MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Chương 1. Lý luận chung về công tác an sinh xã hội và khái quát về Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 3 1.1.Lý luận chung về công tác an sinh xã hội 3 1.1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác an sinh xã hội 3 1.1.2. Nội dung, tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội 5 1.2.Khái quát về Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ 7 1.2.1. Đặc điểm chung về huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu 7 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động – TBXH huyện Sìn Hồ 7 Tiểu kết: 9 Chương 2. Thực trạng công tác ASXH cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 10 2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 10 2.1.1. Thuận lợi 10 2.1.2. Khó khăn 11 2.2. Sự chỉ đạo của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn 12 2.2.1. Các văn bản chỉ đạo 12 2.2.2. Nguồn vốn thực hiện 12 2.3. Các lĩnh vực thực hiện công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động – TBXH huyện Sìn Hồ 14 2.3.1. Tạo việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo 14 2.3.2. Cấp phát Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người nghèo. 21 2.3.3. Hỗ trợ về giáo dục 22 2.3.4. Hỗ trợ về y tế 24 2.3.5. Hỗ trợ về nhà ở 25 2.4. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế 26 2.4.1. Về ưu điểm 26 2.4.2. Về hạn chế 28 Tiểu kết 30 Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại địa phương của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 31 3.1. Quan điểm về công tác ASXH giai đoạn 20102020 31 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ASXH của Phòng Lao động – TBXH huyện Sìn Hồ 32 3.2.1. Quản lí KTXH phải phối hợp với quản lí ASXH 32 3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực thi chính sách ASXH 32 3.2.3. Tăng cường biện pháp tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 33 3.2.4. Tăng cường đội ngũ làm công tác ASXH và đào tạo nghề cho lao động 34 3.2.5. Xây dựng và ban hành những quy định cụ thể, chặt chẽ về việc thực hiện ASXH trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 35 Tiểu kết 36 Kết luận 37 Tài liệu tham khảo 38 Phụ lục 39
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài tiểu luận đã được trích dẫn và ghi rõnguồn gốc
Tôi cam đoan rằng, mọi số liệu trong bài tiểu luận đều là số liệu trungthực không gian lận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cònnhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè,…
Trước tiên,tôi xin chân thành cảm ơn TS.Bùi Thị Ánh Vân – Giảng viên
bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã tận tình giảng dạy, hướngdẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phòng Lao động – TB&XH, Báo cáo
thực tập của chị Lê Thị An (2015), Quản lí nhà nước về an sinh xã hội huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã cung cấp cho tôi nhiều số liệu và thông tin để tôi thự
hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1 Lý luận chung về công tác an sinh xã hội và khái quát về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 3
1.1.Lý luận chung về công tác an sinh xã hội 3
1.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác an sinh xã hội 3
1.1.2 Nội dung, tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội 5
1.2.Khái quát về Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ 7
1.2.1 Đặc điểm chung về huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu 7
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ 7
* Tiểu kết: 9
Chương 2 Thực trạng công tác ASXH cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 10
2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 10
2.1.1 Thuận lợi 10
2.1.2 Khó khăn 11
2.2 Sự chỉ đạo của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn 12
2.2.1 Các văn bản chỉ đạo 12
2.2.2 Nguồn vốn thực hiện 12
2.3 Các lĩnh vực thực hiện công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ 14
2.3.1 Tạo việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo 14
2.3.2 Cấp phát Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người nghèo 21
2.3.3 Hỗ trợ về giáo dục 22
2.3.4 Hỗ trợ về y tế 24
2.3.5 Hỗ trợ về nhà ở 25
2.4 Đánh giá những ưu điểm và hạn chế 26
2.4.1 Về ưu điểm 26
2.4.2 Về hạn chế 28
* Tiểu kết 30
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại địa phương của Phòng lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 31
3.1 Quan điểm về công tác ASXH giai đoạn 2010-2020 31
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ASXH của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ 32
3.2.1 Quản lí KT-XH phải phối hợp với quản lí ASXH 32
3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực thi chính sách ASXH 32
3.2.3 Tăng cường biện pháp tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 33
3.2.4 Tăng cường đội ngũ làm công tác ASXH và đào tạo nghề cho lao động 34
3.2.5 Xây dựng và ban hành những quy định cụ thể, chặt chẽ về việc thực hiện ASXH trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 35
* Tiểu kết 36
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
Phụ lục 39
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức
TB&XH Thương binh và xã hội
VNTP Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác ASXH đối với đời sống nhân dân,
là sinh viên của ngành Quản lý nhà nước, tôi muốn tìm hiểu và làm rõ hơn vềcông tác ASXH đối với người nghèo với mong muốn kiểm chứng, kiểm nghiệmnhững vấn đề lý thuyết trên giảng đường vào thực tiễn cuộc sống
Trong thực tế, vấn đề về công tác ASXH cho người nghèo tại huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu ít được nghiên cứu, tìm hiểu Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu đểlàm sáng tỏ những kiến thức lý thuyết cũng như tình hình công tác ASXH chongười nghèo tại địa phương và đưa ra những biện pháp, giải pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác ASXH, đóng góp nhỏ cho quê hương nơi tôi sinh sống
