Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 70 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 5 MỘTSỐBIỆN PHÁP NHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢ HUY ĐỘNGVỐNVÀCHOVAY 5.1. CÁC GIẢI PHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢHUYĐỘNGVỐN Như ta đã biết, công tác huyđộngvốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng TMCP nói chung và của ACBCầnThơ nói riêng. Đây là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định cho sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Một ngân hàng thương mại hoạt độnghiệuquả là một ngân hàng huyđộng được nguồn vốncần thiết cho hoạt động của mình. Trước khi đề cập đến các biện pháp nângcaohiệuquảhuyđộngvốn cho Chi nhánh, ta cần nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của ACBCầnThơ trong công tác huyđộngvốn từ năm 2006 - 2008. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu, ) như hiện nay thì việc huyđộngvốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua phân tích cho thấy khả nănghuyđộngvốn của Ngân hàng Á châu vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm. Tình hình cụ thể như sau: - Nguồn vốnhuyđộngqua 3 năm 2006 - 2008 có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huyđộng đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, nguồn vốnhuyđộngtạiChinhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng trên địa bàn. - Các hình thức huyđộng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao. Và trong tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Qua phân tích có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của dân cư và tăng trưởng mạnh qua các năm, còn tiền gửi không kỳ hạn thì tăng giảm không đều. Khác với tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn biếnđộng từ năm 2006 - 2008. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 71 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Sau đây đề tài xin nêu ra mộtsố giải pháp mà Ngân hàng cần làm để hoạt độnghuyđộngvốn thực sự mang lại hiệuquả thiết thực hơn: - Ngân hàng cần giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ, đồng thời khai thác khách hàng tiềm ẩn. Trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốncho khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huyđộngvốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huyđộngvốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Nội dung của các hình thức tuyên truyền phải được trình bày sao cho khách hàng hiểuvà nhận thức lợi ích của việc gửi tiền là có lợi cho cả hai bên, mà chủ yếu là có lợi cho khách hàng. - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huyđộngvốn ở nông thôn như định kỳ cử cán bộ đến các khu vực vùng sâu, vùng xa khác nhau, đến những địa bàn mà Ngân hàng chưa có Chinhánh hay phòng giao dịch để quảng bá về Ngân hàng và vận động dân cư tham gia các loại hình dịch vụ của Ngân hàng. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệuquả nhưng đa phần tích lũy theo cách truyền thống là mua vàng ở địa phương. - Đa dạng hóa các hình thức huyđộng vốn: Nhu cầu về vốn của khách hàng ngày một tăng, do đó Chinhánhcần có nhiều hình thức huyđộng để phát triển nguồn vốn, cần chú trọng vai trò của tiền gửi tiết kiệm, nhất là những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm để gia tăng vốn trung - dài hạn. - Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, thanh toán các giấy tờ có giá như Séc, trái phiếu, lệnh phiếu… trên cơ sở đó thu hút một lượng tiền gửi cao hơn. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀNÂNGCAOHIỆUQUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu ChinhánhCầnThơ trong thời gian qua tăng trưởng nhanhvà khá cao. Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Bởi vì, về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 72 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên, Ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốnnhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biếnđộngvà cạnh tranh như hiện nay. Cơ cấu chovay nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối năm 2008 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân kế đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần còn lại chovay các doanh nghiệp Nhà nước. Danh mục chovay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Á Châu tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng chovay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng chovay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốncho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Á Châu đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng. Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sởvà gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế CầnThơ nói riêng. Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệuquả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng. Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Á Châu cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ quá hạn tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệuquả hơn là điều rất cần thiết. Như đã phân tích ở phần tình hình chovaytạiACBCần Thơ, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện khá nhiều giải pháphiệu www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 73 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh quả để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là mộtquá trình liên tục trong một ngân hàng thương mại nên để hiệuquả hoạt động bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải pháp để nângcao hơn nữa hiệuquả quản lý rủi ro, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Mộtsố giải pháp như sau: - Xây dựng và thực hiện chính sách chovay thích hợp, cụ thể là xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. - Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay. Mặc dù, quy trình chovay đang được áp dụng tại Ngân hàng Á Châu được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì mộtsố khâu vẫn còn khá lỏng lẻo. - Nângcao chất lượng nguồn nhân lực bởi yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóngmột vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Từ đó, quyết định đến hiệuquả tín dụng của ngân hàng. - Nângcao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng do công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. - Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng . - Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu vàhiệuquả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị tại các tỉnh đồng bằng song Cửu Long. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệuquả - bền vững. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 74 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong thời gian qua, hoạt độnghuyđộngvốnvàchovaytại Ngân hàng Á Châu ChinhánhCầnThơ đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể, huyđộngvốnvà dư nợ chovay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huyđộngvốnvà cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huyđộngvàchovay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường. Ngân hàng đã từng bước nângnăng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nângcao chất lượng dịch vụ vàcho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân. Từ đó nângcaohiệuquả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. ACBCầnThơ đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, chovay đối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng chovay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện toàn, cụ thể là xây dựng chính sách tín dụng trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, xác định rõ các giới hạn chovay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát. Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất biệnpháp giải quyết thích hợp và triệt để. Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biệnpháp mà Ngân hàng Á Châu đã áp dụng trong thời gian quanhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 75 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh cần được khắc phục để nângcao hơn nữa hiệuquả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung vàhiệuquả hoạt độnghuyđộngvốnvà cấp tín dụng nói riêng. Cụ thể là nguồn vốnhuyđộngtạichỗ vẫn chưa tương xứng với nhu cầu tín dụng trên địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng vào năm 2008, đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với mộtsố món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao. Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm kinh doanh an toàn và có hiệu quả, tăng cường công tác huyđộng vốn, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công tác tín dụng tại Ngân hàng Á Châu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô tăng trưởng nguồn vốnhuyđộngvà dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng vào năm 2008. Và do hoạt động này vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậycần có biệnpháp kiểm soát và ngăn ngừa. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Mộtsố kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Nângcao chất lượng quản lý, điều hành, tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, đồng thời quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại về việc tuân thủ quy chế chovayvà bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức nhưng không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Trong việc hoạch định chính sách, cầncân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 76 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại. 6.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền Thành phố CầnThơ Hiện đại hóa nền hành chính nhằm tạo điều kiện cải tiến quy trình làm việc nhanh, gọn hơn giúp người dân nói chung và các khách hàng của các Ngân hàng nói riêng giải quyết được các thủ tục có liên quan theo yêu cầu của phía Ngân hàng. Nhanh chóng tạo quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư, đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thong thoáng hơn để thu hút các nhà đầu tư. Đối với các cơ quan thi hành pháp luật cần đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh để kéo dài thời gian gây thiệt hại cho các Ngân hàng. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huyđộngvốnvàchovaytạiACBchinhánhCầnThơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 2. Edward W.Reed, Edward K.Gill (2004). Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê – Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê – Hà Nội. 4. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính - Hà Nội. 5. Lê Văn Tư (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính - Hà Nội. 6. Báo cáo tín dụng năm 2006, 2007 và 2008 của Ngân hàng TMCP Á Châu ChinhánhCần Thơ. 7. Wedsite: http://www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien06.htm http://www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien07.htm http://www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien08.htm http://www.acb.com.vn/codong/bancongbothongtin06.htm http://www.acb.com.vn/codong/bancongbothongtin07.htm http://www.acb.com.vn/codong/bancongbothongtin08.htm www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net . hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 70 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO. PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 5.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Như ta đã biết, công tác huy động vốn luôn đóng vai