Báo cáo "Vấn đề bình đẳng giới trên thế giới " doc

9 2.6K 26
Báo cáo "Vấn đề bình đẳng giới trên thế giới " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

th«ng tin 64 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi TS. nguyÔn ThÞ Håi * ó thể nói, thời gian gần đây, bình đẳng giới đã trở thành vấn đề trung tâm của phát triển - bản thân nó là mục tiêu phát triển đồng thời cũng là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, xoá đói, giảm nghèo và quản lý nhà nước có hiệu quả. Vì thế, nâng cao sự bình đẳng giới trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia đương đại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này, tôi muốn nêu lên một số vấn đề về bình đẳng giới trên bình diện quốc tế mà tôi đã tìm hiểu được để bạn đọc cùng tham khảo. 1. Thực trạng về sự bất bình đẳng giới trên thế giới Có quan điểm cho rằng: “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ”. (1) Bình đẳng giới, tức là bình đẳng giữa nam và nữ, có thể được xem xét dưới nhiều phương diện khác nhau trong đó có sự bình đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm sự bình đẳng trong thù lao cho công việc và trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra các cơ hội này), về “tiếng nói” (khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển), về thành quả và các kết quả tạo ra. Nói chung, định nghĩa của cộng đồng quốc tế về sự bình đẳng giới có xu hướng chú trọng vào sự bình đẳng về cơ hội và bình đẳng trước luật pháp. Ví dụ, tại Hội nghị phụ nữ quốc tế ở Nairobi năm 1985, trong Chiến lược tiến lên vì sự tiến bộ của phụ nữ đã định nghĩa sự bình đẳng là “mục tiêu và phương tiện mà trong đó, các cá nhân được đối xử như nhau trước luật pháp và có cơ hội được hưởng quyền như nhau trong việc phát triển tài năng và kỹ năng tiềm ẩn của mình sao cho họ có thể tham gia vào quá trình phát triển với tư cách vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là tác nhân tích cực”. (2) Trong những thập niên vừa qua, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và sự bình đẳng giới ở nhiều nước đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Tỷ lệ các bé gái theo học tiểu học ở các nước Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi đã tăng gần gấp đôi và tăng nhanh hơn tỷ lệ các bé trai. Tuổi thọ bình quân của phụ nữ đã tăng thêm từ 15 - 20 năm ở các nước đang phát triển và ở một số nước, tuổi thọ bình quân của phụ nữ cao hơn nam giới. (Ví dụ, ở Việt Nam, năm 2004, tuổi thọ bình quân của phụ nữ là 71,6 tuổi và nam giới là 66,9 tuổi). (3) Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động đã thu hẹp bớt khoảng cách giới về việc làm và tiền lương. Tuy đã có những tiến bộ như vậy song sự bất bình đẳng về giới vẫn còn rất sâu rộng trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, trong các cơ hội kinh tế, quyền C * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội th«ng tin §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 65 lực và tiếng nói chính trị ở nhiều nước. Do đó, có thể nói: “Không ở nơi nào mà phụ nữ và nam giới lại có quyền bình đẳng về kinh tế, xã hội và pháp luật”, (4) kể cả các nước phát triển. Sự không tương xứng về quyền giữa nam và nữ diễn ra khá phổ biến trong các quy định pháp luật, luật tục, thực tiễn của các cộng đồng và gia đình. Ở Botswana, Chilê, Namibia và Swaziland, phụ nữ chịu sự cai quản vĩnh viễn của người chồng và không có quyền quản lý tài sản. Ở một số nước châu Phi, phụ nữ có chồng không được sở hữu đất đai; người đàn ông có quyền đòi hỏi vợ phải đóng góp sức lao động nhưng người vợ lại không có quyền đó đối với chồng mình. Ở Bôlivia, Goatêmala và Siry, đàn ông có thể cấm vợ mình làm việc ở bên ngoài. Ở Ai Cập và Giócđani, phụ nữ phải được chồng cho phép nếu muốn đi đây đi đó. Ở một số nước Arập, phải có sự đồng ý của người chồng thì người vợ mới xin được hộ chiếu nhưng lại không có điều ngược lại. Ngay cả ở những nơi mà phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng về chính trị và luật pháp như đã được quy định trong hiến pháp và các đạo luật khác của đất nước họ thì họ cũng không được hưởng chúng một cách trọn vẹn trong thực tế. Ngay ở Việt Nam, trong lĩnh vực quyền cơ bản, hiến pháp và các đạo luật khác đều thừa nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ song hiện tại, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán, phụ nữ Hà Nhì phải dậy từ 5h sáng vào rừng lấy củi trong khi chồng ngồi nhà bế con, phụ nữ phải cày bừa và làm tất cả các công việc nặng nhọc trên nương trong khi chồng ở nhà uống rượu, sau đó về nhà lại vẫn phải lo công việc nội trợ, bếp núc cho cả gia đình. (5) Giáo dục là vấn đề trung tâm để mỗi người có khả năng phản ứng lại trước những cơ hội mà sự phát triển mang lại song sự bất bình đẳng giới trong giáo dục vẫn thể hiện rõ ở nhiều vùng. Ở một số vùng như Đông Á và Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, châu Âu và Trung Á, tỷ lệ học tiểu học của các bé gái đạt 100% hoặc gần 100%, tỷ lệ nữ sinh trung học bình quân hiện nay đã cao hơn nam giới và xét trung bình, số năm đi học của phụ nữ đã bằng khoảng 90% của nam giới. Trong khi đó, ở châu Phi Hạ Sahara, tỷ lệ học tiểu học của các bé gái là 54%, tỷ lệ học trung học chỉ có 14% năm 1995 và tính đến năm 1990, số năm đi học bình quân của phụ nữ chỉ là 2,2 năm. Còn phụ nữ ở Nam Á trung bình chỉ có số năm đi học bằng một nửa của nam giới và tỷ lệ học trung học của phụ nữ chỉ bằng một phần ba của nam giới. Về tài sản, ở Bangladesh, tài sản của người đàn ông khi lấy vợ trung bình trị giá khoảng 82.000 taka năm 1996, còn của phụ nữ chỉ là 6.500 taka. Ở Etiopia, tổng tài sản, kể cả đất đai và vật nuôi mà người đàn ông mang theo khi lấy vợ trung bình trị giá khoảng 4.200 birr năm 1997 còn phụ nữ thì chưa đến 1.000 birr. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền chủ động của phụ nữ, khả năng tác động đến các quyết định trong gia đình và địa vị kinh tế của họ. Ở nhiều nước đang phát triển, việc đứng tên làm chủ đất đai phần lớn thuộc về nam giới. Tại nhiều nơi ở Hạ Sahara, phụ nữ chỉ có được quyền đất đai thông qua hôn nhân th«ng tin 66 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi nhưng những quyền này chỉ được đảm bảo khi hôn nhân còn tồn tại. Khi chồng chết hoặc khi ly hôn, phụ nữ đều mất quyền kiểm soát đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Khi phụ nữ làm chủ đất đai, mảnh ruộng của họ thường có diện tích nhỏ hơn mảnh ruộng do nam giới làm chủ. Ở Nigeria, các nông trại do phụ nữ làm chủ chỉ nhỏ bằng một phần ba diện tích nông trại do nam giới làm chủ (0,8 ha và 2,4 ha) và thường nằm ở những vùng đất khô cằn. Các nông trại và các doanh nghiệp do phụ nữ điều hành thường ít được đầu tư vốn hơn những nông trại và doanh nghiệp do nam giới điều hành. Ở Kenya các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ sở hữu chưa bằng một nửa số nông cụ mà các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ sở hữu; 92% số phụ nữ chỉ sử dụng phương pháp canh tác thủ công, còn 32% số nam giới sử dụng các kỹ thuật cơ giới hoá hoặc dùng gia súc kéo. Ở Malauy, nông trại do phụ nữ làm chủ sở hữu chỉ sử dụng số phân bón bằng