Với tất cả những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề: “Công tác an sinh xã hội
cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế phát triển đòi hỏi mọi mặt trong đờisống nhân dân phải càng được nâng cao và ổn định Vì vậy công tác an sinh xãhội là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với người nghèo
Theo Giáo trình An sinh xã hội của PGS.TS Nguyễn Hữu Hải : “An sinh
xã hội là một cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợgiúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, cú sốc về kinh tế - xãhội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản,tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyênnhân khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe chocộng đồng thông qua mạng lưới BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội” [3; Tr 19]
Báo cáo thực tập Quản lí nhà nước về an sinh xã hội huyện Sìn hồ, tỉnh
Lai Châu(2015) của Lê Thị An cũng đã trình bày về vấn đề an sinh xã hội
nhưng chie mang tính chất thống kê số liệu, chưa đi sâu tìm hiểu về các khía cạnhcủa công tác an sinh xã hội của các cán bộ làm công tác an sinh xã hội của PhòngLao động – TB&XH Dựa vào những số liệu từ báo cáo thực tập này, tôi đã tổng
hợp, phân tích để nghiên cứu về vấn đề Công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại
địa phương của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Nhìn chung, an sinh xã hội có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cả lý luận
và thực tiễn, cho thấy công tác an sinh xã hội cần được đẩy mạnh ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay và có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quảcông tác an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân
Trang 63 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tôi thực hành làm đề tài này với mục đích là tìmhiểu, nghiên cứu về công tác an sinh xã hội trong thực tế tại huyện Sìn Hồ, tỉnhLai Châu Từ đó rút ra được những kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao hiệu quảcủa công tác an sinh xã hội cho người nghèo, để cho họ được hưởng nhữngquyền lợi cũng như các nguồn trợ cấp từ xã hội
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết nhằm củng cố và khảo sát trong thực tế
- Tìm hiểu thực trạng công tác an sinh xã hội tại huyện Sìn Hồ, tỉnh LaiChâu
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đề xuất những giải pháp chủ yếunhăm nâng cao hiệu quả của công tác an sinh xã hội đến với những người nghèo,những người gặp khó khăn trong cuộc sống
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phòng Laođộng – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trên phương diện là
an sinh xã hội
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
- Phạm vi thời gian: Công tác an sinh xã hội cho người nghèo từ năm2010-2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 7Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ASXH VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG
LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU
1.1 Lý luận chung về công tác an sinh xã hội
1.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác an sinh xã hội
* Khái niệm an sinh xã hội:
An sinh xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thếgiới Một quốc gia được xem là phát triển và văn minh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau trong đó có sự ảnh hưởng của vấn đề an sinh xã hội Những chínhsách của Nhà nước phải đảm bảo chăm lo đời sống nhân dân được ấm no, hạnhphúc, con cái của họ được đến trường học tập và tiếp thu kiến thức
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có đông con” [2; Tr 16]
Như vậy, an sinh xã hội ở đây có nghĩa là sự đảm bảo thu nhập và một sốđiều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảmhoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm;cho những người giả cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những ngườinghèo đói và những người bị thiên tại dịch họa,…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, an sinh xã hội có thể hiểu là
“một cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi
thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho
họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng thông qua mạng lưới BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội” [3; Tr 19].
Tại Việt Nam, Điều 34 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “ Công dân cóquyền được đảm bảo an sinh xã hội”.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa thì quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân là tất yếu vì
an sinh xã hội là một hệ thống duy trì thu nhập do nhà nước quản lí nhằm tránhcho mọi người khỏi rơi vào tình trạng nghèo cứ nghèo mãi
Khoản 2, Điều 29 Hiến pháp năm 2013 cũng chỉ rõ: “ Nhà nước tạo bình
Trang 8đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ansinh xã hội” Cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật như : Bộ Luật Lao động, LuậtBảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật,
* Vai trò của công tác an sinh xã hội:
- Đối với nhà nước:
An sinh xã hội là chính sách cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chứcnăng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo an toàn thu nhập vàcuộc sống cho các thành viên trong xã hội Do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa cótính xã hội sâu sắc
Thông qua an sinh xã hội, Nhà nước tiến hành phân phối lại thu nhập chongười nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèođói và bất bình đẳng xã hội
- Đối với xã hội:
An sinh xã hội là một trong những cấu phần quan trọng trong các chươngtrình xã hội của quốc gia, là công cụ pháp lí của nhà nước thong qua hệ thốngluật pháp, chính sách và các chương trình an sinh xã hội
An sinh xã hội có thể coi là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân.Nhà nước thông qua ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùngnghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa, giảm bớt chênh lệchgiữa các vùng, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư
- Đối với các gia đình và cá nhân:
Góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lí được rủi ro thông qua cácchương trình an sinh xã hội, đương đầu với những giai đoạn khó khăn trongcuộc sống, là một yếu tố bảo hiểm cho các gia đình lựa chọn sinh kế phát triển
* Ý nghĩa của công tác an sinh xã hội:
Công tác ASXH trợ giúp những người nghèo, những người có hoàn cảnhkhó khăn, những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống Vì vậy, nó vừamang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, thể hiện giá trị đạođức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc với những ý nghĩa cụ thể:
- Lấy con người làm trung tâm, bảo vệ con người trước các biến cố xảy ratrong cuộc sống
- Tạo điều kiện cơ bản thuận lợi giúp các đối tượng đặc biệt có cơ hội đểphát huy thế mạnh của mình, tạo cơ hội giúp họ hòa nhập vào cộng đồng
- Góp phần ổn định và tiến bộ xã hội, tạo môi trường công bằng cho cáctầng lớp dân cư, người nghèo, người lao động, thúc đẩy xã hội phát triển
Trang 9- Công tác an sinh xã hội thể hiện truyền thống tương thân tương ái, đoànkết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, những khó khăn được chia sẻ, phát huy sứcmạnh và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tần lớp dân cư, giữa nhữngngười làm công ăn lương, những người có công với nước với những người gặprủi ro, khó khăn, nghèo khổ trong cuộc sống
1.1.2 Nội dung, tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội
* Nội dung của công tác an sinh xã hội:
An sinh xã hội xét với tư cách là một hệ thống theo công ước số 102
“Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội” được hội nghị toàn thể của
tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 28/6/1952 bao gồm các chế độ:
– Chăm sóc về y tế – là việc phải cung cấp những trợ giúp cho ngườiđược bảo vệ khi tình trạng của họ cần đến sự chăm sóc y tế có tính chất phòngbệnh hoặc chữa bệnh Các trường hợp bảo vệ phải bao gồm mọi tình trạng đau
ốm vì bất kỳ nguyên nhân nào và cả trong các trường hợp thai nghén, sinh đẻ vàcác hậu quả tiếp theo
– Trợ cấp ốm đau: là việc bảo đảm tự cung cấp cho những người đượcbảo vệ khoản trợ cấp do mất khả năng lao động do ốm đau gây ra và dẫn đếngián đoạn thu nhập
– Trợ cấp thất nghiệp: dành cho những người bảo vệ được nhận mộtkhoản trợ cấp khi mất việc làm không “tự nguyện” Trường hợp bảo vệ phải baogồm tình trạng gián đoạn thu nhập và xảy ra do không thể có được một côngviệc phù hợp trong khi người được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sàng làmviệc
– Trợ cấp tuổi già (hưu bổng) để đảm bảo cho những người được bảo vệtrong tình trạng họ có thời gian sống lâu hơn một độ tuổi quy định
– Trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp TheoILO, trường hợp được bảo vệ trong chế độ này phải bao gồm những trường hợpnếu do các tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp gây ra: đau ốm, mất khảnăng lao động dẫn đến gián đoạn thu nhập, mất hoàn toàn khả năng thu nhậphoặc một phần khả năng thu nhập, mất nguồn thu nhập do người trụ cột tronggia đình chết…
– Trợ cấp gia đình (phụ cấp gia đình) theo đó các trường hợp được bảo vệ
là những người làm công ăn lương hay những loại được quy định trong dân sốhoạt động được bảo vệ về những gánh nặng về con cái
Trang 10– Trợ cấp thai sản áp dụng trong các trường hợp bảo vệ gồm thai nghén,sinh đẻ và những hậu quả kéo theo đó dẫn đến sự gián đoạn về thu nhập gây khókhăn cho đối tượng…
– Trợ cấp tàn tật: được thực hiện trong những trường hợp bản thân đốitượng cần được bảo vệ không có khả năng tiến hành một hoạt động có thu nhập
ở một mức độ nhất định khi mà tình trạng đó có nguy cơ trở thành thường xuyênhoặc kéo dài sau khi đã ngừng thực hiện các khoản trợ cấp về ốm đau
– Trợ cấp tiền tuất được thực hiện trong khi những người thân thích (vợ,con cái) mất phương tiện sinh sống do người trụ cột trong gia đình chết
Với các chế độ an sinh xã hội như đã nêu ở trên, tổ chức lao động quốc tếcũng khuyến nghị rằng tại một thời điểm chỉ nên được hưởng không quá mộttrong số ba chế độ: mất sức, tuổi già, thất nghiệp
Ở Việt Nam, hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: Bảo hiểm xã hội, Bảohiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Cứu trợ xã hội, Trợ giúp và ưu đãi xã hội Nămtrụ cột này nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống an sinh xã hội:Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro
* Tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội:
Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, nhiều khó khănnảy sinh khiến sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đời sống người lao động gặp khókhăn kép do thu nhập sụt giảm, giá cả một số loại hàng hóa thiết yếu vẫn tăngcao Người nghèo vì thế sẽ càng khó khăn Những vùng tập trung nhiều dânnghèo lại càng cần được quan tâm nhiều hơn
Chính vì thế, trong sự ghi nhận những nỗ lực của Ngân hàng Chính sách
