Giải phápnângcaohiệuquảhoạtđộng của các KCN, KCX tại Việt Nam. 1. Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên bình diện cả nước và cả vùng lãnh thổ chứ không phải là từng địa phương. - Quy hoạch là phải tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệuquả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, chứ không phải chia nhỏ theo lối "địa phương này có cái này thì địa phương khác cũng phải có". Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghiệp,khu chế xuất phải vừa bao hàm những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá được tiềm năng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệuquả kinh tế xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nângcao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ- quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Chẳng hạn những địa phương có nhiều nguồn đất đai màu mỡ cho sự phát triển trồng trọt thì không nhất thiết phải có nhiều các KCN, KCX , nếu có thì chỉ có các KCN, KCX phục vụ cho việc thâm canh, nângcao giá trị hàng hóa của sản phẩm trồng trọt từ khai thác lợi thế đất đai (như công nghiệp chế biến nông sản…) nếu không rất dễ rơi vào tình trạng lấy lợi thế này đè lên lợi thế khác., trong lúc có địa phương lại chịu nhiều thiệt hại do không có nhiều lợi thế. Đó là chưa kể đến khả năng sản xuất thừa do chạy đua theo kiểu tự phát phong trào. - Có 2 quan điểm trong phát triển các KCN, KCX: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN, KCX , quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tư trong nước và FDI về chất lượng theo quy hoạch, các KCN, KCX phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay hầu như là phổ biến, hầu hết các KCN, KCX đều tập trung mọi cố gắng thu hút đầu tư, FDI vào địa bàn mình bất kể ngành nào sản phẩm nào. - Quy hoạch phát triển các KCN, KCX phải có tầm chiến lược, trong đó coi trọng tính dự báo. Khắc phục và tránh tình trạng 2 khu công nghiệp nằm kề sát nhau,nhưng do nằm trong 2 vùng quy hoạch với cơ chế quản lý khác nhau, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Quy hoạch khu công nghiệp phải bao gồm: quy hoạch trong và ngoài khu công nghiệp. Sự gắn kết đô thị với khu công nghiệp phải thể hiện rõ tầm chiến lược, có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho việc xây dựng một đô thị sạch, văn minh, hiện đại và an ninh. Hoàn thiện hệ thống pháppháp lý để làm cơ sở xác lập công tác quản lý môi trường. Thẩm định kỹ nội dung môi trường nước khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp. 2. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại KCN, KCX. - Xây dựng chất lượng KCN, KCX ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp về quy mô ngành nghề và công nghệ. - Cơ cấu ngành nghề trong KCN, KCX còn nhiều bất cập. Xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN, KCX về quy mô, ngành nghề, công nghệ để đạt được hiệuquả cao. Đối với một số các khu cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngàmh công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao. 3. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp. - Xây dựng cả 3 thể loại: Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Không nên xây dựng quá nhiều khu công nghiệp trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề công nghiệp và cụm công nghiệp vừa và nhỏ. - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp thường hình thành ở các huyện thị nông thôn tập hợp lại theo cùng ngành nghề, mô hình thích hợp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn. - Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê đất, hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng và các công trình ngoài hàng rào và các công trình công cộng trong cụm, cần thực hiện xây dựng công trình nhà xưởng tiêu chuẩn bán trả chậm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít vốn, doanh nghiệp được trả chậm tới 10 năm. 4. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN, KCX. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ và xã hội trong KCN, KCX, đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện thoả mãn khách hàng. Kết quảhoạtđộngcủacác KCN, KCX không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Để nângcao khả năng cạnh tranh củacác KCN, KCX trong việc thu hút đầu tư cần xây dựng đựơc cơ sở hạ tầng cứng và mềm thật tốt đáp ứng yêu cầu phát triển ở trình độ cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi với chi phí thấp và có vị trí thuận lợi trong việc thông tin liên lạc cũng như cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. 5. Phát triển các cum dân cư. Phát triển các KCN, KCX phải kết hợp chặt chẽ vơi quy hoạch và quá trình đô thị hoá, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị qua lớn tạo ra sức quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở đô thị. Không thể mỗi KCN, KCX đều xây dựng các cụm dân cư riêng lẻ, điều đó dẫn đến phá vỡ quy hoạch đô thị hoá, cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, KCX, giảm hiệuquảcác KCN, KCX. - Mặt khác khi xây dựng và phát triển các KCN, KCX thì phải cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn ở và đời sống sinh hoạt cho nhóm dân cư này. Thông thường các KCN, KCX thường thu hút được đông đảo lực lượng củacác cư dân các tỉnh đến nên vấn đề an ninh ở đây cần được đảm bảo tránh phát sinh tệ nạn xã hội. Hơn nữa cần chú ý đến vấn đề dịch vụ thông tin liên lạc để người dân có thể tiếp cận được dịch vụ. 6. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX. Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệuquảcác khu công nghiệp đã có, khi nào các khu công nghiệp lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN, KCX tiếp theo. Số lượng các KCN, KCX của Việt Nam cũng đã khá nhiều, chiếm diện tích khá lớn làm giảm diện tích đất nông nghiệp, trong khi diện tích cho thuê cuảcác KCN, KCX chiếm chưa đến 45%. Trung Quốc cắt giảm 500 KCN, KCX nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và phí phạm quỹ đất canh tác, các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các KCN, KCX bị ngưng và nhiều nơi rút hồ sơ lập KCN, KCX mới khỏi danh sách được phê duyệt. Những dự án đầu tư vào KCN, KCX phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có các biện pháp phối hợp các khu công nghiệp. khu chế xuất và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau. 7. Tiếp thị các KCN, KCX. Cần tiến hành tíêp thị rầm rộ ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và ngoài nước như các tỉnh thành phố lớn trong và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Cần quảng bá điểm khác biệt của KCN, KCX mìn, phats huy "giá trị cộng thêm" của mình để thu hút đầu tư. Giá thuê đất rẻ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không phải là yếu tố quyết định đầu tư. Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công củacác KCN, KCX là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Xây dựng KCN, KCX trong khu vực nghèo( khu vực ĐBSCL) rẻ hơn so với khu vực phát triển (Thành phố HCM và HN), có chi phí lao động đất đai rẻ hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng vận chuyển cao hơn do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu vực phát triển hơn. Không phải ngẫu nhiên 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển nội bộ trong các nước phát triển, chỉ có 20-25% là di chuyển ở các nước đang và kém phát triển. 8. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Cải thiện các KCN, KCX chỉ là các điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nền tảng nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI vào các KCN, KCX. Nhà nước cần có các chính sách thu hút đầu tư, chính sách thu hút FDI: giảm giá đầu vào nguyên vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi pbí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay VN cao hơn hẳn các nươc trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của ngươi nước ngoài (VN cao nhất trong các nươc ở khu vực ASEAN). 9. Quản lý và các chính sách phát triển các KCN, KCX. Trước tiên cần đổi mới tổ chức quản lý các KCN, KCX nhằm 2 mục tiêu: Hoàn thiện cơ chế quản lý "một cửa tại chỗ tại cấp Trung ương, tạo đầu mối giúp các ban quản lý các KCN, KCX giải quyết nhanh chóng mọ khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô; Quản lý mọi loại hình hoạtđộngcủacác KCN, KCX , khu công nghệ, khu kinh tế mở. Để thực hiện các mục tiêu này cần sớm thành lập các Ban quăn lý KCN, KCX tại VN ở cấp cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuả thủ tướng Chính phủ. Chính sách nhà nước tácđộng quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách này. Đẩy mạnh từ công tác hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN, KCX Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong trong thực thi cơ chế quản lý"một cửa tại chỗ" hiện nay ở các ban quản lý KCN, KCX trong cả nước, góp phần tạo dựng môi trường hành chính lành mạnh làm tăng tính hấp dẫn trong sự phát triển củacác KCN, KCX. Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào thắt chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói VN chỉ khuyến khích đầu tư chứ không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy làm ăn có tính lâu dài là kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN, KCX. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế ( thuế lợi nhuận đối với các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15% trong khi nhà đầu tư nứơc ngoài chỉ là 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu nối với các KCN, KCX, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN, KCX. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ về tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, KCX. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hường thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá củacác nước ASEAN vào VN. 10. Một số giảipháp nhằm giảm thiểu những bất cập về văn hoá xã hội trong các KCN, KCX. - Về văn hoá: + Trong quy hoạh các KCN, KCX, các cơ quan quản lý Nhà nước và dịa phương phải quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Các thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn minh, tinh thần của người lao dộng cần phải được đầu tư, quy hoạch ngay từ đầu, đồng bộ với các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật. + Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư một cách phù hợp vào lĩnh vực văn hoá, dảm bảo sự phát triển nền văn hoá mang bản sắc cộng đồng KCN, KCX phù hợp với phát triển bền vững. + Xây dựng các nội dung, hình thức,phương pháp cụ thể về hoạtđộng xây dựng đời sống văn hoá, quản lý cáchoạtđộng dịch vụ văn hoá tại các KCN, KCX. + Xây dựng các hương ước, quy ước, các tiêu chí văn hoá theo hướng giũ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam của Đảng và Nhà nước. - Về công trình xã hội trong các KCN, KCX. + Để giải quyết vấn dề nhà ở cho người lao động, giải quyết những vướng mắc về nhà ở tạm bợ, tự phát như hiện nay, một số diạ phương đã đầu tư xây dựng các khu nhà ở với quy mô vừa phải như khu công nghiệp Linh TrungI, II, Khu công nghiệp Biên Hoà, Sóng Thần mới đây nhất là khu công nghiệp Quế Võ… Tuy nhiên, những dự án trên còn là quá ít so với tốc độ phát triển các KCN, KCX. Nên chăng, có chính sách huy động vốn từ các doanh nghiệp cho dầu tư phát triển nhà ở tại các KCN, KCX, Nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách, phát hành trái phiếu phát triển đô thị, trường học, bệnh viện, chợ, bưu điện…ở các KCN, KCX. + Dành một phần dất nhất định khi quy hoạch tổng thể KCN, KCX để xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà ơ khu dân cư công nghiệp để công nhân, gia dình người lao động thuê hoặc mua với phương thức trả góp. Doanh nghiệp tư nhâ, các công ty TNHH trong các KCN, KCX không có khả năng đầu tư có thể được huy độngđóng góp theo hình thức khác, vì lợi ích chung của địa phương, người lao động và doanh nghiệp. + Có cơ chế khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới, các dịch vụ phụ trợ phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần xung quanh KCN, KCX theo một quy hoạch kiến trúc tổng thể. Quá trình phát triển các KCN, KCX ở nứoc ta đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và quá trình CNH- HĐH nói riêng. Tuy nhiên với những hạn chế, bất cập về văn hóa, xã hội đã nêu ở trên đã đến lúc cần thiết phải có những thay đổi cơ bản về quản lý Nhà nướ, về cơ chế chính sách trên lĩnh vực văn hoá, xã hội để các KCN, KCX có bước phát triển mới về chất, nângcao chất lượng cuộc sống một cách bền vững củacác cộng đồng, xã hội, cá nhân người lao động tại các KCN, KCX trong tương lai gần. Kết luận Mong muốn đất nước ngày càng phát triển, đứng vững trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra một cách ngày càng mạnh mẽ, bài học từ các nước dã cho chúng ta thấy được muốn phát triển kinh tế thì phải có giảipháp để thu hút vốn và sử dụng vốn đó có hiệu quả. Nhưng thực tế đối với các nước dang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề nan giải trong phát triển kinh tế là thiếu vốn nên thiếu nhiều thứ, do vậy cơ sở hạ tầng còn kém phát triển gây trở ngại lớn cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục được một phần nào vấn đề trên Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển các KCN, KCX. Bởi vì khi phát triển các KCN, KCX ta mới có điều kiện để tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng từ đó mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Thật vậy qua bài phân tích trên ta thấy được tình hình, thực trạng và vai trò, tác độngcủa việc hình thành phát triển các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác chúng ta cũng thấy các tồn tại cần được giải quyết trong các KCN, KCX để từ đó đưa cácgiảipháp để khắc phục những bất cập trên. Là sinh viên chuyên ngành khoa đầu tư em rất thích tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một dề án môn học, em không có khả năng trình bày hết tất cả các vấn dề liên quan đến các KCN, KCX Việt Nam . Những gì em trình bày ở trên còn hết sức sơ lược và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận dược sự chỉ bảo của thầy cô làm cho đề án của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS. Từ Quang Phương. 2. Giáo trình Kinh tế quốc tế chủ biên: PGS. TS. Đỗ Đức Bình- TS. Nguyễn Thường Lạng. 3. Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ chủ biên: TS Nguyễn HồngMinh. 4. Thời báo Kinh tế Việt Nam (17/07/06). 5. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 2/2004. 6. Kinh tế và dự báo số 7/2006. 7. Tạp chí công nghệ số tháng 8/2006 (trang 26). 8. Tạp chí Cộng sản số 14, tháng 7/2006. 9. Các trang ưeb: www. Khu cong nghiep.com. vn/ news- ddetail5 www. moi. gov.vn www na. gov.vn http://www.mpi.gov.vn . Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX tại Việt Nam. 1. Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên. quả hoạt động của các KCN, KCX không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của