1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương

137 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 860 KB

Nội dung

4.3.3 Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành, giám sát về huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT cho 4.3.4 Nâng cao sự hiểu biết của người dân và phát huy

Trang 1

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN

LỰC XÃ HỘI XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 5 2.1 Một số vấn đề lý luận về huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường

2.1.1 Khái niệm về nguồn lực xã hội, huy động nguồn lực xã hội và huy

động nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn 5 2.1.2 Vai trò của huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông

2.1.3 Đặc điểm của huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông

2.1.4 Giải pháp huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông

thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới 8 2.1.5 Nội dung nghiên cứu về huy động nguồn lực xã hội để xây dựng

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực xã hội để xây dựng

2.2 Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng nông

Trang 2

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 32

4.1 Thực trạng huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông

4.1.1 Các giải pháp đã thực hiện nhằm huy động nguồn lực xây dựng đường

giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách giai đoạn 2012-2014 38 4.1.2 Tổ chức huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông

4.1.3 Kết quả huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường GTNT ở

Trang 3

4.3.3 Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều

hành, giám sát về huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT cho

4.3.4 Nâng cao sự hiểu biết của người dân và phát huy tính dân chủ ở cấp cơ

sở về xây dựng đường GTNT trên địa bàn huyện Nam Sách 107 4.3.5 Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng

4.3.6 Kích thích phát triển kinh tế hộ, nâng cao hiệu quả các giải pháp phát

4.3.7 Tận dụng các lợi thế về vốn và nguồn lực xã hội ở huyện Nam Sách

4.3.8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân trong huy động

nguồn lực xây dựng đường GTNT ở huyện Nam Sách 110

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

3.1 Tình hình dân số lao động của huyện Nam Sách trong giai đoạn 2012 -

3.5 Thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến đền tài 34 4.1 Một số hình thức tuyên truyền, vận động huy động đóng góp nguồn

lực xã hội để xây dựng đường GTNT ở huyện Nam Sách 46 4.2 Ý kiến của người dân về nguồn thông tin huy động NLXH xây dựng

4.3 Tình hình tham gia các cuộc họp triển khai xây dựng đường GTNT

4.4 Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong tuyên truyền huy động nguồn lực

4.5 Ý kiến của doanh nghiệp về nguồn tin vận động đóng góp nguồn lực

4.6 Tình hình huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường huyện, xã

4.7 Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường xã tại các xã điều tra 56 4.8 Tình hình đóng góp xây dựng đường xã của doanh nghiệp ở huyện

4.9 Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn vốn của nhà

nước xây dựng đường huyện, xã ở huyện Nam Sách 57

Trang 6

4.10 Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực đất đai từ hộ

dân để xây dựng đường huyện, xã ở huyện Nam Sách 58 4.11 Tình hình huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường thôn ngõ

4.12 Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng đường thôn ngõ xóm ở

4.17 Ý kiến của cán bộ về khó khăn huy động đất đai để xây dựng đường

4.18 Ý kiến của hộ về đóng góp nguồn lực xây dựng đường thôn xóm ở

4.22 Tình hình huy động nguồn lực của các doanh nghiệp trong xây dựng

4.23 Ý kiến của hộ về khó khăn trong đóng góp nguồn lực xây dựng đường

4.24 Tình hình huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường chính ra đồng

Trang 7

4.27 Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực của nhà

4.28 Ý kiến cán bộ về khó khăn trong huy động nguồn lực của người dân

để xây dựng đường chính ra đồng ở huyện Nam Sách 75 4.29 Ý kiến của người dân và doanh nghiệp về khó khăn trong huy động

nguồn lực xã hội xây dựng đường chính ra đồng ở huyện Nam Sách 76 4.30 Một số hoạt động giám sát quá trình huy động nguồn lực xã hội để

xây dựng đường GTNT ở huyện Nam Sách năm 2014 77 4.31 Ý kiến của người dân về giám sát quá trình huy động nguồn lực xã hội

4.32 Ý kiến của cán bộ về khó khăn trong giám sát quá trình huy động và

công khai kết quả huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường

4.33 Dự kiến số km xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa đường GTNT

trong giai đoạn 2012 – 2014 của huyện Nam Sách 82 4.34 Dự kiến huy động các nguồn lực khác cho xây dựng đường GTNT ở

4.35 Dự kiến huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT tại các xã điều tra 84 4.36 Ý kiến của hộ về trách nhiệm xây dựng đường GTNT ở huyện Nam Sách 85 4.37 Ý kiến của hộ về những loại đường GTNT cần xây dựng ở huyện

4.38 Ý kiến của người dân và cán bộ về nguồn lực quan trọng để xây dựng

4.39 Ý kiến của người dân được điều tra về ý định tham gia xây dựng các

Trang 8

4.40 Số hộ điều tra có người thân đi xa tham gia đóng góp nguồn lực xây

4.41 Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác quy

thành tiền cho xây dựng đường GTNT trong giai đoạn 2012 – 2014

4.42 Ý kiến của hộ điều tra về thứ tự xây dựng các loại đường GTNT ở

quá trình huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường GTNT 102

Trang 9

DANH MỤC HỘP

4.1 Ý kiến của cán bộ về công tác tuyên truyền huy động nguồn lực 51 4.2 Ý kiến của người dân về huy đồng nguồn lực để xây dựng đường

4.3 Ý kiến của cán bộ được điều tra về huy động nguồn lực xã hội xây

4.4 Ý kiến của một số cán bộ điều tra về huy động nguồn lực xây dựng

4.5 Ý kiến của cán bộ được điều tra về đánh giá nhu cầu nguồn lực xã hội

cho xây dựng đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách 88

Trang 10

là nhiệm vụ chiến lược, làm cơ sở đảm bảo ổn định tình hình chính trị, xã hội, làm cơ

sở cho sự phát triển hài hoà và bền vững

Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao Xác định nông nghiệp, nông thôn vẫn là mặt trận hàng đầu trong xây dựng đất nước, ngày 04/06/2010, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định 800 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng các quyết định, thông tư khác kèm theo Qua 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

về nông thôn mới, về cơ bản các địa phương trong cả nước đã tiếp thu, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện bộ tiêu chí xây dưng nông thôn mới của Bộ NN&PTNT, nông thôn nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt về các mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa Tuy nhiên tiến độ xây dựng nông thôn mới diễn ra vẫn còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao Xây dựng nông thôn mới, không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước mà cần sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, của tất cả người dân Việt Nam

Giao thông nông thôn có vai trò rất quan trọng là yếu tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mọi vùng nông thôn cũng như toàn xã hội Trong đó, cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và để thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nói riêng

Trang 11

2

Vai trò của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn là hết sức quan trọng,

có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn này Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng giao thông nông thôn càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện xây dựng nông thôn mới hiện nay

Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền và toàn xã hội Tuy nhiên, đầu tư cho giao thông nông thôn cần một khối lượng vốn lớn

