Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 so sánh với chính thể một số nước trên thế giới

53 547 0
Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 so sánh với chính thể một số nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 so sánh với chính thể một số nớc trên thế giới 2.1. Khái quát về chính thể Nhà nớc Việt Nam Hiến pháp 1946 2.1.1. T tởng về các mô hình chính thể Nhà nớc ở Việt Nam trớc cách mạng tháng Tám năm 1945 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đang rên xiết dới ách áp bức, bóc lột nặng nề của chính quyền thực dân phong kiến: su cao, thuế nặng, các quyền tự do, dân chỉ bị chà đạp. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đồi bại, nhu nhợc. Nhân dân trong cảnh mất nớc, nhà tan, sống kiếp ngời nô lệ. Trớc tình hình đó, một câu hỏi lớn đợc đặt ra là làm thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát, giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, các quyền tự do cho nhân dân. Do đó, vào giai đoạn này ở nớc ta đã xuất hiện những dòng t tởng mới và các cuộc vận động cách mạng lớn. Những trào lu t tởng và các cuộc vận động cách mạng đều có chung mục đích là đánh đuổi thực dân pháp, giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, phơng pháp và đờng lối cách mạng thì lại khác nhau, trong đó vấn đề cơ bản, quan trọng nhất là việc xác định một mô hình tổ chức nhà nớc sẽ đợc xây dựng sau khi giành đợc chính quyền. Với ý thức hệ phong kiến, dới chiếu Cần Vơng của Vua Hàm Nghi, các sĩ phu phong kiến đã hăng hái phát động phong trào chống Pháp, chủ trơng "khôi phục lại nớc Việt Nam cũ" [37;12]. Thực chất, phong trào Cần Vơng chủ trơng xây dựng lại Nhà nớc quân chủ phong kiến ở Việt Nam nhằm khôi phục và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Phong trào phát triển đợc một thời gian thì bị đàn áp và thất bại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hình thức nhà nớc phong kiến không còn phù hợp với trào lu chung của thế giới và sự phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn bất lực, thối nát . nên đã không tranh thủ đợc sự ủng hộ của nhân dân lao động. Ngời anh hùng Yên thế Hoàng Hoa Thám nổi dậy vũ trang chống Pháp, song "còn nặng cốt cách phong kiến" nên cũng thất bại. [33;12] Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng t sản đã ảnh hởng đến Việt Nam, làm xuất hiện những dòng t tởng mang màu sắc mới của các nhà yêu nớc, nh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh . với các phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân . Trong giới trí thức Việt Nam lúc này đã xuất hiện t tởng lập hiến. Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu bênh vực chế độ vua quan cũ, cho rằng mặc dù chế độ này còn có nhiều lệ tục, ngời ta vẫn có thể cải tiến chế độ cũ bằng cách áp dụng chế độ quân chủ lập hiến, nghĩa là ban hành một bản hiến pháp để hạn chế quyền lực của Hoàng đế Việt Nam. Theo t tởng của hai ông thì phải xây dựng một bản hiến pháp vừa bảo đảm "quyền dân chủ cho nhân dân", "quyền điều hành đất nớc" của Hoàng đế và "quyền bảo hộ" của thực dân Pháp. Còn Nguyễn Văn Vĩnh chủ trơng bãi bỏ chế độ vua quan ở miền Bắc và miền Trung, và đặt chúng dới quyền cai trị của Chính phủ Pháp. Nh vậy, thực chất t tởng của Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Văn Vĩnh dù trình bày cách này hay cách khác, ngời chủ trơng xoá bỏ chế độ vua quan, ngời chủ trơng thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, nhng tựu trung vẫn đặt đất nớc dới sự cai trị của thực dân Pháp. Phan Bội Châu là một đại biểu xuất sắc, ông chủ trơng cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập. Đầu tiên là đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại chủ quyền dân tộc, sau đó xây dựng ở Việt Nam một chính quyền nhà nớc quân chủ lập hiến theo kiểu Nhật Bản hoặc một chính quyền cộng hoà dân chủ theo kiểu phơng Tây. [38;198]. T tởng của Phan Bội Châu là đoàn kết nhân dân lao động đánh đuổi thực dân pháp rồi tiến hành canh tân xã hội. Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là ngời chống đối triều đình quyết liệt và đấu tranh cho một nền cộng hoà ở Việt Nam. Ông muốn "ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, chấn hng dân khí để tính chuyện giải phóng [33;12]. Phan Châu Trinh chủ trơng đoàn kết nhân dân canh tân, dân chủ hoá xã hội, đánh đổ phong kiến noi thoi phơng Tây, tự cờng dân tộc dành độc lập. Do hạn chế của lịch sử mà cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ở mức độ khác nhau đều cha nhận thức đợc bản chất thực sự của chủ nghĩa đế quốc. Mô hình tổ chức nhà nớc theo khuynh hớng dân chủ t sản, mặc dù có những mặt tiến bộ nhng không phù hợp với điều kiện cách mạng Việt Nam, và vì vậy đã không trở thành hiện thực. Nh vậy, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chủ trơng phải giành lại đợc độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó mới xây dựng hiến pháp của nhà nớc độc lập. Không có độc lập, tự do thì không thểhiến pháp thực sự. Vào cuối những năm 20 của thế kỷ, Việt Nam Quốc dân đảng - một chính đảng của giai cấp t sản Việt Nam ra đời chủ trơng đánh pháp, đồng thời kêu gọi trăm họ hãy đoàn kết để xây dựng một nhà nớc cộng hoà. 'Song do đờng lối cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nên đã đi đến thất bại. Do hạn chế về quan điểm, t tởng cũng nh phơng pháp vận động cách mạng nên các trào lu cách mạng đầu thế kỷ XX đều thất bại, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu của nó là việc xác định mô hình nhà nớc theo kiểu dân chủ t sản hay mô hình nhà nớc quân chủ lập hiến nh trên, mặc dù có mặt tiến bộ, nhng cha là phải là kiểu nhà nớc phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy nó đã không trở thành hiện thực.'' Hay nói cách khác, các mô hình nhà nớc trên không phù hợp với Việt Nam, bởi lẽ các nhà nớc đó chỉ có thể mang lại quyền lợi và dân chủ cho một số ít ngời trong xã hội - đó là giai cấp t sản, tiểu t sản và giai cấp phong kiến. Trong khi đó, yêu cầu cấp bách nhất, chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại là sự giải phóng kiếp ngời nô lệ và đem lại cuộc sống mới cho đại đa số nhân dân lao động [38;199]. Nh vậy, trớc Nguyễn ái Quốc, ở Việt Nam đầu thế kỷ XX cha có một mô hình nhà nớc nào chứng tỏ đợc sự phù hợp với cách mạng Việt Nam. Trong thời điểm đất nớc trong đêm tối, Nguyễn Tất Thành - một thanh niên mới mời lăm tuổi đã sớm hiểu biết và rất đau xót trớc cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục các nhà cách mạng đơng thời nhng Anh không tán thành với đ- ờng lối cách mạng của họ, trong đó có vấn đề hình thức chính thể nhà nớc. Có thể thấy rằng, vào thời điểm này đã bắt đầu hình thành trong t tởng Nguyễn Tất Thành về một nhà nớc độc lập, có chủ quyền, biểu hiện ở chủ trơng dành độc lập dân tộc, không chấp nhận sự cai trị của thực dân PhápViệt Nam. Việc Nguyễn Tất Thành không đồng tình với con đờng cách mạng của những nhà yêu nớc đơng thời, trong đó có vấn đề hình thức chính thể nhà nớc, cho thấy tuy cha tìm ra mộtsở lý luận toàn diện, nhng bớc đầu Ngời đã nhận thấy hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hoà dân chủ kiểu t sản không phù hợp với con đờng cách mạng Việt Nam. Nguyễn ái Quốc đã vợt qua các lối mòn của lịch sử, ra đi tìm đờng cứu n- ớc theo một chiều hớng mà nhiều ngời yêu nớc đơng thời cha nghĩ tới. Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng tiên tiến nhất thời đại, và ngời đã tìm ra con đờng cứu nớc đúng đắn. "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng Mời Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng đợc hởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự . Cách mạng tháng Mời Nga cho chúng ta thấy rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng bền vững, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại, phải theo chủ nghĩa Mã Khắc T và Lênin" [19;280]. Ngời chỉ ra rằng: "Muốn cứu nớc và giải phóng dân tộc không có con đờng nào khác là con đờng cách mạng vô sản" [23;272]. Nh vậy, Nguyễn ái Quốc đã đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới. Ngời viết: "Đứng trớc chủ nghĩa t bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất" [29;128]. Cho nên, cần phải có sự liên minh giữa các lực lợng cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân. Điều đó quyết định đến việc thiết lập và phát triển Nhà nớc kiểu mới ở Việt Nam. Cái nhìn có tầm vóc thời đại, cái nhìn vợt lên trên tất cả các nhà yêu nớc Việt Nam đơng thời, chính là ở chỗ này. Con đờng cứu nớc ấy của Nguyễn ái Quốc đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đờng lối cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đó tiến bớc theo dòng thác tiến bộ của lịch sử. "Luận cơng về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin đó soi sáng và tạo ra bớc ngoặt phát triển trong t tởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nớc