xã hội trong công tác an sinh xã hội, Thủ tướng chính phủ đã truyền đi mộtthông điệp sâu sắc, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường công tác an sinh xãhội trong giai đoạn hiện nay, với quan điểm “Càng khó khăn càng phải tăngcường công tác an sinh xã hội ”,thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đốivới người dân, nhất là người dân sống ở những vùng sâu vùng xa, vùng nghèođói Bởi lẽ, đạo lý dân tộc “một miếng khi đói bằng một gói khi no” vẫn làphương châm xử thế của những tấm lòng thiện nguyện, và vẫn đang tiếp tục tỏasáng Đây sẽ là kim chỉ nam cho các cấp, các bộ, ngành, doanh nghiệp để nângcao ý thức trách nhiệm, tiếp tục thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí nhằm đónggóp được nhiều hơn nữa cho công tác an sinh xã hội, giúp người lao động vàngười nghèo ổn định và cải thiện cuộc sống
Trang 111.2.Khái quát về Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ
1.2.1 Đặc điểm chung về huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu
Về vị trí: Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ; Phía Đông Nam giáphuyện Than Uyên; Phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu), Phía Namgiáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), Phía
Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) [ Xem phụ lục 1; Tr 39 ]
Huyện Sìn Hồ có địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn,chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu Toàn huyện có152.696,03 ha diện tích tựnhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.562,3 ha; đất lâm nghiệp là74.678,3 ha; đất chuyên dùng 1.580,7 ha; đất ở 914,4 ha [1; Tr 10]
* Đặc điểm kinh tế xã hội
Huyện Sìn Hồ có địa hình miền núi cao, phức tạp với độ dốc trên 25 độtrở lên, cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khókhăn, hiểm trở; khả năng đóng góp của người dân còn hạn chế
Dân số 74.803 người, toàn huyện có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống,trong đó dân tộc Mông, chiếm 34,80%; dân tộc Thái, chiếm 35,79%; dân tộcDao, chiếm 22,99%; dân tộc Kinh, chiếm 6,42%; dân tộc Lự, chiếm 4,41%; dântộc Hà Nhì, chiếm 0,18%; dân tộc Mảng, chiếm 1,64%; Do là nơi tập trungđông đồng bào dân tộc thiểu số nên nơi đây còn gặp nhiều khó khăn trong pháttriển kinh tế - xã hội [1; Tr 11]
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ
* Khái quát về phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sìn Hồ là cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúpUBND cấp huyện quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiềnlương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tựnguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội;bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội
Trang 12* Chức năng:
Một là, bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu, bảo đảm quyền sống tối thiểu
của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khỏe, giáo dục, nhà ở và một sốdịch vụ xã hội cơ bản
Hai là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro.
Ba là, phân phối thu nhập, bảo đảm thu nhập cho những người hoặc nhóm
đối tượng khi không có khả năng tạo thu nhập
Bốn là, thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động, tăng
cường kỹ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và phát
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khiđược phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vựclao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật
- Giúp UBND huyện Sìn Hồ quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bànthuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảotrợ xã hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cainghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở
hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chămsóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của phápluật và phân công của UBND
Trang 13- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưutrữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và
xã hội trên địa bàn
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND và Sở Lao động –TB&XH
- Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người laođộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phâncông của UBND huyện Sìn Hồ
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quyđịnh của pháp luật
* Tiểu kết:
Trong chương 1, tôi đã trình tổng quan về công tác ASXH cũng như kháiquát về Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Từ nhữngkiến thức về ASXH ta có thể nhận thức được vai trò, tầm quan trọng cũng nhưnhiệm vụ của công tác ASXH Đồng thời hiểu biết rõ hơn về Phòng Lao động –TB&XH huyện Sìn Hồ Nội dung trong chương 1 đã tạo cơ sở lý thuyết để tôitiến hành đề tài thuận lợi hơn
Trang 14Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ASXH CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI ĐỊA PHƯƠNG CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - TB&XH HUYỆN SÌN HỒ TỈNH
LAI CHÂU 2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu
2.1.1 Thuận lợi
Nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, huyện Sìn Hồ có điều kiện tựnhiên thuận lợi như khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai chủ yếu là đất đỏ, đất đávôi thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng như : Đào, mận, táo mèo, cao su,chè… và thích hợp chăn nuôi gia súc gia cầm Mặc dù sinh sống ở vùng caonguyên khó khăn nhưng người dân Sìn Hồ luôn luôn thể hiện sự cần cù chămchỉ, chịu khó làm lụng Nhiều xã trên địa bàn huyện tích cực phát triển kinh tế,xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và công cuộc xây dựng nông thôn mới đượctiến hành có hiệu quả
Với sự lãnh đạo của HĐND, sự giám sát, chỉ đạo sâu sắc của UBND vàPhòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ, trong những năm qua chương trìnhgiảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả cáclĩnh vực kinh tế - xã hội Hàng chục nghìn lao động ở nông thôn được ổn định
