Thực trạng việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học sinh học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định……… KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……… Chương 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỂ DẠY H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHAN VĂN NGHĨA
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU TRONG DẠY HỌC PHẦN BẨY SINH THÁI HỌC SINH HỌC
12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐAỊ HOCC̣ GIÁO DUCC̣
-
-PHAN VĂN NGHĨA
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU TRONG DẠY HỌC PHẦN BẨY SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12,
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và quá trình công tác tại trường THPT Xuân Trường C – Tỉnh Nam Định
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học
Bằng tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PSG.TS Nguyễn Đức Thành – người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và luôn luôn khích
lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên và học sinh các trường THPT huyệnXuân Trường – Tỉnh Nam Định đã luôn tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành khảosát tình hình thực tế dạy học và thực nghiệm sư phạm
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Phan Văn Nghĩa
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả điều tra thực trạng vận dụng các PPDH tích cực
Bảng 1.2 : Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp sử dụngbài tập nghiên cứu trong dạy học Sinh học THPT
Bảng 3.1 Thang đo mức độ đạt được năng lực học tập khi học phần bẩysinh thái học, sinh học 12, THPT
Bảng 3.2 Bảng thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinhqua 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm
Bảng 3.3 Cơ cấu HS chia theo mức độ đạt được năng lực nhận ra kiếnthức học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Bảng 3.4 Cơ cấu HS chia theo mức đạt năng lực xác định bản chất kiếnthức ở lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.5 Cơ cấu HS chia theo mức đạt năng lực xác định mối quan hệcủa kiến thức mới với kiến thức đã có ở lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.6 Cơ cấu HS chia theo mức đạt năng lực hệ thống hoá kiến thức
ở lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.7 Cơ cấu HS chia theo mức đạt năng lực vận dụng được kiếnthức ở lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.8 Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa lớp ĐC và lớp TNqua các bài kiểm tra
Bảng 3.9 Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi
Bảng 3.10 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm 3 bài kiểm tra (% học sinh đạt
Trang 6điểm xi trở lên)
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………
Danh mục viết tắt………
Danh mục các bảng………
Danh mục các hình………
Mục lục………
MỞ ĐẦU……….
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI… 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài………
1.1.1 Trên thế giới………
1.1.2 Trong nước………
1.2 Cơ sở lí luận………
1.2.1 Khái niệm về học………
1.2.2 Khái niệm về năng lực học tập………
1.2.3 Phát triển năng lực học tập………
1.2.4 Khái niệm về bài tập nghiên cứu………
1.3 Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cự trong giảng dạy chương trình Sinh học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định………
Trang 91.3.2 Thực trạng việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học sinh
học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định………
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………
Chương 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……….
2.1 Cấu trúc chương trình sinh thái học sinh học 12 THPT…….
2 1 1 Mục tiêu, nội dung chương trình sinh thái học, sinh học 12, trung học phổ thông………
2.1.2 Sự phát triển của nội dung………
2.2 Các năng lực học tập phần sinh thái học cần có………
2.2.1 Năng lực nhận ra kiến thức học………
2.2.2 Năng lực tìm ra bản chất kiến thức………
2.2.3 Năng lực xác định được mối quan hệ của các kiến thức………
2.2.4 Năng lực hệ thống hoá kiến thức………
2.2.5 Năng lực vận dụng kiến thức………
2.3 Một số dạng bài tập nghiên cứu cần có để phát triển năng lực học tập phần sinh thái học sinh học 12 THPT………
2.4 Sử dụng bài tập nghiên cứu để phát triển năng lực học tập phần sinh thái học sinh học 12 THPT………
2.4.1 Các nguyên tắc sử dụng………
2.4.2 Quy trình sử dụng………
2.5 Một số bài soạn có sử dụng bài tập nghiên cứu để phát triển năng lực học tập trong dạy học sinh thái học sinh học 12 THPT…………