cha định hớng sang yêu nớc theo lập trờng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Quá trình bôn ba tìm đờng cứu nớc, Nguyễn ái Quốc đã nhận thấy đợc hai vấn đề quan trọng: Một là, sự bất lực và lỗi thời của Nhà nớc phong kiến Việt Nam và sự xấu xa, thối nát của nhà nớc t sản thể hiện sự bóc lột nhân dân lao động. Thực tế ấy đã không cho phép ngời lựa chọn mô hình nhà nớc phong kiến và nhà nớc t sản. Hai là, sau cách mạng tháng Mời Nga, sự xuất hiện Nhà nớc kiểu mới ở Nga là một thực tiễn sinh động, một biến cố to lớn "có sức lôi cuối kì diệu", một mô hình Nhà nớc mà Ngời mong muốn sẽ thiết lập ở Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Ngời đã lãnh đạo và đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong văn kiện đầu tiên của Đảng - bản "Chính cơng vắn tắt" đã nêu lên những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là "Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, thành lập chính phủ công nông binh ." [32;10]. Luận cơng chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng ta đã khẳng định rõ: "Phải xây dựng nên chính quyền Xô Viết công nông, chỉ có chính quyền Xô Viết công nông mới là cái khí cụ mạnh mẽ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và phong kiến địa chủ, làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ cho mình". [32;10]. Có thể nói: chính quyền công nông - một mô hình Nhà nớc vô sản mà Nguyễn ái Quốc đã chọn là mô hình đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, đó là mô hình Nhà nớc kiểu mới. Sự khẳng định trong luận cơng chính trị năm 1930 vừa là sự ghi nhận, vừa là một định hớng cơ bản cho cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Con đờng cách mạng quyết định kiểu nhà nớc nói chung và hình thức chính thể nhà nớc nói riêng. Cách mạng Việt Nam không thể theo con đờng cách mạng t sản. Điều đó cũng có nghĩa là hình thức nhà nớc sau khi giành chính quyền không thể là hình thức chính thể nhà nớc theo kiểu nhà nớc t sản. Cách mạng Việt Nam đi theo con đờng cách mạng vô sản cũng có nghĩa là hình thức chính thể nhà nớc đợc thiết lập sau khi giành chính quyền là hình thức chính thể nhà nớc kiểu mới thể hiện bản chất giai cấp vô sản của nhà nớc. Hình thức chính thể nhà nớc đó là gì?, trong "Đờng Kách Mệnh", Nguyễn ái Quốc cha đề cập cụ thể mà chỉ đa ra nguyên tắc chung là "làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều". Về phơng diện hình thức chính thể nhà nớc, có thể giải mã luận điểm này là dân chúng số nhiều phải đợc quyền tham gia vào việc thiết lập mô hình nhà nớc tơng lai - mô hình của chính thể cộng hoà. Với tính chất của cuộc cách mạng dân tộc, nh thế hình thức chính quyền cũng phải thể hiện tính nhân dân. Nghị quyết Trung ơng VIII (5 - 1941) đã nêu rõ chủ trơng: "sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập một Nhà nớc Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ, chính quyền của nớc dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, bọn thù" [42;195]. Tháng 5/1944, trong th gửi đồng bào cả nớc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta trớc phải có một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất biến cùng toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy phải do một cuộc toàn dân đại biểu đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mạng và đoàn thể ái quốc trong nớc bầu ra. Một cơ cấu nh thế mới đủ lực lợng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang" [20;505]. Chơng trình Việt Minh đã xác định đờng lối cách mạng Việt Nam: "Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) chủ trơng liên hợp hết thẩy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết chiến đấu đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà [20;583]. Sự chuyển biến từ hình thức Chính phủ công - nông - binh sang hình thức Chính phủ nhân dân của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà trong đờng lối của Đảng, trong t tởng Hồ Chí Minh là một bớc chuyển biến mang tính cách mạng, xuất phát từ đặc thù của cách mạng Việt Nam. Giá trị cách mạng của sự chuyển biến đó không phải mang tính sách lợc nhất thời, mà mang tính chiến lợc lâu dài của cả quá trình mô hình tổ chức Nhà nớc Việt Nam. [25;28]. Sự chuyển biến trong t tởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nớc cho thấy rằng, phơng pháp t duy của Ngời luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ những điều kiện đặc của xã hội