Huyện Nam Sách là một huyện nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng đã đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông Sau gần 4 năm triển khai huy động các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã xuất hiện những cách làm sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả, một số tuyến đường đã được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và đưa vào sử dụng bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích về kinh

tế và xã hội cho người dân ở khu vực đó, tạo ra diện mạo mới, sức sống mởi các vùng quê trên địa bàn huyện Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều xã của huyện đang rất mong muốn xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hệ thống đường giao thông nông thôn, nhưng gặp phải nhiều khó khăn, nổi bật nhất là khó khăn về việc huy động vốn Vì vậy, xây dựng đường giao thông nông thôn ở Nam Sách cần phải được sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức kinh tế, người dân địa phương, nhất là các cấp chính quyền cần có các chính sách huy động nguồn lực xã hội có hiệu quả hơn nữa để xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cở sở đánh giá thực trạng và các giải pháp huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Sách trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh huy

Trang 12

- Đánh giá thực trạng huy động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012 – 2014;

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương đến năm 2020

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Đối tượng khảo sát là các hộ dân, cán bộ ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các đại phương nghiên cứu của đề tài

Trang 14

5

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

XÃ HỘI XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.1 Một số vấn đề lý luận về huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn

2.1.1 Khái niệm về nguồn lực xã hội, huy động nguồn lực xã hội và huy động nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn

2.1.1.1 Khái niệm về nguồn lực xã hội

Theo Ngô Dõan Vịnh (2006), nguồn lực là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển; những thứ có tiềm năng nhưng chưa được sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực

Nguồn lực xã hội là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường

ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định

Nguồn lực xã hội bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác Trong các hoạt động kinh tế, nguồn tài lực (tiền vốn) luôn có vai trò rất quan trọng Quá trình sử dụng tiền vốn trong đầu tư nói chung là qúa trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, đất đai…) hoặc vốn dưới dạng hình thức tài sản vô hình (lao động chuyên môn cao, công nghệ

và bí quyết công nghệ, quyền sở hữu công nghiệp…) để tạo ra hoặc duy trì, tăng cường năng lực của các cơ sở vật chất – kỹ thuật hay những yếu tố, những điều kiện

cơ bản của hoạt động kinh tế

Theo Ngô Doãn Vịnh (2006), căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:

* Nguồn lực trong nước

Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, lao động, đất đai, tài nguyên, vật tư, tài chính, khoa học công nghệ, nhân văn, hệ thống tài

Trang 15

6

sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác

Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

* Nguồn lực nước ngoài

Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh

từ nước ngoài Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể

Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác,

có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện và sử dụng hợp lí,

có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển

2.1.1.2 Huy động nguồn lực xã hội

Huy động có thể được hiểu là việc điều các nguồn nhân lực, vật chất, của cải

ở các tổ chức, cá nhân và các đơn vị để thực hiện một mục tiêu của tổ chức đã đặt ra hay để phục vụ cho một công trình nào đó

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn mới nói riêng đạt kết quả tốt đòi hỏi cần phải huy động và

sử dụng rất nhiều nguồn lực: Vốn, ngày công lao động, đất đai, nguyên vật liệu,

Vì vậy trong quá trình xây dựng, nếu địa phương huy động được tối đa các nguồn lực đó từ cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội khác thì quá trình xây dựng sẽ được đẩy nhanh, tiến độ thực hiện sẽ được tăng lên

Huy động nguồn lực được hiểu là quá trình hình thành một nhóm, các tổ chức, tập thể để theo đuổi một mục đích tập thể nào đó Là cách thức tìm kiếm các đầu vào phục vụ cho nhu cầu phát triển của một tổ chức hay tập thể nhất định Huy

Trang 16

2.1.2 Vai trò của huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn

Xây dựng đường giao thông nông thôn từng bước theo hướng hiện đại là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân phải quan tâm và cùng nhau thực hiện Mọi hoạt động, chương trình về xây dựng đường giao thông phục vụ xây dựng chương trình mục tiêu nông thôn mới muốn đạt được kết quả cao, bền vững và lâu dài thì cần phải huy động được nguồn lực, sự tham gia đóng góp của cả cộng đồng Huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn – phục vụ chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới có các vai trò sau:

Huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, hoàn thành tiêu chí thứ 2 trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Khi đường giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng, xây dựng chắc chắn giúp cho giao thông thuận tiện, tạo điều kiện cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, như vậy hoạt động huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn còn gián tiếp góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn tức là khai thác tối đa tiềm năng của địa phương và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên…

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn thể hiện

Trang 17

8

được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, cho thấy được

sự đoàn kết của người dân trong và ngoài địa phương, phát huy được nội lực của địa phương đó, tạo được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung

Trong huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn người dân vừa là người tham gia đóng góp công, của, nguyên vật liệu, sức lao động… vừa là người hưởng lợi từ các chương trình này Như vậy, họ mới thấy được lợi ích mà họ nhận được, vai trò và trách nhiệm của họ trong công cuộc đổi mới quê hương, từ đó sẽ nêu cao tình thần trách nhiệm trong việc sử dụng, gìn giữ và duy tu các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và đường giao thông nông thôn nói riêng Đồng thời, sức người, sức của được huy động thể hiện được tình yêu quê hương đất nước của các người dân địa phương, các tổ chức kinh tế…

2.1.3 Đặc điểm của huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn đòi hỏi sự lãnh đạo mềm dẻo, khôn khéo của chính quyền địa phương

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn không chỉ huy động về sức người, sức của của người dân mà còn là sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, các nguồn tài trợ ngoài địa phương, nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước

Huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn đòi hỏi

sự đoàn kết toàn dân, đồng lòng, đồng sức của toàn Đảng toàn dân, của toàn xã hội

Huy động nguồn lực xã hội là điều kiện khai sáng cho các hoạt động chung tay xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn là một chuỗi các hoạt động có được xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ

2.1.4 Giải pháp huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn, đặc biệt là đường GTNT từng bước theo hướng hiện đại là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân phải quan tâm và cùng nhau thực hiện Vì vậy việc huy động tối đa nguồn lực xã hội cho xây dựng đường

Trang 18

9

GTNT không chỉ dừng lại ở nguồn lực đầu tư từ ngân sách của nhà nước mà phải thực hiện tổng thể nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động mọi cá nhân, tổ chức và nhân dân đều tham gia, phát huy vai trò người dân là chủ thể của nông thôn Người dân vừa là người tham gia đóng góp công, của, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn vừa là người hưởng lợi từ các chương trình này Để huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn lực xã hội vào xây dựng đường GTNT, đó là việc thực hiện xuyên suốt các giải pháp:

2.1.4.1 Tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp tham gia đóng góp nguồn lực xây dựng đường GTNT

Tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT là quá trình chia sẻ thông tin, tình cảm nhằm tạo dựng được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp của mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức về xây dựng đường GTNT Mọi hoạt động, chương trình về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới nói chung và xây dựng đường giao thông nông thôn nói riêng muốn đạt được kết quả cao, bền vững và lâu dài thì cần phải huy động được nguồn lực, sự tham gia đóng góp của cả cộng đồng Bởi khi người dân tham gia đóng góp, bàn bạc, giám sát thì họ mới thấy được lợi ích mà họ nhận được, vai trò và trách nhiệm của họ trong công cuộc đổi mới quê hương, từ đó sẽ nêu cao tình thần trách nhiệm trong việc sử dụng, gìn giữ và duy tu các công trình đường cơ sở hạ tầng nông thôn Tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường GTNT cần sự vào cuộc của Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội, công tác dân vận, những người

có uy tín trong cộng đồng dân cư Để hoạt động tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn cần có những biện pháp gì? Thực hiện thế nào? Đó phải là sự sáng tạo của từng bộ phận làm công tác dân vận tại từng địa phương

2.1.4.2 Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong huy động nguồn lực

xã hội để xây dựng đường GTNT

"Tính đảng" trong mỗi cán bộ, đảng viên thể hiện trước tiên ở lời nói, song biểu hiện tập trung, tin cậy nhất ở hành động Trong huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường GTNT, mỗi cán bộ Đảng viên phải là người đi đầu trong

Trang 19

thực hiện các hoạt động đóng góp nguồn lực và xây dựng đường GTNT, tạo ra

sự gương mẫu cho những người khác noi theo Giải pháp nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường GTNT đòi hỏi sự đồng tâm, nhất trí, quán triệt của cả hệ thống từ trên xuống dưới Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, Đảng viên không chỉ thể hiện ở đi đầu đòng góp nguồn lực mà còn thể hiện ở hoạt động tuyên truyền, vận động những người xung quanh, những người thân

2.1.4.3 Tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường GTNT

Tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường GTNT là hoạt động vinh danh những tập thể, cá nhân có cống hiến tích cực trong huy động đóng góp các nguồn lực vào làm đường giao thông nông thôn, đồng thời cũng là biện pháp khích lệ tinh thần các

tổ chức, cá nhân khác tham gia vào huy động nguồn lực xã hội để làm đường giao thông nông thôn Hoạt động này đòi hỏi sự công khai, minh bạch của các tổ chức,

cá nhân tham gia, như vậy sẽ tạo ra sự tin tưởng trong quá trình huy động nguồn lực Tại mỗi địa phương sẽ có nhiều hình thức tuyên dương, khen thưởng với những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong huy động động nguồn lực xây dựng đường GTNT

2.1.5 Nội dung nghiên cứu về huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn

2.1.5.1 Tổ chức huy động nguồn lực

Hoạt động tổ chức huy động nguồn lực chính là việc tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế, người dân trong và ngoài địa phương ủng hộ, đóng góp sức người, sức của để xây dựng đường giao thông nông thôn Bên cạnh đó, huy động nguồn lực xã hội cũng cần phải kể đến nguồn đầu tư của ngân sách nhà nước, các nguồn thu này được tổng hợp từ nguồn đầu tư ngân sách nước cho nông thôn mới, thuế, đầu tư của các dự án, ngày công của các cán bộ nhà nước… Huy động nguồn lực xã hội để xây dựng nông thôn mới nói chung và đường giao thông nông thôn nói riêng đòi hỏi công tác vận động tuyên truyền hoạt động mạnh mẽ, triệt để

Trang 20

Nghiên cứu hoạt động tổ chức huy động nguồn lực xã hội chính là việc tìm hiểu về tình hình các hình thức huy động nguồn lực, các nguồn thông tin về huy động nguồn lực như họp, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng…các khó khăn trong quá trình vận động, tuyên truyền…

2.1.5.2 Kết quả huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn

Kết quả huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn là kết quả của các quá trình vận động tuyên truyền tổ chức huy động Đối với từng đoạn đường được xây dựng sẽ có kết quả huy động nguồn lực xã hội khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm xã hội từng khu vực, từng vùng Nghiên cứu kết quả huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn là nghiên cứu tình hình đóng góp tiền, lao động, đất đai, trí tuệ, vật liệu từ ngân sách nhà nước, từ doanh nghiệp, từ hộ dân dành cho các tuyền đường huyện, xã, thôn, ngõ xóm, đường chính ra đồng

2.1.5.3 Kết quả xây dựng đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách

a) Đánh giá nhu cầu nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn

Đây là nội dung đầu tiên và quan trong nhất khi xây dựng và triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn Đánh giá nhu cầu nguồn lực có nghĩa là xác định các hạng mục, hoạt động cần tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định Từ đó tiến hành phân tích, tìm hiểu, xác định nguồn lực cần thiết để có thể hoàn thành những tiêu chí đã định Nghiên cứu về nhu cầu nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn cần nghiên cứu các vấn đề vốn để xây dựng đường giao thông nông thôn là bao nhiêu? Lấy từ những nguồn nào? Mỗi nguồn bao nhiêu? Cần bao nhiêu ngày công xây dựng? Cần bao nhiêu diện tích đất để mở rộng đường hay cần

hỗ trợ thêm những gì phụ trợ khác…

b) Lập kế hoạch huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn

Sau khi hoàn thành việc đánh giá nhu cầu nguồn lực cần có sự phân công trách nhiệm cho từng khâu trong quá trình huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới Kế hoạch triển khai này được lập ra định kì, tùy từng mức độ quản lý có thể là kế hoạch của tháng, kế hoạch của quý hoặc kế hoạch của năm Muốn huy động đầy đủ và kịp thời nguồn lực cần có một kế hoạch triển khai khoa học, tỉ mỉ và thiết thực Nghiên cứu về kế hoạch huy động nguồn lực để xây dựng đường giao

Trang 21

thông nông thôn chính là việc tìm hiểu về kế hoạch do cơ quan nào chỉ đạo, kế hoạch như thế nào, các giai đoạn huy động các nguồn lực xã hội, ai là đối tượng, kế hoạch huy động từng nguồn lực cụ thể cho từng tuyến đường…

c) Tình hình xây dựng đường giao thông nông thôn

Nghiên cứu tình hình xây dựng đường giao thông nông thôn chính là nghiên cứu về tổng số km các tuyến đường, huyện xã, thôn ngõ xóm, đường chính ra đồng được xây dựng, làm mới, nâng cấp… theo các chỉ tiêu đường nhưa, bê tông, xỉ đá, đường đất…

d) Giám sát quá trình huy động và công khai kết quả huy động

Sau khi tuyên truyền vận động người dân, các đơn vị và các cá nhân đóng góp cho quá trình xây dựng đường giao thông nông thôn ban chỉ đạo thực hiện chương trình tăng cường giám sát, quản lý nguồn lực đã huy động được đồng thời tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình để tăng hiệu quả, chất lượng tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của chương trình Đồng thời ban chỉ đạo chương trình phải tổng hợp kết quả huy động để tất cả mọi người dân đều có thể nắm bắt và theo dõi quá trình,

từ đó nâng cao tính minh bạch, công khai, tránh những rui ro, mất mát, tổn thất không đáng có Nghiên cứu về giám sát quá trình huy động và công khai kết quả huy động nguồn lực xã hội chính là việc tìm hiểu về giám sát sử dụng tiền, vật liệu, nhân lực, giám sát quá trình đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, lấy ý kiến đóng góp của người dân…

