1.1 Thuận lợi
- Các chỉ tiêu thực hiện năm 2007 toàn công ty nhìn chung đều có mức tăng trưởng ổn định, tổng doanh thu đạt 102% kế hoạch, tăng 20% so với thực hiện năm 2006 trong đó doanh thu Trung tâm lữ hành đạt 125% kế hoạch, tăng 83%.
- Các công tác điều hành quản lý sản xuất kinh doanh được từng bước củng cố và có sự thống nhất cao từ bộ máy lãnh đạo đến các đơn vị cơ sở. - Trang thiết bị, dịch vụ đã từng bước được đầu tư bổ sung như đầu tư xây dựng thêm các dịch vụ, thay thế các thiết bị cũng như chất lượng phục vụ và năng lực kinh doanh của Trung tâm đã từng bước được cải thiện.
- Thời tiết các tháng du lịch năm 2007 vừa qua nắng nóng kéo dài, ít mưa là điều kiện thuận lợi cho lượng khách du lịch tăng cao trong thời gian qua đặc biệt là tại các khu du lịch nghỉ biển Cửa Lò, Xuân Thành.
- Trung tâm đã chủ động triển khai công tác thị trường trước khi vào mùa du lịch:
+ Đối với nguồn khách Quốc tế: Tập trung khai thác nguồn khách Thái Lan và Lào qua cửa khẩu Cầu Treo ( Hà Tĩnh).
+ Đối với nguồn khách nội địa: Tập trung khai thác lượng khách tại địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An, các nguồn khách từ các tỉnh phía Bắc thông qua các trung tâm lữ hành và các đơn vị kinh doanh du lịch; tổ chức cho khách đi tour theo tuyến Lào, Thái Lan, Trung quốc…
1.2 Tồn tại, khó khăn
- Trung tâm chưa hoàn thành chỉ tiêu 6 tháng đầu năm, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, còn để lỗ nhiều.
- Việc nắm bắt, thu thập, cập nhật thông tin chưa đầy đủ, còn bị động… - Công tác thị trường khách hàng chưa được quan tâm đúng mức và triển khai bài bản, chủ yếu là tập trung phát triển thị trường tại chỗ do đó hiệu quả chưa cao.
- Chất lượng phục vụ, dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
- Trung tâm chưa thực hiện công tác đôn đốc, thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc.
- Thu nhập bình quân của người lao động chưa cao.
- Giá cả trên thị trường tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Trung tâm.
- Đối thủ kinh doanh lữ hành trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều đang là mối đe doạ của Trung tâm trong việc thu hút khách du lịch
2. Tình hình cạnh tranh
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đã có một số đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành. Thị trường chủ yếu vẫn là mảng khách quốc tế đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, thị trường nội tỉnh và một
số công ty gửi khách từ miền Bắc gửi khách thực hiện tour qua cửa khẩu Cầu Treo sang Lào, Thái Lan. Khách nội tỉnh đi du lịch ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận chủ yếu là tự tổ chức hoặc chỉ thuê phương tiện vận chuyển. Điểm đến là Cửa Lò, khu di tích Kim Liên, Quảng Trường Hồ Chí Minh, khu du lịch Núi Quyết, du lịch theo dòng Sông Lam…Khách mua Tour trọn gói đi một số điểm du lịch trong nước là những người có thu nhập cao hoặc khá, và tập trung chủ yếu vào mùa hè là mùa cao điểm do đó vào dịp này giá chương trình thường cao hơn (từ 20 đến 50%). Các công ty đóng trên địa bàn Nghệ An cũng đã thực hiện tổ chức cho khách du lịch đi du lịch sang các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…song số lượng khách hàng năm hạn chế vì giá các Tour này ít nhiều còn cao hơn thu nhập của người dân. Chương trình quốc tế của các đơn vị đóng trên địa bàn: Vinh- Viêng Chăn- Luôngprabang- Pattaya- Băng Cốc; Vinh- Hà Nội- Bắc Kinh- Thượng Hải- Quảng Châu- Thâm Quyến- Hà Nội- Vinh.