Việt Nam mà không rập khuôn máy móc áp đặt từ những mô hình có sẵn. Nh vậy đến đây, t tởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nớc trong con đờng cách mạng Việt Nam đã phát triển từ hình thức chính phủ công - nông - binh đến hình thức chính phủ nhân dân của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà - hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân. 2.1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946 Lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, ngày 2/9/1945, tại quảng trờng Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuyên ngôn độc lập là văn kiện Chính trị - phápthể hiện một cách sâu sắc về một Nhà nớc độc lập, tự chủ, thống nhất, cộng hoà dân chủ nhân dân. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lập quốc kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trớc thế giới rằng nớc Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất. Ngời trịnh trọng tuyên bố trớc thế giới: "Nớc Việt Nam có quyền hởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nớc tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lợng, tính mạng và của cải để giữ vững tự do độc lập ấy". [21;4]. Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ t tởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nớc cộng hoà dân chủ nhân dân. Ngời viết: "Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mơi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà" [21;3]. Một nhà nớc độc lập, tự chủ, cộng hoà dân chủ nhân dân phải có mộtsở pháp lý để tồn tại. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đa ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: "Trớc chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nớc ta không có hiến pháp, nhân dân ta không đợc hởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ" [21;8]. Nh vậy, trong t tởng này, chính thể quân chủ chuyên chế hay chính thể của nhà nớc thực dân không thể tồn tại hiến pháp - không có một hệ thống các quy tắc pháp lý tối cao ràng buộc việc tổ chức quyền lực nhà nớc. Chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân, xuất phát từ bản chất của nó, phải đợc chế định hoá trong một văn bản ở một hệ cấp pháp lý tối cao là hiến pháp, vì sự phát triển của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân không thể tách rời hiến pháp, hiến pháp là dân chủ. Chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân phải đợc quy định trong hiến phápmột bớc phát triển mới về hình thức chính thể nhà nớc ở Việt Nam. Trên tinh thần đó, ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 ngời trong đó Bác làm trởng ban. Bản dự thảo Hiến pháp đã đợc soạn thảo xong tháng 11/1945. Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp kỳ họp thứ nhất. Trong phiên họp này đã cử ra Tiểu ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Tiểu ban Hiến pháp đã tiếp tục nghiên cứu dự thảo Hiến pháp. Uỷ ban kiến quốc cũng tự nghiên cứu và đa ra một bản dự thảo. Căn cứ vào bản dự thảo của Chính phủ đa ra, đối chiếu với bản dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm về hiến pháp của các nớc, Tiểu ban dự thảo đã soạn thảo một dự án Hiến pháp trình Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá I, sau nhiều buổi thảo luận tâm huyết, đến ngày 9/11/1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà với 240 đại biểu tán thành, 2 đại biểu không tán thành. Hiến pháp đầu tiên của nớc ta là bản Hiến pháp tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam á, là một Hiến pháp cách mạng và dân chủ, tôn trọng và bảo đảm mọi quyền lợi chính đáng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan lúc bấy giờ. Hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý cho chính quyền cách mạng, là cơ sở cho việc xây dựng những luật lệ mới của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mặt khác, là chỗ dựa mạnh mẽ về chính trị của Nhà nớc non trẻ trong việc động viên nhân dân đấu tranh cách mạng, là cơng lĩnh tập hợp mọi lực lợng yêu nớc, dân chủ trong cả nớc trớc khi bớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên đất nớc Việt Nam hàng nghìn năm chỉ tồn tại có pháp luật phong kiến, và gần một trăm năm chỉ có pháp luật thực dân. Nhng chỉ 14 tháng sau khi giành đợc chính quyền, nhân dân ta đã xây dựng đợc bản Hiến pháp của mình, thể hiện ý chí chung của toàn dân. Đó là thành tựu to lớn của nhân dân ta, Đảng ta, Nhà n- ớc ta. 2.1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính thể Hiến pháp 1946. Thứ nhất là, chủ nghĩa yêu nớc, truyền thống dựng nớc và giữ nớc của dân tộc, kinh nghiệm tổ chức nhà nớc trong lịch sử Việt Nam. "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lớt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nớc và cớp nớc" [24;171]. Chủ nghĩa yêu nớc, truyền thống xây dựng nớc và giữ nớc đã thấm đợm vào máu thịt, khắc sâu vào trong tâm trí của nhân dân ta. Đó là nhân tố cơ bản thúc đẩy nhân dân ta vùng lên đấu tranh, đa dân tộc thoát khỏi ách áp bức nô lệ thực dân, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một mô hình tổ chức nhà nớc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Thứ hai là, các lý thuyết về tổ chức nhà nớc và thực tiễn tổ chức nhà nớc ở các quốc gia tiên tiến thời bấy giờ. Học thuyết của các nhà t tởng cách mạng t sản về tổ chức quyền lực nhà nớc, chính thể cộng hoà tổng thống ở Mỹ, chính thể cộng hoà đại nghị ở Pháp v.v . đã ảnh hởng đến quá trình tìm kiếm một mô hình nhà nớc phù hợp với cách mạng Việt Nam. Thứ ba là, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thức chính thể nhà nớc nói riêng, về nhà nớc và pháp luật nói chung là cơ sở để đánh giá, phê phán các học thuyết về tổ chức nhà nớc cũng nh thực tiễn tổ chức nhà nớc của các nớc t bản. Mô hình Nhà nớc vô sản mà những nhà kinh điển của chúng ta đa ra đã ảnh hởng một cách quyết định đến quá trình Hồ Chí Minh và các đồng chí của Ngời xác lập mô hình Nhà nớc và cách mạng Việt Nam. Mô hình Nhà nớc Xô Viết Lênin tổng kết là một mô hình Nhà nớc mà Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập ở Việt Nam. Chính phủ công - nông - binh mà Ngời đặt vấn đề phải xây dựng ở Việt Nam trong Chính cơng vắn tắt là biểu hiện của mô hình Nhà nớc Xô Viết. Tuy nhiên, chúng ta đã không bê nguyên xi áp dụng một cách máy móc mô hình Nhà nớc Xô Viết mà đã có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam. Thứ t là, thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, Hồ Chí Minh đã tìm ra những quy luật, đúc kết thành lý luận. Trong những năm bôn ba ở các nớc t bản phát triển, Ngời đã nghiên cứu cách thức tổ chức nhà nớc ở đó, phê phán những mặt tiêu cực, tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quá trình xây dựng mô hình Nhà nớc cách mạng Việt Nam. Cũng chính xuất phát từ thực tiễn hoạt động cách mạng mà Ngời đã có những bớc phát triển lớn trong t tởng về hình thức chính thể nhà nớc trong con đ- ờng cách mạng Việt Nam. Cụ thể là, sự chuyển biến trong t tởng của ngời từ một Nhà nớc công - nông- binh sang Nhà nớc cộng hoà dân chủ nhân dân. Qua nghiên cứu vị trí hình thức chính thể nhà nớc, quá trình hình thành và phát triển, cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức chính thể Nhà nớc ở Việt Nam, có thể đi đến kết luận sau: Hình thức chính thể Nhà nớc ở Việt Nam là hệ thống những quan điểm, luận điểm về chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân trong sách lợc, chiến lợc cách mạng Việt Nam hiện tại và tơng lai, dựa trênsở chủ nghĩa yêu nớc, truyền thống dựng nớc và giữ nớc của dân tộc, kinh nghiệm tổ chức nhà nớc trong lịch sử Việt Nam; các học thuyết về tổ chức nhà nớc và thực tiễn tổ chức nhà nớc ở các quốc gia hiện đại; lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thức chính thể Nhà nớc vô sản; thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. 2.1.2.2. Đặc điểm của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946. Chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân là sự sáng tạo vô song của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Cộng hoà dân chủ nhân dân thuộc loại hình chính thể cộng hoà dân chủ, nhng không phải là cộng hoà nhân dân kiểu t sản. Trớc Hiến pháp Việt Nam 1946, trong thế giới t bản đã tồn tại hai loại chính thể cộng hoà dân chủ: cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị mà chúng đã đợc nghiên cứu ở phần trên. Chính thể cộng hoà nhân dân Hiến pháp 1946 là loại hình chính thể của Nhà nớc vô sản, có nhiều dấu hiệu đặc thù khác về bản chất so với các hình thức chính thể cộng hoà dân chủ kiểu t sản. Trớc hết, chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, tính nhân dân, tính giai cấp trong sự hoà quyện thống nhất. Dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngọn cờ độc lập dân tộc đã đợc phất cao trong cách mạng tháng Tám. Toàn dân Việt Nam không phân biệt đảng phái, tôn giáo, giầu nghèo, sang hèn