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………
25 29
30 30
30 34 35 35 36 42 42 43
43
45 45 47
54 67
Trang 10Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………
3.1 Mục đích thực nghiệm………
3.2 Phương pháp thực nghiệm………
3.3 Nội dung thực nghiệm………
3.3.1 Các bài thực nghiệm………
3.3.2 Các tiêu chí cần đo trong thực nghiệm………
3.4 Kết quả thực nghiệm và bàn luận………
3.4.1 Kết quả định lượng………
3.4.2 Kết quả đinh tính………
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………
1.Kết luận………
2 Khuyến nghị………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
PHỤ LỤC………
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học tập cho học sinh
Với khối lượng kiến thức bùng nổ như ngày nay, trong khi thời gian có hạn
ở trường thì việc dạy học cho học sinh không chỉ dừng lại việc cung cấp kiếnthức cho học sinh mà còn cần phải rèn cho học sinh kỹ năng, thái độ để họcsinh có thể chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc lãnh đạo, chỉđạo của người thầy Chính vì vậy đặc ra yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệpgiáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học Trong văn kiện hội nghị lần thứ
IX Ban chấp hành TW khoá X đã xác định “ Tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục – đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đổi mới phương pháp dạy
học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung
và cải cách giáo dục ở bậc trung học phổ
thông nói riêng Trong những năm gần đây các trường phổ thông đã có những cốgắng trong việc đổi mới dạy học và đã đạt được nhiều tiến bộ phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinhphát huy được khả năng tự tìm tòi khám phá kiến thức và khả năng tự học, đó làmột trong những kỹ năng rất cần thiết cho học sinh
1.2 Xuất phát từ đặc điểm nội dung môn sinh học và nội dung của phần sinh thái học – Sinh học 12 Trung học phổ thông
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ, trong đó công nghệ Sinh học đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển đó Sự gia tăng kiến thức Sinh học chi phốikhông nhỏ đến nội dung, chương trình dạy học sinh học trong các nhà trường Dovậy rất cần một phương pháp dạy học thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp ngườihọc có thể tự học suốt đời, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay
Trang 12Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học xuất phát
từ đời sống xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn sản xuất Phần sinh tháihọc – Sinh học 12 theo chương trình cải cách được bổ xung rất nhiều kiến thức
mới và hiện đại Cấu trúc chương trình phần này được thể hiện từ cấp độ cá thể Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Sinh quyển, có rất nhiều kiến thức liên quanđến thực tiễn Vì vậy, khi dạy học phần này đòi hỏi người dạy phải phát huy tối đakhả năng tự học cho học sinh
1.3 Xuất phát từ ưu điểm của bài tập nghiên cứu
Bản chất của dạy học hiện đại là lấy tự học làm cốt lõi, người học là người
đi tìm cách học và cách tìm hiểu việc học của mỗi người không chỉ diễn ra khiđến trường mà việc học phải diễn ra suốt đời, với mục đích là: học để biết, học đểlàm, học để cùng chung sống và học để làm người [18]
Trong các biện pháp tổ chức dạy học thì việc tổ chức việc học cá nhân làquan trọng nhất vì trong quá trình chính lĩnh kiến thức mỗi cá nhân phải chủ động
tự nghiên cứu các thông tin như trong sách giáo khoa, quan sát các phương tiệnhay làm thí nghiệm, nghiên cứu thực tiễn hoàn thành bài tập sau đó trao đổi kếtquả với các bạn trong nhóm, trong lớp hoặc với giáo viên, từ đó mà hình thànhkiến thức mới, kỹ năng mới Bài tập nghiên cứu sẽ giúp học sinh nâng cao năng lựclàm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện tinh thầntrách nhiệm và khả năng làm việc cộng tác Thực tế cho thấy nếu học sinh tựnghiên cứu để giải quyết vấn đề thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn nhiều so với việcthụ động tiếp thu từ người dạy
Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học và ưu điểmcủa việc sử dụng bài tập nghiên cứu, từ thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy sựcấp thiết của việc nghiên và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng dạy – học môn Sinh học trung học phổ thông nói chung và phần sinh thái học
Trang 13nói riêng bằng việc sử dụng bài tập nghiên cứu để phát triển năng lực tự học cho học sinh.
