1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề bình đẳng giới trên báo phụ nữ việt nam

35 494 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình trạng bất bình đẳng giớibạo lực gia đình không phải là vấn đề xa lạ đối với mọi quốc gia nhưng lại là nguyên nhân khiến các nhà lãnh đạo mỗi nước phải “đau đầu” khi đứng trước vấn đề đó. Bất bình đẳng giớibạo lực gia đình có lịch sử gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, khi mà vai trò của người đàn ông trong sản xuất xã hội ngày càng đề cao. Khi xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ được tạo điều kiện để thể hiện sâu sắc vai trò xã hội của mình, nhưng ý nghĩa về vai trò của người đàn ông đã bị biến thiên thành lối sống bạo lực, độc đoán, ích kỷ, thích áp đặt và tự cho mình cái quyền áp đặt đó. Trong thời đại mới, dù vai trò xã hội của nữ giới được nâng cao nhưng bất bình đẳng giớibạo hành gia đình vẫn còn tồn tại không chỉ ở các nước kém phát triển hay các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở các nước phát triển với những mức độ biểu hiện khác nhau. Nạn nhân của bất bình đẳng giới đa phần là những người phụ nữ, họ bị đối xử bất bình đẳng trong công việc, ngoài xã hội và ngay trong chính gia đình của mình. Khi bàn về vấn đề bình đẳng giới, Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: “Công dân nữnam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữnam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội…”; Luật Bình đẳng giới (2007) tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa: “Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới”; Nhà nước cũng ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ để điều chỉnh về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại và giữa quy định của pháp luật với việc thực thi vẫn là một khoảng cách Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 1 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng khá xa. Chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới trong quá trình thực hiện bình đẳng giới như nạn buôn bán Phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm mại dâm; mất cân bằng giới tính trong cơ cấu dân số và cơ cấu lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và những thách thức khác như định kiến giới, phân biệt đối xử với phụ nữ… đã và đang tồn tại từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, hạn chế sự phát triển của phụ nữ nói riêng và sự tiến bộ của xã hội nói chung. Hiểu được những thách thức, khó khăn đó, xã hội chúng ta cần phải tích cực chung tay hành động, xoá bỏ bất bình đẳng giới, tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất để hai giới cùng phát triển và hội nhập. Để thực hiện bình đẳng giới yêu cầu phải thực hiện nhiều biện pháp kết hợp với nhau. Báo chí với chức năng xã hội đặc biệt và có sức tác động lớn đến xã hội, được coi là một trong những biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới. Luật Báo chí 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999) chỉ rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân” (Điều 1). Báo Phụ nữ Việt Nam – Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có thể nói đây là một tờ báo riêng của giới nữ, là một diễn đàn quan trọng chuyên phản ánh và đề cập đến vai trò, tiếng nói của nữ giới trong xã hội, góp phần lên án và đấu tranh vì sự tiến bộ của nữ giới, vì sự bình đẳng trong xã hội. Đó chính là lý do để tôi lựa chọn báo Phụ nữ Việt Nam làm phạm vi nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới, với mục đích nhìn nhận và đánh giá chính xác một cách chính xác hơn nữa hiệu quả tuyên truyền và nâng cao nhận thức xã hội của báo chí nói chung và của báo Phụ nữ Việt Nam nói riêng đối với toàn xã hội. Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 2 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu bất bình đẳng giới và các biện pháp tuyên truyền bất bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình trên báo chí nói chung và cụ thể là trên báo Phụ Nữ Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu trên báo Phụ Nữ Việt Nam, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền nâng cao nhận thức và đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới của xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giải quyết những vấn đề lý luận và xây dựng cơ sở lý luận về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xã hội. - Chỉ ra thực trạng bất bình đẳng giới và các hình thức phản ánh, đề cập vấn đề bất bình đẳng giới trên báo Phụ Nữ Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới và vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền bất bình đẳng giới; - Phạm vi nghiên cứu: Báo Phụ Nữ Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận khoa học: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát 6. Kết cấu niên luận - Tên niên luận: Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam - Kết cấu niên luận: 2 chương Chương 1: Một số nét khái quát về bất bình đẳng giới Chương 2: Bình đằng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 3 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Khái niệm, mục tiêu bình đẳng giới 1.1.1. Khái niệm bình đẳng giới Theo tài liệu Thúc đẩy bình đẳng giới để chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” (Dự án Chống buôn bán trẻ em và phụ nữ tại tiểu vùng Mêkông) của tổ chức ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), khái niệm giớibình đẳng giới được hiểu như sau: Giới chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữ phụ nữnam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá và giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và thuận lợi của các giới. Giới tính chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giớinữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi. Bình đẳng giới đề cập đến sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội của nam giớinữ giới, trẻ em gái và trẻ em trai. Luật Bình đẳng giới Việt Nam (2007) cũng đã đưa ra khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới như sau: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của namnữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Trong tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới trong họach định và thực thi chính sách” do Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam (xuất bản năm Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 4 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng 2004) cũng đề cập đến bình đẳng giới và cho rằng: “Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữnam giới”. Như vậy, cả ILO và các tài liệu bình đẳng giới Việt Nam đều cho rằng giớigiới tính là chỉ sự khác biệt nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Đồng thời thừa nhận bình đẳng giới, tức là thừa nhận sự ngang bằng nhau trong quyền và trách nhiệm cũng như về vị trí, vai trò của cả namnữ trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, bình đẳng giới có thể được hiểu một cách chung nhất là những mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ; ở đó, phụ nữnam giới có cơ hội, có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và được đối xử, được hưởng thụ như nhau về các thành quả trong mọi lĩnh vực của xã hội; họ được tham gia như nhau vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và dân sự. 1.1.2. Mục tiêu bình đẳng giới Điều 4, Luật Bình đẳng giới (2007) đã khẳng định: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho namnữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Theo đó, người phụ nữ không bị phân biệt đối xử và tạo điều kiện phát triển toàn diện. Cả nam giớinữ giới không có sự phân biệt về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, họ đều được đối xử ngang nhau về mọi mặt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bình đẳng giới là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác; hay sự bình đẳng đó được tuyệt đối hóa hoàn toàn với tỷ lệ 50/50, mà cần hiểu rằng, bình đẳng giới là sự khác biệt về giới tính trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và các hoạt động xã hội khác và đòi hỏi sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình để tạo cơ hội cho cả namnữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 5 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng Trong Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát trong thực hiện bình đẳng giới: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Trong mục tiêu tổng quát đó còn bao gồm những mục tiêu cụ thể về bình đẳng giới trên các lĩnh vực: - Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm; - Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; - Cải thiện và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo; Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội; - Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong mỗi mục tiêu cụ thể sẽ đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu riêng và ứng với mỗi lĩnh vực thì sẽ có những hướng giải pháp đạt mục tiêu phù hợp với lĩnh vực đó. Ví như với mục tiêu thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực lao động việc làm, Uỷ ban hành động đã đưa ra một loạt các chỉ tiêu cụ thể để thực hiện đến năm 2010: Tỷ lệ 50% lao động nữ trong tổng số người được tạo việc làm mới; Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 6%; Giảm 50% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 35%, trong đó đào tạo nghề là 21% Để đạt được mục tiêu thì hướng tới thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 6 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng về lao động, việc làm nhằm bảo đảm bình đẳng giới; Thúc đẩy thực hiện chính sách đối với lao động nữ; Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nữ… Dù trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và mỗi lĩnh vực có những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể nhưng tựu chung lại đều hướng tới thực hiện một cách có hiệu quả công tác bình đẳng giới. Chính vì thế, Nhà nước và toàn xã hội không ngừng thúc đẩy thực hiện các biện pháp bình đẳng giới như: phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; và bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình đặc biệt là thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động sản xuất (bình đẳng về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội…). 1. 2. Hệ quả của bất bình đẳng giới Chúng ta không phủ nhận việc có nhiều phụ nữ đã và đang nắm giữ quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế lớn ở nhiều quốc gia và trong xã hội. Nhưng bất bình đẳng giới từ lâu đã được coi là một vấn đề xã hội bức xúc của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nước Á Đông và ở các nước Hồi giáo. Việt Nam là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tư tưởng, những quan niệm phong kiến mang tính định kiến, phân biệt đối với người phụ nữ. Một thời gian dài, người phụ nữ bị gò bó trong những giáo lý nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến, họ không được học hành, không được phép tham gia vào các hoạt động xã hội, bị trói buộc vào những công việc gia đình và lệ thuộc vào người đàn ông trong chính gia đình đó. Tiếng nói và vai trò xã hội của người phụ nữ hầu như bị biến mất. Xã hội hiện đại đã dần có những bước “cởi trói” cho người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ phát triển một cách toàn diện hơn và có nhiều cơ hội được đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể xoá bỏ được tình trạng bất bình đẳng giới đã Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 7 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng tồn tại ở nước ta hàng trăm năm qua. Chính sự bất bình đẳng đó đã kéo theo hàng loạt những hệ luỵ cho xã hội. Chúng ta có thể kể đến một số hậu quả của bất bình đẳng giới như: Nạn bạo hành trong gia đình, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tình trạng mất cân đối về giới trong cơ cấu dân số… 1.2.1. Nạn bạo hành trong gia đình Phụ nữ được coi là một nửa của thế giới; ở Việt Nam, nữ giới chiếm 1/2 dân số cả nước với khoảng 50,8% tổng dân số cả nước và 50% lao động của cả nước nhưng chính họ lại là những người đang trực tiếp phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình. Ở Việt Nam, bạo hành gia đình khá phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và những vùng kinh tế kém phát triển. Nạn nhân của bạo hành gia đình chủ yếu là phụ nữ, và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tập trung vào các nguyên nhân do rượu, cờ bạc, nghèo túng, do sinh con một bề toàn là gái, do ghen tuông vô cớ, do trình độ nhận thức hạn chế… Những người đàn ông hành hạ vợ mình thường gia trưởng, cho mình có quyền hành hạ vợ, còn người vợ đương nhiên phải chịu đựng. Họ thanh minh việc đánh vợ là do vợ nói lắm, suốt ngày cằn nhằn nhưng họ không cần biết lý do vì sao vợ phải cằn nhằn. Không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển và có trình độ văn hoá cao, tình trạng bạo hành trong gia đình cũng diễn ra rất phức tạp. Bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở việc đánh đập, hành hạ về thể xác mà còn phải kể tới tình trạng bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo hành về mặt xã hội (ngăn cấm giao tiếp với bên ngoài…). Có ý kiến cho rằng trong những gia đình trí thức, tình trạng bạo hành càng tinh vi hơn, không có những hành động thô bạo về thể xác nhưng khủng bố về mặt tinh thần. Báo Lao động số 127 ra ngày 10/6/2009 đăng bài viết: “Bạo hành trong gia đình: Càng trí thức, càng tinh vi” (Quỳnh Châu) đề cập đến tình huống trả thù vợ của một người chồng trí thức. Chỉ vì ghen tuông và muốn tra tấn tinh Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 8 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng thần vợ sau một lần lầm lỡ tình cảm bằng cách treo ảnh vợ và bạn trai cũ thân mật trong phòng ngủ của hai vợ chồng và bật đèn rọi tranh suốt đêm. Điều đó đã khiến người vợ bị suy nhược thần kinh và kết cục đã lựa chọn giải pháp uống thuốc ngủ tự vẫn. Bạo hành trong gia đình: Càng trí thức, càng tinh vi Lao Động số 127 Ngày 10/06/2009 Cập nhật: 9:10 AM, 10/06/2009 LĐ) - Hứa hẹn sẽ bỏ qua hết khi vợ quay trở về tổ ấm sau một lần lầm lỡ tình cảm, nhưng anh M - một nghệ sĩ - vẫn treo ảnh vợ và bạn trai cũ thân mật ngay trong phòng ngủ của hai vợ chồng và bật đèn rọi tranh suốt đêm. Bị ám ảnh bởi cách tra tấn tinh thần khủng khiếp của chồng, sau 2 năm chịu đựng, chị N - vợ anh - đã uống thuốc ngủ tự vẫn. Đó là một trong những câu chuyện vô cùng thương tâm chúng tôi được nghe chị Nguyễn Thị Thuý - GĐ Trung tâm Tư vấn và thông tin tư liệu về bạo lực giới (CMRC) - kể lại khi tìm hiểu về các trường hợp bạo hành trong các gia đình trí thức. Theo thống kê của Viện Xã hội học, Viện KH-XH Việt Nam trong năm 2006, Việt Nam có đến 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình; 5% phụ nữ được hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên; 82% hộ dân nông Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 9 Càng trong những gia đình trí thức thì hành vi bạo hành diễn ra càng tinh vi và người ngoài không thể biết được (cảnh trong phim "Khoan nói lời yêu thương" do CMRC phối hợp sản xuất). Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực; Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những gia đình khá giả ở mức cao,76%. Bạo lực gia đình được xem là hành vi phạm pháp và được quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng trong thực tế các nạn nhân, thường là phụ nữ không nhìn nhận đó là vi phạm pháp luật, họ coi việc chịu đựng đó là lẽ đương nhiên vì họ là vợ và họ cũng không dám lên tiếng vì sợ xấu hổ, sợ mất mặt với bà con hàng xóm láng giềng. Chỉ khi bị đánh đập tàn nhẫn không chịu đựng nổi thì họ mới tìm tới đến các đoàn thể, cơ quan chức năng như Công an, Hội phụ nữ để nhờ giải quyết. Nhiều người không muốn đem vụ việc ra giải quyết bởi việc giải quyết theo luật pháp đều ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi, kinh tế chung của gia đình, sợ cảnh con cái, cha mẹ bị “tan đàn xẻ nghé”… Bạo hành gia đình gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng, làm cho không ít gia đình phải ly tan và thường để lại những di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ em gái thường rất mặc cảm trước mọi người, không thích giao tiếp, không tự tin trong cuộc sống, luôn có tư tưởng bỏ học, không dám kết thân với người khác, nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài sẽ khiến các em dần rơi vào trạng thái lãnh cảm. Trẻ em trai thì trở nên ương bướng, khó bảo, thích gây gổ với người khác, học hành rất kém và rất nhiều trong số đó đã trở nên hư hỏng. 1.2.2. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái Trong những năm qua, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái ra nước ngoài làm mại dâm diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Nạn nhân chủ yếu là những phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn, vùng núi có điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ nhận thức thấp bị kẻ xấu lợi dụng, lừa bán sang Trung Quốc, Camphuchia, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hồng Kông, thậm chí cả một số nước châu Âu, châu Mỹ… Họ bị lừa bán để "làm vợ" hoặc phải vào các động mại dâm của người địa phương hoặc cộng đồng người gốc Việt ở nước đó, một số khác bị đưa đi lao động cưỡng bức. Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 10 [...]... triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em Ở Việt Nam, trước khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực, vấn đề bất bình đẳng giới và chống tệ nạn bạo hành gia đình, đối xử kỳ thị, phân biệt với phụ nữ và trẻ em đã được phản ánh và lên án trên báo giới Báo chí đã thực sự tham gia vào cuộc đấu tranh của cả xã hội vì sự bình đẳng của phụ nữ Báo Phụ nữ Việt Nam với tư cách là diễn đàn của phụ nữ Việt Nam cũng hoà chung... sát trên báo Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn Luật Bình đẳng giới bắt đầu có hiệu lực nhằm mục đích nghiên cứu các hình thức tuyên truyền bình đẳng giới và hiệu quả của việc tuyên truyền đó trên tờ báo Vì vậy trong niên luận, người viết chỉ xin đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam trong những tháng cuối năm 2007, là những tháng đầu khi Luật bình đẳng giới chính thức được áp dụng trên. .. th«ng Báo Phụ nữ Việt Nam, số 101, ra ngày 22/8/2007 Báo Phụ nữ Việt Nam, số 117, ra ngày 28/9/2007 đưa số liệu thống kê về tình trạng buôn bán phụ nữ ra nước ngoài ở Bắc Giang Là một tờ báo có tính chất như là cơ quan ngôn luận của phụ nữ, là nơi lên án việc đối xử phân biệt với phụ nữ và đòi quyền bình đẳng cho nữ giới, báo Phụ nữ Việt Nam đã phản ánh phong phú và sâu sắc về tình trạng bất bình đẳng giới. .. giả Đặc biệt là những thông tin về bình đẳng giới, bên cạnh hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật bình đẳng giới, báo Phụ nữ Việt Nam còn giới thiệu, phản ánh và phân tích các nội dung bình đẳng giới thông qua các câu chuyện báo chí, thông qua tư vấn – tâm sự Đây là một nét đặc trưng mà không phải bất kỳ một tờ báo nào cũng có Chính vì thế báo Phụ nữ Việt Nam không chỉ mang những chức năng về... nhiệm”… Qua khảo sát một số tin bài của báo Phụ nữ Việt Nam trong vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2010, điều nhận thấy rõ nhất là Luật bình đẳng giới trở thành nội dung xuyên suốt, là chủ đề để chính trong hệ thống các bài viết về hoạt động của Hội Phụ nữ Việt Nam 2.2.2.2 Tin bài phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới và hậu quả của bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến... th«ng Báo Phụ nữ Việt Nam, số 15 ra ngày 3/2/2010 Ngoài ra trên các số báo còn có đăng tải các bài viết mang tính phân tích, đánh giá về Luật Bình đẳng giới cùng với những hạn chế và hướng hành động chung của xã hội vì mục tiêu bình đẳng giới trong thời gian tới Vò Minh NguyÖt 24 Líp: BCK50HN Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng Báo Phụ nữ Việt Nam, số 13 ra ngày 29/1/2010 Báo Phụ nữ Việt. .. nhưng các chức năng của báo chí không hoàn toàn tách rời nhau mà có sự đan xen, cài lồng trong các tác phẩm báo chí Mỗi tờ báo, mỗi tác phẩm báo chí đều có sức lan toả rất lớn tới công chúng và có giá trị định hướng cho công chúng không chỉ về nhận thức, tư tưởng mà còn cả về văn hoá, tinh thần 2.2 Vấn đề bình đẳng giới trên báo Phụ Nữ Việt Nam 2.2.1 Đôi nét về báo Phụ nữ Việt Nam Vò Minh NguyÖt 17 Líp:... tuyên truyền bình đẳng giới trên báo phụ nữ Việt Nam 2.2.3.1 Những tích cực Nhìn chung báo Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp vai trò không nhỏ trong hoạt động tuyên truyền xã hội nói chung và trong hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới nói riêng Chưa có một thống kê nào về hiệu quả xã hội về hoạt động tuyên truyền xã hội này song tờ báo cũng phản ánh đầy đủ, đa dạng và xác thức về tình hình bình đẳng giới Nội... Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” và Người cũng đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” để khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ đối với đất nước Hiện nay, báo Phụ nữ Việt Nam là một trong những tờ báo có tên tuổi trong làng báo chí Việt Nam với số lượng xuất bản 3 số/1 tuần... thức về tình hình bình đẳng giới Nội dung của các bài báo được thể hiện gắn gọn nhưng phong phú và có sự nhấn mạnh vào mục tiêu bình đẳng giới, lên án các hành vi bất bình đẳng giới, định hướng và hướng dẫn hành động vì bình đẳng giới, vì hạnh phúc của các gia đình, vì sự bình ổn và công bằng của toàn xã hội Thông tin trên báo Phụ nữ Việt Nam phong phú trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến . niên luận: Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam - Kết cấu niên luận: 2 chương Chương 1: Một số nét khái quát về bất bình đẳng giới Chương 2: Bình đằng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam Vò. bình đẳng giới trên báo Phụ Nữ Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới và vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền bất bình đẳng giới; -. thần. 2.2. Vấn đề bình đẳng giới trên báo Phụ Nữ Việt Nam 2.2.1. Đôi nét về báo Phụ nữ Việt Nam Vò Minh NguyÖt Líp: BCK50HN 17 Niªn luËn tèt nghiÖp - Khoa B¸o chÝ vµ TruyÒn th«ng Báo chí với

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w