một nửa số phân bón của nông trại do nam giới làm chủ sở hữu sử dụng. Ở Việt Nam, “trong số những người làm chủ các doanh nghiệp phi nông nghiệp, phụ nữ thường có thu nhập ít hơn nam giới - mà không phải do trình độ học vấn, tuổi tác hoặc vùng địa lý của họ, mà là vì họ có ít quỹ vốn hơn, có ít hàng dự trữ tồn kho hơn, hoạt động trong những ngành thu nhập thấp hơn và ít được đào tạo nghề hơn”. (6) Nữ nông dân thường ít nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông nghiệp từ các dịch vụ khuyến nông hơn. Ở Hạ Sahara trong những năm 1980, cán bộ khuyến nông đến thăm 12-70% số hộ gia đình mà nam giới là chủ hộ nhưng chỉ đến thăm 9-58% những hộ gia đình mà phụ nữ là chủ hộ. Nữ nông dân ít được tiếp cận các dịch vụ này vì họ có trình độ học vấn thấp hơn, nông trại nhỏ hơn và vì cán bộ khuyến nông chủ yếu là nam giới (ở châu Phi chỉ có 7% cán bộ khuyến nông thực địa là phụ nữ) thường muốn hướng các dịch vụ này đến những nông trại mà nam giới làm chủ hộ. Một nghiên cứu gần đây về tác động của việc tập huấn quản lý dịch hại cho nông dân trồng lúa ở Việt Nam đã cho thấy: “Trong khi có đến 55% số nam nông dân hỏi ý kiến cán bộ khuyến nông thì chỉ có 23% số nữ nông dân làm việc này”. (7) Phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Người ta ước tính phụ nữ ở châu Phi nhận được chưa đầy 10% tổng vốn tín dụng dành cho các nông hộ nhỏ và 1% tổng vốn tín dụng dành cho nông nghiệp. Về việc làm thì ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển, phụ nữ thường hiện diện nhiều trong các ngành nghề dịch vụ, công việc chuyên môn và kỹ thuật, công việc văn phòng và bán hàng còn nam giới thì có mặt nhiều trong những công việc sản xuất cũng như các vị trí hành chính và quản lý được trả lương cao. Phụ nữ thường nhận được mức thù lao thấp hơn của nam giới: “Những nghiên cứu thực tiễn gần đây từ 71 nước đã cho thấy rằng, tính trung bình ở các nước phát triển, phụ nữ chỉ nhận được bằng 77% của nam giới và ở các nước đang phát triển thì con số này chỉ là 73%”. (8) Trong số các nước phát triển, tỷ lệ thu nhập của nữ so với nam biến thiên từ 43% ở Nhật th«ng tin §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 67 Bản (1993-1994) đến 87% ở Đan Mạch (1995); còn ở các nước đang phát triển, tỷ lệ đó thay đổi từ 43% ở Nicaragoa (1991) đến 90% ở Thái Lan (1989) và 101% ở Chi Lê (1996). Với điều kiện những đặc điểm của người lao động như trình độ học vấn và kinh nghiệm như nhau thì ở Hàn Quốc, mức lương của phụ nữ bằng 51% mức lương của nam giới. Do sự bất bình đẳng về quyền và do có địa vị kinh tế - xã hội thấp kém hơn so với nam giới đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình chính trị với tư cách là những đại biểu tích cực cũng như tác động tới các quyết định ở địa phương và quốc gia. Phụ nữ trong thế kỷ XX đã giành được quyền bầu cử ở hầu hết các nước (nhưng ở Arập Xêut hiện tại phụ nữ vẫn chưa được quyền bầu cử) song vẫn còn có sự phân biệt giới khá lớn trong việc tham gia chính trị và đại diện trong các cấp chính quyền - từ các hội đồng địa phương cho đến các quốc hội, nội các. Ở Đông Á, tỷ lệ trung bình số ghế trong quốc hội do phụ nữ nắm giữ là gần 20% (ở Việt Nam trong Quốc hội khoá XI, tỷ lệ này là khoảng 23%). Ở châu Âu và Trung Á, tỷ lệ này giảm nhanh chóng trong những năm cuối thập niên 80, từ 25% xuống còn 7%. Sở dĩ như vậy là vì các nước Đông Âu bãi bỏ quy định dành 25-33% số ghế trong quốc hội cho phụ nữ. Ở nhiều khu vực, tỷ lệ này không quá 10% từ năm 1975- 1995. Phụ nữ cũng có rất ít đại diện trong chính phủ. Không ở khu vực đang phát triển nào mà