1.4 Xuất phát từ thực trạng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học môn sinh học hiện nay ở trường phổ thông
Hiện nay chương trình Sinh học Trung học phổ thông nói chung và Sinh tháihọc (Sinh học 12) nói riêng có nhiều đổi mới cả về cấu trúc chương trình và nộidung kiến thức Vì vậy việc dạy và học bộ môn sinh học nói chung, Sinh thái họcnói riêng cần nhiều đổi mới, để phát huy được năng lực tư duy, năng lực sáng tạocủa học sinh nhằm giải quyết các vấn đề tiếp thu được kiến thức trong tài liệu sáchgiáo khoa và thực tiễn cuộc sống
Việc dạy và học của một bộ phận giáo viên, học sinh ngày nay còn phiếndiện, ít liên hệ với thực tế Học sinh ít khi được giao các bài tập liên hệ với thực tế.các nguồn thông tin chủ yếu là trong sách giáo khoa rất ít các kiến thức mà họcsinh thu được là qua nghiên cứu thực tế Vì vậy người học thiếu các cơ hội hìnhthành các kỹ năng nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm kiến thức Do đó sự hìnhthành thái độ, nhân sinh quan, thế giới quan trong cuộc sống còn chưa rõ nét
Tuy lí luận dạy học sinh học đã đề cập đến phương pháp nghiên cứu nhưngnghiên cứu khác tìm tòi chỗ nào? Và bài tập trong phương pháp nghiên cứu khácbài tập dùng trong các phương pháp như thế nào? Những mẫu thực hành sư phạm
về bài tập nghiên cứu trong dạy học như thế nào có hiệu quả dạy học tốt, đều chưa
có cụ thể, nhưng đều khẳng định bài tập nghiên cứu có vai trò dạy học rất lớn Đểgóp phần cụ thể hoá phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu, cần có những
nghiên cứu và áp dụng vì vậy chúng tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy Sinh thái học - Sinh học 12, THPT.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 14Phát triển cho học sinh năng lực học tập trong dạy học phần bẩy sinh tháihọc sinh học 12, THPT bằng bài tập nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá cơ sở lí luận về năng lực học tập, bài tập nghiên cứu
3.2 Xác định thực trạng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy sinh
thái học – sinh học 12, THPT để phát triển năng lực học tập
3.3 Xác định cơ sở, xây dựng bài tập nghiên cứu để phát triển năng lực học tập
cho học sinh trong dạy học sinh thái học
3.4 Xác định cơ sở của việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy
sinh thái học sinh học 12, THPT
3.5 Thiết kế bài dạy có sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học sinh thái học
sinh học 12, THPT nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh
3.6 Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra hiệu quả của biện pháp sử dụng bài tập
nghiên cứu để phát triển năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần bẩy sinhthái học sinh học 12, THPT
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng bài tập nghiên cứu nhằm phát triển năng lực học tập củahọc sinh trong dạy học sinh thái học sinh học 12 THPT
Trang 156 Giả thuyết khoa học
Nếu có bài tập thể hiện tính nghiên cứu và sử dụng hợp lí sẽ phát triển năng lực học tập nói chung và năng lực học tập sinh thái học sinh học 12 nói riêng
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Sử dụng bài tập lí thuyết để phát triển năng lực học tập cơ bản cho học sinhtrong dạy học sinh thái học sinh học 12 THPT
- Dạy thực nghiệm một số bài trong phần sinh thái học sinh học 12 ở một số lớp tại trường THPT Xuân Trường C, tỉnh Nam Định
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú hơn biện pháp dạy học sinh học theo hướng phát triển năng lực học tập cho học sinh
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các giáo viên có tài liệu tham khảo về
sử dụng bài tập nghiên cứu để phát triển năng học tập cho học sinh
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài
9.2 Phương pháp điều tra thực trạng
Sử dụng phiếu điều tra
9.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài
9.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các tham số thống kê để xử lí số liệu thu được trong và sau thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được xử lí bằng các tham số đặc trưng
Trang 16+ Điểm trung bình ( X ) : là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức :
S =
+ Phương sai (S 2 ) :