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn

a) Chủ trương, chính sách về huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao

thông nông thôn

Chủ trương, chính sách chính là hành lang pháp lý cho việc thực hiện huy động và sử dụng nguồn lực Các chủ trương, chính sách liên quan đến huy động, sử dụng nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm bảo

Trang 22

đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các công trình, hạng mục được thực hiện đúng tiến độ Vì vậy, nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn cần phải nghiên cứu đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

b) Tình hình kinh tế xã hội của địa phương

Huy động nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn có liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương, những nguồn ngân sách này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế xã hội của địa phương Nếu địa phương có tình hình kinh tế xã hội khó khăn thì việc huy động nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn sẽ rất khó khăn nhưng nếu địa phương có tình hình kinh tế xã hội phát triển thì việc huy động nguồn lực ấy sẽ trở nên dễ dàng Như vậy, nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn cần phải nghiên cứu đến tình hình kinh tế xã hội của địa phương

c) Đặc điểm của người dân

Đặc điểm của người dân bao gồm trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, thu nhập Trình độ dân trí, tuổi thể hiện hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới, lợi ích của xây dựng nông thôn mới và xây dựng đường giao thông nông thôn,Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp của họ cho xây dựng đường giao thông nông thôn Khi đời sống kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao thì việc huy động nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới sẽ trở nên dễ dàng hơn Chính vì vậy, nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường giao thông nông thôn cần nghiên cứu đặc điểm của cư dân

d) Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở

Năng lực của cán bộ cơ sở làm công tác huy động nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động Nếu đội ngũ cán bộ

có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt thì tiến độ thực hiện sẽ dễ dàng, chất lượng các công trình cao Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, thiếu năng lực quản lý thì sẽ làm chậm tiến độ công việc và chất lượng của công trình sẽ không cao Chính vì vậy nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội xây dựng đườnggiao thông nông thôn cần nghiên cứu đến trình độ, năng lực của cán bộ địa phương

Trang 23

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Philippins và Thái Lan

Philippins và Thái Lan là hai nước đầu tiên ở Nam Á tiến hành phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn vì người nghèo Các nước này đã thu được những bài học đáng kể về những hoạt động hiệu quả và những hoạt động không hiệu quả Điều này được thể hiện ở một số sửa đổi trong các quy định của chính quyền địa phương Kết quả của quá trình phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đã trở nên phù hợp hơn, tập trung nhiều hơn tới các nhóm ưu tiên, hữu ích và hiệu quả hơn Sự tham gia hiệu quả của các nhóm thụ hưởng đường giao thông được xem là yếu tố then chốt cho việc phân cấp hiệu quả dịch vụ cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Indonêsia, Phần Lan và Thụy Sỹ

* Kinh nghiệm của Indonesia

Cung cấp một khoản tài trợ cho mỗi cộng đồng về dự án cơ sở hạ tầng, và không đòi hỏi việc chia sẻ kinh phí Nó cho phép dân làng được trả tiền khi thực hiện công việc Hai phần ba số làng được lựa chọn để cải thiện đường Trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công trình đường bộ có lẽ đòi hỏi nhiều lao động nhất

* Kinh nghiệm của Phần Lan và Thụy Sỹ

Hai phần ba mạng lưới đường bộ thuộc tư nhân và được quản lý trực tiếp bởi chủ

sở hữu đất Cả hai nước đều khuyến khích cộng đồng hình thành hiệp hội đường bộ và đăng ký quyền sở hữu đường theo Luật đường bộ tư nhân Những nỗ lực tạo ra những công cụ tương tự đang thực hiện tại Latvia và Zambia

Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc lập kế hoạch và quản lý đường nông thôn thường tập trung tại các cơ quan công trình công cộng, họ không được uỷ quyền hay khuyến khích để mở rộng phạm vi phục vụ ra xa hơn lựa chon kỹ thuật Tuy nhiên, người dân cần phải tham gia vào việc lập kế hoạch đường bộ nếu dự án đường bộ nhằm giải quyết những nhu cầu của ngưòi dân và muốn tạo ra ý thức về quyền sở hữu

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc “Phong trào Làng mới”

Trang 24

Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những nước “lạc hậu” ở châu

Á (Philippines được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất, chỉ đứng sau Nhật Bản) Ngày hôm nay, Hàn Quốc lại trở thành một trong những nền kinh tế phát triển cao trên thế giới trong khi Philippines vẫn đang cố gắng để có được vị trí

là một nền kinh tế đang nổi lên ra khỏi danh sách của các nền kinh tế kém phát triển Đó là do Hàn Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp tập trung phát triển ngành công nghiệp để dẫn đến sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đồng thời quốc gia này đặt niềm đam mê và niềm tin vào việc phát triển khu vực nông thôn và công nghiệp cùng một lúc Như vậy, với sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp, từ

đó đã mở đường cho nền tảng vững chắc của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ những năm 1970 Ngày nay, Hàn Quốc mạnh

cả về đô thị và nông thôn Dù ở đâu, hầu hết người dân cũng được hưởng một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Á Lý do cho sự thành công trong việc phát triển nông thôn là gì? Đó chính là các phong trào Saemaul Undong - có nghĩa là phong trào "Cộng đồng Mới"

Phong trào bắt đầu vào ngày 22/4/1970 như một chiến dịch phát triển nông thôn Sau đó, sức lan tỏa được ví như “cháy rừng” trên toàn Hàn Quốc Chiến dịch được thiết lập theo sự chỉ dẫn của Tổng thống Park Chung-hee Tổng thống đã từng lập luận "Tôi tin rằng nếu chúng ta chăm lo cho cộng đồng bằng chính bàn tay của mình với tinh thần tự chủ và độc lập, bằng mồ hôi của chính mình, sau này đời sống của chúng ta sẽ cải thiện xứng đáng" Khi phong trào được phát động, Hàn Quốc bắt đầu cất cánh về mặt kinh tế và không có sự tụt hậu từ đó Philippines ngày nay cũng được cho là quốc gia đang cất cánh nhưng vẫn cần một nền tảng vững chắc và hỗ trợ phát triển nông thôn Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế mà là ở khu vực thành phố

và nông thôn lại bị bỏ quên Trên thực tế, cái nghèo vẫn hiện hữu rất nhiều ở nông thôn Thống kê cho thấy rằng trong khi nghèo đói ở khu vực đô thị chỉ khoảng 10% dân số nhưng ở khu vực nông thôn, điều này có thể tăng cao khoảng 50% hoặc hơn

Hàn Quốc đã trải qua vấn đề này vào thời điểm những năm 1970 Vì thế, phong trào Saemaul Undong đã được hình thành để giải quyết vấn đề này Phong

Trang 25

trào tìm cách loại bỏ mọi sự nghèo khó của quá khứ, để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp Giáo sư Kim Yu-Hyok của Đại học Dankuk viết: "Phong trào Saemaul là một động lực vươn tới sự tích cực,

tự lực và hợp tác Nó chạm đến hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống để thúc đẩy sự tiến bộ từ sức mạnh của tinh thần tự lực cánh sinh” Nhìn lại cả quá trình, có thể nhận thấy Hàn Quốc chia làm ba giai đoạn riêng biệt Giai đoạn đầu tiên 1971-