Khách du lịch trong tỉnh thường đi đến các điểm là những trung tâm du lịch của cả nước như Hà Nội, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh, Sapa, Đà Lạt…Gần đây có thêm Phong Nha, Côn Sơn- Kiếp Bạc, Lạng Sơn. Nhìn chung, các chuyến du lịch của khách du lịch nội tỉnh là những chuyến ngắn ngày, khoảng 2, 3 đến 4 ngày và chi tiêu cho những chuyến du lịch như vậy thường ở một mức thấp ( dưới 1 triệu đồng), ít tiêu dùng các dịch vụ khác. Đối tượng tham quan của khách là các di sản thiên nhiên- văn hoá, bãi biển nổi tiếng, các khu du lịch có khí hậu mát mẻ có cảnh quan đẹp, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, du lịch bằng thuyền cũng rất được yêu thích. Đa số khách du lịch không yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ vì thường các chương trình họ mua có mức giá tương đối thấp. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là ham rẻ nên các cơ sở kinh doanh lữ hành đã đưa ra rất nhiều mức giá khác nhau nhằm chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh và đáp ứng được các
mục tiêu trong chính sách kinh doanh. Mà đây là điều mà Trung tâm có thể cạnh tranh được.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch sản xuất năm 2008 của Trung
tâm lữ hành Trường Sơn
( Nguồn: Trung tâm lữ hành Trường Sơn)
1. Giá trị sản xuất : 454.810.000 đồng 2. Doanh thu : 1.999.410.000 đồng 3. Tổng chi phí : 1.927.008.572 đồng 4. Lợi nhuận : 27.401.428 đồng
5. Lao động bình quân : 9 người
6. Thu nhập bình quân của người lao động : 1.802.515
đ/ng/th
7. Giá trị tăng thêm : 193.552.000
đồng
Cụ thể kế hoạch đề ra: Tour quốc tế ( đến) đạt 390 lượt khách, Tour quốc tế (đi) 180 lượt, Tour nội điạ 380 lượt khách.
Các Tour quốc tế đến vẫn chủ yếu là khách Thái Lan và Lào. Song năm nay Trung tâm cũng tập trung nhiều vào Tour nội địa với các chương trình du lịch tham quan bằng chính sách dị biệt hoá sản phẩm như bổ sung các dịch vụ cho chương trình nhằm tránh sự nhàm chán, tăng tính hấp dẫn của chương trình..đối với du khách.
4. Phương hướng và biện pháp thực hiện
Để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra, Trung tâm cần phải cố gắng rất nhiều về mọi mặt từ khâu nghiên cứu, chuẩn bị cho đến khâu thực hiện như: - Tập trung đẩy mạnh công tác khai thác mở rộng thị trường, phát triển Thương hiệu của Công ty cũng như Trung tâm.
- Chuẩn bị phương án cổ phần hoá, thu hút vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo Hội đồng quản trị công ty mẹ.
- Tiếp tục khảo sát, tìm phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tại Lào.
- Tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ của Trung tâm cùng các thành viên của Công ty nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá lại chất lượng của từng lao động, năng lực của đội ngũ quản lý Trung tâm, làm cơ sở cho việc sắp xếp và ổn định lại cơ cấu tổ chức biên chế theo hướng tinh gọn và hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tập trung hơn nữa trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Từng bước tuyển chọn, sàng lọc và sử dụng lực lưỡng lao động phù hợp, có kiến thức chuyên sâu về du lịch. Cải thiện môi trường làm việc cũng như quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của người lao động…
- Tăng cường công tác quản lý điều hành, kiểm tra, bám sát tình hình thực tế và các chỉ tiêu định mức kế hoạch đã đề ra.
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động hướng dẫn tại Trung
tâm lữ hành Trường Sơn
Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tiến mới
thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ", đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức mạnh cạnh tranh. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2010 đưa Du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Có thể nhận thấy, hiệu quả chung của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Vì hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành là hoạt động đặc trưng nổi bật và rõ nét nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Một quốc gia hay một vùng nào đó muốn phát triển du lịch thì việc nâng cao chất và lượng các doanh nghiệp du lịch lữ hành là một tất yếu. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành hiện nay chính là hoàn thiện cơ chế quản lý và các chính sách đối với hoạt động này. Điều đó sẽ góp phần phát triển du lịch Việt Nam trở thành một trung tâm hấp dẫn ở vùng Đông Nam á và thế giới. Vì vậy mà ngành du lịch nước ta đang tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để đạt được mục tiêu đề ra trên.
Riêng Trung tâm lữ hành Trường Sơn muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới cần phải đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động hướng dẫn của mình:
1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch, bởi nó là phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Mà du lịch là một nhu cầu cao cấp, nên nó đòi hỏi cơ sở vật chất- kỹ thuật phải đạt
chất lượng và hiện đại. Có như vậy nó mới phục vụ cho hoạt động hướng dẫn tốt nhất.
Trung tâm cần trang bị các thiết bị hỗ trợ đầy đủ, hiện đại phục vụ cho hoạt động hướng dẫn thành công như miccro, bảng biểu…
2. Nâng cao trình độ lao động:
Du lịch là ngành phục vụ trực tiếp nên vấn đề con người càng trở nên quan trọng, nó phụ thuộc hoàn toàn vào con người trong quá trình phục vụ khách du lịch. Vì thế nâng cao trình độ lao động là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay.