phụ nữ chiếm trên 8% số ghế bộ trưởng vào năm 1998. Ở Trung Đông và Bắc Phi, tỷ lệ này là 2%, ở Đông Á và vùng Thái Bình Dương là 4%, ở Nam Á và châu Phi Hạ Sahara là 6%, ở châu Mỹ Latinh, Đông Âu và Trung Á là 7 - 8%. Ở Nam Á, phụ nữ chiếm chưa đến 1% số vị trí cấp dưới bộ, ở Trung Đông và Bắc Phi là 4%, ở Đông Á và vùng Thái Bình Dương là 6%, ở châu Phi Hạ Sahara là 8% và ở châu Mỹ và vùng Caribe là 13%. (9) 2. Cái giá phải trả cho sự bất bình đẳng giới Những cái giá phải trả cho sự bất bình đẳng giới là khá lớn. Nó không chỉ gây ra những thiệt hại cho sức khoẻ và phúc lợi của nam giới, phụ nữ và trẻ em mà còn làm giảm năng suất trong các nông trại, doanh nghiệp, do đó đã hạn chế tiềm năng xoá đói, giảm nghèo và duy trì những tiến bộ trong kinh tế. Bất bình đẳng giới còn gây ra chi phí gián tiếp thông qua việc chúng cản trở tăng năng suất, hiệu quả và tiến bộ kinh tế. Cả phụ nữ và nam giới đều phải trả giá cho sự bất bình đẳng giới. Sự kỳ vọng truyền thống rằng người đàn ông phải là trụ cột chính nuôi sống gia đình và là người quyết định trong gia đình có thể tạo cho đàn ông nhiều nỗi lo âu và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Bất bình đẳng giới dẫn đến nạn bạo lực trong gia đình, nạn này đã gây ra sự đau đớn và tổn thương cho những nạn nhân và gia đình của họ, có thể dẫn đến sự tàn tật suốt đời, suy nhược thể xác, nghiện rượu và ma tuý, làm mất đi lòng tự trọng và gây ra những thiệt hại rất lớn về vật chất cho xã hội. Bạo lực trong gia đình đã làm giảm thu nhập của phụ nữ xuống hơn 2% GDP ở Chi Lê và 1,6% ở Nicaragua năm 1996. Nạn này còn làm giảm năng suất lao th«ng tin 68 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi động, tăng tình trạng vô gia cư, tăng chi phí cho các dịch vụ y tế, dịch vụ cảnh sát và pháp luật. Chi phí bạo lực đối với phụ nữ ở Canađa chiếm vào khoảng 1 tỷ đô la hàng năm hoặc vào khoảng 1% GDP của Canađa, thậm chí còn tới hơn 3,2 tỷ đô la năm 1993. Những quyền bất bình đẳng về làm chủ đất đai hoặc vay vốn đã tước đoạt của phụ nữ những nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày của họ và cho việc bảo đảm tuổi già, buộc họ phụ thuộc nhiều hơn vào những người họ hàng là nam giới. Sự phân biệt giới sâu sắc trong giáo dục đã gây ra sự khác biệt tương ứng về năng lực của phụ nữ và nam giới trong việc thu thập và xử lý thông tin và giao tiếp. Sự mất cân bằng giới trong việc tiếp cận nguồn lực và quyền lực để lại hậu quả đối với tính tự chủ tương đối của phụ nữ và nam giới và ảnh hưởng của họ đến việc ra các quyết định trong gia đình. Bất bình đẳng giới gây tổn hại rất lớn cho cuộc sống con người và chất lượng cuộc sống. Ở Trung Quốc, do chính sách chỉ có một con và ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ mà tỷ lệ tử vong của các bé gái cao hơn của các bé trai. Một số ước tính cho thấy số phụ nữ đang sống hiện nay ít hơn từ 60 đến 100 triệu người so với con số khi không có sự phân biệt đối xử theo giới. (10) Trẻ em - tương lai của loài người -phải chịu rất nhiều thiệt hại từ việc mẹ chúng thất học, không hiểu biết, không có nguồn lực vì người mẹ có vai trò quyết định trong những năm đầu đời của trẻ, trình độ học vấn và thu nhập của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con trẻ trên nhiều mặt. Trình độ học vấn của người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới việc cải thiện chế độ dinh dưỡng trực tiếp thông qua chất lượng chăm sóc mà người mẹ dành cho con và thông qua khả năng của người mẹ làm giảm thiểu những cú sốc bất lợi cho con. Điều tra về nhân khẩu và sức khoẻ mới nhất ở hơn 