và giải quyết việc làm mới góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khuvực nông thôn lên trên 80% Thông qua các trung tâm dạy nghề và giới thiệuviệc làm mà nhiều nông dân được tư vấn dạy nghề, có cơ hội việc làm tốt, tăngthu nhập Giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trong huyện từ 31,08% năm 2006 xuống9,8% năm 2014 Với kinh phí đầu tư của chương trình và huy động từ các nguồnlực khác, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các tổ chức đã tạothành sức mạnh tổng hợp giúp các hộ nghèo có cơ hội vươn lên xóa đói giảmnghèo, an sinh xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no
Chính sách về BHXH, bảo trợ xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội cơbản khác cho đối tượng cũng được Phòng Lao động – TB&XH huyện quan tâmtriển khai đồng bộ và có hiệu quả Nếu như trước đây hình thức BHXH tựnguyện cho nông dân cùng với một số chế độ BHYT cho người nghèo, BHYT
tự nguyện và cho trẻ em thuộc các chương trình mục tiêu đang được thực hiện,nhưng với độ bao phủ thấp thì hiện tại tỉnh đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho trên
1 triệu lượt người nghèo đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo và cận nghèođược sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
Trang 15Trên địa bàn huyện, chính sách cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản baogồm giáo dục cơ bản (giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, xóa mù chữ chongười lớn ); chăm sóc sức khỏe ban đầu (chương trình sức khỏe cộng đồng,dịch vụ y tế cơ sở từ tuyến huyện trở xuống, chương trình quốc gia về dinhdưỡng ); dân số và kế hoạch hóa gia đình (sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thànhniên, kế hoạch hóa gia đình ); cung cấp nước sạch sinh hoạt (cho cộng đồngdưới 30.000 dân và cho khu vực nông thôn) được các cấp, các ngành, các tổchức của huyện triển khai có hiệu quả và mang lại hiệu ứng xã hội tốt Nhiều dự
án chương trình mục tiêu về giáo dục đào tạo như củng cố phổ cập giáo dục tiểuhọc và trung học cơ sở, dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học, dự án hỗ trợgiáo dục miền núi và vùng dân tộc… đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục ở tất cả các bậc học, nâng cao từng bước trình độ dân trí ở cácvùng núi khó khăn Các chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, chính sách trợgiúp pháp lý, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo… cũng đã được triểnkhai sâu rộng, hiệu quả tới từng thôn bản, góp phần giải quyết vấn đề nghèo đóitrên địa bàn
2.1.2 Khó khăn
Huyện Sìn Hồ chủ yếu là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số, trình
độ phát triển kinh tế cũng như văn hóa – xã hội còn yếu kém,khí hậu khắc nghiệtthường xuyên xảy ra mưa lũ, sạt lở gây thiệt hại lớn về tài sản,ảnh hưởng đếntính mạng và đời sống người dân, nhất là dân nghèo Tình trạng nghèo đói xảy
ra phổ biến ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, hiện trạng nghèo đặt ra nhiều áplực lớn đối với quá trình triển khai công tác ASXH tới người dân Do đó, côngtác ASXH cho người nghèo tại huyện còn gặp nhiều khó khăn và bất cập
Việc thực hiện công tác ASXH trên địa bàn huyện không phải dễ dàng khichung quanh chỉ là những ngọn núi đá khô cằn, những con dốc ngoằn nghoèo vàhiểm trở Tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện chiếm gần 50% Xã khó khăn nhất củahuyện là xã Nậm Ban Đây là xã duy nhất của huyện không có đường ô-tô.Muốn vào xã, chỉ còn cách đi bộ Xã Nậm Ban cách trung tâm huyện hơn 80km,
là nơi sinh sống của bà con dân tộc Mảng - dân tộc bản địa duy nhất của tỉnh LaiChâu Hiện nay, người Mảng sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy vớiphương thức canh tác thô sơ lạc hậu Lúa, ngô, sắn là nguồn lương thực chínhcủa bà con Chính vì điều kiện khó khăn trong đi lại, đặc biệt là vào mùa mưalàm cho bà con dân tộc Mảng gần như bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài Vàomùa mưa những con đường dẫn vào các bản của xã Nậm Ban gần như bị chìm
Trang 16ngập trong sình lầy Cuộc sống ở đây nghèo đến mức không tìm được hộ nàonghèo nhất, bởi hộ nào cũng nghèo như nhau Chính vì nghèo đói mà hiện nay,trẻ em dân tộc Mảng đi học gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc tự túc lươngthực khi đến trường Nhiều trường hợp các em đến trường rồi lại bỏ về do thiếu
ăn, thiếu mặc
Mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ nhiều kinh phí để giảm bớt phần nào sựnghèo đói của các xã trên địa bàn, thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảmnghèo cho nhân dân Bên cạnh đó, một bộ phận người dân và chính quyền cấp
xã vẫn còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giảmnghèo, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước
2.2 Sự chỉ đạo của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn
2.2.1 Các văn bản chỉ đạo
Trên tinh thần Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo,
Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sìn Hồ cần tập trung mọinguồn lực, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, bố trí đầy đủ nguồn vốn,lồng ghép các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án Đặc biệt là cácchương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèohiệu quả và thực hiện đảm bảo các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo cho các xãnhư: hỗ trợ giáo dục – đào tạo, mua thẻ BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo, hỗtrợ nhà ở cho hộ nghèo, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hỗ trợxuất khẩu lao động; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn
và khuyến nông lâm ngư, chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo Cùng với đó
là luôn theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt tại các địa phương có tỷ lệ hộnghèo cao, thiệt hại do thiên tai và tình hình khó khăn do giá cả tăng cao để cóbiện pháp chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ, khắc phục
Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền
vững nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo,
trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệchgiữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư
2.2.2 Nguồn vốn thực hiện
Để đảm bảo nguồn lực cho ASXH cần xác định rõ và cụ thể nguồn kinhphí để thực hiện chính sách ASXH bao gồm: Ngân sách Nhà nước (Ngân sách
Trang 17Trung ương, Ngân sách địa phương, vay nợ, viện trợ, Vốn ODA); đóng góp củacác cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;nguồn thu sự nghiệp; các nguồn thu hợp pháp khác
Nguồn tài chính để thực hiện an sinh xã hội chủ yếu là từ ngân sách Nhànước, sự đóng góp của người dân là rất ít Với cơ chế điều hành theo kiểu hànhchính, mệnh lệnh đã dẫn đến là Nhà nước không phát huy được những nguồnlực cho hoạt động an sinh xã hội Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưngphân phối lại mang tính bình quân Còn về phía người lao động thì hoàn toàntrông chờ, ỷ lại vào Nhà nước
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sìn Hồ hỗ trợ nguồn vốn vay tíndụng cho nhân dân nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bànhuyện
Với mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội” huyện Sìn Hồ đã ưu tiên nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển dịch vụphúc lợi xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nước sạch Do vậy đời sống vật chất,tinh thần của đại bộ phận nhân dân, trong đó có nhóm người yếu thế đã từngbước được nâng lên Đi cùng với đầu tư phát triển phúc lợi xã hội một loạt chínhsách hỗ trợ trực tiếp cũng được triển khai thực hiện như: chính sách cứu trợ độtxuất, thường xuyên, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Cụ thể làmột hệ thống văn bản pháp quy đã được xây dựng như: Pháp lệnh người tàn tậtđược Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30/7/1998, Pháp lệnh ngườicao tuổi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/4/2000, Nghị định
số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội…Những văn bản này được UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo các phòng, banthực hiện Đặc biệt, phòng Lao động – TB&XH huyện là cơ quan thực hiện chủyếu, phối hợp với các Tổ chức xã hội để đưa các chính sách xã hội tới ngườidân Theo đó, người chết do thiên tai được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh, hộ giađình mất nhà, mất tài sản, phương tiện sản xuất, thiếu đói… đều có chính sáchtrợ giúp của Nhà nước Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em
mồ côi, người tàn tật nặng không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp cứutrợ xã hội thường xuyên của xã, phường hoặc được đưa vào nuôi dưỡng tậptrung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội Ngoài ra, họ được hỗ trợ khám chữa bệnhmiễn phí, giáo dục, chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm… vàđặc biệt thường xuyên nhận được sự chăm sóc của cộng đồng xã hội Hệ thốngchính sách đã thể hiện sự bình đẳng, công bằng xã hội
Trang 18Công tác ASXH của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ đã gópphần đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân, đạt mức chăm sóc, giáo dục y
tế tối thiểu cho nhân dân trên địa bàn huyện Thực hiện Nghị quyết 30a củaChính phủ về giảm nghèo bền vững, Phòng Lao động – TB&XH đã cố gắng nỗlực trong việc hỗ trợ toàn diện, đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động,người có hoàn cảnh đặt biệt không có khả năng tạo thu nhập, hỗ trợ một phầnthích hợp cho người dân gặp các rủi do, thiên tai, mất mùa Ban hành và xâydựng hệ thống ASXH để người dân tự an sinh thông qua hệ thống BHXH,khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ ASXH
2.3 Các lĩnh vực thực hiện công tác an sinh xã hội cho người nghèo tại địa phương của Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồ
2.3.1 Tạo việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo
* Hỗ trợ tạo việc làm cho nhân dân
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước, từnăm 2009, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT đã triển khai Đề án hỗ trợ 2huyện Sìn Hồ và Mường Tè của tỉnh Lai Châu Theo Đề án, VNPT dành mộtgói hỗ trợ gần 200 tỷ đồng để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nhằm góp phầngiảm nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào hai huyện Sìn Hồ, Mường Tè
Việc VNPT hỗ trợ Sìn Hồ và Mường Tè theo Nghị quyết 30a không chỉ làtrách nhiệm của một Tập đoàn kinh tế nhà nước mà thực sự cò là tình cảm củacán bộ công nhân viên VNPT đối với đồng bào các địa phương còn gặp nhiềukhó khăn Ngay sau khi ký thỏa thuận hỗ trợ với UBND tỉnh Lai Châu vàUBND hai huyện Sìn Hồ và Mường Tè với tổng kinh phí cam kết 210 tỷ đồng,VNPT đã khẩn trương triển khai thực hiện Đến nay tổng kinh phí thực hiệnước đạt 159 tỷ đồng (đạt 75,7% cam kết) Trong đó: nâng cấp hạ tầng mạnglưới 85 tỷ đồng (đạt 81% cam kết); hoạt động ASXH 74 tỷ đồng (đạt 70,5% camkết)
Huyện Sìn Hồ có lợi thế nằm trong 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm vùngkinh tế động lực quốc lộ 32, 4D ; vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sôngĐà; vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ và các điểm kinh tế phụ trợ Năm 2009, Sìn
Hồ dự kiến trồng mới 2.000 ha cao su ở 4 xã Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cuổi,Nậm Cha Riêng vùng biên giới và 5 xã dọc sông Nậm Na chỉ trồng rừng và cây
ăn quả
Năm 2010, Sìn Hồ phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn dưới 10% và
Trang 19trồng mới thêm 2.350 ha cao su [4; Tr 32] Công tác trồng cây cao su nhằm xóađói giảm nghèo, an sinh xã hội được Phòng Lao động – TB&XH huyện Sìn Hồđưa vào thực hiện Từ khi triển khai kế hoạch trồng cây cao su với mục tiêugiảm nghèo, hỗ trợ việc làm cho người nghèo đã đạt được nhiều thành công.
Năm 2015, sau nhiều năm bén rễ trên vùng đất Sìn Hồ cao su đã phủ màuxanh bạt ngàn trên khắp các sườn đồi của các xã, tạo ra cơ hội xóa đói, giảmnghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn, hai nhà máy sơ chế trên địa bànhuyện hoạt động, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 5.500 công nhân.Với mức thu nhập từ 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cùng với thu nhập từ góp đất cổphần của khoảng 6.000 hộ dân góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo chonhân dân vùng trồng cây cao su nói riêng và huyện Sìn Hồ nói chung [1; Tr 22]
Nậm Cuổi là xã đi đầu của huyện về trồng cây cao su Hiện cả xã cókhoảng 1.350ha cao su, có diện tích vừa mới trồng, có diện tích đã được 6 năm.Cũng nhờ có cây cao su cuộc sống của người đã thay đổi rõ rệt, thay vì đói đứtbữa, nghèo kinh niên nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo trở thành hộ khá Ngườidân trong vùng quy hoạch trồng cây cao su được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất trồngcây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm để chuyển đổi sang trồng cao su; 3 triệuđồng/ha đối với đất trồng cây hàng năm; 2 triệu đồng với đất trồng cây lâmnghiệp và 3 triệu đồng hỗ trợ di chuyển nhà Ngoài mức hỗ trợ này, người dântrong vùng dự án còn được ưu tiên tuyển dụng làm công nhân trồng cao su Hiệnnay, toàn xã đã có 1.350ha cao su và có 270 người làm công nhân của Công ty
Cổ phần Cao su Lai Châu
Nhờ có cây cao su mà bộ mặt của xã khởi sắc hơn, người dân có công ănviệc làm, không còn cảnh ngồi bó gối ở nhà vào những ngày nông nhàn khi mùa
vụ đã xong Hiện toàn xã có 300 người dân tham gia làm công nhân của Công ty
Cổ phần cao su Lai Châu với mức thu nhập từ 2,5 – 4 triệu đồng/tháng
Hiện cây cao su đã trở thành cây chủ lực mở lối thoát nghèo cho ngườidân nơi đây Bằng chứng là có cao su đã tạo được việc làm cho hơn 3.000 cán
bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 80% cán bộ, công nhân là con em người địaphương, với mức lương ổn định Ngoài ra, khoảng 1.000 lao động là đồng bàocác dân tộc ở địa phương có việc làm và thu nhập nhờ làm thời vụ như: làm cỏ,chăm sóc cao su, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 39,6% [1; Tr.25]
Dù chưa cho thu hoạch nhưng cây cao su đã góp phần giúp tỉnh Lai châunói chung và huyện Sìn Hồ nói riêng thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bố
Trang 20trí lại cơ cấu lao động, tạo lập được các vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi cơbản tập quán canh tác Đặc biệt, khi cây cao su phát triển đến đâu kéo theo nó là
cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm được xây dựng theo đến đó
Tính đến nay, tỉnh Lai Châu đã trồng được hơn 11.000ha cây cao su, chủyếu ở các huyện biên giới Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn và Than Uyên Dựkiến đến năm 2020, toàn tỉnh Lai Châu có từ 25.000 - 30.000ha cây cao su,trong đó huyện Sìn Hồ dự kiến nhân rộng diện tích cao su lên 20.000 ha và quyhoạch thành vùng cao su trọng điểm.góp phần ổn định đời sống đồng bào dântộc [1; Tr.32]
* Hỗ trợ vay tín dụng cho hộ nghèo
Huyện Sìn Hồ là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Lai Châu,nhiều xã trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn vì số hộ nghèo quá nhiều,những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước chưa đáp ứng đủ kịp thời; cơ sơvật chất, cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người dân còn nhiều thiếu thốn.Xã Tủa SínChải là xã nghèo tiêu biểu của huyện, tính đến năm 2010, toàn xã có 769 hộ, tỷ
lệ hộ nghèo chiếm trên 39%, 10/13 bản chưa có điện lưới quốc gia, giao thôngkhó khăn, chủ yếu là đường dân sinh Điều đó không chỉ hạn chế sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương mà hoạt động của cán bộ Ngân hàng cũng giannan không kém Trèo đèo, lội suối tìm đến từng hộ dân để tuyên truyền, vậnđộng bà con vay vốn phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo là việclàm thường xuyên của cán bộ Ngân hàng CSXH
Theo thống kê của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sìn Hồ,thông qua các tổ chức hội nhận uỷ thác (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ĐoànThanh niên), đến cuối năm 2014, xã Tủa Sín Chải có 253 hộ nghèo, cận nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn ưu đãi, chiếm 33% số
hộ trong xã, với tổng số tiền 3.932 triệu đồng từ các nguồn vốn thuộc chươngtrình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH [5; Tr.6]
Từ nguồn vốn này, các hộ phát triển chăn nuôi, mua sắm công cụ phục vụsản xuất và chăn nuôi, xây dựng nhà ở, đầu tư cho con em theo học các trườngchuyên nghiệp Qua kiểm tra, giám sát, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích,mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo Năm
2014, toàn xã có 58 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 44,91%(năm 2013) xuống còn 39,75%
Tính đến ngày 16/6/2011, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Sìn Hồ cótổng dư nợ hơn 109 tỷ đồng Đó là kết quả của Phòng Giao dịch NHCSXH
Trang 21huyện Sìn Hồ cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tếthông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa huyện vay.
