MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li : nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê ; - Biết thêm một khía c
Trang 1Đọc văn: CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng) – Đỗ
phủ-I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li : nỗi nhớ quê hương và nỗi
ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê ;
- Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ Đường luật : kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1 Kiến thức
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật
2 Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định, KT sỉ số
2 KT bài cũ
3 Vào bài
- Gọi HS đọc tiểu dẫn và cho biết vài
nét về tác giả?
- Gọi HS đọc bài thơ và theo em bài
thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao
lại chia như vậy? Hãy xác định nội
dung của mỗi phần?
- Đọc và dựa vào SGK-nêu
- Đọc- suy nghĩ- trình bày
- Thảo luận-
I Tìm hiểu tiểu dẫn
1 Tác giả
- Đỗ Phủ (712-770- nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, danh nhân văn hóa thế giới
Thi Thánh
- Thơ ông hiện còn 1.500 bài, phản ánh một cách sinh động và sâu sắc hiện thực xã hội
Trung Quốc ( loạn An Lộc Sơn 755-763) Thi
sử
2 Bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Trích từ chùm thơ Thu hứng (8 bài), sáng tác
năm 766
- Thể thất ngôn bát cú Đường luật
II Đọc hiểu văn bản
1 Cảnh thu (4 câu đầu)
- Hai câu đầu:
Tuần: 16 Tiết: 47
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Trang 2- Cảnh thu đã được Đỗ Phủ tái hiện
bằng những chi tiết, hình ảnh nào? Em
cảm nhận được gì về đặc sắc của cảnh
thu ở Trung Quốc qua bài thơ này?
- Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn
câu đầu đến bốn câu sau? Vì sao có sự
thay đổi đó?
Từ không gian xa (4 câu đầu) rút về
không gian gần (khóm cúc, con
thuyền) rồi lặn vào tình (lệ, tâm) Vì
chiều buông, tầm nhìn thu hẹp, vì vận
hành của tứ thơ là từ cảnh đến tình
- Em có nhận xét gì về hai hình ảnh
hoa cúc và con thuyền?
- Đứng trước cảnh sắc mùa thu buồn
bã nơi đất khách, nhà thơ Đỗ Phủ có
những cảm xúc gì?
- Hai câu thơ cuối so với hai câu thơ
trên có gì đặc biệt? Nhà thơ quay ra tả
cảnh buổi chiều trên sông nơi thành
Bạch Đế với cảnh rộn ràng dao thước
và tiếng chày đập áo vang lên để làm
gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
trình bày
- Suy nghĩ-trình bày
- Suy nghĩ-trả lời
- Suy nghĩ-trình bày
- Suy nghĩ- trả lời
- Đọc
+ Rừng phong nhuốm đỏ bị sương móc trắng
xóa làm cho tiêu điều “điêu thương”
+ Núi Vu, kẽm Vu bị trùm trong hơi thu hiu
hắt “tiêu sam”
Cảnh thu hùng vĩ nhưng buồn bã, ảm đạm
- Hai câu 3- 4:
+ Sóng thì vọt lên tận lưng trời + Mây sà xuống tận mặt đất
Cảnh hoành tráng, dữ dội nhưng ngột ngạt, bất an
Cảnh thu nhìn từ xa hùng vĩ, dữ dội đặc trưng của mùa thu trên sông (Trường Giang) núi (Vu Sơn, Vu Giáp) Trung Quốc nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi lo âu cho đất nước
2 Tình Thu (4 câu cuối)
- Hai câu 5-6:
+ Hoa cúc- hoa thu + Con thuyền- cuộc đời, con người tha phương
+ Động từ (khai, hệ) “nhãn tự”+ số từ (lưỡng, nhất)
Cúc “lưỡng(hai) khai (nở) tha nhật lệ”:
nở hai lần… nước mắt đồng nhất giữa tình và cảnh, lệ và hoa, hiện tại và quá khứ
“Cô chu nhất(duy nhất) hệ (buộc) cố
viên tâm”: duy nhất buộc tình quê.
Tấm lòng sâu nặng với quê hương
- Hai câu cuối:
Âm thanh của mùa thu- âm thanh cuộc sống vang lên đột ngột, dồn dập:
- Tiếng “thước” đo vải, tiếng “dao” cắt vải
- Tiếng chày đập vải để may áo rét
Âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc nỗi buồn lo, nhung nhớ quê nhà
III Tổng kết: Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả
4 Củng cố:
Trang 3- Thực chất của Thu hứng là gì? Nỗi buồn nhớ quê hương, nhớ người thân và nỗi buồn lo cho đất nước
khi mùa thu về trên đất khách
- Chỉ ra những nét đặc trưng của cảnh thu trên xứ sở Trung Quốc? (cảnh núi non, sóng nước, âm thanh cuộc sống…)
5 Hướng dẫn tự học- Dặn dò:
- Hướng dẫn tự học:
+ Học thuộc lòng bài thơ
+ Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu của nhà thơ Việt Nam
- Dặn dò: Về nhà học và chuẩn bị bài Lầu Hoàng Hạc- Thôi Hiệu; Nỗi oán người phòng khuê- Vương Duy; Khe chim kêu – Vương Xương Linh.