40 nước đang phát triển cho thấy, tử vong của trẻ dưới năm tuổi thấp hơn tại các gia đình mà người mẹ có đi học tiểu học so với những gia đình mà người mẹ không đi học và còn thấp hơn nhiều ở những gia đình mà người mẹ học đến trung học. (11) Người mẹ có trình độ học vấn thấp sẽ ít sử dụng các dịch vụ chăm sóc trẻ và không chú ý đưa con đi tiêm chủng đầy đủ. (12) Trình độ học vấn của người mẹ cũng ảnh hưởng tới thành tích trí tuệ của con. (13) Hạn chế việc đến trường của phụ nữ đồng nghĩa với việc bỏ qua nhiều cơ hội để thế hệ sau có trình độ học vấn cao hơn và làm việc có hiệu quả hơn. Trình độ học vấn của phụ nữ còn ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ sinh: “Nếu tăng thêm ba năm trong mức giáo dục trung bình của phụ nữ sẽ gắn liền với việc giảm đi một con trên mỗi phụ nữ”. (14) Chỉ tiếc rằng ở Việt Nam, tỷ lệ sinh và số người sinh con thứ ba tăng đột biến trong năm 2004 vừa qua lại diễn ra theo chiều ngược lại, những người sinh con thứ ba đa số là công nhân, viên chức nhà nước, những người có trình độ học vấn nhất định, có điều kiện tìm hiểu Pháp lệnh dân số và hiểu về tinh thần của Pháp lệnh này không đúng với mong muốn của Nhà nước. Việc phụ nữ có thu nhập thấp rất có hại cho cuộc sống của trẻ em vì thu nhập do th«ng tin §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 69 phụ nữ nắm giữ tác động tới sự sống của trẻ lớn hơn khoảng hơn 20 lần so với thu nhập do nam giới nắm giữ bởi vì nó làm tăng thêm phần ngân sách gia đình chi cho giáo dục, y tế và các chi phí có liên quan tới dinh dưỡng, làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ. Ở châu Phi, sự bất bình đẳng giới trong việc đến trường và việc làm ở đô thị đã làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV. 3. Một số giải pháp để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới Muốn đạt được sự bình đẳng giới thì bước đi đầu tiên là phải tạo ra sự bình đẳng về quyền cơ bản, đặc biệt là trong luật hôn nhân và gia đình, trong việc bảo vệ phụ nữ trước nạn bạo lực liên quan tới giới, quyền về tài sản và các quyền chính trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, các nước Bắc Âu đã mở rộng quyền bầu cử của phụ nữ như với nam giới. Ở Trung Quốc, Việt Nam, nhà nước đã tạo ra các tiêu chuẩn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong các vấn đề kết hôn, ly hôn, nuôi con, về tài sản và thừa kế tài sản trong gia đình Tại Côlômbia và Côtxta Rica, các biện pháp cải cách ruộng đất nhằm công khai giải quyết những bất bình đẳng giới trong tập quán thừa kế đã mở rộng đáng kể quyền sở hữu đất đai cho phụ nữ. Ở Anh, người ta ước tính rằng, Bộ luật thù lao như nhau năm 1970 đã làm tăng quỹ lương trong tất cả các ngành lên khoảng 15%. Nói chung, trong bình đẳng giới về quyền pháp lý, luật quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới luật quốc gia, nhất là về nhân quyền: “Luật quốc tế đã coi bình đẳng giới là một bộ phận của vấn đề có tính toàn cầu lớn hơn, đó là nhân quyền và sự tự do cơ bản - về các quyền chính trị và kinh tế, về quyền đòi hỏi có được cá dịch vụ y tế và giáo dục cơ sở và về quyết định sinh con”. (15) Những quy định của luật quốc tế trong lĩnh vực này được thể hiện trong nhiều văn bản như: Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền được thông qua năm 1948, Công ước về việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979 được coi là đạo luật quốc tế về quyền của phụ nữ. Công ước này cấm mọi sự phân biệt, loại trừ hay cấm đoán về giới, làm tổn hại hay vô hiệu hoá nhân quyền và sự tự do cơ bản của người phụ nữ. Nó đem lại cho người phụ nữ quyền bình đẳng đối với nam giới trong việc tham gia chính trị, giáo dục, làm việc, hôn nhân, quyết định sinh con và ly hôn Tuyên ngôn về xoá bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 tiếp tục khẳng định các nước cần lên án các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và không nên viện dẫn tới bất kỳ tập quán, truyền thống hay khía cạnh tôn giáo nào nhằm trốn tránh các nghĩa vụ phải loại trừ bạo lực đó của mình. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen năm 1995 đã thông qua những cam kết tương tự về quyền con người của phụ nữ. Gần đây nhất, tuyên bố và chương trình hành động Bắc Kinh năm 1995 tái khẳng định cam kết về các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, coi việc “thực thi đầy đủ các quyền con người của phụ nữ và các em gái là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của các quyền con người và sự tự do cơ bản”. (16) th«ng tin 70 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi Tính đến đầu năm 2000, 165 nước thành viên Liên hợp quốc đã phê chuẩn các công ước này (chỉ còn lại Afghanistan và Cộng hoà Hồi giáo Iran là chưa phê chuẩn). Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước CEDAW từ năm 1981. Một số nước đưa vấn đề bình đẳng giới vào hiến pháp của họ; một số nước khác đã sửa đổi luật hình sự để đưa thêm vào đó tội bạo hành trong gia đình; nhiều nước đã sửa đổi luật lao động để quy định sự đối xử bình đẳng và cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong công tác và việc làm; hầu hết các nước đã có chính sách chống kỳ thị trong việc bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy nhà nước và quy định cả tỷ lệ đại biểu nữ trong các cơ quan đại diện và theo Liên minh quốc hội thì chỉ còn hai nước không công nhận quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ là Coét và Arập Xêút. (17) Sự thay đổi trong pháp luật như trên đã đặt nền móng cho việc thúc đẩy thực hiện sự bình đẳng giới về quyền trong thực tế mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, hai điều bổ sung vào hiến pháp năm 1992 yêu cầu ít nhất 1/3 số ghế trong các hội đồng địa phương, hội đồng thành phố và một tỷ lệ tương đương chức chủ tịch được dành cho phụ nữ. Trong hai năm đầu thực hiện, trên 350.000 phụ nữ đã có địa vị chính trị và ngày càng nhiều hơn phụ nữ ra tranh cử. Uganđa cũng đã có một số bước đi nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào chính trị, bao gồm việc dành một số vị trí chính thức cho phụ nữ trong cơ cấu quản lý địa phương và trong việc đại diện cho các quận trong quá trình lập pháp. Kết quả là có thêm nhiều phụ nữ trong chính phủ. Kể từ năm 1989, phụ nữ đã chiếm 18% số ghế trong quốc hội. Ở Costa Rica, phụ nữ chiếm tới 45% những người được đứng tên sở hữu đất đai trong giai đoạn 1990 - 1992, so với chỉ có 12% trước cải cách. Tại Colombia, sau một quy định về quyền cùng đứng tên sở hữu, số đất đai được hai vợ chồng cùng đứng tên sở hữu chiếm tới 60% diện tích đất được công nhận quyền sở hữu năm 1996, so với 18% năm 1995. Diện tích đất chỉ do nam giới đứng tên sở hữu giảm từ 63% xuống 24% trong thời gian này. Ở Việt Nam, Điều 48 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”. Rất nhiều nước áp dụng những luật lệ bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới ở nơi làm việc. Ví dụ như luật lệ trả lương bằng nhau cho những công việc như nhau nhằm mục đích kiến tạo “sân chơi bình đẳng” cho phụ nữ và nam giới trên thị trường lao động, thông qua việc yêu cầu người chủ phải trả lương như nhau cho những người lao động thực hiện cùng