1973, nhấn mạnh vào việc cải thiện điều kiện làng xã, cải thiện đường giao thông, thủy lợi, cấp nước và cải thiện tổng thể môi trường xung quanh Nhà nước lúc đó cung cấp 355 bao xi măng cho mỗi làng (có 33.267 làng) trong năm 1971 Dân làng đã được trao tay miễn phí để xây dựng đường giao thông, sửa chữa và cơ sở

hạ tầng nông nghiệp khác Lao động tự nguyện, một cách "công bằng" trong các

dự án Giai đoạn thứ hai, 1974-1976, tập trung vào giáo dục và đào tạo là động lực tiếp theo của phong trào Saemaul Đào tạo thấm nhuần tinh thần của phong trào Saemaul vào tâm trí của người dân và hướng dẫn họ cách nâng cao thu nhập và nâng cao kỹ năng nghề thủ công Trường nông nghiệp, đặc biệt cung cấp các khóa học về công nghệ canh tác hiện đại và làm thế nào để vận hành và bảo trì thiết bị nông nghiệp Trong thời gian này, phong trào đã đi xa hơn khu vực nông thôn, vươn tới các thành phố và các nhà máy Giai đoạn thứ ba từ năm 1977 trở đi, phong trào đã đạt được phát triển đầy đủ với những câu chuyện thành công mẫu mực của hợp tác xã trong làng và thị trấn, cùng với phong trào toàn quốc cho cải cách xã hội.(Báo điện tử của bộ xây dựng, 2014)

2.2.2 Kinh nghiệm huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng đường giao thông nông thôn ở một số địa phương nước ta

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Huyện Đông Hải - tỉnh Bạc Liêu

Xác định giao thông nông thôn xóm liền xóm là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của địa phương và có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các xã, thị trấn trong huyện Đông Hải đã tranh thủ sự hỗ trợ của nhà

Trang 26

nước, đặc biệt là nguồn lực trong nhân dân để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn xóm liền xóm, nổi bật có xã An Trạch và Long Điền với phong trào vận động nguồn lực từ nhân dân để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn xóm liền xóm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

Những năm qua, Đông Hải đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê tông khang trang sạch đẹp nối liền các xóm ấp, qua đó tạo bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Để thực hiện có hiệu quả phong trào, từ đầu năm, Đông Hải mạnh dạn đề ra chủ trương bê tông hóa các tuyến

lộ liên xóm ấp, đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân thông qua các ngành đoàn thể và tại các cuộc họp dân ở các xóm, ấp của các xã Với chủ trương đúng đắn, cộng với việc nhận thức được xây dựng lộ giao thông nông thôn xóm liền xóm là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng tích cực chủ trương trên, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi giữa các xã trong huyện Người dân đã tích cực đóng góp kinh phí để bê tông hóa các tuyến đường xóm liền xóm, điểm nổi bật của một số xã là cho người dân tự đứng ra vận động kinh phí, tự mua vật tư và lựa chọn đơn vị thi công, đồng thời cử người giám sát chặt chẽ việc thi công cũng như công khai minh bạch thu chi tài chính nên chất lượng công trình cũng như tiến độ luôn được đảm bảo với chất lượng cao nhất Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và sự công khai, minh bạch về tài chính, cộng với sự động viên, khích lệ kịp thời từ các cấp ủy đảng, chính quyền, trong năm 2014, Đông Hải đã triển khai xây dựng được 75 tuyến đường, với chiều dài 107 ngàn 475 m, tổng mức đầu tư 31 tỷ 168 triệu đồng Trong đó, huyện

hỗ trợ 50% với số tiền 15 tỷ 584 triệu đồng, phần còn lại nhân dân đóng góp Hiện

đã nghiệm thu đưa vào sử dụng là 67 tuyến đường, với chiều dài 95 ngàn 792 m Nhìn chung, những tuyến đường phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thương buôn bán của nhân dân cũng như việc đi lại của các em học sinh

Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua huyện đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào làm lộ giao thông nông thôn xóm liền xóm Trong đó, phải kể đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng lộ Giao thông Nông thôn xóm liền xóm ở các xã đã chú trọng đến công

Trang 27

tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, nội dung ý nghĩa của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tới các tầng lớp nhân dân, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn xóm liền xóm Thông qua việc tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, tiền, vật tư đã tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới, được nhân dân ủng hộ và hưởng ứng tích cực Điển hình là xã An Trạch, một trong những xã triển khai làm tốt công tác giao thông nông thôn xóm liền xóm Theo kế hoạch 04 tuyến, với chiều dài 10 ngàn 100m, nhưng đến thời điểm này đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng 08 tuyến với chiều dài 17 ngàn 202m, đạt 170% kế hoạch Khi trao đổi cùng chúng tôi về kinh nghiệm giúp xã có được kết quả trên Ông Nguyễn Thanh Nhanh - Chủ tịch UBND xã An Trạch cho biết: “Ngay đầu năm 2014, thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Ban chỉ đạo giao thông nông thôn xóm liền xóm của huyệ , xã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo triển khai cho các ấp, đặc biệt là chọn những ấp đủ điều kiện về mặt bằng đất đen cũng như cống bọng được đảm bảo Vì vậy, Ban chỉ đạo của xã xuống tiến hành họp dân, mời tất cả các người dân trên tuyến để họp rồi bàn bạc phương pháp, cách làm để làm như thế nào đảm bảo đủ nguồn vốn theo mục tiêu Nhà nước và nhân dân cùng làm Qua họp dân, Ban chỉ đạo của xã chọn ra những hộ dân có uy tín ở trên tuyến đường để cùng với Ban chỉ đạo xã và ấp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc xây dựng lộ giao thông nông thôn Người dân thì tích cực, đồng tình cùng với Ban chỉ đạo để nhằm mục đích tuyên truyền, vận động mọi người đồng thuận, kết hợp với Ban chỉ đạo làm sao hoàn thành tuyến đường đảm bảo đúng về chất lượng

cũng như về mặt thời gian”

Còn đối với xã Long Điền, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn xóm liền xóm Do đó, có nhiều hộ dân đã tích cực góp sức người, sức của để thực hiện các tuyến đường bê tông hóa Để làm được điều này, ông Quách Thanh Thống - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Long Điền chia sẻ kinh nghiệm mà xã đúc kết được trong thời gian qua Ông chia sẻ: “Về phong trào xây dựng giao thông nông thôn xóm liền xóm này thì đối với Long Điền Khi đầu năm