Là đại lượng đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiêncứu Phương sai càng lớn thì sự sai biệt càng lớn Ngược lại, phương sai càng nhỏthì độ sai biệt càng nhỏ Phương sai còn biểu hiện độ phân tán của tập số liệu kếtquả nghiên cứu đối với giá trị trung bình Phương sai càng lớn, độ phân tán quanhgiá trị trung bình càng lớn
Trang 176
Trang 18Cv% = X S 100%
Trong đó : Cv trong khoảng 0 – 10% : dao động nhỏ
Độ tin cậy cao
Cv trong khoảng 10 – 30% : dao động trung bình
Cv trong khoảng 3 – 100% : dao động lớn
Độ tin cậy thấp+ Độ tin cậy (td) :
Để xác định độ đáng tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình của nhóm thí nghiệm
và đối chứng
td =
Giá trị tới hạn của td là tα tra bảng phân phối Student với = 0,05, bậc tự do f = n1+ n2 – 2 Nếu t d t thì sự sai khác của các giá trị trung bình thí nghiệm < Đối
chứng là có ý nghĩa
Trong đó :
X1 : Điểm số trung bình của lớp ĐC
X 2 Điểm số trung bình của lớp TN
S12 : Phương sai lớp ĐC
S2 : Phương sai lớp TN
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2: Sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần sinh thái
Trang 197
Trang 20cổ đại như Xôcorat (469 – 690 TCN), Arixtot (384 – 322 TCN), Khổng Tử (551 –
479 TCN), Mạnh Tử (372 – 289 TCN), Trương Tài (97 – 27 TCN), đều đánh giácao vai trò của việc phát huy tính tích cực của HS
Đến thời cận đại, vấn đề phát huy tính tích cực sáng tạo của HS đã trở thành ý tưởng chung của nhiều nhà tư tưởng và giáo dục như Thô-Mat-Mo-Rơ (1476 – 1535), Môn-tê-nhơ (1533 – 1592), Cô-men-xki (1592 – 1670), Krup-xcai-a (1869– 1939)
Intel ISEF là hội thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho học sinh phổ thông
từ lớp 9 – 12, ở 17 lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả và sáng kiến sử dụng công nghệ trong dạy và học, sự thông thạo và kỹ năng giải quyết vấn đề ở giới trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ trong dạy và học các môn khoa học, toán học, kỹ thuật, v.v…
Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay, vấn đề năng lực học tập được
đề cao N.A Rubakin với tác phẩm “Tự học như thế nào” nhấn mạnh “Việc giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để bạn tích cực, chủ động trong tự học” Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm tổ chức hoạt động tích cực của HS, trong đó có sử dụng hệ thống bài tập
Tác phẩm “Chuẩn bị giờ học như thế nào” của nhà sư phạm N.G.Đairi
nhấn mạnh đến loại bài tập gợi vấn đề trên lớp để tổ chức hoạt động nhận thức của người học
Trang 212 PGS.TS.Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3 TS Phạm Trung Thanh, Th.S Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên NXB khoa học và kỹ thuật.
Các tài liệu trên về cơ bản đều đã chỉ ra cơ sở lý luận về công tác NCKH nóichung, cách thực hiện và trình bày một đề tài NCKH nhưng lại hầu hết là tập trunghướng dẫn sinh viên NCKH Còn với đối tượng là HS THPT, qua thành công củaViệt Nam tại Hội thi KHKT đặc biệt từ năm 2012 càng khẳng định khả năng sángtạo của HS Việt Nam với nhiều dự án rất sáng tạo và độc đáo Để đạt được kết quảnhư vậy không thể thiếu vai trò hướng dẫn, tổ chức của GV, các nhà khoa học BộGiáo dục và đào tạo đã tiến hành tập huấn giáo viên các trường THPT thông qua:
1.“Hội thảo – Tập huấn :Tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học ” do TS Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ trung học
Bộ GD&ĐT thực hiện với nội dung chủ yếu là thảo luận thống nhất về các tiêu chíchấm các dự án dự thi của thí sinh và công tác tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh/thành phố và cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013
2 TS.Vũ Anh Tuấn “Giới thiệu khung nghiên cứu và hướng dẫn học sinh trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật” tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội
trong đó
nêu mục đích, hình thức tổ chức, nội dung, tiến trình thực hiện đề tài NCKH Nhưng thực tế, ngay bản thân một số GV vẫn còn rất mơ hồ về lí luận côngtác NCKH dẫn đến lúng túng khi triển khai hướng dẫn HS thực hiện đề tài, áp dụng còn máy móc, thực sự chưa hiểu sâu bản chất và ý nghĩa của công tác NCKH
Trang 22của HS.