đều tập hợp dới lá cờ Việt Minh, nhất tề đứng lên làm cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 đã ghi nhận kết qủa đấu tranh lâu dài, gian khổ, ghi nhận thắng lợi của đờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, nêu cao ý chí của toàn dân tộc Việt Nam kiên quyết giữ gìn nền độc lập và thống nhất tổ quốc, bảo vệ tự do và các quyền lợi của nhân dân. "Nớc Việt Nam có quyền hởng tự do và độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Hiến pháp 1946 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nớc và nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng mới: Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ [14;7]. Đứng trớc những khó khăn, thử thách lớn lao của cách mạng tháng Tám, Hiến pháp 1946 đã thể chế hoá đờng lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng. ở một nớc thuộc địa nửa phong kiến nh nớc ta, hai nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời nhau, mất độc lập, tự do là mất tất cả. Do đó, nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành từng b- ớc và phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc. Trong điều kiện khó khăn, phức tạp của nớc ta, nhiệm vụ cơ bản hàng đầu lúc đó là phải tập trung mọi lực lợng vào việc chống đế quốc xâm lợc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng. Những nguyên tắc xây dựng Hiến pháp và nhiệm vụ cách mạng nêu ra ở lời nói đầu của Hiến pháp 1946 đã đáp ứng đợc yêu cầu của cách mạng và ý chí của toàn dân ta lúc đó, đồng thời thể hiện tính chất dân chủ và tiến bộ của Hiến pháp 1946. Các nguyên tắc đó thể hiện chiến lợc đoàn kết của Đảng, tập hợp và phát huy sức mạnh của các lực lợng cách mạng trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. "Đoàn kết toàn dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo, bảo đảm quyền tự do dân chủ ." [14;7]. Dân tộc Việt Nam vốn có một truyền thống yêu nớc, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Tinh thần ấy càng đợc nhân lên trong cuộc đấu tranh dựng nớc và giữ nớc. Đại đoàn kết đã trở thành một nội dung quan trọng trong đờng lối chiến lợc của Đảng, đã thấm nhuần vào suy nghĩ, hành động, tình cảm của tất cả những ng- ời Việt Nam yêu nớc. Nó đã trở thành ngọn cờ quy tụ mọi lực lợng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hớng mọi ngời suy nghĩ, hành động chung, tạo thành sức mạnh, thành động lực tiến hoá của dân tộc. Tính chất đại đoàn kết dân tộc của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân bắt nguồn từ truyền thống lịch sử dân tộc và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nớc và giữ nớc là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đợc tiến hành trênsở khối đại đoàn kết dân tộc. Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời sau cách mạng tháng Tám là sản phẩm của khối đại đoàn kết dân tộc. Xuất phát từ truyền thống và thực tiễn cách mạng, yêu cầu việc tổ chức quyền lực nhà nớc phải phát huy đợc sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Dân tộc không phải là một khái niệm trừu tợng, chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. "Để làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân" [25;605]. Sau này, Hồ Chí Minh nêu thêm, lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc [43;165]. Nhân dân là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, là chủ thể của quyền lực nhà nớc, quyền lực nhà nớc bắt nguồn từ nhân dân, nhà nớc chỉ là tổ chức do dân lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân. Do đó, nhân dân phải tham gia vào việc tổ chức quyền lực nhà nớc. Tính nhân dân của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân không phủ nhận tính giai cấp. Một chính phủ của toàn dân không phải là một chính phủ phi giai cấp. Bản thân khái niệm nhân dân đã mang tính giai cấp. Theo nghĩa khoa học chặt chẽ, nhân dân là một cộng đồng ngời thay đổi trong lịch sử, bao gồm một bộ phận, những tầng lớp, những giai cấp của c dân mà theo địa vị khách quan của mình, có khả năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ của một nớc nhất định [16;401]. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, khi dùng danh từ "nhân dân", Mác không thông qua danh từ ấy mà xoá mờ mất sự khác biệt về giai cấp. Mác gộp danh từ ấy những thành phần nhất định, có khả năng làm cách mạng đến cùng. Đối với Hồ Chí Minh, một chính phủ nhân dân không có nghĩa là một chính phủ phi giai cấp không thực hiện chuyên chính cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không đồng nhất nhân dân với c dân của một quốc gia. Ngời viết. "Nhân dân là bốn giai cấp: công, nông, tiểu t sản và t sản dân tộc. Dới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp này đoàn kết lại bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng . Trong nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, tức là của giai cấp, công, nông, tiểu t sản, và t sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nớc, để thực hành dân chủ chuyên chính [22;217]. Các nhà nớc t sản cũng tuyên bố quyền lực thuộc về nhân dân, thừa nhận nhân dân tham gia tổ chức quyền lực nhà nớc. Nhng khái niệm nhân dân trong chế độ dân chủ t sản chủ yếu bao gồm giai cấp có của, loại bỏ đa số quần chúng lao động ra khỏi đời sống chính trị. Đó là sự khác nhau cơ bản giữa hình thức chính thể dân chủ cộng hoà kiểu t sản và hình thức chính thể cộng hoà dân chủ của Nhà nớc vô sản. Chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân với tính nhân dân nh trên đã bao hàm tính định hớng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một đặc điểm của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân. Sự lựa chọn tối u của loài ngời về một con đờng đi bảo đảm thực hiện một lý tởng nhân văn, bảo đảm cho mọi ngời phát triển đúng nghĩa của từ chỉ có thể là con đờng xã hội chủ nghĩa [41;181]. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu của xã hội loài ngời: "Con đờng tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đờng chung của thời đại, của lịch sử, không thể ai ngăn cản nổi" [23;449]. Cộng hoà dân chủ nhân dân là hình thức chính trị của chuyên chính vô sản, dân chủ với quảng đại quần chúng nhân dân, trấn áp kẻ thù của cách mạng, bảo đảm sự phát triển của xã hội Việt Nam theo khuynh hớng tối u - xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Mục tiêu của cách mạng là xây dựng một nớc Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh, làm cho nhân dân đợc hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sớng, vẻ vang" [22;220]. Do đó, tổ chức Nhà nớc cách mạng Việt Nam theo hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân là một nhân tố chính trị bảo đảm sự phát triển của xã hội theo con đờng xã hội chủ nghĩa. Tính định hớng xã hội chủ nghĩa của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân không thể thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với việc tổ chức quyền lực nhà nớc. Để bảo đảm cho sự thành công của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định: "Phải có đờng lối cách mạng đúng đắn, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đờng lối ấy chỉ có thể là đờng lối của chủ nghĩa Mác - Lênin đợc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. ở Việt Nam, đờng lối ấy có thể là đờng lối của giai cấp vô sản, và Đảng đó là Đảng Lao động Việt Nam" [26;493]. Sự lãnh đạo của Đảng bao gồm sự lãnh đạo Nhà nớc nói chung và tổ chức quyền lực nhà nớc nói riêng. Xây dựng chính thể Nhà nớc cộng hoà dân chủ nhân dân đặt dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam đa ra những quan điểm, đờng lối mang tính định hớng cho việc tổ chức quyền lực nhà nớc để bảo đảm mục tiêu phát triển xã hội theo con đờng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ chí Minh hiểu rõ học thuyết phân quyền và thực tiễn áp dụng nó trong tổ chức quyền lực nhà nớc t sản, nhng trong quá trình xác lập hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân ở Việt Nam, Ngời lại chủ trơng thống nhất quyền lực và có sự phân công rõ ràng giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nớc. T tởng thống nhất quyền lực là một sự phát triển hợp lôgíc từ t tởng nguồn gốc quyền lực nhà nớc từ nhân dân. Hiến pháp 1946 đã thể chế hoá quan điểm này: "Tất cả quyền hành trong n- ớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" [14;8]. Nếu tất cả quyền lực là của nhân dân, bắt nguồn từ nhân dân thì quyền lực phải thống nhất vào nhân dân vì nhân dân trong Nhà n- ớc cách mạng Việt Nam bao gồm quảng đại quần chúng, và lợi ích của nhân dân về cơ bản thống nhất. Do đó, Nhà nớc chỉ là một tổ chức do dân lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân. [...]