Bảng 2.1: Dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Sìn Hồ năm 2011
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 27 tỷ đồng
[Nguồn: Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sìn Hồ năm 2011]
Từ bảng trên ta có thể tổng dư nợ mà Ngân hàng CSXH huyện Sìn Hồđều nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương Hầu hếtnguồn vốn vay tín dụng tại Ngân hàng đều là cho vay hộ nghèo là 58,8 tỷ đồngchiếm 53,94% tổng dư nợ; nguồn vốn hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh vùngkhó khăn là 27 tỷ đồng chiếm 24,77% tổng dư nợ của huyện; các khoản hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở là 11,6 tỷ đồng chiếm 10,64% tổng dư nợ Ngoài ra Ngânhàng CSXH huyện Sìn Hồ còn hỗ trợ các khoản như: vốn giải quyết việc làm là1,47%, vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 1,93%, hỗ trợ HSSV cóhoàn cảnh khó khăn là 3,67%, hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn là2,66%, hỗ trợ thương nhân là 0,92% Các chính sách hỗ trợ của Ngân hàngCSXH huyện Sìn Hồ giúp giảm tỉ lệ nghèo đói trên địa bàn huyện
Theo đánh giá của phòng giao dịch huyện Sìn Hồ, các hộ vay vốn đều sửdụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả đồng vốn vay Từ nay đến cuốinăm 2014, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sìn Hồ tăng cường thựchiện giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tín dụng Ngân hàng CSXH tỉnh LaiChâu giao, giải ngân hết nguồn vốn hỗ trợ về nhà ở, nguồn vốn 30a, cho vayđồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với các mức lãi suất thấp
[Xem phụ lục 2; Tr 39].
Cùng với nghị lực vươn lên của đồng bào; sự quan tâm giúp đỡ của cáccấp, ngành, chính quyền địa phương; nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng
Trang 22CSXH đã, đang và sẽ là động lực, điểm tựa vững chắc cho người dân thoátnghèo bền vững.
* Hỗ trợ đào tạonghề
Từ năm 2010-2013, Trung tâm Dạy nghề huyện Sìn Hồ đào tạo hơn 1.400lượt thanh niên nông thôn Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu: nuôi trồngthủy sản, điện dân dụng, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây lương thực thựcphẩm, thợ hàn… Qua các lớp học nghề, nhiều thanh niên biết áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế và vươn lên làm giàu từ đồng đất quê hương
Từ học nghề, nhiều thanh niên nông thôn của huyện Sìn Hồ đã biết ápdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Song, điều trăn trở là không phải ai cũngbiết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Nhiều người lại không cónguồn vốn để đầu tư phát triển kinh doanh, vì vậy mà nhiều hộ gia đình vẫnnghèo đói và chưa thể thoát nghèo
Năm 2009, từ nguồn vốn của Nghị quyết 30a, huyện Sìn Hồ được phân bổ
25 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhậnkhoán, chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất và giao rừng sản xuất… Nhờ các lớp tậphuấn về khuyến nông - khuyến lâm, hỗ trợ phân bón phục vụ sản xuất, giờ đây
bà con đã bỏ phong tục tập quán lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất, chăn nuôi với các cây, con giống mới theo mô hình trang trại Vì thế,
tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm xuống còn 41,35% trong năm 2009 Sinh lực mới màNghị quyết 30a mang lại còn có thể nhận ra qua sức vươn mạnh mẽ của xã TủaSín Chải huyện Sìn Hồ Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động
đã giúp cho người dân nhận thức được lợi thế từ các chính sách hỗ trợ của Đảng,của Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền xã còn phân công cán bộ đến tận hộ giađình hướng dẫn bà con cách gieo trồng, đưa giống lúa, ngô mới vào thâm canhtăng vụ Với 3.211,4ha rừng, bà con Tủa Sín Chải đã phát triển kinh tế bằng việcthường xuyên phát dọn thực bì, chống cháy rừng vào mùa khô hanh, trồng rừngtrên những đồi núi trọc… Đến nay, đã có thêm khoảng 40 hộ trong số 624 hộcủa xã thoát nghèo, nhiều gia đình được sử dụng điện lưới, 100% trẻ em đúng
độ tuổi được tới trường [4; Tr 11]
Đào tạo nghề cho thanh niên là hướng đi thiết thực để đảm bảo nguồnnhân lực có tay nghề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, đồng thờigóp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Sìn Hồ đi vàocuộc sống cần sự quan tâm hơn nữa của hệ thống chính trị ở địa phương, đầu tư