Trang 28

vào tháng 02 đã tiếp thu được kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng giao thông nông thôn của huyện, về Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng giao thông nông thôn xóm liền xóm của xã Sau đó, ủy ban nhân dân xã và các ngành triển khai xây dựng quyết định này Đồng thời, triển khai theo kế hoạch của trên và đăng ký các công trình phần việc để thực hiện xây dựng giao thông nông thôn Bước đầu về kinh nghiệm, trong những năm qua Năm 2014 này, chúng tôi tiếp tục vận động nhân dân trên các tuyến đường bức xúc mà có điều kiện chúng tôi cũng thành lập tổ, ban; chủ yếu là ở địa phương chúng tôi huy động, tranh thủ với các cô chú uy tín ở địa phương thành lập tổ kiểm tra, giám sát và vận động nhân dân cùng với Nhà nước làm công trình, phần việc này Sau đó, chúng tôi tiếp tục họp dân công bố trước dân về quy cách về tài chính cũng công khai trước dân để dân đồng tình và hưởng ứng chủ trương Đặc biệt, chúng tôi huy động sức dân, mọi

nguồn lực trong nhân dân”

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng đường Giao thông nông thôn xóm liền xóm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Từng bước hoàn thiện đường giao thông nông thôn xóm liền xóm trên địa bàn huyện, góp phần phục

vụ tốt nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của bà con nhân dân trong huyện nói chung, các xã thị trấn nói riêng Trên tinh thần đó, ông Bùi Minh Túy - Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo xây dựng đường giao thông nông thôn xóm liền xóm trên địa bàn huyện: “Còn việc đầu tư xây dựng sắp tới về đường xóm liền xóm thì các đồng chí cũng họp, xác định các điều kiện thuận lợi, rồi xác định sự đồng thuận của dân thì các đồng chí nên lên kế hoạch Còn trong quá trình thực hiện có thay đổi, chuyển tiếp thì các đồng chí khỏi báo, khỏi xin chủ trương, khỏi gì hết, yêu cầu mỗi xã làm từ 5 - 10 km , vượt hơn càng tốt Sau Tết chúng ta làm lễ ra quân làm giao thông nông thôn gồm có nâng cấp đường đất đen, duy tu sửa chữa cầu đường để phục vụ cho Tết và những tuyến đường nào mà dân cư đông, các tuyến chính tác động tới Nông thôn mới thì không phải chỉ duy tu, mà các đồng chí phải mở rộng đường, với phương châm Nhà nước

và nhân dân cùng làm Những tuyến đường thuộc ấp liền ấp thì chúng ta phải tính

kế hoạch, tuyến nào trọng tâm, dân cư đông, có khả năng vận động được thì chúng

Trang 29

ta cứ mở rộng để khi xây dựng Nông thôn mới chúng ta không cần quan tâm tới

đường nữa” (Huyện Đông Hải, 2015)

2.2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Ea Kar – tỉnh Đắc Lắc

Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh

về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh

Những năm qua, huyện Ea Kar là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh

về công tác xây dựng giao thông nông thôn nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh

Minh chứng cho kết quả trong công tác huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn, ông Nguyễn Tấn Lượng, Trưởng Phòng Kinh

tế hạ tầng huyện Ea Kar cho biết: hệ thống giao thông nông thôn toàn huyện có hơn

857 km, những tuyến đường đất lầy lội đã được cứng hóa, trong đó tỷ lệ đường nhựa và bê tông xi măng đường huyện đạt 61%, đường xã 11%; đặc biệt, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều được cứng hóa… Có được điều này nhờ Ea Kar biết phát huy nội lực tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức mạnh toàn xã hội chung tay làm giao thông nông thôn từ huyện đến xã, thôn, buôn Cụ thể, từ đầu năm đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 8 tuyến đường giao thông nội huyện (tổng chiều dài hơn 30 km), với số vốn hơn 54 tỷ đồng Bên cạnh những dự án mới, các hạng mục công trình chuyển tiếp đều đang được khẩn trương thi công để sớm hoàn thành Điển hình như Dự án sửa chữa, nâng cấp đường giao thông Cư Ni - Ea Ô (các hạng mục nền, móng mặt đường và công trình thoát nước) dài 4,3 km theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi, nền đường rộng 6m, mặt láng nhựa rộng 3,5m, tổng đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng khởi công từ tháng 2-2012 Theo kế hoạch, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5-2012 nhưng do khó khăn về vốn, thời tiết nên phải gia hạn tiến độ đến quý 3 Để giảm bớt khó khăn trong đi lại, sản xuất của người dân, huyện đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh cường

độ thi công sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường huyết mạch từ trung

Trang 30

tâm huyện đến xã Ea Ô và các địa phương khác

Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ea Kar cũng xác định giao thông là một tiêu chí quan trọng, nên bên cạnh đầu tư của Nhà nước, địa phương cũng kêu gọi người dân các xã và doanh nghiệp trên địa bàn chung sức xây dựng GTNT Có thể dẫn chứng một vài việc làm ấn tượng như đến thời điểm này, người dân các xã đã san ủi mở rộng và làm mới 120 km đường thôn, xóm; hiến 260 m2 đất, chặt bỏ 10.000 cây trồng các loại, ước tính giá trị trên 9 tỷ đồng; 150 hộ hiến đất làm đường giao thông, điển hình như ông Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Phương Đông (xã Ea Ô), Đặng Quang Lực (xã Ea Tyh), Bàn Tiến Thọ (xã Ea Sar)…; các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV cà phê 721, Công ty giày dép Việt Thắng, Công ty cổ phần Mía đường 333… đóng góp 2.000 m2 đất, 100 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ cùng địa phương làm đường giao thông…

Ea Ô là một trong những xã điển hình về phong trào làm giao thông nông thôn ở Ea Kar, trong đó điều đáng ghi nhận là sự tham gia rất tích cực của người dân Thời gian này, đến Ea Ô dễ bắt gặp hình ảnh người dân phá bỏ tường rào chuẩn bị thi công khoảng 53 km đường liên thôn, trục thôn, xóm, rộng 7 đến 9 m Ngoài nguồn vốn ngân sách xã, nhân dân đã hiến 120.331m2 đất khu dân cư, 5.549 cây cà phê, 3.476 cây điều… tổng trị giá gần 3,5 tỷ đồng Đặc biệt, có 30 hộ hiến đất từ 500 đến 1.000 m2 như ông Nguyễn Văn Tình thôn 6A (800m2), ông Nguyễn Đông Phương thôn 11 (800m2)… Hiện tổng số đường giao thông trên toàn xã có 183,58 km, trong đó đường liên xã 20,95km, liên thôn 42,1km, đường nội thôn là 114,35 km, với nhiều tuyến đã nhựa và bê tông hóa Ông Nguyễn Minh Chuyền, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Ea Ô cho biết: Xác định giao thông là tiêu chí rất quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nên địa phương đã chỉ đạo sát sao, tranh thủ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của người dân để từng bước nâng cao hệ thống giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc, 2013)

2.2.2.3 Kinh nghiệm của huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn đã góp phần tích cực làm thay đổi diện

Trang 31

Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường giao thông nông thôn được các xã, thị trấn công khai, minh bạch Qua đó giúp nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác này là mang lại lợi ích cho chính họ, từ đó

bà con đồng lòng hưởng ứng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của Sau khảo sát ban đầu, xã đưa ra họp và xin ý kiến nhân dân nhưng người dân không đồng tình Sau đó xã, thôn khảo sát lại, hạch toán chi phí, đưa ra chi bộ thống nhất và tiếp tục họp dân Tiếp theo, xã giao cho các thôn làm chủ đầu tư, dân vừa là người giám sát, vừa tham gia lao động và được trả công theo quy định Đường được nâng cấp là do sức dân được huy động, đó là tài sản toàn dân, được bà con bảo vệ bằng hương ước, quy ước làng xã Cho nên, từ thực tế đi tới một khẳng định là huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đường giao thông là cách làm “lợi cả đôi đường” Trong năm 2010, ban chỉ đạo giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị huyện phân công cụ thể từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn để kịp thời cùng các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang đô thị Các xã, thị trấn triển khai đến từng thôn, xóm, khu phố kế hoạch làm đường giao thông nông thôn – chỉnh trang

Trang 32

đô thị để cán bộ thôn xóm, khu phố vận động nhân dân giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí thực hiện công trình ngay sau khi nhận chỉ tiêu được giao Trong quá trình thi công, ban chỉ đạo đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ sở sớm nghiệm thu, quyết toán khi công trình hoàn thành và cần công khai trước nhân dân Triệu Sơn phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành toàn tuyến Quốc

lộ 47; Tỉnh lộ 506; Tỉnh lộ 514; đường cầu Trầu - Nưa, Nưa - Am Tiên; đường 506

đi nhà máy Nam Việt; đường Thọ Tân - Thọ Thế và một số tuyến đường khác Phấn đấu 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, trên 80% đường thôn, xóm được bê tông hoặc rải cấp phối, 100% cầu lớn được làm mới hoặc tu sửa

Phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Triệu Sơn là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp, nhằm hướng đến xây dựng một diện mạo mới cho những vùng đất thuần nông, đồng thời góp phần

thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng bền vững (Huyện Triệu Sơn, 2012)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Từ những nghiên cứu thực tiễn từ các nước trên thế giới và các địa phương ở trong nước, tôi xin rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Nam Sách như sau:

- Nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch về giao thông nông thôn ở Nam Sách, xác định vai trò của các tuyến đường tại địa phương Từ đó xây dựng kế hoạch xây dựng, nâng cấp phù hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực phù hợp

- Cần chú trọng đến hoạt động xác định nhu cầu về nguồn lực xã hội để xây dựng đường giao thông nông thôn để xây dựng các kế hoạch, tổ chức huy động hiệu quả nhất

- Khuyến khích các hoạt động đầu tư của các tổ chức kinh tế vào địa phương, nhất là đầu tư vào lĩnh vực giao thông, đồng thời phải tuyền truyền, vận động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, người dân của địa phương vào xây dựng đường giao thông nông thôn

- Cần có các chính sách, cơ chế linh động phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động ủng hộ, đóng góp xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng đường giao

thông nói riêng

Trang 33

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nam Sách là huyện có vị trí nằm ở trung tâm tam giác kinh tế giữa Hà Nội

và Hải Phòng, Quảng Ninh; Phía Đông và phía Nam giáp Thành phố Hải Dương; Phía Tây giáp huyện Chí Linh; Phía Bắc giáp huyện Kim Môn tỉnh Hải Dương

Nam Sách có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 37, tỉnh lộ 390, về đường thuỷ có gần 40 km sông bao quanh, do vậy rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại

Huyện Nam Sách có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại Khu vực nông thôn huyện Nam Sách là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, đất đai thổ nhưỡng mầu mỡ do hai con sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp Chính vì vậy huyện Nam Sách được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện phát triển nhanh và năng động trong tương lai

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Phát triển kinh tế - xã hội, dân số và lao động vừa là đối tượng vừa là yếu tố thực hiện các quá trình phát triển Dân số và lao động của huyện Nam Sách cũng phát triển như những địa phương khác của tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung Theo thời gian, tổng dân số của huyện Nam Sách cũng tăng lên, thể hiện qua năm 2014 là 116.800 người, tăng 0,03 % so với năm 2013 và năm 2013 tăng 0,05 %

so với năm 2012 Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 0,26% Trong đó, số khẩu nông thôn năm 2014 là 105.354 khẩu, tăng 0,02% so với năm 2013, năm 2013 có105.076 khẩu tăng 0,05% só với năm 2012 Số khẩu thành thị năm 2014 là 11.446 khẩu tăng 1,07 % so với năm 2013, năm 2013 có 11.324 khẩu tăng 1,00% so

với năm 2012

Trang 34

Bảng 3.1 Tình hình dân số lao động của huyện Nam Sách trong giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ

Khẩu nông thôn Khẩu 104.585 90,32 105.076 90,27 105.354 90,20 100,50 100,02 100,26 Khẩu thành thị Khẩu 11.215 9,68 11.324 9,73 11.446 9,80 101,00 101,07 101,03

Trang 35

Tổng số hộ gia đình của huyện Nam Sách năm 2014 là 33.746 hộ tăng 0,05% so với năm 2013, năm 2013 có 33.728 hộ, tăng 0,04% so với năm 2012 Mặc dù vậy, số hộ NN lại có xu hướng giảm đi, năm 2014 có 17.820 hộ giảm 0,18% so với năm 2013, năm 2013 có 17.852, giảm 0,07% so với năm 2012 Số hộ phi NN lại có xu hướng tăng lên, năm 2014 có 15.926 hộ, tăng 0,31 % so với năm

2013, năm 2013 có 15.876 hộ tăng 0,15 % so với năm 2012

Số lao động của huyện Nam Sách tuy có tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số nhân khẩu Cụ thể, so với tổng số nhân khẩu, tổng số lao động năm

2012 chiếm 50,71%, năm 2013 chiếm 50,79%, năm 2014 chiếm 50,86% Tuy nhiên năm 2014 tăng lên 0,49% so với năm 2013, năm 2013 tăng lên 0,67% so với năm

2012 Trong đó, lao động NN lại giảm đi, năm 2014 giảm 2,57% so với năm 2013, năm 2013 giảm 2,57% so với năm 2012 Lao động phi NN tăng lên 2,65% so với năm 2013, năm 2013 tăng lên 3,09% so với năm 2012

Qua số liệu trên, ta thấy dân số và lao động huyện Nam Sách đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn chậm

3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng các

cơ sở kinh tế, văn hóa và xã hội Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Nam Sách, tính đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 10907,78 ha Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 63,28 %, đất chuyên dùng chiếm 22,72%; đất thổ cư chiếm 13,89%; đất chưa sử dụng chiếm 0,06% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 0,04% Cụ thể qua số liệu bảng 3.2 có thể thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: Năm

2014 là 6.902,61 ha giảm 0,49% so với năm 2012 (tương ứng giảm 102,07 ha) Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (76,77% vào năm 2014) và diện tích đất này lại có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,91 % Qua bảng 3.2 ta thấy các loại đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp đều có xu hướng giảm Đó là vì huyện Nam Sách đã chuyển mình sang phát triển công nghiệp – dịch vụ, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ

Trang 36

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Sách trong 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ

Đất trồng cây hàng năm 5.395,78 77,03 5.343,31 76,90 5.299,11 76,77 99,02 99,17 99,09 Đất trồng cây lâu năm 707,79 10,11 707,47 10,18 707,47 10,25 99,95 100,00 99,97 Đất nuôi trồng thuy sản 900,42 12,85 896,91 12,91 895,34 12,97 99,61 99,82 99,71 Đất nông nghiệp khác 0,69 0.01 0,69 0,01 0,69 0,01 100,00 100,00 100,00

Trang 37

Từ những số liệu cụ thể về tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Sách thể hiện trong bảng 3.2 ta thấy đã có sự thay đổi rõ rệt về mục đích sử dụng đất ở huyện Nam Sách, tuy nhiên, tốc độ thay đổi vẫn còn chậm

3.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển Tính đến năm 2012, huyện

có 30,98 km đường huyện quản lý, đường liên xã là 79,47 km Trong đó 86,12% đường huyện quản lý đã được trải nhựa và 84,46% đường liên xã đã được cứng hoá

Sự phát triển của đường GTNT đã tạo điều kiện cho Nam Sách giao lưu văn hoá và

mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút được nhiều nhà đầu tư, là điều kiện cần để Nam Sách phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế trong những năm tới

* Thuỷ lợi

Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu, chiều dài đường sông gần 50 km Do vậy nguồn nước khá dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do giao thông không được thuận lợi và nguy cơ ngập lụt về mùa mưa

Toàn huyện có 19 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố đạt 263/307

km kênh mương, đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, cũng như tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ Với hệ thống thuỷ lợi như vậy, nếu được khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn sẽ là điểm nhấn và góp phần tạo nên sự phát triển mạnh về kinh tế của huyện Nam Sách trong những năm tới

Trang 38

* Điện và hệ thống thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có 206 trạm biến áp với tổng công suất

là 27.929,08 KVA Hiện nay, 100% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện lưới quốc gia Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện hóa nông nghiệp, nông thôn

Về hệ thống thông tin liên lạc: Đài phát thanh huyện với công xuất 1.000HZ

và 19/19 xã thị trấn trên địa bàn huyện đã có đài truyền thanh cơ sở, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thôn xóm Đến nay trong toàn huyện đã có trên 100.000 thuê bao điện thoại Trong toàn huyện đã có 118 trạm thu phát sóng của hầu hết các mạng điện thoại trong nước Đến hết năm 2014, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã hoặc bưu điện khu vực, có 100% thôn đã được kết nối mạng Internet Hệ thống thông tin và truyền thông phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân

* Hệ thống giáo dục

Về giáo dục, toàn huyện có 63 trường học các cấp (trong đó có 19 trường mần non; 19 trường tiểu học, 19 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm GDTX và dạy nghề) Hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Nam Sách sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới

Trang 39

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Nam Sách

Kinh tế của huyện trong thời gian qua có bước tăng trưởng khá Cơ cấu kinh

tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ; tăng dần tỷ trọng ngành CN – TTCN - XDCB và

TM – DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Tổng giá trị kinh tế toàn huyện năm 2013 là 4.241,9 tỷ đồng tăng 803,4 tỷ đồng tương ứng với 23,36%, năm 2014

là 5.167,3 tỷ đồng tăng 925,4 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 21,82%

Ngành nông nghiệp của huyện Nam Sách đang có xu hướng giảm dần đó là

do quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp Giá trị ngành nông nghiệp năm 2013 là 1.445, 9 tỷ đồng, chiếm 34,09% tổng giá trị, và tăng 10,4 tỷ đồng tương đương 0,72% Gía trị ngành nông nghiệp năm 2014 là 1.423,3% chiếm 27,54% tổng giá trị, giảm 22,6% so với năm

2013 tương đương với -1,65%

Trong những năm qua, ngành TTCN – CN – XDCB vẫn là ngành có giá trị chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện Nam Sách, liên tục tăng lên qua các năm Giá trị ngành TTCN – CN – XDCB đạt 1.846,7 tỷ đồng chiếm 43,96% tổng giá trị tăng 733,4 tỷ đồng tương ứng với 64,86% Năm 2014 đạt 2.723,7 tỷ đồng, chiếm 52,71% tổng giá trị, tăng 859 tỷ đồng tương đương 46,07%

Trang 40

CC (%)

Gía trị (Tỷ đ)

CC (%)

Gía trị (Tỷ đ)

CC (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ

Ngày đăng: 17/02/2017, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005): “Giáo trình phát triển nông thôn”, NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
2. Báo điện tử của bộ Xây Dựng (2014). bản tin Phát triển nông thôn – Kinh nghiệm của Hàn Quốc ngày 28/10/2014. Truy cập ngày 22/12/2014 từhttp://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/phat-trien-nong-thon-kinh-nghiem-cua-han-quoc.html Link
11. Huyện Đông Hải – tỉnh Bạc Liêu (2015). bản tin Công tác giao thông nông thôn xóm liền xóm năm 2014, ngày 02/02/2015. Ngày truy cập 27/02/2015 từhttp://donghai.baclieu.gov.vn/ntm/lists/posts/post.aspx?Source=%2Fntm&Category=&ItemID=51&Mode=1 Link
12. Huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hóa, bản tin Đẩy mạnh phòng trào làm đường Giao thông nông thôn – diện mạo mới cho thời kì mới, bản tin ngày 21/10/2012. Truy cậ p ngày 23/01/2015 từ http://thanhhoa.gov.vn/vi- vn/trieuson/Pages/Article.aspx?ChannelId=2&articleID=2 Link
25. Ngô Doãn Vịnh (2009). Nguồn lực là gì? Động lực là gì? http://vietan21.blogspot.com/2009/10/nguon-luc-la-gi-ong-luc-la-gi.html Link
1. Đào Xuân Anh, (2011,) Xây dựng nông thôn mới ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
3. Đỗ Kim Chung (2012). sách Tổ chức công tác khuyến nông, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Khác
4. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2008). Sách kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Chính phủ (2009). Thông tư số 54/2009/ TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.UBND huyện Nam Sách (2012).Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Khác
7. Phan Đình Hà (2011). Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, luận văn cao học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
8. Nguyễn Văn Hiệu (2011). Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Hải Dương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Phạm Văn Hùng (2013). Huy động đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng NTM ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, luận văn Thạc sĩ, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Lê Ngọc Hùng (2006). xã hội học giáo dục, nhà xuất bản lý luận chính trị Khác
13. Đỗ Xuân Nghĩa (2012). Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. voer.edu.vn/pdf/362b5d33/1 Khác
14. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc (2013). bản tin Xã hội hóa trong xây dựng đường Giao thông nông thôn, điểm sáng từ huyện Ea Kar ngày14/05/2013. Truy cập ngày 19/12/2014 từ Khác
15. Nguyễn Thế Quyền, 2013, giải pháp huy động nguồn lực của người dân vào xây dựng NTM ở xã Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, khóa luận đại học, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
17. Tạ Thị Thủy (2013). Huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
18. Tin Tuc/946_781/Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm.htm. Vận động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương, nguồn: www.nongthonmoi.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w