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong những năm qua có những bước tiến triển nhưng năng lực người lao động còn hạn chế do đội ngũ lao đông còn trẻ, ít được cọ xát, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên gặp còn nhiều khó khăn. Song họ là những con người năng động, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nên họ luôn có ý thức nâng cao trình độ của mình qua thực tế . Nên:
- Trung tâm cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá lại chất lượng của từng lao động, năng lực của đội ngũ quản lý Trung tâm, làm cơ sở cho việc sắp xếp và ổn định lại cơ cấu tổ chức biên chế theo hướng tinh gọn và hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trung tâm phải đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như hướng dẫn viên hiện có kết hợp với đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài đặc biệt là phù hợp với hướng phát triển của Trung tâm là nhằm vào thị trường khách chính là Thái Lan. - Từng bước tuyển chọn, sàng lọc và sử dụng lực lưỡng lao động phù hợp, có kiến thức chuyên sâu về du lịch và xây dựng lòng trung thành của họ
đối với trung tâm. Bố trí công việc phải phù hợp với chuyên môn, trình độ thành thạo của họ đối với từng công việc, từng tuyến điểm tham quan trong quá trình thực hiện Tour. Như đòi hỏi hướng dẫn viên ngoài có kiến thức tâm lý, văn hóa du lịch, khả năng giao tiếp…thì phải có sức khoẻ, hình thể cân đối, lời ăn tiếng nói phải có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì chính họ là người đại diện cho Trung tâm tiếp xúc trực tiếp với du khách…
- Khuyến khích các cán bộ công nhân viên trong Trung tâm học thêm nhiều ngoại ngữ như tiếng Thái, tiếng Lào, Tiếng Trung…về chuyên ngành du lịch để họ có khả năng giao tiếp tốt hơn, cũng như có điều kiện tiếp xúc dần với nền văn hoá các nước đó và có điều kiện thực hành ngoại ngữ nhiều hơn, để khai thác thị trường khách Thái Lan, Lào… đạt hiệu quả hơn.
- Các nhân viên cũng phải nắm bắt được các thông tin, phải am hiểu lịch sử, phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn thật giỏi. Phải hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm lý, sở thích của từng vùng, quốc gia khác nhau đặc biệt là thị trường khách Thái Lan, Lào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách. Phải biết khai thác các nhận xét, những ý kiến phản hồi và những cảm nhận của khách sau mỗi chuyến hành trình làm kinh nghiệm cho hoạt động hướng dẫn của mình cho lần sau.
- Trong quá trình thực hiện chương trình, đội ngũ lao động của Trung tâm phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất và hướng dẫn viên luôn phải thông báo những trường hợp, tình huống bất thường xảy ra, cung cấp các thông tin về các hoạt động của đoàn một cách chính xác để có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời nhất, đảm bảo cho các hoạt động của chương trình thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
- Hàng năm, Trung tâm có thể kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành khác để thuê chuyên gia du lịch giỏi ở một số nước có nền du lịch phát triển sang
Việt Nam truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ lao động du lịch của mình. Hoặc Trung tâm cần tạo điều kiện cho nhân viên đi học thêm, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết sự hiểu biết của mình về du lịch.
- Xây dựng bầu không khí thân tình giữa các nhân viên trong Trung tâm. Chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần của các nhân viên qua việc tổ chức những hình thức như tặng quà sinh nhật cho nhân viên, tổ chức đi nghỉ an dưỡng, nghỉ biển vào các dịp lễ và mùa hè…Chính điều này làm cho họ cảm thấy được coi trọng, phấn khởi, tăng lòng nhiệt tình, tâm huyết và lòng yêu nghề trong mỗi người, khuyến khích họ làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Trung tâm. - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao động đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. Đó là lòng yêu nghề, sự hăng say công việc, tận tuỵ với nghề, là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách thái độ phục vụ khách, là sự cư sử với đồng nghiệp, là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể, cá nhân, cộng đồng, quốc gia…
- Trung tâm cũng cần có chế độ trả công thích đáng cho người lao động ví dụ như căn cứ vào độ phức tạp của công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…ở sự đánh giá của khách về phong cách, thái độ, chất lượng phục vụ của người hướng dẫn, từ đó khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình hướng dẫn đoàn.
- Có thể Trung tâm nên phân công mỗi hướng dẫn viên chỉ chuyên phục vụ một số đối tượng khách hoặc trên một chuyến hành trình nhất định nào đó, đòi hỏi họ phải luôn tìm mọi cách đổi mới nội dung hoạt động của mình. - Hướng dẫn viên du lịch liên tục tiếp xúc với khách, do vậy họ phải có