một công việc với hiệu quả như nhau, bất kể người đó thuộc giới nào. Bộ luật việc làm bình đẳng về giới năm 1985 của Hàn Quốc đã tạo ra những cơ hội mới cho người phụ nữ trong các công việc chuyên môn và kỹ thuật có mức lương cao hơn. Luật này yêu cầu các công ty phải tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong các vấn đề như tuyển dụng, thuê mướn nhân công, địa vị công việc, đào tạo và đề bạt. Luật này th«ng tin §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 71 đã tăng số lượng việc làm cho phụ nữ song nó đã không giúp phụ nữ thâm nhập vào các vị trí hành chính và quản lý, nó cũng không giúp cải thiện được thu nhập của phụ nữ so với nam giới như mức độ mà học vấn và kinh nghiệm của họ có thể mang lại. Nhiều nước đưa ra luật lao động, quy định chế độ thai sản cho phụ nữ và hạn chế việc phụ nữ phải tiếp xúc với những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. Những luật lệ này đã mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ song nhiều khi những người phụ nữ được bảo vệ lại phải gánh chịu những cái giá của nó. Do làm tăng chi phí thuê mướn phụ nữ của người sử dụng lao động nên các luật này đã làm giảm việc làm và tiền lương cho phụ nữ. Như vậy, thời gian gần đây, quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới về mặt pháp lý đã được cải thiện khá nhiều song sự thay đổi trong pháp luật chưa đủ để đảm bảo rằng sự bình đẳng về quyền giữa nam và nữ sẽ trở thành hiện thực hoàn toàn trong thực tế, bởi lẽ, việc thực thi các quy định trên của cả luật quốc tế lẫn luật quốc gia đều còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, các nước đã tham gia đều có nghĩa vụ điều chỉnh các luật lệ, chính sách, hành động của mình cho phù hợp với các điều khoản của Công ước đã phê chuẩn, song rất nhiều nước vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn. Thêm vào đó, nhiều nước đã phê chuẩn Công ước có bảo lưu, điều này nhiều khi đã làm giảm các tiêu chuẩn mà Công ước đã nêu ra. Ví dụ, sự bảo lưu của Bangladesh trong CEDAW đã không ràng buộc quốc gia này vào những điều khoản cụ thể trái với luật Sharia, luật dựa vào kinh Coran và luật Suma. Đa số hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều khẳng định nguyên tắc về các quyền cơ bản của con người và về mặt nguyên tắc, rất nhiều hiến pháp công khai quy định việc không phân biệt đối xử nam nữ về những quyền này. Song trong thực tế, các quy định trên chưa trở thành hiện thực hoàn toàn. Rất nhiều hiến pháp quy định quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước cho cả nam giới và phụ nữ song trong thực tế, sự chênh lệch giới về trình độ học vấn và tiếp cận thông tin vẫn hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào diễn đàn chính trị. Rất nhiều nước đã ban hành luật giáo dục bắt buộc, coi giáo dục cơ sở là một quyền của con người, không có sự phân biệt về giới. song trong thực tế, tỷ lệ các bé gái đến trường vẫn ít hơn các bé trai. Nhiều khi, sự không rõ ràng của luật, sự mâu thuẫn giữa luật thành văn với luật tục, giữa các hệ thống pháp lý cũng ảnh hưởng khá tiêu cực tới sự bình đẳng giới. Ở Lào, theo Luật lâm nghiệp năm 1996 và Luật đất đai năm 1997 thì phụ nữ không bị loại trừ khỏi song cũng không được tính đến rõ ràng trong quá trình phân đất và cấp quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấp quyền sở hữu đất, phân đất và các thủ tục đăng ký khác sử dụng những mẫu đơn từ chính thức đòi hỏi phải có người chủ hộ - thường là người chồng. Do vậy, trong khi phong tục của Lào cho phép phụ nữ được thừa kế đất đai từ cha mẹ thì các văn bản pháp