* Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT Là hoạt động đánh giá các trường THPT về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn ĐGCLGD đối với trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo banhàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ DƯƠNG UYÊN
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH TUYÊN QUANG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ DƯƠNG UYÊN
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH TUYÊN QUANG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5 Giả thuyết nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN 6 ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Các khái niệm công cụ 8
1.2.1 Quản lý 8
1.2.2 Chất lượng giáo dục 12
1.2.3 Đánh giá chất lượng giáo dục 20
1.2.4 Kiểm định chất lượng 21
1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng 21
1.3 Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục một trường THPT 23
1.3.1 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đánh 23 giá CLGD
1.3.2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá 24 CLGD trường THPT
1.3.3 Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ triển 25 khai bộ tiêu chuẩn
1.3.4 Thành lập đoàn đánh giá ngoài 25
1.3.5 Xây dựng một số chính sách đối với công tác đánh giá CLGD 26 1.3.6 Sử dụng kết quả đánh giá 27
1.4 Quản lý đánh giá CLGD các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn 28 đánh giá CLGD trường THPT
Trang 41.4.1 Vị trí trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 28
1.4.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường THPT 28
1.4.3 Quản lý đánh giá CLGD các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn 39 đánh giá CLGD trường THPT
Kết luận chương 1
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG 42 43 2.1 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm định chất lượng giáo dục 43
2.1.1 Đánh giá chất lượng ở Đan Mạch 43
2.1.2 Đánh giá chất lượng giáo dục ở Phần Lan 45
2.1.3 Đánh giá chất lượng giáo dục ở Ai-xơ-len 46
2.2 Thực trạng giáo dục tỉnh Tuyên Quang 47
2.2.1 Các đặc điểm chính về kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Tuyên 47 Quang
2.2.2 Phát triển giáo dục THPT trong thời kỳ đổi mới 47
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý các mặt hoạt động của các trường 50 THPT tỉnh Tuyên quang 2.2.4 Thực trạng về công tác tổ chức quản lý và chính sách đối với 60 giáo dục bậc THPT
2.3 Thực trạng về công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường 67 THPT tỉnh Tuyên Quang theo bộ tiêu chuẩn
2.3.1 Thực trạng Quản lý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham 67 gia công tác đánh giá CLGD
2.3.2 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng 71 giáo dục của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn
2.3.3 Thực trạng công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, 73 trang thiết bị phục vụ triển khai bộ tiêu chuẩn
2.3.4 Thực trạng công tác đánh giá ngoài các trường THPT theo bộ 73 tiêu chuẩn
2.3.5 Thực trạng chính sách đối với đánh giá chất lượng góa dục 75 trường THPT
2.3.6 Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá, công tác sơ kết, tổng kết 76 rút kinh nghiệm đánh giá CLGD theo bộ tiêu chuẩn
Trang 5Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BỘ TIÊU 80 CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc tính kế thừa 80
3.1.2 Nguyên tắc tính toàn diện 81
3.1.3.Nguyên tắc tính hiệu quả 81
3.2 Các biện pháp được đề xuất 82
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định 82 chất lượng giáo dục cho cán bộ ở các cơ quan quản lý giáo dục và các trường THPT
3.2.2 Đổi mới quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng về các 83 nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi cán bộ quản lý giáo, viên các trường THPT
3.2.3 Quản lý công tác tự đánh giá của các trường 85
3.2.4 Quản lý công tác đánh giá ngoài các trường 87
3.2.5 Quản lý thực hiện chính sách đối với công tác đánh giá CLGD 91 các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn
3.2.6 Quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường 92 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 96
3.4 Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 98
Kết luận chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
Kết luận 101 Khuyến nghị 103 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT …………
Bảng 2.2 Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học Trung cấp …………
Bảng 2.3 Chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào TC, CĐ, ĐH Bảng 2.4 Trình độ Tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường THPT ……….
Biểu đồ 2.1 Tài khoản email Sở đã cung cấp cho cán bộ, giáo viên và các đơn vị GD&ĐT toàn ngành ……….
Bảng 2.5 Kết quả học tập ở các trường THPT, tỷ lệ đỗ TN THPT, CĐ, ĐH, HSG quốc gia ………
Bảng 2.6 Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên các trường THPT
Bảng 2.7 Kết quả rèn luyện của học sinh THPT (tỷ lệ %)
Bảng 2.8 Kết quả học tập của học sinh THPT (tỷ lệ %)
Bảng 2.9 Học sinh THPT và GDTX trong trường THPT ………
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ trường THPT và GDTX trong toàn tỉnh ………
Bảng 2.10 Nhận thức của các đối tượng về công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ……….
Bảng 2.11 Kết quả điều tra thực trạng lớp bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện công tác ĐGCLGD ………
Bảng 2.12 Kết quả điều tra thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá của các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT Bảng 2.13 Kết quả điều tra tình hình cơ sở vật chất cho việc thực hiện Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD ……….
Bảng 2.14 Công tác đánh giá ngoài các trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ trường đăng ký được đánh giá ngoài ………
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa giữa các biện pháp quản lý ĐGCLGD các trường THPT ………
Trang
50 51 51 54 54 55 57 60 60 62 63 68 70 72 73 74 75 96 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng giáodục đang là vấn đề nhà nước và xã hội hết sức quan tâm Đó cũng là vấn đềkhoa học gắn kết chặt chẽ với nhau về lý luận cũng như trong thực tiễn giáodục Đồng thời những vấn đề chất lượng cũng liên quan trực tiếp đến công tácquản lý giáo dục, phát triển chương trình giáo dục, phát triển chuẩn giáo dục
và áp dụng chuẩn trong giáo dục để từng bước hiện đại hóa giáo dục
Trong thời gian gần đây chất lượng giáo dục được sự quan tâm chú ý của mọi người trong xã hội Giáo dục ngày càng được phát triển cả về quy mô, hình thức giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo, số lượng người học đã làm cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục không đảm bảo Bệnh chạy theo thành tích trong ngành giáo dục
đã làm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, người sử dụng lao động và mọi người trong xã hội không xác định đúng chất lượng giáo dục Tâm lý coi trọng bằng cấp trong xã hội làm cho người học chạy theo bằng cấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục Đã có một số hoạt động nghiên cứu về khoa học bàn về chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục được tổ chức
dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu này đều tập trung lý giải về chất lượng giáo dục và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Để nâng cao chất lượng giáo dục cần có nhiều biện pháp như tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao trình độ và đề cao trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục, thực hiện tốt quy chế trong giảng dạy, học tập, thi cử, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục, trong
đó có công tác ĐGCLGD Đánh giá chất lượng giáo dục làm cho
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, biết được mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục của các cơ sở giáo dục, từ đó có các biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở này Kết quả đánh giá còn
Trang 8giúp cho mọi người trong xã hội biết được chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục Đồng thời, thông qua công tác ĐGCLGD, cơ sở giáo dục biết được chất lượng giáo dục của cơ sở mình để tự điều chỉnh hoạt động giáo dục cho phù hợp Năm
2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhất trí sửa đổi, bổ sung một số một số điều trong Luật Giáo dục, tiếp tục đến năm 2009 Quốc hội lại một lần nữa nhất trí sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Một trong những bổ sung lớn đó
là triển khai hệ thống ĐGCLGD từ bậc học mầm non cho đến bậc đại học.
Những chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ cho ngànhGiáo dục và Đào tạo phải nhanh chóng tìm giải pháp nâng cao hơn nữa chấtlượng giáo dục Một trong các giải pháp hiệu quả là phải khẩn chương xâydựng và triển khai hệ thống ĐGCLGD ở các cấp học
Từ năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục Đây là cơ quan giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việcĐGCLGD Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra các Quyết định ban hành Quy định
về tiêu chuẩn ĐGCLGD các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Tuyên Quang, Thành phố mới của một tỉnh miền núi phía Bắc, một khucăn cứ địa cách mạng, một thủ đô kháng chiến của cả nước trong những ngàyđầu chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám thành công
Đến thời kỳ đổi mới Tuyên Quang cũng là một trong số các tỉnh đi đầutrong công tác phổ cập giáo dục các bậc học để không ngừng nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài sớm ra khỏi một tỉnh kém phát triểnđặc biệt là lĩnh vực văn hóa giáo dục
Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong nền kinh tế tri thức và hội nhập, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang phấn đấu: tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, chọn lọc, bồi dưỡng nhân tài về khoa học, công nghệ, quản lý, văn hóa, nghệ thuật, thể thao có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước như Quy hoạch phát triển tổng thể về Giáo dục và Đào tạo đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển giáo dục mầm
Trang 9non 2010-2020; Đề án phát triển nguồn nhân lực thành phố Tuyên Quang2010-2015 và định hướng đến năm 2020.
Bằng những bước đi thích hợp, trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch pháttriển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015, 2020, thực hiện tốt các chương trìnhgiáo dục với phương châm “Chuẩn hóa”, “Hiện đại hóa”, “Xã hội hóa”, “Dân chủhóa”, “Nguồn lực hóa”, tiếp tục thực hiện chấn chỉnh công tác quản lý, khẩnchương lập lại kỷ cương, kiên quyết “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnhthành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và cho họcsinh không đạt chuẩn lên lớp” Ngành giáo dục Tuyên Quang cùng với các ngànhcác cấp đang nỗ lực phấn đấu đưa thành phố Tuyên Quang phát triển nhanh, bềnvững, mau chóng hội nhập với các tỉnh trong khu vực và tiến tới trong cả nước
Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đã và đang triển khai hệ thống những Chuẩn để đánh giá mọi hoạt động giáo dục trong các nhà trường Chỉ đạo thực hiện
bộ Tiêu chuẩn ĐGCLGD các bậc học nói chung và các trường THPT nói riêng như thế nào để đảm bảo đúng mục đích là vấn đề cấp thiết đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang trên cả bình diện lí luận và hoạt động thực tiễn.
Đó là lí do để tác giả lựa chọn đề tài:
“Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường THPT tại tỉnh TuyênQuang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT” làm đềtài luận văn tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượnggiáo dục và ĐGCLGD, đề xuất các biện pháp quản lý ĐGCLGD các trườngTHPT tại tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ĐGCLGD các trường THPT
- Phân tích thực trạng quản lý đánh giá chất lượng của các trường THPTtrên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trang 10- Đề xuất các biện pháp quản lý ĐGCLGD trường THPT tại tỉnh TuyênQuang trong tình hình hiện nay và trong những năm tới theo Bộ tiêu chuẩnĐGCLGD trường THPT.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Trường trung học phổ thông
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí ĐGCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo
Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT
5 Giả thuyết nghiên cứu
Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ĐGCLGD trường THPT tạitỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT dựa trên việc ápdụng hệ thống các chuẩn mực để ĐGCLGD thì chất lượng giáo dục các trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sẽ được nâng cao
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết
để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với các cán bộ và chuyên viên của
Sở GD&ĐT Tuyên Quang về công tác quản lý ĐGCLGD các trường THPT
Trang 11+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ quản lý ở các nhà
trường về công tác quản lý ĐGCLGD
+ Xây dựng các phiếu hói ý kiến đối với cán bộ, giáo viên ở một số nhà trường về công tác quản lý ĐGCLGD
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến học sinh ở một số nhà trường trong việc đồng tình hay không đồng tình với cách quản lý học sinh như hiện nay
+ Xây dựng phiếu hỏi ý kiến gia đình học sinh trong việc đồng tình haykhông đồng tình với cách quản lý ĐGCLGD hiện nay
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm về việc thí điểm triển khai ĐGCLGD của một số nước trên thế giới và trong nước
- Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia và việc sử dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trườngTHPT với các hình thức xin ý kiến như: trong các đợt tổng kết đánh giá hàngnăm về công tác ĐGCLGD, xin ý kiến trực tiếp với từng cá nhân chuyên gia
- Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận được từcác phương pháp nghiên cứu khác
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phần phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Kinh nghiệm một số nước về đánh giá chất lượng giáo dục vàthực trạng quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường THPT tại tỉnhTuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
Chương 3: Các biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giáo dục cáctrường THPT tại tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường THPT
Trang 12có nhiều nội dung khác nhau, trong đó có đánh giá các yếu tố điều kiện đảmbảo chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục.
Hoạt động đánh giá của nhiều nước trên thế giới thường tập chung vàođánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh và thường áp dụng cho cáclớp ở cuối các cấp học trong phạm vi cả nước theo các chuẩn mực quy định.Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu,Australia Nhiều quốc gia còn tổ chức đánh giá chất lượng học sinh ở các lớpgiữa các cấp học, các trình độ đào tạo để giám sát chất lượng dạy học nhằmđưa ra các biên pháp kịp thời như ở Bắc Mỹ, Bang New South Wails
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục là:
có thể tiến hành đánh giá từng giáo viên thông qua năng lực giảng dạy của họ,công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm tập trung mô tả thựctrạng chung về số lượng, năng lực nghề nghiệp của toàn bộ đội ngũ giáo viêncủa nhà trường , của hệ thống; qua đó cung cấp thông tin để cấp có thẩm quyền
Trang 13đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Cácnghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng nhà trường được nâng cao khi đội ngũgiáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyên môn cao, được giảng dạy đúngchuyên môn mà họ được đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình và thường xuyênđược bồi dưỡng nâng cao trình độ Chất lượng của các hoạt động giáo dụcđược thể hiện trong quá trình giáo dục, phương pháp dạy và học, kiểm tra,đánh giá, sự phát triển của người học, sự thỏa mãn của cha mẹ và cộng đồng
Như vậy có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là:+ Người học
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên
+ Chương trình giáo dục
+ Phương pháp dạy học
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
+ Môi trường dạy, học
Ở nhiều nước trong khu vực gần đây đều nhấn mạnh đến lợi ích giáodục nghề nghiệp cho người học Các nước rất quan tâm đến việc lựa chọn cáctiêu chí và bộ công cụ đơn giản để can thiệp dựa vào gia đình và cộng đồng
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đếnĐGCLGD như GS.TS Nguyễn Đức Chính với tác phẩm "Kiểm định chấtlượng giáo dục đại học"[16], Đặng Bá Lãm với "Kiểm tra và đánh giá trong
Trang 14dạy-học đại học"[24], Trần Khánh Đức với "Quản lý và kiểm định chất lượngđào tạo nhân lực theo ISO&TQM" [19], GS.TS Nguyễn Hữu Châu với "Chấtlượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn" [11] Tuy nhiên việc triểnkhai áp dụng và quản lý việc chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn "Đánh giá chấtlượng giáo dục trường THPT" thực sự chưa được nghiên cứu một cách có hệthống và triệt để.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynhhướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lý theo quan điểm của điều khiển học và lí
thuyết hệ thống Theo đó, quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng củanhững hệ có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nóbảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó Quản lý là tác độnghợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển
Thứ hai, nghiên cứu quản lý với tư cách là một hoạt động, một lao động
tất yếu trong các tổ chức của con người
Thứ ba, nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình trong đó các
chức năng quản lý được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau Theo hướngnày quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công
Trang 15việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung
cơ bản của quá trình quản lý được đề cập đến trong các quan niệm trên là:
1) Quản lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xãhội Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồntại, vận hành và phát triển;
2) Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3) Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện các mục tiêu của tổ chức;
4) Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người
bị quản lý giữ vai trò trung tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lý
Như vậy: Quản lý là quá trình tiến hành các hoạt động khai thác, lựa
chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi cần thiết vì sự tồn tại (duy trì),
ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động [25].
Theo quan niệm trên quản lý nhấn mạnh đến những khía cạnh sau:
hiện Điều đó có nghĩa không có những hoạt động này, thì chưa có hoạt động quản lý trên thực tế, chưa có cơ sở để khẳng định hoạt động quản lý đã xẩy ra Các hoạt động
của chủ thể quản lý có hai nội dung chính Thứ nhất, tác động đến đối tượng quản lý (con người và các đối tượng khác); Thứ hai, khai thác, tổ chức và thực hiện các
nguồn lực Nguồn lực cũng tồn tại như một trong những đối tượng quản lý nhưng không đồng nhất hoạt động tác động đến đối tượng quản lý với hoạt động khai thác,
tổ chức nguồn lực Rất nhiều hoạt động tác động đến đối tượng quản lý cần đến điều kiện là nguồn lực Khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực, trong
những trường hợp cụ thể là tạo điều kiện để hoạt động tác động của chủ thể đến đối tương quản lý được thực hiện có hiêu quả
Trang 162) Quản lý tập trung trí tuệ và ý chí của chủ thể quản lý Điều này đượcthể hiện ở những hoạt động hướng đích có chủ định do chủ thể quản lý thựchiện và những mục tiêu mà chủ thể quản lý xác định Tuy nhiên, những tácđộng này của chủ thể chỉ có hiệu quả khi nó dựa trên nhận thức của chủ thể vềnhững quy luật khách quan trong lĩnh vực hoạt động của mình và ý thức củachủ thể trong việc tuân thủ các quy luật khách quan đó Mức độ thống nhấtgiữa những tác động hướng đích, có chủ định và hệ thống mục tiêu do chủ thểquản lý xác định với các quy luật khách quan khẳng định mức độ của tính khoahọc , nghệ thuật của quản lý.
3) Quản lý đồng nghĩa với sự thay đổi có chủ định cho tổ chức và bằngnhững tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý cũng như trong việckhai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực của tổ chức
4) Quản lý luôn tồn tại với tư cách là hệ thống hệ thống quản lý đượctạo bởi nhiều thành tố, nhưng các thành tố cơ bản được đề cập khi phân tích hệthống quản lý là:
- Chủ thể quản lý: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổchức và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích,
có chủ định đến đối tượng quản lý Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tập thể
- Đối tượng quản lý: là đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới nhữngtác động hướng đích, có chủ định của chủ thể quản lý Đối tượng quản lý làcon người (những người) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồnlực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện)
Đối tượng quản lý bao giờ cũng tồn tại trong một khách thể quản lý xácđịnh Khách thể quản lý là cơ sở khách quan của đối tượng quản lý (cụ thể hơn
là cơ sở khách quan làm nảy sinh đối tượng quản lý) Ví dụ hệ thống giáo dụcquốc dân là khách thể của quản lý giáo dục, từ đó các yếu tố như tài chính,nhân lực, có thể trở thành đối tượng của những chủ thể quản lý giáo dục xácđịnh
Trang 17Trong quan hệ với chủ thể quản lý, đối tượng quản lý luôn là cái khách quan, thuộc hiện thực bên ngoài của đối tượng quản lý Đối tượng quản lý nằm
ở khách thể quản lý, đối diện với chủ thể quản lý Chủ thể quản lý và đối tượngquản lý luôn gắn liền với nhau (với những hoạt động cụ thể được tiến hành trongquản lý), cùng một lúc xuất hiện hoặc cùng một lúc biến mất Cá nhân chỉ là chủthể quản lý một cách đích thực khi anh ta có đối tượng cho mỗi hoạt động quản lýcủa mình Những cái gì thuộc khách thể quản lý đã khiến cá nhân ấy trở thành chủthể quản lý cũng lập tức trở thành đối tượng quản lý của anh ta Khi
cá nhân chưa xác định được đối tượng quản lý, đương nhiên quản lý chưa diễn
ra và cá nhân đó chưa phải là chủ thể quản lý Như vậy, chỉ có yếu tố nào đócủa những khách thể quản lý tham gia vào hoạt động, có tác dụng động cơ hóa(chứa đựng mục đích quản lý) một cá nhân (tập thể) nào đó thì nó mới trởthành đối tượng quản lý
- Công cụ quản lý: là phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lý nhằm địnhhướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa phối hợp hoạt động của con người và các bộphận trong tổ chức trong việc đạt đến các mục tiêu đã đề ra Công cụ quản lý cóvai trò quan trọng trong việc thiết lập phương thức hoạt động hợp với quy luậtkhách quan cho hoạt động quản lý Công cụ quản lý có tác động trực tiếp đến việcxác lập và vận hành mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đếnviệc định hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức
Có nhiều cách phân loại công cụ quản lý Xét theo hình thức thể hiện, công cụ quản lý gồm hai loại:
- Công cụ hình thức: là các phương tiện kĩ thuật và những quy địnhthành văn có tác dụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ vàhoạt động trong tổ chức Ví dụ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước mà tổ chứcphải tuân thủ; điều lệ, nội quy của tổ chức
- Công cụ phi hình thức: là những quy định bất thành văn nhưng có tácdụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổchức Ví dụ phong tục, tập quán, truyền thống, tiền lệ của tổ chức
Trang 18Có thể mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý như hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý
1.2.2.1 Các quan điểm về chất lượng giáo dục
* Chất lượng giáo dục được đánh giá bằng "đầu vào"
Theo quan điểm này, một trường tuyển chọn được học sinh giỏi, đội ngũgiáo viên giảng dạy có uy tín, có nguồn tài chính để trang bị các phòng thínghiệm, phòng chức năng được xem là trường chất lượng cao
Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất
đa dạng và liên tục trong thời gian dài
Cách đánh giá này, chỉ dựa vào sự đánh giá "đầu vào" và phỏng đoánchất lượng "đầu ra" Sẽ khó giải thích một trường có nguồn lực "đầu vào" dồidào nhưng lại chỉ có những hoạt động hạn chế, hoặc ngược lại, một trường cónhững nguồn lực khiêm tốn, nhưng chất lượng giáo dục của họ lại được đánhgiá cao
* Chất lượng giáo dục đánh giá bằng "đầu ra"
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục cho rằng: "đầu ra" của giáodục đào tạo có tầm quan trọng hơn nhiều so với đầu vào của quá trình giáodục, đào tạo "Đầu ra" chính là sản phẩm của quá trình giáo dục thể hiện bằngnăng lực của học sinh khi ra trường hay chất lượng học sinh vào học cáctrường chuyên nghiệp
Có hai vấn đề cơ bản liên quan đến cách tiếp cận chất lượng giáo dục này:
Trang 19Một là, mối liên hệ giữa đầu vào với đầu ra không được xem xét mộtcách đúng mức Một trường có khả năng nhận những học sinh khá giỏi không
có nghĩa là học sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc
Hai là, cách đánh giá đầu ra của các nhà trường và thi tuyển vào cáctrường chuyên nghiệp cũng rất khác nhau
* Chất lượng giáo dục được đánh giá bằng "giá trị gia tăng"
Đầu vào (Input)
Quan điểm thứ ba về chất lượng giáo dục cho rằng một trường có tácđộng tích cực đến học sinh khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển
về trí tuệ của cá nhân học sinh
Nếu theo quan điểm này, sẽ nảy sinh vấn đề:
- Khó có thể có một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng giáodục đầu vào, đầu ra
- Nếu có được một thước đo để tính được giá trị gia tăng, giá trị gia tăng
sẽ không cung cấp một thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình giáodục trong từng trường
* Chất lượng giáo dục được đánh giá bằng "giá trị học thuật"
Dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của độingũ cán bộ giảng dạy Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ cán bộ giáoviên giảng dạy tốt , có uy tín cao thì được xem là trường có chất lượng cao
Hạn chế của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thểđược đánh giá một cách khách quan thì cũng khó có thể đánh giá được nhữngcuộc cạnh tranh của các trường về đội ngũ giáo viên trong môi trường bị chínhtrị hóa
* Chất lượng giáo dục được đánh giá bằng "văn hóa tổ chức riêng" Quanđiểm này dựa trên nguyên tắc các trường phải tạo ra được "văn
hóa tổ chức riêng) hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng Vì vậy mộttrường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được "văn hóa tổ chức riêng"với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 20Quan điểm này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của tổ chức Quan điểmnày được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụngtrong giáo dục.
* Chất lượng giáo dục được đánh giá bằng "kiểm toán"
Nếu kiểm toán xem xét tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lýkhông, thì kiểm toán chất lượng xem xét các trường có thu thập thông tin phùhợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quátrình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không
Quan điểm này cho rằng, nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì
có thể có được các quyết định chính xác và chất lượng giáo dục được đánh giáqua quá trình thực hiện, còn "đầu vào" và "đầu ra" chỉ là các yếu tố phụ
Điểm yếu của cách đánh giá này là khó lý giải những trường hợp khimột cơ sở có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có nhữngquyết định chưa phải là tối ưu
1.2.2.2 Những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng giáo dục
* Khái niệm truyền thống về chất lượng
Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượng làsản phẩm làm ra một cách hoàn thiện, bằng những vật liệu quý hiếm và đắt tiền
Tuy nhiên, khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánhgiá trong giáo dục Nếu mỗi trường đều đánh giá bằng những tiêu chuẩn nhưvậy thì đa số các trường sẽ bị quy là kém chất lượng Vả lại, có cần thiết phảilàm cho các trường đều giống nhau không?
* Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)
Cách tiếp cận này có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trongcác ngành sản xuất và dịch vụ
Trong bối cảnh này, công cụ được xem là công cụ đo lường, hoặc bộ thước
đo - một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có của một sảnphẩm hay dịch vụ Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phùhợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó
Trang 21Nhược điểm của cách tiếp cận này là nó không nêu rõ các tiêu chuẩnđược xây dựng trên cơ sở nào Hơn nữa thuật ngữ tiêu chuẩn cho ta ý niệm vềmột hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là một khi thông số kỹ thuật đã được xác định thìkhông phải xem xét lại chúng nữa Trong khi khoa học, kỹ thuật và công nghệđang có những bước tiến mới, tri thức loài người ngày càng phong phú thì
"tiêu chuẩn" của giáo dục không thể là một khái niệm tĩnh
Trong một vài trường hợp, tiêu chuẩn trong giáo dục với nghĩa là nhữngkết quả của học sinh khi tốt nghiệp được xem xét là chất lượng trong giáo dục
để chỉ đầu ra của giáo dục với ý nghĩa trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt đượccủa học sinh sau những năm học tập tại trường
* Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chínhsách và quản lý giáo dục, kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế(INQAHE- International Network of Quality Assurance In Higher Education)
sử dụng là tính phù hợp với mục đích- hay đạt được các mục đích đề ra trướcđó
Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượng không có ýnghĩa gì nếu không gắn nó với mục đích sản phẩm hay dịch vụ đó Chất lượngđược đánh giá mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục tiêu đãcông bố
Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định các tiêuchí mà một sản phẩm hay một dịch vụ cần có Nó là một khái niệm động, pháttriển theo thời gian, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước vàtùy tuộc vào đặc thù của từng loại trường và có thể dùng để phân tích chấtlượng giáo dục ở các cấp độ khác nhau Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục làcung cấp nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất lượng ở đây sẽ đượcxem là mức độ tiếp cận của học sinh tốt nghiệp đối với các chuyên ngành đàotạo ở các trường chuyên nghiệp
Trang 22Còn nếu xét chất lượng về một khóa học nào đó thì chất lượng sẽ đượcxem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng mà khóa học đã cungcấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau tốtnghiệp Nhược điểm của cách tiếp cận này là khó xá định được mục tiêu củagiáo dục trong từng thời kỳ và cụ thể hóa nó cho từng trường cụ thể, thậm chícho từng tổ, nhóm chuyên môn Hơn nữa giáo dục có thể có nhiều mục đích,một số mục đích cụ thể có thể xung đột với nhau (như giữa nhu cầu tăng quy
mô và nâng cao chất lượng giáo dục) và trong trường hợp đó cũng khó có thểđánh giá chất lượng của một số trường
* Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của nhàtrường
Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên Theo cách này, một trường
có chất lượng cao là tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạtđược mục đích đó một cách hiệu quả, hiệu suất nhất Cách tiếp cận này chophép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạocủa nhà trường Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan
sẽ xem xét, hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, hiệu suất cao nhất không?
Mô hình này đặc biệt quan trọng với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp cácnhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình
để đạt tới mục tiêu đã định trước một cách hiệu quả nhất
Một định nghĩa có ý nghĩa trong việc xác định chất lượng giáo dục vàđánh giá chất lượng giáo dục là: "Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" Mụctiêu ở đây bao gồm sứ mạng, mục đích trong sự phù hợp với mục tiêu có thể
là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt hay vượt các tiêuchuẩn đặt ra Đây là định nghĩa thích hợp và thông dụng nhất khi xem xét cácvấn đề của giáo dục
- Chất lượng giáo dục
Từ định nghĩa chất lượng trên có thể hiểu "Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục" Nói đến chất lượng là nói đến sự cải tiến
Trang 23không ngừng của các sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng, cùng với việccải tiến các phương pháp hành động nhằm tạo ra những điều ta mong muốn.Trong ngữ cảnh của giáo dục thì chất lượng được hiểu theo ý nghĩa đa dạng.Chất lượng giáo dục thường liên quan đến thành tích học tập, sự đáp ứng cácchuẩn mực và giá trị, sự phát triển của cá nhân người học, lợi ích của nhữngđầu tư và sự phù hợp với những mục tiêu đề ra.
* Chất lượng giáo dục trường THPT: là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại Luật Giáo dục
- Chất lượng của cơ sở giáo dục (mô hình C.I.P.O)
Chất lượng của một nhà trường hoặc một cơ sở giáo dục thường được thể hiện qua 10 yếu tố:
1. Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động
2. Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy- học tập tích cực
4. Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy
5. Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu vàcông nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng
6. Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh
7. Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kếtquả học tập
8. Hệ thống giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ
9. Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục
10 Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏađáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư)
Các yếu tố này tạo nên chất lượng của một cơ sở giáo dục Giống nhưđối với hệ thống giáo dục, các yếu tố của một cơ sở giáo dục cần được xem xéttrong một hoàn cảnh có liên quan tới hoạt động của cơ sở đó
Trang 24Đánh giá chất lượng của một cơ sở giáo dục là đánh giá chất lượng của 3thành tố: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra Có thểnói tắt, đây là quan điểm C.I.P.O khi xem xét chất lượng của một cơ sở giáodục Các tiêu chí và chỉ số cụ thể cần phải xác định để chỉ rõ mức độ đạt đượccủa các thành phần này, làm nên chất lượng của cơ sở giáo dục.
1.2.2.3 Các thành tố quan trọng trong thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng
Theo Annesley, King và Harte (1994), để đảm bảo rằng kết quả của một
hệ thống giáo dục được chất lượng mong muốn, một hệ thống đảm bảo chấtlượng phải quan tâm đến các quá trình các hoạt động sau đây:
- Thiết kế và nội dung của các môn học;
- Chuyển tải, đánh giá, giám sát, xem xét, quản lý nói chung
Theo Freeman (1994), có ba bước cơ bản trong việc thành lập một hệ thống đảm bảo chất lượng:
- Thiết lập sứ mạng của nhà trường;
- Thiết lập các phương pháp;
- Lập các chuẩn mực
Một đặc điểm quan trọng khác của đảm bảo chất lượng được Frazer(1992), xác định, cho rằng có bốn thành phần chính trong một hệ thống đảmbảo chất lượng
Thứ nhất, tất cả mọi người trong hệ thống phải có trách nhiệm duy trì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà tổ chức làm ra.
Thứ hai, tất cả mọi người phải có trách nhiệm củng cố chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Thứ ba, tất cả mọi người hiểu, sử dụng và cảm thấy mình là người làm chủ hệ thống đang hoạt động đúng hướng nhằm duy trì và củng cố chất lượng.
Thứ tư, những người hưởng lợi (người quản lý hay khách hàng) cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống và có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ.
Trang 25Lim (2001) đề nghị rằng, cần có nhiều bước chi tiết trong cách tiếp cận việc thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng Các bước đó là:
- Xác định sứ mạng hay mục đích của nhà trường;
- Xác định các chức năng mà các trường thực hiện, tầm quan trọng tương ứng trong việc thực hiện sứ mạng;
- Xác định các mục tiêu của mỗi chức năng và đặt ra các chỉ số thực hiện định tính và định lượng của chúng;
- Thành lập một hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và các quá trình quản lý nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu này có thể đạt được;
trường thực hiện chức năng và xác định các lĩnh vực cần có sự cải tiến chất lượng.
Các đề nghị có liên quan đến việc làm thế nào thành lập một hệ thốngđảm bảo chất lượng nói chung thường tập trung vào việc có được đánh trong,đánh giá ngoài trong đảm bảo chất lượng
Tuy nhiên, các nghiên cứu của Freeman (1994), Peters (1977) cho thấy rằng, yếu tố quyết định duy nhất của chất lượng trong một trường là từ bên trong của chính trường đó Nó được quyết định bởi chất lượng quản lý, năng lực của các nhà lãnh đạo
và quản lý Cũng rất quan trọng khi những người có trách nhiệm đưa ra
các quyết định về mục đích, mục tiêu của trường phát triển được các đặc điểmchung trong kiểm soát chất lượng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường.Một khi các quy định về kiểm soát chất lượng đã được nhà trường áp dụng, đánhgiá đồng nghiệp và đánh giá ngoài cần phải được củng cố và giúp các trường tậptrung vào việc phát huy các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu của mình
1.2.2.4 Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management -TQM)
“TQM là một triết lý, là một hệ thống công cụ, và là một quá trình mà sảnphẩm đầu ra của nó phải thoả mãn khách hàng và cải tiến không ngừng Triết
lý và quá trình này khác với các triết lý và quá trình cổ điển ở chỗ là mỗi thànhviên trong công ty đều có thể và phải thực hiện nó v.v
TQM là sự kết hợp giữa các chiến thuật làm thay đổi sắc thái văn hoá của
Trang 26tổ chức với các phương tiện kỹ thuật được sử dụng nhằm mục tiêu là thoả mãncác yêu cầu của khách hàng nội bộ, và cũng từ đó thoả mãn được các yêu cầucủa khách hàng bên ngoài”.
- John L.HRADESKY (TQM Handbook, Mc Graw Hill, Inc., 1995)
Từ khoá trong TQM là quản lý (M) Chất lượng công việc không xảy ramột cách ngẫu nhiên mà được thiết kế cho tất cả các lĩnh vực trong 1 nhà trường
Điều cơ bản trong TQM là sự lãnh đạo
- Sự quản lý trong TQM là khả năng sáng tạo, sự tạo điều kiện và sựphân quyền trong toàn thể nhân viên bình thường của tổ chức chứ không phải
là chức vụ
-Vai trò của nhà lãnh đạo TQM là kích hoạt, huấn luyện, hướng dẫn,động viên, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp để họ tập trung vào tầm nhìn
đã được chia sẻ, vào chiến lược và toàn bộ kết quả đầu ra đã dự kiến từ trước
- Người lãnh đạo TQM có tầm nhận biết những gì có hiệu quả để phânquyền cho những người tiếp cận gần nhất với 1 quá trình để quản lý sao cho họ
có thể tự xử lý được công việc
- Người lãnh đạo TQM tập trung vào bức tranh toàn cảnh của tổ chức vàluôn luôn nhắc nhở để mọi người tư duy về vấn đề này
- Người lãnh đạo TQM còn biết tìm ra những vấn đề nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn
- Người lãnh đạo TQM tin rằng thách thức và niềm vui luôn đi cạnh nhau
-Nụ cười bằng 3 thang thuốc
1.2.3 Đánh giá chất lượng giáo dục
1.2.3.1 Tự đánh giá chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông
Là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổthông căn cứ vào tiêu chuẩn ĐGCLGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng vàcác biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
1.2.3.2 Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông
Trang 27Là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài về chất lượng cơ sở giáodục phổ thông nhằm xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện cáctiêu chuẩn ĐGCLGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.2.4 Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượng giáo dục-đào tạo (đầu ra), và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo theo các chuẩn mực được quy định.
Kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động nhằm đảm bảo chất lượnggiáo dục ĐGCLGD nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạt được theo tiêuchí đề ra và tránh được các sai sót trong quá trình giáo dục Hoạt động chủ yếucủa ĐGCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt được các chuẩn mựctheo quy định
* Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Là hoạt động đánh giá các trường THPT về mức độ đáp ứng các Quy định
về tiêu chuẩn ĐGCLGD đối với trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng
và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
1.2.5.1 Tiêu chuẩn
Muốn xác định được tiêu chuẩn chúng ta cần hiểu thế nào là tiêu chuẩn?Chuẩn (Standard) và những từ đồng nghĩa khác như: Criterion, Gauge,Yardstick đều chỉ những phương tiện, cách thức xác định sự vật là gì
Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư thế giới Britannica-2002 (dẫn theoĐặng Thành Hưng) thì Standard chỉ những quy tắc, nguyên tắc hoặc thước đoxác định được xác lập bằng quyền lực
Như vậy trong số các thuật ngữ nói về tiêu chuẩn thì Standard mang tínhchất lý thuyết và tính nguyên tắc rõ hơn cả, do vậy có tính xác định cao hơn.Standard là chuẩn mực được phát biểu dưới dạng lý thuyết, không nhất thiết cóhình thức vật chất cụ thể, không nhất thiết là vật thể hay phương tiện cụ thể
Trang 28Bách khoa toàn thư giáo dục quốc tế định nghĩa: "Chuẩn là mức độ ưu việtcần phải có để đạt đến những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì là phù hợp;
là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội" [21]
Theo Đặng Thành Hưng, trong chuẩn chứa đựng các yêu cầu, các quyđịnh và những tiêu chí cụ thể nhằm chỉ ra nội dung cần đạt cũng như mức độgiá trị, chất lượng của nội dung này và hiệu quả, cách thức của quá trình đạt tớicác giá trị, chất lượng của nội dung đó như thế nào Các yêu cầu tiêu chí quyđịnh xác định rõ nội dung được gọi là chuẩn nội dung, hệ thống các yêu cầu,tiêu chí và quy định còn được gọi là chuẩn thực hiện [21] Như vậy, mỗi chuẩnđều có hai mặt, chuẩn vệ mặt nội dung và chuẩn về mặt thực hiện
Có nhiều loại chuẩn tùy theo cơ sở phân loại Ví dụ chuẩn bắt buộc vàchuẩn khuyến nghị; Chuẩn kỹ thuật và chuẩn chất lượng; Chuẩn quốc tế,chuẩn quốc gia và chuẩn nội bộ Cho dù là chuẩn gì, xét về phương diện chứcnăng chuẩn phải đáp ứng hai chức năng: chức năng đánh giá, so sánh và chứcnăng xác minh Trong hai chức năng đó, chức năng xác minh là chức năng đầutiên của chuẩn Thực hiện chức năng này, chuẩn giúp xác định (bằng các tiêuchí nằm trong chuẩn) sự vật là gì và nó tồn tại như thế nào, đồng thời chuẩncũng giải thích những hình thức, những thành phần thực thể của sự vật cũngnhư giới hạn và tồn tại của sự vật đó
Qua những phân tích trên, chúng tôi thống nhất với ý kiến của Đặng Thành
Hưng về khái niệm chuẩn [21]: chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm các yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp lôgic với nhau một cách xác định, dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo- đánh giá hoặc
so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực nào đó và
có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoặc chủ thể sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Từ đó chúng ta có thể định nghĩa tiêu chuẩn là các chỉ tiêu thực hiện,chúng là những điểm được lựa chọn trong toàn bộ chương trình, kế hoạch cho
Trang 29phép đo lường, đánh giá được việc thực hiện các mục tiêu Có nhiều loại tiêu chuẩn, trong đó tốt nhất là các mục tiêu được phát biểu dưới dạng con số.
1.2.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độyêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêuchuẩn chất lượng giáo dục Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chấtlượng cơ sở giáo dục phổ thông
- Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêucầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗitiêu chuẩn Mỗi tiêu chí có các chỉ số ĐGCLGD
- Chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêucầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗitiêu chí
- Thông tin trong báo cáo tự đánh giá
Là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá
- Minh chứng trong báo cáo tự đánh giá
Là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng tiêu chí đạt haykhông đạt Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích,giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá
1.3 Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục một trường THPT
Có thể đề cập tới một số nội dung chính của quản lý đánh giá chất lượnggiáo dục một trường THPT như sau:
1.3.1 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đánh giá chất lượng giáo dục
Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thựchiện công tác tự đánh giá của nhà trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu;đảm bảo số cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn với lượng kiến thứctiếp thu được và sự tư vấn của các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực
Trang 30ĐGCLGD của Sở GD&ĐT thì 100% các đơn vị triển khai, thực hiện công tác
tự đánh giá của nhà trường ở từng năm học
1.3.2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá của nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
Một nội dung quan trọng hàng đầu của công tác ĐGCLGD là các trườngTHPT xây dựng kế hoạch tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD
Đầu năm học, Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giávới thành phần theo quy định Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt kếhoạch tự đánh giá do các thành viên của Hội đồng xây dựng theo quy trình vàđảm bảo tính khoa học, bao gồm các nội dung:
1) Mục đích và phạm vi tự đánh giá
Mục đích của tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng của cơ
sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường), để giải trình với các
cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường;
để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chấtlượng giáo dục
Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo cáctiêu chuẩn ĐGCLGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng tự đánh giá,bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký, Nhóm trưởng Nhóm thư ký, ủy viên,các Nhóm công tác
3) Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động: Xác định cácnguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần huy động; chỉ rõ từng hoạtđộng ĐGCLGD của trường và thời gian cần được cung cấp
Trang 31Mỗi thông tin, minh chứng phải trình bày một cách hệ thống lôgic, khoa học:thuộc tiêu chí nào? thu thập ở đâu? ai thu thập? thời gian nào? dự kiến chiphí?
6) Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể)
1.3.3 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ triển khai bộ tiêu chuẩn
Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài,đánh giá lại chất lượng giáo dục các trường là cần thiết, một trong các yếu tốquyết định kết quả ĐGCLGD của nhà trường Do vậy phải xây dựng môitrường thuận lợi phục vụ công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài như: đầu tư củng
cố cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo tiếp nhận và sử dụng hiệu quả trang thiết
bị được cung cấp cho các nhà trường
1.3.4 Thành lập đoàn đánh giá ngoài các trường THPT
Đoàn đánh giá ngoài được Giám đốc sở GD&ĐT ra quyết định thànhlập, xây dựng kế hoạch tổng thể đánh giá ngoài tại các nhà trường trên cơ sở kếhoạch thực hiện nhiệm vụ khảo thí và đánh giá chất lượng của Sở GD&ĐT.Đoàn được thành lập đảm bảo đủ cơ cấu, thành phần và tiêu chuẩn của cácthành viên theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; các thành viên của Đoàn đánhgiá ngoài không những chuẩn về bằng cấp mà còn phải thực sự chuẩn vềchuyên môn, nghiệp vụ, sâu sắc và am hiểu về ĐGCLGD; không chỉ thực hiệntheo đúng quy trình, nội dung, các bước theo kế hoạch mà đòi hỏi đạt hiệu quảcao ở tất cả các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài như: nghiên cứu sâu sắcbáo cáo tự đánh giá, khảo sát sơ bộ cần thông báo cụ thể kế hoạch và các điềukiện phục vụ cho đợt khảo sát chính thức, khảo sát chính thức và tiến hành ràsoát tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường kiểm nghiệm các nội dungcủa tự báo cáo, đánh giá mức độ mà cơ sở giáo dục phổ thông đã đạt được theotừng tiêu chí ĐGCLGD…
Trang 32Hoạt động của Đoàn đánh giá ngoài được coi là có hiệu quả khi khôngchỉ đánh giá xem một trường có chất lượng hay không mà còn phải có vai trònhư những chuyên gia tư vấn, cố vấn sẵn sàng giúp nhà trường giải quyếtnhững vấn đề tồn đọng và đưa ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện.
1.3.5 Xây dựng một số chính sách đối với công tác đánh giá chất lượng giáo dục
* Chính sách đối với cán bộ, giáo viên
Cần có cơ chế chính sách đảm bảo duy trì, ổn định công tác giáo dục cáctrường THPT nói riêng các trường phổ thông nói chung; chính sách đãi ngộ tạomôi trường thuận lợi đáp ứng được các nhu cầu vật chất, tinh thần đảm bảođộng viên khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cống hiến chogiáo dục với khả năng, tinh thần nhiệt huyết của người thầy; chính sách ưu tiênbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộchuyên trách, đáp ứng yêu cầu của công tác ĐGCLGD của đơn vị
* Về ngân sách
Để hoạt động ĐGCLGD các cơ sở giáo dục có chất lượng và hiệu quảthiết thực cần thiết phải có nguồn kinh phí chi cho công tác này phù hợp vớiđặc thù, tính chất, mức độ nội dung của công việc Hoạt động đánh giá chấtlượng cơ sở giáo dục phổ thông được tổ chức thực hiện bằng nguồn kinh phícủa Nhà nước và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước Vì vậy rất cần thiết phải có văn bản hướng dẫn thực hiện nguồn kinh phícho công tác đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục
* Cơ sở vật chất và các điều kiện cho công tác đánh giá
Chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC phục vụ công tác ĐGCLGD cáctrường là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác này Muốn vậy, cáctrường phải chủ động chuẩn bị các điều kiện tối thiểu về CSVC bằng nguồnkinh phí của Nhà nước hoặc từ các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá
Trang 33nhân trong và ngoài nước, của cha mẹ học sinh,… để phục vụ cho công tácđánh giá đạt được kết quả mong muốn.
1.3.6 Sử dụng kết quả đánh giá
Kết quả tự đánh giá, nhất là sau khi được Đoàn đánh giá ngoài của SởGD&ĐT đánh giá và công bố kết quả nhà trường đạt chuẩn chất lượng giáo dụcthì việc cam kết tổ chức, thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của các trường làmột nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để giữ vững, không ngừng nâng cao và khảngđịnh chất lượng giáo dục của trường với toàn thể xã hội Việc làm đó phải trởthành một việc làm thường xuyên, liên tục, sáng tạo, tích cực, quyết liệt và hiệuquả của cán bộ, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục và toàn xã hội Cụ thể:
- Đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của
Bộ tiêu chuẩn
Tăng cường hoạt động đổi mới các thành tố quá trình dạy học để đảmbảo chất lượng dạy học của các trường theo Bộ tiêu chuẩn Đổi mới phươngpháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, tiến tới đổi mới toàn diện quá trìnhdạy học, giáo dục tất yếu chất lượng giáo dục không ngừng nâng lên
Thực hiện cải tiến chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn đòi hỏi sự đổi mới toàn
bộ hệ phức dạy-học-kiểm tra, đánh giá và quản lý cả mục tiêu, nội dung vàphương pháp; cả giáo dục trong và giáo dục ngoài nhà trường; cả quan niệm vàcách làm; cả con người và phương tiện làm giáo dục
- Nâng cao chất lượng đội ngũ và sử dụng đội ngũ nhà giáo một cách hợp lý, hiệu quả
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ , giáo viên đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chuẩn và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Căn cứ Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT và Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên trung học, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch bồi dưỡng tổng thể của nhà trường trên cơ sở kế hoạch của từngcán bộ giáo viên sau khi đã thảo luận thống nhất trước toàn thể cơ quan Bao
Trang 34gồm, kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao trình độ và kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
+ Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, hiệu quả
Sử dụng cán bộ giáo viên đảm bảo phân công đúng chuyên môn, chuyênnghành đào tạo; phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng giáo viên và tạomọi điều kiện xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi để có được sức mạnhtổng hợp nguồn nhân lực của nhà trường
1.4 Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
1.4.1 Vị trí trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 26 đến Điều 31, Mục 2, Chương II Luật giáo dục được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 7 thông quangày 14/6/2005; Khoản 3 Điều 29, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtgiáo dục năm 2005, được Quốc hội thông qua năm 2009 đã khẳng định rõ vị trícủa trường THPT thuộc cơ sở giáo dục phổ thông, trong hệ thống giáo dụcquốc dân [23]
Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớpmười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,
có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi Trường hợp đặc biệt, tuổi vào lớp 10 của học sinh
có thể cao hơn hoặc thấp hơn theo quy định của Bộ GD&ĐT
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểubiết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
Trang 35cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp,học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàndiện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp vớitâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học
Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trunghọc cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếunhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệpcho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triểnnăng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổthông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánhgiá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáodục phổ thông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáodục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thốngnhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông
Học sinh học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì đượcGiám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp THPT
Để các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT hoàn thiện được học vấn phổthông, bao gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực hiểu biết nghề nghiệp thôngthường và thái độ ứng xử trong cuộc sống, xã hội để tiếp tục học đại học, cao
Trang 36đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động thì vấn đềĐGCLGD các trường THPT có ý nghĩa thực sự quan trọng.
1.4.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
1.4.2.1 Khái quát về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
Tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng giáo dục; để thông báo công khai với các cơ quan chức năng và xã hội
về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan chức năng đánhgiá và công nhận trường THPT đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT, bao gồm 7 tiêu chuẩn và 46 tiêuchí Các tiêu chuẩn đề cập đến các vấn đề: chiến lược phát triển của trường; tổchức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục; tài chính và cơ sở vật chất;quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả rèn luyện và học tập củahọc sinh Những tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sởvận dụng luận cứ khoa học, cơ sở lý luận và kinh nghiệm rút ra từ những côngtrình nghiên cứu và triển khai thực hiện từ thực tiễn về ĐGCLGD của các nướctiên tiến và các nước đang phát triển trên thế giới vào điều kiện thực tế ở ViệtNam Đánh giá chất lượng trong một trường THPT cần kết hợp cả phươngpháp định lượng và phương pháp chuyên gia
* Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường THPT
Mục tiêu của trường THPT được xác định rõ ràng, cụ thể, được công bốcông khai, phù hợp với mục tiêu giáo dục THPT quy định tại Luật Giáo dục,phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của nhà trường; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụgiáo dục của địa phương, của ngành là tiền đề cho việc đào tạo nguồn nhân lựccủa địa phương
* Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
Cơ cấu tổ chức trường THPT được thực hiện theo quy định của Điều lệtrường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, các
Trang 37quy định hiện hành khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được cụ thểhóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của từng trường.
Các trường đều có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Côngđoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội; thành lậpHội đồng trường, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hộiđồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (trường phổ thông dântộc nội trú tỉnh có thêm tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đờisống và các bộ phận khác); các hội đồng, các tổ được thành lập với cơ cấu tổchức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động thực hiện theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo
Các trường căn cứ thực trạng về năng lực, điều kiện của đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên, sức mạnh tổng hợp của sự phối hợp các đoàn thể để xâydựng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về chỉ tiêu chất lượng giáodục; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng duy trì và nâng cao hiệuquả chất lượng giáo dục của nhà trường
* Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
- Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trườngTHCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; có phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,năng lực quản lý nhà trường và được tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhàtrường tín nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công
- Đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu các mônhọc, hoạt động giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn nghề nghiệp giáoviên trung học; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực tìm hiểuđối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục, nănglực hoạt động chính trị, xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp
Trang 38- Việc phân công giảng dạy, giáo dục phù hợp với trình độ chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm của từng giáo viên và các hoạt động giáo dục trong nhàtrường.
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáoviên đáp ứng mục tiêu giáo dục ổn định và phát triển bền vững; có chính sáchthu hút và tạo môi trường tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia hoạtđộng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ về mọi lĩnhvực; trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu hàng năm về số giáo viên đạt danh hiệu giáoviên giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp để xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giáoviên dạy giỏi cấp trường và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấptoàn quốc
- Đội ngũ nhân viên của tổ văn phòng đảm bảo đủ về số lượng, có trình
độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và được định kỳ bồi dưỡng đáp ứng yêucầu của lĩnh vực phụ trách; thường xuyên tự rà soát, đánh giá để cải tiến cácbiện pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng, kỷ luật; chú trọng chăm lođiều kiện về đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên
* Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
- Các trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy
và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo;thống nhất thực hiện Bộ phân phối chương trình của Sở GD&ĐT được xâydựng trên cơ sở khung PPCT của Bộ quy định; thực hiện điều chỉnh nội dungdạy học các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT
- Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng,thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp; sử dụng thiết bị trong dạy học,xây dựng và đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục củagiáo viên trong nhà trường thực hiện theo quy định của nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động giúp đỡ
Trang 39học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường và quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thốngnhà trường, địa phương; các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường họctheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác; nội dung giáodục địa phương, hoạt động dạy thêm, học thêm và thực hiện tốt chủ đề nămhọc và các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.
* Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất
Các trường thực hiện thu chi đúng Luật ngân sách Tiết kiệm thu chimua sắm bổ sung đồ dùng, trang thiết bị các phòng chức năng phục vụ cho dạyhọc
Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ,chứng từ theo quy định; lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê,báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; có quy chếchi tiêu nội bộ rõ ràng; công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tratài chính; có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗtrợ hoạt động giáo dục
Xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh: có khuôn viên riêngbiệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh,sạch, đẹp; các trường có khối phòng học thông thường đủ để học 2 ka, phòngmáy tính kết nối Internet phục vụ dạy học, phòng học chung các bộ môn; một
số trường có phòng học bộ môn thực hành, thí nghiệm, khối phòng hành chínhđảm bảo quy cách; các trường có thư viện, hằng năm được bổ sung sách, báo,tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên và học sinh; trang cấp đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mụcthiết bị dạy học tối thiểu được Bộ GD&ĐT quy định; có khu sân chơi, bãi tập,khu để xe, khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước, nhưng chỉ một số ít trường
có các điều kiện trên đảm bảo đúng quy định
Trang 40* Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thànhlập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Banđại diện cha mẹ học sinh;
Các trường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình với tổchức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp khi thực hiện cáchoạt động giáo dục; có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể, tổchức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với việc xây dựng môitrường giáo dục tốt nhất để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục;
* Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
Các nhà trường phải quyết tâm cam kết đảm bảo chất lượng giáo dụctừng bước chuyển biến theo hướng tích cực; triển khai đồng bộ các giải pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng dạy học theo chuẩn kiếnthức, kỹ năng và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở các nhàtrường; tăng số trường tổ chức dạy học 2buổi/ngày và số học sinh được họcnghề trước khi tham gia lao động; kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi và xéttuyển sinh vào lớp 10, vào các trường chuyên biệt cải thiện tích cực nhất là vềchất lượng
1.4.2.2 Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng giáo dục
ĐGCLGD các trường THPT có vai trò quan trọng được khái quát như sau:
- Các tiêu chuẩn ĐGCLGD là căn cứ để các trường THPT xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dài hạn, trung hạn và kế hoạch năm học.
Thông thường vào đầu mỗi năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khainhiệm vụ năm học mới cho tất cả các cấp học, bậc học trong toàn quốc Nhưngvăn bản chỉ đạo của Bộ chủ yếu đề cập đến vấn đề đường lối, chủ trương, địnhhướng, chưa cụ thể hóa cho từng Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố Tuy nhiên,các tỉnh, thành phố khác nhau thì khác nhau về các điều kiện giáo dục; cho nênvận dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD các trường THPT cũng phải thực sự linhhoạt, sáng tạo để có tác dụng khuyến khích, giúp các trường trong việc xây