Thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Hoàn thiện hoạt động hướng dẫn tại Trung tâm lữ hành Trường Sơn (Trang 62)

1. Quá trình hình thành và phát triển

5.1Thị trường khách du lịch

Trong xã hội văn minh, đời sống con người được cải thiện và nâng cao hàng ngày, kéo theo đó là nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng cao và đa dạng hơn. ở những nước phát triển, con người đòi hỏi càng phải có nhiều hình thức vui chơi giải trí phong phú, hấp dẫn để thoả mãn sở thích, nhu cầu của mọi đối tượng, ở các độ tuổi và ở các tầng lớp khác nhau…Để đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động du lịch cũng không ngừng phát triển, không ngừng khai thác mọi khả năng của thiên nhiên, thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hình thành những hình thức du lịch mới lạ, hấp dẫn, thu hút và phục vụ con người.

Khách quốc tế đến với Việt Nam ngày càng nhiều, chủ yếu tham quan các di sản thiên nhiên- văn hoá thế giới như Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ( Quảng Bình), Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam) và các khu du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Sapa, Đà Lạt, Sài Gòn…là những trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

Thông thường một khách du lịch nước ngoài đến tham quan Việt Nam sẽ theo hành trình sau: Đến Hà Nội, thăm Hà Nội và các vùng phụ cận như Hà Tây, Bắc Ninh, đi Hà Long- Cát Bà. Bay vào Huế, tham quan Huế, bay tiếp vào Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc từ Thành phố Hồ Chí Minh theo

hành trình ngược lại ra Bắc, cũng có thể đi theo Tour xuyên Việt theo hành trình " con đường di sản" bằng đường bộ trong khoảng 18 đến 20 ngày. Thường các Tour này đã được đặt trước từ văn phòng các công ty du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

Tại Nghệ An, Cửa Lò và Khu di tích Kim Liên là hai địa điểm hàng năm thu hút lượng khách đông nhất. Ngoài khách du lịch trong nước ra, khách đến đây chủ yếu từ Lào, Thái Lan và một số khách Châu Âu do các công ty lữ hành tổ chức các tour xuyên Việt đi qua ghé thăm Quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch ở Nghệ An còn nghèo, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch còn thấp, dự án đầu tư cho du lịch còn đang ở giai đoạn triển khai và kêu gọi đầu tư…nên chưa đủ sức thu hút khách du lịch đến với địa bàn. Khách du lịch trong tỉnh và các vùng lân cận thường tự tổ chức đi trong những dịp như nghỉ hè, lễ, tết…

Khách nội tỉnh cũng đã bắt đầu có thói quen đi du lịch. Khách du lịch là các cán bộ công nhân viên các xí nghiệp, cơ quan, trường học, học sinh, sinh viên và các hội viên của các Câu lạc bộ, tổ chức xã hội. Trong hoạt động của Trung tâm, Trung tâm xác định khách hàng sẽ là mọi tầng lớp dân cư, với từng loại hình du lịch phù hợp với từng đối tượng áp dụng cho từng mùa ví dụ như mùa hè du lịch biển, mùa đông đi rừng và tắm nước khoáng nóng, du lịch sinh thái vào mùa thu, du lịch lễ hội vào mùa xuân…

Các chương trình trong nước vẫn sẽ tập trung các điểm như: Tam Cốc- Bích Động, Hà Nội và các vùng phục cận, Hạ Long, Sapa, Phong Nha, Huế, Hội An, và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt Trung tâm sẽ tập trung nghiên cứu để đưa ra chương trình du lịch sinh thái chữa bệnh tại khu du lịch sinh thái Sơn Kim và xác định đây là một chương trình đặc trưng nhất của Trung tâm.

+ Khách du lịch từ Đông Bắc Thái Lan qua cầu hữu nghị Lào- Thái, cửa khẩu tại Thàkhec tham quan Lào sau đó sang Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo.

+ Khách du lịch Lào đến tham quan Việt Nam như biển Cửa Lò, khu di tích Kim Liên và một số điểm du lịch khách ở các vùng lân cận.

+ Khách nội tỉnh đi du lịch ở các nơi trong nước và đi du lịch sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc bằng đường bộ, tàu hoả và máy bay.

+ Khách là những tổ chức, cá nhân nước ngoài có mối quan hệ làm ăn với công ty.

+ Khách của các công ty du lịch gửi khách chủ yếu từ miền Bắc thực hiện các tour bằng đường bộ sang Lào, Thái Lan.

+ Khách từ sự hợp tác với các đơn vị kinh doanh du lịch của công ty và các đơn vị khác trên địa bàn.

+ Khách lẻ tự đến với Trung tâm

Vì thế mà hàng năm khách du lịch đến với Trung tâm ngày càng nhiều.

Với sự ổn định về chính trị: " Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện nhất" và với Khẩu hiệu " Việt Nam- vẻ đẹp tiềm ẩn". Ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Du lịch Trường Sơn nói riêng đã thu hút được rất nhiều khách du lịch

Bảng số 2: Tình hình khách của Trung tâm (Đvt: Lượt khách) Nguồn: Trung tâm lữ hành Trường Sơn năm 2007

Năm Chỉ tiêu

Tour quốc tế ( Đến) 190 245 425 Tour quốc tế (Đi) 110 140 317 Tour nội địa 295 325 175 Tổng số 595 710 917

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Hoàn thiện hoạt động hướng dẫn tại Trung tâm lữ hành Trường Sơn (Trang 62)