lý lại bác bỏ quyền sở hữu đất đai theo th«ng tin 72 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi luật tục bằng những thủ tục loại trừ người phụ nữ, do vậy, đàn ông đang dần nắm quyền sở hữu nhiều hơn và gây ra những thiệt thòi cho phụ nữ. Các chương trình cải cách ruộng đất ở Kenya phải tuân theo các hệ thống pháp lý chồng chéo lẫn nhau, phản ánh những khác biệt trong nền tảng văn hoá và tôn giáo của người dân - gồm luật tục, luật đạo Hồi, luật Hindu và luật dân sự thành văn, mỗi luật có những điều khoản và những hạn chế khác nhau đối với quyền tài sản của nữ giới. Một số luật tục cho phép con trai độc quyền thừa kế, trong khi các bà vợ và con gái chưa đi lấy chồng có quyền tiếp tục được cấp dưỡng và con gái đã đi lấy chồng không được đòi hỏi gì về tài sản của người cha đã quá cố. Luật Hồi giáo cho các quả phụ có con được hưởng 1/8 tài sản khi chồng chết, trong khi đó một quả phụ không có con được hưởng 1/4. Con gái được hưởng 1/2 số tài sản mà anh hay em trai của họ nhận được. Ngoài việc thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong pháp luật, muốn cho sự bình đẳng giới trở thành hiện thực còn cần tới nhiều biện pháp khác. Đó là, tổ chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh trong thực tế; giáo dục ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật cho mọi người, nhất là những nhân viên thực thi luật pháp; giáo dục cho phụ nữ hiểu biết về những quyền của mình và ý thức đấu tranh đòi và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình đồng thời còn phải thực hiện sự thay đổi trong các thể chế khác. Ở Việt Nam, việc thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ với tư cách là một tổ chức nhà nước đã góp phần khá tích cực vào cuộc đấu tranh này. Cùng với nhà nước, các tổ chức phi chính phủ cũng có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh cho sự bình đẳng giới. Ở Việt Nam, các tổ chức phụ nữ hoạt động khá tích cực để bảo vệ quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là vận động xoá bỏ các tập tục lạc hậu nhằm xoá bỏ dần tình trạng bất bình đẳng giới. Ví dụ, hội liên hiệp phụ nữ địa phương và bộ đội biên phòng đang tích cực vận động xây dựng hương ước để thay đổi tập tục lạc hậu của người Hà Nhì, để giảm bớt công việc nặng nhọc cho phụ nữ và yêu cầu đàn ông phải giúp đỡ vợ trong công việc. Ở Trung Quốc, các lực lượng phụ nữ thuộc liên hiệp phụ nữ tích cực vận động thực hiện các chính sách loại bỏ việc cưỡng ép kết hôn, chế độ đa thê, mua bán cô dâu và tảo hôn Với sự tích cực của cộng đồng quốc tế, của các nhà nước và các tổ chức phụ nữ như hiện nay, hy vọng rằng vấn đề bình đẳng giới trên thế giới sẽ nhanh chóng được cải thiện theo chiều hướng ngày càng tốt hơn đểthể giảm bớt rồi đi đến xoá bỏ được sự bất bình đẳng giới trong cả luật pháp lẫn thực tế./. (1), (2), (4), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16), (17). Xem: “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực, tiếng nói”. Nxb. Văn hoá - Thông tin. Hà Nội 2001, tr. 36, 73, 4, 55, 59, 61, 75, 9, 83, 89, 88, 79, 100, 123, 43. (3). Theo tin của Đài truyền hình Việt Nam ngày 26/12/2004. (5). Theo tin của Đài truyền hình Việt Nam ngày 4 /1/2005. . vấn đề về bình đẳng giới trên bình diện quốc tế mà tôi đã tìm hiểu được để bạn đọc cùng tham khảo. 1. Thực trạng về sự bất bình đẳng giới trên thế giới. vấn đề bình đẳng giới trên thế giới sẽ nhanh chóng được cải thiện theo chiều hướng ngày càng tốt hơn để có thể giảm bớt rồi đi đến xoá bỏ được sự bất bình

Ngày đăng: 24/03/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan