Trong thực tế, hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nâng cao về chất lượng,thanh tra đã góp phần giám sát việc chấp hành ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Mã số: 8 3 8 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động thanh tra laođộng của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh” làcông trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi Các thông tin, số liệu được sửdụng trong luận văn là trung thực, có trích dẫn rõ ràng, là tình hình thực tế đãxảy ra
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Võ Thị Xuân Hồng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với
đề tài “Hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xãhội thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừngcủa bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè
và người thân Qua đây,tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôitrong thời gian vừa qua
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ
sở, Học viện Hành chính Quốc gia, người hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình,định hướng và hết sức giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thànhcảm ơn quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia, đã tạo điều kiện thuận lợicho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn
Trân trọng cảm ơn Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hộithành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Thanh tra sở đã tạo điều kiện, hỗ trợ, cungcấp thông tin, số liệu để tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, bản thân sẽkhông tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của quýthầy cô, đồng nghiệp và quý bạn đọc./
Tác giả luận văn
Võ Thị Xuân Hồng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:CƠ SỞ PHÁP LÝVỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG 8
1.1 Khái niệm chung 8
1.1.1.K hái niệm thanh tra 8
1.1.2 Khái niệm thanh tra lao động 12
1.2 Tổ chức và hoạt động thanh tra lao động 14
1.2.1.Tổ chức thực hiện thanh tra lao động 14
1.2.2 Hoạt động thanh tra lao động 18
1.3 Nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động 25
1.3.1 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra lao động 25
1.3.2 Ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động 30
1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra lao động 31
1.4.1.Hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra lao động 31
1.4.2.Trình độ năng lực của thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra lao động……… …32
1.4.3.Quy định về chế tài……… … 32
1.4.4.Ý thức chấp hành các kết luận sau thanh tra lao động của các đối tượng thanh tra……… … 33
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35
2.1 Khái quát chung về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 35
2.1.2 Về cơ cấu tổ chức, nhân sự của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 36
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 41
Trang 62.2.1 Hoạt động xây dựng kế hoạch thanh tra và chuẩn bị cho hoạt động
thanh tra lao động 41
2.2.2 Hoạt động tiến hành thanh tra lao động 44
2.2.3 Hoạt động xử lý sau thanh tra 47
2.3 Đánh giá chung 56
2.3.1 Những ưu điểm 56
2.3.2 Hạn chế 58
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 61
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65
3.1 Phương hướng bảo đảm hoạt động thanh tra lao động 65
3.2 Giải pháp bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 68
3.2.1 Giải pháp chung 68
3.2.2 Giải pháp riêng cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 72
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cảivật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội Lao động có năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, dưới tác động của quy luậtcung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ đadạng về hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh mà ngày càng có nhiều lĩnh vựckinh doanh mới xuất hiện Sức sáng tạo của doanh nghiệp không chỉ làm đadạng các ngành nghề, lĩnh vực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tối đalợi nhuận của doanh nghiệp mà đẩy mức độ cạnh tranh ở mức cao hơn Đểtránh đổ vỡ, phá sản và gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể tác độngđến thị trường và xã hội theo các cách khác nhau trong đó không loại trừnhững hành vi tiêu cực Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người
sử dụng lao động, thế yếu thuộc về người lao động Người sử dụng lao động
vì lợi ích kinh tế luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động, xâm phạmđến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ.Một thực tế đáng lo ngại là tình hình vi phạm pháp luật lao động ngày càngphức tạp và gia tăng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không ngừng tăngqua các năm, thậm chí rất nghiêm trọng Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sátthi hành pháp luật lao động đã được củng cố, tăng cường từng bước, đã hìnhthành hệ thống thanh tra nhà nước chuyên ngành về lao động với hơn 430thanh tra viên lao động trong khi đó thực tế chỉ có 150 thanh tra viên thựchiện nhiệm vụ thanh tra lao động, còn lại thanh tra chính sách có công, phòngchống tham nhũng nhưng với khoảng 50 vạn doanh nghiệp hoạt động, hàngnăm gần 500 vụ tai nạn lao động chết người và bị thương nặng, đơn thư khiếunại tố cáo về lao động ngày càng nhiều, phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật
Trang 8lao động càng kém [6] Tại thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng(chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanhnghiệp), tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người [6] Trong khi
đó, sức ép về cải cách hành chính buộc cơ quan thanh tra phải thực thi nhiệm
vụ theo đúng quy định pháp luật nhưng với số lượng thanh tra viên, công chứcthanh tra không tăng do phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế nhưng vẫn phải đảmbảo thực hiện tốt việc kiểm soát đối với tất cả các doanh nghiệp đã và hìnhthành mới Điều này khiến cho các thanh tra viên không thể tiến hành thanhtra tại doanh nghiệp dài ngày nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả cao đối vớicuộc thanh tra đó Như vậy, công tác giám sát việc thực hiện pháp luật laođộng sẽ rất ít đồng nghĩa với hiệu quả của công tác quản lý thấp nguy hiểmhơn các doanh nghiệp sẽ ngày càng sai phạm mà không được hướng dẫn chấnchỉnh kịp thời hoặc thậm chí đã hiểu rõ các quy định nhưng cố tình sai phạm.Những sai phạm một cách thường xuyên, liên tục từ năm này sang năm khác
và có xu hướng lan rộng sang các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề Vìnhững lý do trên, yêu cầu đặt ra cho các đoàn thanh tra là phải thực hiện cuộcthanh tra với ít thành viên, thời gian thực hiện thanh tra ít nhất nhưng lại phảiđạt hiệu quả cao nhất, khả năng lan tỏa việc chấp hành pháp luật lao động đếncác doanh nghiệp trong cùng ngành nghề mạnh nhất và cuối cùng là việc tuânthủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động mà không phải cóhoạt động thanh tra để giám sát
Trong thực tế, hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nâng cao về chất lượng,thanh tra đã góp phần giám sát việc chấp hành pháp luật lao động của doanhnghiệp một cách toàn diện tuy nhiên theo quy định pháp luật quyền hạn thanhtra viên còn hạn chế, các cơ chế phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước
Trang 9tại địa phương chưa tốt, nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lao độngchưa theo kịp các quan hệ pháp lý được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạmpháp luật ngoài ra một số công chức thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu vềtrình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trongthực hiện nhiệm vụ được giao Những vấn đề yếu kém, bất cập trên đã ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra Cùng với yêucầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, thựchiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị vềtinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,chỉ thị
số 20/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóađiều kiện kinh doanh, Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai và thựchiện, chính điều này đã đặt ra thách thức cho hoạt động thanh tra lao động của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Chí Minh làm sao vừa tạođiều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, hoạt động thanh tra không trùng lắp,chồng chéo về nội dung, đối tượng thanh tra nhưng vẫn đảm bảo ổn định, hàihòa quan hệ lao động tại địa phương đồng thời giám sát việc thực hiện phápluật lao động của doanh nghiệp mà không cần đến hoạt động thanh tra và lantỏa việc chấp hành đến các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề Đây sẽ lànhững thách thức và cũng là mục tiêu đặt ra đối với hoạt động thanh tra laođộng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Chí Minh Vì vậy,tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua đã có một số luận văn thạc sĩ, công trình nghiêncứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động –Thương binh và Xã hội trong đó có một số đề tài đáng lưu ý:
Trang 10- Đề tài luận văn thạc sĩ Luật học “Thanh tra lao động theo pháp luật lao
động tại Việt Nam” của Đỗ Thị Thu Hiền (năm 2011) Đề tài góp phần tạo ra một
cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thanh
tra lao động và đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra lao động
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai
đoạn hiện nay” do ThS Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính và Tổng hợp làm chủ nhiệm Đề tài phản ánh thực trạng pháp luật vềthanh tra hiện nay thông qua các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan thanh tra; về trình tự thủ tục tiến hành thanh tra, cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra bằng những việc làm cụ thể như ràsoát, đánh giá các quy định của pháp luật thanh tra; tổng kết thực tiễn việcthực hiện; sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật thanh tra; nângcao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Chất lượng cuộc thanh tra - Thực trạng và
giải pháp” do ThS Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định
và xử lý sau thanh tra là chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu ba nội dung chính gồm
cơ sở lý luận về chất lượng cuộc thanh tra; Thực trạng chất lượng cuộc thanhtra; Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc thanh tra
- Bài viết “Bàn về đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra” của tiến sĩ
Nguyễn Văn Kim - Quyền Vụ trưởng vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ đượcđăng trên tạp chí Thanh tra ngày 10 tháng 5 năm 2018 Bài viết đề cập đến cơ sởkhoa học trong việc xây dựng mô hình, tổ chức thanh tra, xác định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động thanh tra và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức vàhoạt động thanh tra
Có thể thấy, có một số luận văn và các bài viết, sách nghiên cứu về tổchức bộ máy và hoạt động thanh tra từ thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao
Trang 11chất lượng hoạt động thanh tra nhưng có thể khẳng định chưa có công trìnhnghiên cứu về hoạt động thanh tra lao động trong xu thế hỗ trợ doanh nghiệp,chấn chính công tác thanh tra và tinh giản biên chếvà thực tiễn hoạt độngthanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minhtrong thời kỳ này Chính vì vậy, đây cũng là lý do để tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề pháp lý
và thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra được các giải pháp nhằm bảođảm hoạt động thanh tra lao độngcủa Sở Lao động - Thương binh và Xã hộithành phố Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Một là, phân tích các vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động thanh tra lao động.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra lao động của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ranhững kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế
Ba là, luận văn đưa ra các phương hướng, giải pháp góp phần bảo đảm hoạt
động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hộithành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao
động Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: hoạt động thanh tra lao động
+ Phạm vi về không gian: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
+ Phạm vi về thời gian: 2014-2018
Trang 125 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vềcông tác thanh tra nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài luậnvăn
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê: thống kê những số liệu thực tế qua các năm vềhoạt động thanh tra lao động, vướng mắc trong quá trình hoạt động thanh tra laođộng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ thống kê số liệu thực tế tronghoạt động thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố
Hồ Chí Minh, tác giả nhận định, đánh giá và tổng hợp để có những giải pháp,những nhận định, kết luận phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt độngthanh tra lao động
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu, so sánh để có các nhận xét, đánh giá
và đưa ra các giải pháp về bảo đảm hoạt động thanh tra lao động
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp
luận cứ khoa học cũng như cơ sở pháp lý nhằm làm rõ các nội dung liên quanđến hoạt động thanh tra lao động như khái niệm, nội dung, các chủ thể tiếnhành thanh tra lao động, ý nghĩa cũng như các yếu tố tác động đến thanh tralao động
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bảo
đảm hoạt động thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hộithành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, đề tài luận văn có thể là tài liệu tham khảo
Trang 13cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ, công chức và học viên cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở pháp lý về hoạt động thanh tra lao động
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14Chương 1:
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm thanh tra
Theo Từ điển tiếng Việt, thanh tra là: “kiểm soát xem xét tại chỗ việc làm
của địa phương, cơ quan, xí nghiệp [21].Với nghĩa này, thanh tra bao hàm
việc kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định.Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền: Người làm nhiệm vụthanh tra, đoàn thanh tra và đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thểnhất định
Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 đã khẳng định mục đích của hoạt độngthanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lí, chính sách, pháp luật đểkiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục;phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tíchcực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước; bảo vệlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định,thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lí theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thựchiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cánhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành.Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010,thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao còn thanh tra chuyên ngành làhoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực
Trang 15đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyênngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnhvực đó Như vậy, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành khác nhau
về tính chất, chủ thể tiến hành; phạm vi, đối tượng thanh tra; nội dung thanhtra; kiến nghị biện pháp xử lý
Từ những luận điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm Thanh tra
như sau: Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lí nhà
nước được thực hiện bởi chủ thể quản lí có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lí trên cơ sở xem xét, đánh giá
ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lí vi phạm, tăng cường quản lí, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lí, tăng cường pháp chế bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Với cách hiểu như vậy, thanh tra là hoạt động có những đặc trưng
riêng biệt Một là, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước
Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhànước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước.Trong mối quan hệ giữa quản lý
và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động củathanh tra (quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, quy định về tổchức, quyết định và kết luận thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từphía các cơ quan thanh tra) Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý nhànước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện cácvăn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan cóthẩm quyền
Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lựcnhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xéttheo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ,phương tiện để quản lý nhà nước
Trang 16Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽvới tính quyền uy - phục tùng của quản lý nhà nước Là một chức năng củaquản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằmthực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Nói vềquyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặtpháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra
Có thể nói, thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lựcnhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước có thẩmquyền, được nhân danh nhà nước để thực hiện hoạt động kiểm tra, xem xéttính hợp pháp hay không hợp pháp trong một hoạt động nhất định trên cơ sởcác quy định pháp luật Thanh tra (ở đây được dùng với tính chất là một danh
từ chỉ cơ quan có chức năng này) luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhànước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và được nhân danh Nhànước khi áp dụng quyền năng đó
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơquan thanh tra nhà nước có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiệnnhững quyền hạn đó: Quyết định tổ chức các cuộc thanh tra theo chương trình,
kế hoạch được phê duyệt; Trình thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính phêduyệt hoặc quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phápluật; Yêu cầu đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thôngtin, tài liệu có liên quan; Niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giámđịnh; Tạm đình chỉ hành vi vi phạm, tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép, thu hồi tàisản; Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật (đối với thanh tra chuyênngành); Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầutruy cứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những vi phạm được pháthiện, kể cả việc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật có
Trang 17dấu hiệu của tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý; Trong một số trườnghợp trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Tính quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra được cụ thể hoá trongchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra, phương thức tiếnhành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đốitượng bị thanh tra
Ba là, thanh tra có tính khách quan
Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ, mọi hoạtđộng thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật.Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vàohoạt động thanh tra Mọi nhận định, đánh giá trong quá trình thanh tra và đưa
ra kết luận thanh tra phải dựa trên chứng cứ có thật, sự kiện thực tế, khôngbình luận chủ quan Tính khách quan đảm bảo hoạt động thanh tra được minhbạch, khách quan, công bằng Điều này cũng có nghĩa rằng, các kết luận sauthanh tra đều phải có những căn cứ thực tế, khách quan, không có sự áp đặt ýchí chủ quan của chủ thể vào hoạt động thanh tra
Bốn là, thanh tra có tính độc lập tương đối
Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đặc điểmnày phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máyquản lý nhà nước Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơquan, tổ chức tự thực hiện, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một
cơ quan chuyên trách Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhànước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giámột cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân Vì có tính độc lập tương đối nên về nguyên tắc,các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra sẽ không bị chi phối bởi các tácđộng từ bên ngoài
Trang 181.1.2 Khái niệm thanh tra lao động
Thanh tra nhà nước về lao động là một bộ phận của thanh tra nhà nước,
là một hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.Thanh tra lao động được tổ chức và hoạt động theo Luật Thanh tra, Bộ luậtLao động và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác Trong lĩnhvực lao động, hoạt động của thanh tra nhà nước về lao động có phạm vi rấtrộng, trên mọi ngành kinh tế và trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọithành phần kinh tế
Hệ thống thanh tra nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xãhội Hoạt động thanh tra về lao động bao gồm:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động Đây lànhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Thanh tra nhà nước về lao động Thực hiệnnhiệm vụ này không đơn giản chỉ là phát hiện vi phạm để xử phạt đối với cáchành vi vi phạm pháp luật lao động mà quan trọng hơn là giáo dục, nâng caokiến thức pháp luật lao động, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người
sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể liên quan; hướng dẫn người
sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể liên quan kịp thời điều chỉnhhành vi của mình để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về lao động;phát hiện và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, điều chỉnhchính sách, pháp luật khi cần thiết…
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinhlao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vềđiều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trước hết thuộc trách nhiệmcủa người sử dụng lao động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng chongười lao động và những người khác tham gia quá trình lao động sản xuất
Trang 19hoặc trực tiếp tiếp xúc với nơi làm việc; bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh
vì lợi ích của tất cả các bên liên quan Những vi phạm về công tác an toàn laođộng, vệ sinh lao động phải được phát hiện và xử lý kịp thời, các vụ tai nạnlao động cần phải được điều tra và khắc phục hậu quả nhanh chóng Chính vìvậy, điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh laođộng được xác định là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhànước về lao động
Hỗ trợ thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong cácđơn vị sử dụng lao động, Bộ luật Lao động còn quy định cho Thanh tra nhànước về lao động nhiệm vụ tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.Đây là nhiệm vụ của Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Theoquy định hiện hành, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội là người giải quyết khiếu nại lần hai và có quyền giải quyết tố cáo đối vớihành vi vi phạm pháp luật về lao động, dạy nghề, đưa người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lýcác vi phạm pháp luật về lao động Trong quá trình thanh tra việc chấp hành phápluật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động, nếu phát hiện người sử dụng laođộng, người lao động và các chủ thể khác vi phạm pháp luật lao động, thanh tra laođộng sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lýtheo quy định của pháp luật (chẳng hạn, chuyển cơ quan điều tra nếu vụ việc códấu hiệu phạm tội hình sự)
Như vậy, thanh tra lao động là hoạt động thanh tra chuyên ngành về lao động; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc chấp hành pháp luậtlao động của tổ chức cá nhân có
Trang 20thuê mướn, sử dụng lao động do Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
1.2 Tổ chức và hoạt động thanh tra lao động
1.2.1 Tổ chức thực hiện thanh tra lao động
Thanh tra lao động là một hoạt động thanh tra thuộc thanh tra ngành Laođộng - Thương binh và Xã hội Cơ quan thực hiện thanh tra lao động ở Trungương có Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở địa phương cóThanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Trên cơ sở quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động
và nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động tại Điều 236 Bộ Luật lao độngnăm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động và Uỷ ban nhân dân cáccấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng
4 năm 2013 của Chính phủ quy định và tổ chức hoạt động thanh tra Lao động
- Thương binh và Xã hội Nghị định đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và hiện nay tổ chức
bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động thanh tra của ngành Lao động
-Thương binh và Xã hội được quy định tại Nghị định số 110/2017/NĐ-CPngày 04 tháng 10 năm 2017
Thanh tra Bộ: Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thựchiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành trong phạm vi cả nước theoquy định của pháp luật Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanhtra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn
Trang 21nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính Phủ; PhóChánh Thanh tra Bộgiúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo phâncông của Chánh Thanh tra bộ Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộtrưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh traChính phủ (theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04tháng 10 năm 2017).
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hànhquyết định số 916/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, theo đó Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và khôngquá 03 Phó Chánh thanh tra Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổng hợp vàgiám sát thanh tra; Phòng Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanhtra; Phòng Thanh tra Chính sách người có công; Phòng Thanh tra An toàn, vệsinh lao động; Phòng Thanh tra Chính sách lao động; Phòng Thanh tra Chínhsách về trẻ em và xã hội; Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội
Thanh tra Sở: Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội - cơ quan được Ủy ban nhân dân ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về lao động, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xãhội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo quy định củapháp luật.Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn
về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Thanh tra
Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chứckhác (theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra năm 2010; Điều 13,Điều 15 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011, Điều 7Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017)
Trang 22- Chánh thanh tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở, giúp việc cho
Giám đốc Sở theo phạm vi, chức năng quản lý nhà nước quy định Chánh
Thanh tra Sở phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trướcpháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở Chánh Thanh tra sở doGiám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với ChánhThanh tra tỉnh Như vậy, so với chức danh Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp
vụ thuộc Sở thì quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra
Sở có khác và phức tạp hơn, do phải có ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnhnhưng chính điều này làm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thanh traNhà nước ở cấp tỉnh và tính độc lập nhất định của Thanh tra Sở
- Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp việc cho Chánh Thanh tra Sở,
được Chánh Thanh tra Sở giao một số nội dung, lĩnh vực công tác và chịutrách nhiệm trước Chánh Thanh tra và quy định pháp luật về thực hiện nhiệm
vụ được giao Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Như vậy, so với bổnhiệm, miễn nhiệm chức danh Phó Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụthuộc Sở không có sự khác biệt vì các chức danh này đều do Giám đốc Sởquyết định trên cơ sở đề xuất của Chánh Thanh tra, điều này có thể ít nhiềucũng ảnh hưởng đến tính độc lập, sự thống nhất trong Lãnh đạo Thanh tra Sở
- Thanh tra viên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số
97/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày ngày 21 tháng 10 năm 2011
quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Thanh tra viên là côngchức, sỹ quan quân đội nhân dân, sỹ quan công an nhân dân được bổ nhiệmvào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ kháctheo phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước Theo quy định tạiKhoản 1 Điều 11 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm ngạch thanh tra viên trên cơ sở
Trang 23đề nghị của Giám đốc Sở và ý kiến của Chánh Thanh tra cấp tỉnh Thanh traviên cũng là công chức trong bộ máy nhà nước nhưng Thanh tra viên đượchưởng chế độ, chính sách, phụ cấp, trang phục, chế độ đặc thù khác, đượcTổng Thanh tra Chính Phủ cấp thẻ thanh tra và đảm bảo các điều kiện cầnthiết cho hoạt động thanh tra Thanh tra viên chịu trách nhiệm trước ChánhThanh tra về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật
về kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra của mình Trong tổ chức Thanh tra
Sở, thanh tra viên là lực lượng nồng cốt trong hoạt động thanh tra Trình độchuyên môn, năng lực, phẩm chất chính trị, kinh nghiệm công tác của lựclượng thanh tra viên quyết định hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở
- Công chức khác, đây là những người làm việc trong Thanh tra Sở
nhưng không phải là thanh tra viên hay Lãnh đạo Thanh tra, họ có thể giữ ngạchchuyên viên, cán sự và đây cũng là lực lượng không nhỏ góp phần vào thành côngcủa hoạt động Thanh tra Sở
Tóm lại, về phương diện tổ chức bộ máy, cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội không tổ chức theo ngành dọc, Thanh tra Lao động - Thươngbinh và Xã hội được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, vừa phụthuộc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp về lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phụ thuộc
cơ quan thanh tra cấp trên về tổ chức, nghiệp vụ, công tác Ở Trung ương cóThanh tra Bộ; ở địa phương có Thanh tra Sở thuộc Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thanh tra Bộ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về côngtác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ Thanh tra Sởchịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức vànghiệp vụ thanh tra hành chính của thanh tra cấp tỉnh và hướng dẫn về côngtác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ
Trang 241.2.2 Hoạt động thanh tra lao động
1.4.2.1 Đối tượng, phạm vi thanh tra lao động
Đối tượng của thanh tra lao động chính là đối tượng áp dụng theo Điều 2
của Bộ Luật Lao động năm 2012: “Người lao động Việt Nam, người học
nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này Người
sử dụng lao động Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng
10 năm 2017, đối tượng thanh tra lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcphạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài cónghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội
-Đối tượng thanh tra lao động của Thanh tra Sở là các doanh nghiệp cótrụ sở chính hoạt động trên địa bàn, các công trình xây dựng trên địa bàn Mặc
dù theo quy định đối tượng thanh tra lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhânthuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan, tổchức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định phápluật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, tuy nhiên thực tế, trên địa bàn có rất nhiều chi nhánhdoanh nghiệp hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp nhưng một số quyđịnh pháp luật lao động phải thực hiện tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chínhnhư đăng ký nội quy, thỏa ước, thang bảng lương Điều nàyvô hình chungdoanh nghiệp không chịu sự quản lý của cơ quan địa phương nơi đang hoạtđộng, việc giám sát của cơ quan quản lý địa phương không thể thực hiện,công tác thanh tra cũng không thể tiến hành
Trang 251.4.2.2 Nội dung thanh tra lao động
Theo quy định tại Điều 237, 238 Bộ Luật Lao động năm 2012; Điều 18Luật Thanh tra năm 2010; Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, Vệ sinh lao độngnăm 2015; Điều 8, Điều 10 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP của Chính Phủban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt động của thanh trangành Lao động - Thương binh và Xã hội và Điều 24 Nghị định số86/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra, Thông tư số01/2013/TT-TTCP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 3 năm
2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kếtluận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, nội dung thanh tra lao động baogồm các nội dung:
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về lao động việc chấp hành cácnghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; họcnghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao độngtập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, tráchnhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao độngchưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định kháccủa pháp luật lao động
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh laođộng: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố cóhại cho người lao động, bảo đảm, sức khỏe người lao động; các biện pháp xử lý sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảođảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động củacác tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động
Trang 261.4.2.3 Quy trình thanh tra lao động
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 04tháng 10 năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra lao độngđược thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-CP của Chính phủban hành ngày 10 tháng 6 năm 2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệcông tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy trình thanh tra lao động bao gồm 03 bước cơ bản: Chuẩn bị thanhtra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
Trang 27thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại đối tượng thanh tra, tại cơ quan có chứcnăng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra.Công việc tiếp theo trong bước 1 là xác định hình thức thanh tra, phươngthức thanh tra; quy định Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Hình thứcthanh tra gồm thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất Thanh tra theo kếhoạch được thực hiện căn cứ vào chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm
đã được phê duyệt Với hình thức này, cơ quan thanh tra có nhiều thuận lợitrong công tác chuẩn bị trước khi tiến hành cuộc thanh tra, chủ động về thờigian và con người tham gia Đoàn thanh tra, còn thanh tra đột xuất được thựchiện theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu của việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và khi phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật Hình thức này chủ yếu sử dụng để giải quyết côngviệc cấp bách, cần có kết quả ngay Thanh tra đột xuất sẽ làm cho cơ quanthanh tra không chủ động, các công việc theo kế hoạch bị ngưng lại gây trì trệcho công việc
Phương thức thanh tra là thanh tra theo Đoàn hay thanh tra độc lập.Thanh tra độc lập là hoạt động thanh tra do thanh tra viên, công chức thanh trachuyên ngành lao động tiến hành thanh tra độc lập theo quyết định của cấp cóthẩm quyền (Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở, Tổng cục trưởng, Cụctrưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở) mà không thành lập Đoàn thanhtra Nội dung, phạm vi thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra tiếnhành thanh tra độc lập phải đảm bảo theo đúng quy định pháp luật tuy nhiênđến hiện nay chưa có một quy trình cụ thể cho thanh tra độc lập
Căn cứ vào nội dung, phạm vi, đối tượng thanh tra, người ra quyết địnhthanh tra trên cơ sở tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanhtra để phân công Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra.Việc phân công Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phảithực hiện bằng văn bản được gọi là quyết định thanh tra Khi quyết định thanh
Trang 28tra được ban hành, Trưởng đoàn xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, đề
cương thanh tra, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn trình người ra quyết
định thanh tra chậm nhất trong vòng 05 ngày kể từ ngày kí quyết định thanh
tra.Trên cơ sở kế hoạch tiến hành thanh tra đã được Người ra quyết định thanh
tra phê duyệt, Trưởng đoàn thanh phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra đến
thành viên Đoàn thanh tra, phân công nhiệm vụ cho thành viên Đoàn Thanh
tra, tiến độ thực hiện báo cáo kết quả thanh tra; Căn cứ nội dung thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì phối hợp với thành viên đoàn
thanh tra xây dựng đề cương thanh tra
Công việc tiếp theo trong bước 1 là chuẩn bị triển khai Khi quyết định
thanh tra lao động đã kí ban hành, Trưởng đoàn thanh tra sẽ phát hành quyết
định thanh tra Trong quá trình phát hành quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra cụ thể thời gian
công bố quyết định thanh tra
Bước 2: Tiến hành thanh tra
quyết thanh tra, thu sơ chứng cứ làm việc, biên
thanh tra chứng cứ cầu giám định hành chính nếu
Công việc đầu tiên trong bước 2 là công bố quyết định thanh tra Khi
phát hành quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đã gửi văn bản thông
báo thời gian thanh tra đến đối tượng và gửi văn bản yêu cầu đối tượng thanh
tra báo cáo theo đề cương ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh
tra Thực hiện quyết định thanh tra, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký quyết
định, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra,
Trang 29thành phần tham dự công bố quyết định thanh tra gồm đối tượng thanh tra,thành viên đoàn thanh tra và đối tượng khác do người ra quyết định thanh traquyết định trên cơ sở báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra Tại buổi công bố,Đoàn Thanh tra thống nhất kế hoạch làm việc với đối tượng thanh tra.
Thực hiện thanh tra, thu thập hồ sơ chứng cứ Trưởng đoàn thanh tra,thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng báo cáo theo đề cương và yêucầu đối tượng, các cơ quan tổ chức có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liênquan đến nội dung thanh tra, thu thập hồ sơ; giao nhận tài liệu, việc giao nhậntài liệu phải có biên bản, khi chưa có kết luận thanh tra thì đây là những tàiliệu mật, Đoàn thanh tra không được tiết lộ thông tin, tài liệu vì theo quy địnhtại thông tư số 08/2015/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 27 tháng 01năm 2015 quy định danh mục bí mật nhà nước độ mật trong ngành thanhtra.Việc thu thập hồ sơ, chứng cứ được tiến hành trong quá trình thanh tra cóthể trong thời hạn thanh tra theo quyết định hoặc khi đã kết thúc tại nơi đượcthanh tra nhưng trong quá trình xây dựng báo cáo thanh tra, kết luận thanh tranếu xét thấy cần thiết Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra cóquyền gửi văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp
Công việc tiếp theo trong bước 2 là nhận định hồ sơ, chứng cứ, đề nghịtrưng cầu giám định nếu có Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
có trách nhiệm nghiên cứu thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nộidung thanh tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật lao động của đối tượngthanh tra Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức đối thoại, chất vấn đốitượng thanh tra, cá nhân, tổ chức để làm rõ thêm vụ việc Trong quy địnhchung, có thể trưng cầu giám định tuy nhiên trong thanh tra lao động việc cógiám định hồ sơ, chứng cứ hay không cũng không ảnh hưởng đến kết quảthanh tra do đó trong thanh tra lao động không thực hiện giám định
Trang 30Lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính: kết quả kiểm tra,xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kết quả làm việcliên quan đến nội dung thanh tra phải thể hiện bằng văn bản và được gọi làbiên bản làm việc Trong quá trình thanh tra, nhận định hồ sơ, chứng cứ, căn
cứ quy định xử phạt vi phạm hành chínhvề lao động, Trưởng đoàn thanh tra,thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính Sau khi thực hiệnxong cuộc thanh tra hoặc hết thời hạn thanh tra theo quyết định thanh tra,Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về kếtthúc tại nơi được thanh tra, nêu nghĩa vụ phải tiếp tục cung cấp hồ sơ khi cóyêu cầu
Bước 3: Kết thúc thanh tra
có Chuyển hồ sơ sang
cơ quan điều tra nếu có
Công khai kếtluận thanhtra, quyết định xử phạt
vi phạm hành chính
Công việc đầu tiên của bước 3 là báo cáo kết quả thanh tra của thànhviên đoàn và trưởng đoàn thanh tra Căn cứ vào kế hoạch tiến hành thanh trađược Người ra quyết định thanh tra phê duyệt, thành viên đoàn thanh tra cótrách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thựchiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan,trung thực về nội dung báo cáo đó, trường hợp nhận thấy nội dung báo cáocủa thành viên Đoàn thanh tra chưa đầy đủ, Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu
Trang 31thành viên Đoàn báo cáo bổ sung Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báocáo kết quả thanh tra đến Người ra quyết định thanh tra Khi báo cáo kết quảthanh tra, nếu Người ra quyết định thanh tra không rõ sẽ yêu cầu Trưởng đoànthanh tra báo cáo bổ sung và Trưởng đoàn có trách nhiệm thực hiện báo cáo
Công khai kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính:trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra giúpNgười ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội dung công khai kết luận thanh tra.Công khai bằng hình thức cuộc họp giữa người ra quyết định thanh tra và đốitượng thanh tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên trangthông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở của đối tượng thanh tra
1.3 Nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động
1.3.1 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra lao động
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩnhành động xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan thựchiện chức năng thanh tra nhà nước Theo quy định trong Luật Thanh tra năm
2004 thì “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh
Trang 32tra” Qua tổng kết công tác thanh tra cho thấy, về cơ bản nguyên tắc này là
phù hợp, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước thời gianqua Tuy nhiên, thực tế công tác thanh tra cũng cho thấy vẫn còn tình trạngtrùng lắp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năngthanh tra Để khắc phục tình trạng này, giúp các cơ quan thanh tra hoạt độngtheo đúng phạm vi được pháp luật quy định, bảo đảm cho công tác thanh tragóp phần thiết thực hơn nữa trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân làđối tượng thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã bổ sung thêm nguyên tắc
hoạt động thanh tra “Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời
gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra”.
1.3.1.1 Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra lao động
Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa - một nguyên tắc cơ bảncủa quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủnguyên tắc tuân theo pháp luật Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu căn bảndưới đây:
- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra lao động phải đượcthực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra
- Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luậtvào hoạt động thanh tra lao động Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quyđịnh, cơ quan thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổchức, cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lýtheo các quy định của pháp luật
Những đòi hỏi nêu trên có nội dung rất rộng, theo đó, từ chương trình, kếhoạch hoạt động của các tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cửĐoàn Thanh tra, Thanh tra viên đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ
Trang 33triệt để các quy định của pháp luật hiện hành.
1.3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời trong hoạt động thanh tra lao động
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thíchhợp, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện.Mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quantrọng bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của
sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm và yêucầu các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm
đó Vì vậy, tính chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt độngthanh tra Bản thân nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra
đã tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác Điều này cónghĩa là hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ nhữngcăn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật; việc thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác hoàn toàn phải phù hợpvới quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra
Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi, mọi công việctiến hành trong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chínhnhà nước Mọi quyết định, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh trađều phải xuất phát từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả củaviệc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mang tính áp đặt Muốn khách quan tronghoạt động thanh tra, cán bộ thanh tra phải có trình độ hiểu biết về chính trị,pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập, khách quan trongsuy nghĩ và hành động của mình
Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đãtrở thành một nguyên tắc trong hoạt động thanh tra Các quy định pháp luật về
cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra đều thể hiện
Trang 34rõ nét những nội dung của nguyên tắc công khai, dân chủ Nguyên tắc công khai, dân chủ đòi hỏi:
- Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra lao động phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;
- Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúngnhân dân tích cực tham gia vào hoạt động thanh tra lao động, đảm bảo phát huymạnh mẽ tính dân chủ của hoạt động này;
- Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra lao động được thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết
Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt độngcủa thanh tra Yêu cầu này nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịpthời những việc làm vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củaNhà nước, tập thể và các cá nhân trong xã hội Nguyên tắc kịp thời trong hoạtđộng thanh tra đòi hỏi:
- Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chức thanh tra có thẩmquyền phải nhanh chóng tiến hành hoạt động thanh tra theo đúng quy định củapháp luật;
- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đều phải thực hiện trong thời hạn được pháp luật quy định
1.3.1.3 Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra lao động
Theo nguyên tắc này, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiêncứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi raquyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắngtránh hiện tượng có thể xảy ra là 1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra,thanh tra đến cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng 1 nội dung
Trang 35Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên ĐoànThanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủtục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra.
Thực hiện hoạt động thanh tra lao động nhằm góp phần đảm bảo tuân thủpháp chế và kỷ luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản
lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động Pháp luật trao cho cơ quanthanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt để tiến hành hoạt động thanhtra nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên Tuy nhiên, khi tiến hành hoạtđộng thanh tra lao động, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặcbiệt này, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bìnhthường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra Cónhư vậy, thanh tra mới thực sự là công cụ để củng cố và tăng cường pháp chế
và kỷ luật nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắckhông cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý nghĩa thựctiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phậncán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện những hành vi tiêu cực,gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt làcủa các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nguyên tắc này cũng lấy nguyên tắc tuân theo pháp luật làm cơ sở đểđảm bảo thực hiện Luật Thanh tra đã quy định những hành vi bị nghiêm cấmtrong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, trong đó có những hành
vi bị cấm nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc không cản trở hoạt động bình
thường của đối tượng thanh tra Khoản 1, Điều 13 Luật Thanh tra cấm “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra”.
1.3.1.4 Nguyên tắc hoạt động thanh tra lao động phải do Đoàn thanh lao động thực hiện hoặc Thanh tra viên lao động và người được giao thực
Trang 36hiện nhiệm vụ thanh tra lao động thực hiện
Điều 3 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 09tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, hoạt động thanh tralao động còn phải do Đoàn thanh lao động thực hiện hoặc Thanh tra viên laođộng và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao động thực hiện.Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành thường xuyên, gắn liền vớiviệc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngănchặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật lao động
Như vậy, nguyên tắc tiến hành thanh tra lao động ngoài tuân thủ nhữngnguyên tắc chung của hoạt động thanh tra còn phải tiến hành thanh tra theoĐoàn hoặc Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập Khi thanh tra, Đoànthanh tra phải ít nhất có 2 thành viên trở lên Đoàn thanh tra có trưởng đoàn
và các thành viên Trưởng đoàn và thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ vàquyền hạn theo quy định pháp luật Thanh tra viên độc lập tiến hành thanh traphải tuân thủ quy định của pháp luật lao động và pháp luật về thanh tra, xuấttrình thẻ thanh tra
1.3.2.Ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động
Một là, hoạt động thanh tra lao động là công cụ không thể thiếu trong
quản lý hành chính nhà nước về lao động Đặc điểm của thanh tra là gắn liềnvới quản lý nhà nước Để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước banhành chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện…Trong lĩnh vực quản lý, hainội dung quan trọng là quản lý việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật vàquản lý việc thực hiện các quy định pháp luật về quy trình, quy phạm liênquan chặt chẽ đến chuyên môn, kỹ thuật của từng ngành, từng lĩnh vực, đòihỏi phải tổ chức lực lượng thanh tra, kiểm tra Do đó, thông qua hoạt độngthanh tra lao động, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phát hiệnnhững sai sót, bất hợp lý của chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành và
Trang 37những vi phạm pháp luật mà trong quan hệ lao động pháp luật chưa điềuchỉnh cũng như những hành vi pháp luật đã điều chỉnh nhưng đến thời điểmhiện tại không còn phù hợp, từ đó đề ra giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiệnchính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước tronglĩnh vực lao động.
Hai là, hoạt động thanh tra lao động sẽ giúp các đối tượng thanh tra nhận
thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức vai trò việc chấp hànhpháp luật lao động từ đó hình thành ý thức tuân thủ quy định pháp luật nóichung, pháp luật lao động nói riêng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp phápngười lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định,hài hòa quan hệ lao động
Ba là, hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những vi phạm pháp
luật lao động, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,người sử dụng lao động để kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm nhằm duy trìtrật tự kỷ cương, ổn định đời sống - kinh tế người lao động, hoạt động sảnxuất của tổ chức, kinh doanh của doanh nghiệp
1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra lao động
1.4.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra lao động
Trong những năm gần đây, hệ thống các quy định pháp luật về thanh trangày càng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Tuy nhiên, hiệnnay, cơ chế, chính sách, các văn bản quy định của pháp luật về thanh tra laođộng chưa đồng bộ, có một số quy định “bỏ lửng” không quy định, hướng dẫnthực hiện thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động thanh tra lao động trong thực tiễn, gây khó khăn cho việc
áp dụng pháp luật.Như trong các văn bản quy định về thanh tra, có quy định
về thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập, thanh tra viên phụtrách vùng, cộng tác viên thanh tra tuy nhiên đến hiện nay chưa có văn bảnnào quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
Trang 38hạn cho thanh tra viên phụ trách vùng,cộng tác viên thanh tra, trang phục, phùhiệu, biển hiệu, chế độ đối với cộng tác viên thanh tra lao động.
1.4.2 Trình độ năng lực của thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra lao động
Con người luôn là nhân tố quyết định thành công mọi hoạt động Trongcông tác thanh tra lao động, yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng.Nếu đội ngũ thanh tra viên thực sự mạnh, có trình độ chuyên môn sâu, kiếnthức vững vàng, với những kinh nghiệm thanh tra và hiểu biết thực tiễn, điềunày sẽ góp phần nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra lao động Ngược lại,với lực lượng thanh tra lao động mỏng, năng lực còn nhiều hạn chế sẽ lànguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiệu quả thanh tra lao động trên thực tếchưa cao, điều đó không những không làm giảm được tình trạng vi phạm phápluật lao động, giảm tranh chấp lao động, đình công, mà ngược lại, đây chính
là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình vi phạm pháp luật laođộng, tranh chấp lao động và đình công ngày càng tăng
Ngoài ra, cũng như đã trình bày trong phần mở đầu, theo thống kê của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nước ta đã hình thành hệ thống thanhtra nhà nước chuyên ngành về lao động với hơn 430 thanh tra viên lao độngtrong khi đó chỉ có 150 thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao độngtuy nhiên sự không đồng đều về trình độ, năng lực kinh nghiệmcũng ảnhhưởng đến chất lượng cuộc thanh tra
Trang 39vi phạm hành chính, có mâu thuẫn nhau như Khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý
vi phạm hành chinh quy định: Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạtmột lần Trong khi đó điểm b Khoản 1 Điều 10 của Luật quy định tình tiết tăngnặng là “vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm” Chưa quy định phương thứcphát hiện vi phạm hành chính trong luật xử lý vi phạm hành
chính Trong các nghị định xử phạt có quy định về thẩm quyền xử phạt củathanh tra viên, trưởng đoàn thanh tra tuy nhiên chưa có quy định cụ thể trình
tự, thủ tục, biên lai phạt thực hiện như thế nào
1.4.4 Ý thức chấp hành các kết luận sau thanh tra lao động của các đối tượng thanh tra
Hiệu quả hoạt động thanh tra lao động chỉ được đảm bảo khi các đốitượng thanh tra nghiêm túc thực hiện các kết luận sau thanh tra Các kết luậnnày suy đến cùng là đảm bảo tuân thủ pháp luật vì qua công tác thanh tra đãkịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra và kiến nghịdoanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật lao động Do vậy, các đốitượng thanh tra cần đảm bảo thực hiện đúng, đủ kết luận sau thanh tra, gópphần đảm bảo hiệu quả của thanh tra lao động
Trong việc thực hiện các kết luận thanh tra, không phải doanh nghiệpnào cũng có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các kết luận Đặc biệt, trong bốicảnh của kinh tế thị trường với xu hướng mở cửa và hội nhập, việc chạy theolợi nhuận đã khiến cho không ít chủ sử dụng lao động sẵn sàng vi phạm cácquy định pháp luật lao động vì lợi ích của cá nhân chủ doanh nghiệp Do vậy,cũng không phải tất cả các doanh nghiệp khi phát hiện ra vi phạm pháp luậtlao động đều nghiêm chỉnh chấp hành Thậm chí, có doanh nghiệp còn chốngđối, không hợp tác với Đoàn thanh tra hoặc cố tình không thực hiện các kếtluận thanh tra
Trang 40Để đảm bảo các đối tượng thanh tra chấp hành nghiêm chỉnh kết luậnthanh tra, cần tăng cường giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra, đồngthời, có các biện pháp chế tài đủ mạnh để các doanh nghiệp nếu không thựchiện đúng và đầy đủ kết luận thanh tra sẽ phải áp dụng các chế tài này.
Tiểu kết chương 1
Thanh tra lao động là một trong những yêu cầu cơ bản góp phần đảm bảohoạt động lao động theo đúng các quy định của pháp luật, xác lập các trật tựpháp luật lao động trên thực tế, điều này cũng góp phần bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của người lao động
Trên cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động thanh tra lao động, tác giả đãnghiên cứu, phân tích và đưa ra khái niệm, ý nghĩa, nội dung, quy trình thanhtra lao động, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanhtra lao động Những nghiên cứu lý luận, pháp lý ở chương 1 sẽ làm cơ sở choviệc nghiên cứu trong chương 2