... hình chính thể Do vậy, để nhận thức sâu sắc hơn về chính thể Hiến pháp 1946, cần phải nghiên cứu chúng cả trên phơng diện tổ chức bộ máy nhà nớc giữa các mô hình chính thể khác nhau 2.2 Sự giống nhau và khác nhau của chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thể cộng hoà (quân chủ) đại nghị và chính thể cộng hoà tổng thống Khi so sánh sự giống và khác nhau giữa chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính. .. đặc thù của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946 Những dấu hiện này là cơ sở để phân biệt chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân ở Việt Nam với các loại hình chính thể cộng hoà dân chủ của nhà nớc t sản Xét một cách tổng thể, chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946một chính thể đặc thù, sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chính Minh và cách mạng Việt Nam phù hợp với điều... cách mạng Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của xã hội Việt Nam Tính chất đặc thù của chính thể Hiến pháp 1946 không ngừng đợc phát huy trong quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức quyền lực nhà nớc Việt Nam Để nghiên cứu so sánh sự tơng đồng và khác biệt giữa chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nớc khác ta không chỉ dừng lại ở việc phân tích, nghiên cứu... "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà" [14;12] Nghị viện bầu ra Chính phủ và kiểm so t hoạt động của Chính phủ Nh vậy, về mặt lý thuyết, Chính phủ trong Hiến pháp 1946 có vị trí pháp lý gần giống với vị trí của Chính phủ trong chính thể đại nghị ở Anh quốc Điểm khác biệt là, chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 không áp dụng nguyên tắc phân lập các quyền mà áp... với chính thể của một số nớc, ta chỉ lựa chọn các mô hình chính thể có tính chất điển hình đại diện cho các mô hình chính thể khác nhau Mà cụ thể là đối với mô hình chính thể cộng hoà (quân chủ) đại nghị thì chính thể của Nhà nớc Anh quốc là một mô hình chính thể điển hình Còn chính thể cộng hoà tổng thống của Hợp chủng quốc Mỹ châu là mô hình tổ chức quyền lực nhà nớc đại diện cho chính thể cộng hoà... hành pháp Trong Hiến pháp 1946, Nguyên thủ quốc gia tồn tại dới hình thức Chủ tịch nớc, là một chế định tất yếu của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân Chế độ Chủ tịch nớc là sản phẩm của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, gắn liền với vai trò của Hồ Chí Minh, ngời sáng lập nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Nhà nớc cách mạng Việt Nam Hiến pháp 1946 cha đa ra một định... thông qua Đây là một thành phần Chính phủ có cơ cấu hết sức đặc biệt không giống với cơ cấu chính phủ của các nhà nớc trong thời kỳ đó Khác với cơ cấu Chính phủ trong Hiến pháp 1946, cơ cấu trong chính phủ của các nhà nớc Anh, Mỹ không đợc Hiến pháp quy định mà hoàn toàn dựa vào tập quán chính trị và thực tế tổ chức quyền lực để ngời đứng đầu hành pháp thành lập ra một Chính phủ Hiến pháp Mỹ không hề... là ngời đứng đầu Chính phủ là một nét đặc thù của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân theo Hiến pháp 1946 Điều này xuất phát từ những điều kiện của cách mạng Việt Nam, với nhiệm vụ của cách mạng kháng chiến giành độc lập, Quốc hội nhận thấy phải "thực hiện chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân" [14;8] Về cơ cấu tổ chức, điểm khác giữa các chính thể trên là, nếu nh trong chính thể đại nghị Anh... môn xem xét một cách kỹ lỡng Giai đoạn công bố luật, công bố luật (hay dự án luật), theo quy định của Hiến pháp 1946, Hiến pháp Hoa Kỳ và Anh quốc, là thuộc về ngời đứng đầu nhà nớc (Nguyên thủ quốc gia) (phần này đã đợc phân tích ở mục về Nguyên thủ quốc gia ở trên) Một đặc điểm khác biệt giữa Quốc Hội Việt Nam theo Hiến pháp 1946 so với Quốc hội của các nhà nớc Anh, Mỹ là vấn đề lập pháp uỷ quyền... tiên ở Việt Nam, và các nguyên tắc đó đã đợc nâng nên ở tầm hiến định Điều 17, Hiến pháp 1946 quy định: "chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp vá kín" [14;11] Những t tởng tiến bộ của các nguyên tắc dân chủ trong bầu cử Quốc hội phù hợp và đáp ứng đợc nhu cầu xây dựng chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân trên con đờng cách mạng Việt Nam Quốc hội Việt Nam theo Hiến pháp 1946 . Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 so sánh với chính thể một số nớc trên thế giới 2.1. Khái quát về chính thể Nhà nớc Việt Nam Hiến pháp 1946 2.1.1 thống. Khi so sánh sự giống và khác nhau giữa chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nớc, ta chỉ lựa chọn các mô hình chính thể có tính

Ngày đăng: 23/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan