch này đã khẳng định xu hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là ngành Dịch vụ thương mại có xu hướng giảm và có hiệu quả chuyển dịch chưa cao
Chương trình MTQG xây dựng NTM luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự tham gia vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nổi bật, tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn như:
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, việc đầu tư, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất được ưu tiên Các vùng chuyên canh rau, hoa, thuỷ sản và vật nuôi, cây trồng đặc sản được hình thành Chăn nuôi phát triển khá ổn định, công tác trồng rừng mới, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, quản lý và bảo vệ rừng được tăng cường
Trang 4533
thương mại nông thôn được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân
Công tác an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn tiếp tục được quan tâm, hỗ trợ; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Dự ước đến hết năm 2019, kết quả rà soát, đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện Phú Lương, như sau: Nhóm 1 (đạt chuẩn 19 tiêu chí): 10 xã; Nhóm 2 (đạt từ 15-18 tiêu chí): 1 xã; Nhóm 3 (đạt từ 13-14 tiêu chí): 02 xã
Đến năm 2019, huyện có 66 điểm trường, 812 phòng học, với 1.766 giáo viên và 23.786 học sinh các cấp học Bảng 2.4 cho thấy phân bố số lượng học sinh ở các cấp học phản ánh còn một bộ phận các học sinh sau khi kết thúc các cấp học Tiểu học và Trung học cơ sở không tiếp tục theo học ở cấp học cao hơn Bảng 2.4 Hiện trạng giáo dục huyện Phú Lương năm 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Chia theo cấp học MN TH THCS THPT Số trường trường 66 19 27 17 3 Số lớp học lớp 812 208 334 186 84 Số giáo viên người 1.766 439 658 460 209 Số học sinh người 23.786 6.258 8.151 5.945 3.432 Số HS/giáo viên HS/GV - 14,26 12,39 12,92 16,42 Số HS/lớp học HS/lớp - 30,08 24,40 31,96 40,86
Trang 4634
nhiên, ở một số xã đặc biệt khó khăn vẫn phải học ghép lớp, nhất là các cấp học Mầm non và Tiểu học
Đến hết năm 2019 toàn huyện có 18 cơ sở y tế, 01 bệnh viện và 16 trạm y tế xã, thị trấn, có 165 giường bệnh, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 1,54 người
Bảng 2.5 Hiện trạng đầu tư ngành y tế huyện Phú Lương năm 2019
STT Chỉ tiêu Đơn vị tinh Số lượng I Số cơ sở y tế cơ sở 18 1 Bệnh viện cơ sở 01 2 Phòng khám đa khoa khu vực cơ sở 01 3 Trạm y tế xã, thị trấn cơ sở 16 II Số giường bệnh giường 165 1 Bệnh viện giường 80 2 Phòng khám đa khoa khu vực giường 05 3 Trạm y tế xã, thị trấn giường 80
Tổng số cán bộ ngành Y trên toàn huyện là 130 người trong đó có 29 Bác sĩ chiếm 22,30%, số cán bộ y tế bình quân trên 1 vạn dân là 1,31 người
Về ngành dược hiện nay có 16 cán bộ ngành dược trong đó 03 Dược sĩ có trình độ đại học Nhìn chung các cơ sở y tế khám chữa bệnh đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng hiện nay các thiết bị phục vụ cho công tác y tế và phục vụ cho việc chăm sóc người bệnh còn thiếu, đồng thời có tình trạng xuống cấp do cơ sở vật chất, thiết bị đã đưa vào sử dụng lâu
Trang 4735
Luận văn giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu các nội dung sau:
Thực trạng xây dựng NTM và hoạt động huy động vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2019 Nghiên cứu thực trạng tập trung vào các nội dung như: (1) Cơ chế huy động vốn; (2) Kế hoạch huy động vốn; (3) Cơ chế hỗ trợ; (4) Cơ chế đầu tư; (5) Tổ chức huy động vốn; (6) Công tác kiểm tra, giám sát
Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho xây dựng NTM huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Những thuận lợi, khó khăn trong huy động nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4836
- Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, người dân về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia của người dân) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau Các hình thức thu thập trong nghiên cứu:
+ Đối tượng điều tra bao gồm: Tổ chức tín dụng, cán bộ có liên quan đến hoạt động huy động vốn đầu tư các cấp và người dân tham gia vào quá trình huy động vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
+ Lựa chọn điểm điều tra và lượng mẫu điều tra
Toàn huyện Phú Lương có 13 xã và chia ra thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm 09 xã là các xã đã đạt chuẩn 19 tiêu chí; nhóm 2 gồm 02 xã đạt từ 15-18 tiêu chí và nhóm 3 gồm 02 xã đạt từ 13-14 tiêu chí để đảm bảo tính đại diện cho các xã Tác giả đã lựa chọn 3 xã của huyện Phú Lương thuộc 3 nhóm tiêu chí làm mẫu nghiên cứu là 3 xã: Tức Tranh (xã đã công nhận đạt chuẩn NTM), Yên Lạc (xã phấn đấu đạt chuẩn NTM) và Yên Ninh (xã chưa đạt chuẩn NTM) Mỗi xã tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 50 cán bộ, hộ dân để điều tra bằng bảng hỏi và sử dụng thang đo Likert để đánh giá vai trò của cộng đồng trong huy động vốn xây dựng NTM tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Trang 4937
Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng NTM, lãnh đạo các cấp có liên quan để lấy ý kiến đánh giá nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương
Các phương pháp được tác giả luận văn sử dụng trong quá trình phân tích các số liệu và tài liệu báo cáo liên quan đến luận văn, chủ yếu là phương pháp phân tích trong thống kê, đó là phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như: tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, mức thu nhập của các hộ qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng NTM
Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để tiến hành phân tích so sánh thực trạng việc huy động các nguồn lực vào xây dựng NTM giữa các điểm khảo sát và giữa các thời điểm về huy động nguồn vốn, đóng góp của người dân và các doanh nghiệp cho Chương trình xây dựng NTM của huyện Phú Lương
- Tác giả luận văn sẽ tra cứu kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực, xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học Từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng phát triển NTM được chính xác và khách quan hơn
- Để thấy được xu hướng phát triển của