Vấn đề sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học được đặt ra từ những năm
60 của thế kỉ XX Người đi sâu nghiên cứu vấn đề này là I.Ia Lerner, nhà giáo dụchọc người Nga Ông có hẳn một công trình nghiên cứu về vấn đề này, mang tên
“Bài tập nhận thức” Công trình này đã được hai dịch giả Nguyễn Cao Lũy và Văn
Chu (Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục) dịch sang tiếng Việt.Việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
khẳng định là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh [22].
Giá trị của bài tập nhận thức được khẳng định rất rõ ràng, song trên thực tế,việc sử dụng bài tập nhận thức còn rất hạn chế Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnthực tế này, trong đó có nguyên nhân quan trọng là giáo viên chưa được hướngdẫn cụ thể về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức
Hiện nay, ngoài công trình của I.Ia Lerner,còn có PGS.TS Lê Đình Trung,
TS Vũ Đức Lưu [ 20],[14], đã có công trình nghiên cứu về Bài tập nhận thức
được xuất bản, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Tài liệu này nhằm phát huytính tích cựu, tự lực của học sinh trong quá trình học tập Tuy nhiên việc xây dựngbài toán nhận thức trong dạy học sinh học còn rất hạn chế, giáo trình phương phápdạy học sinh học viết: “Bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối với việc học sinhhọc ở trường phổ thông ở nước ta Từ thực tiễn, chúng ta sẽ bổ sung nhận thức lýluận và kinh nghiệm thực hành của loại bài tập này”
Trong điều kiện như vậy, việc tìm ra cách thức xây dựng bài tập và áp dụngvào thực tế dạy học một cách có hiệu quả là rất cần thiết
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Khái niệm về học
Học ngày nay được nhìn nhận bằng nhiều góc độ khác nhau Học vẫn còn làmột quá trình bí ẩn, chưa khám phá được một cách đầy đủ về cơ chế của quá trình
Trang 23học diễn ra trong não như thế nào Nếu quan tâm đến kết quả cuối cùng đạt được
là sản phẩm học hay hành vi nhận biết được Đó là cách tiếp cận theo hành vi –đáp lại phản xạ của PavLôp, tiếp cận theo hành vi – tác động phản xạ có điều kiện:
“Dạy là thành lập những phản xạ có điều kiện, hình thành ở đối tượng những kinh nghiệm hành động, học là hình thành cho mình những phản ứng trả lời mới chưa
có trong vốn phản xạ không điều kiện được di truyền” Hay hành vi tác động, phản xạ có điều kiện của Skinner: “ Học là quá trình làm biến đổi hành vi từ kinh nghiệm hay là từ sự tiếp xúc với môi trường sống của chủ thể” Nếu quan tâm đến
quá trình học bằng cách tìm hiểu những gì đã xảy ra trong trí óc người học, tronghộp đen, tức là cách tiếp cận về trí tuệ, theo bước chân Piaget với cơ chế đồng hoá,
điều ứng, cân bằng… hay Vưgốtski với vùng phát triển gần [20] “ Học là quá trình biến đổi và cân bằng cấu trúc nhận thức để thích nghi với môi trường” hay “ Học là tích hợp, đồng hoá, điều ứng, nhập nội những dữ liệu mới làm biến đổi cấu trúc nhận thức nội tại hiện có” [6] Nếu kết hợp hai vấn đề trên thành một mô hình quá trình thông tin với các thuật ngữ: thu nhận, xử lý, chương trình hoá… thì “ Học là tự tạo ra khả năng xác định vấn đề cần giải quyết, thu nhận, xử lý thông tin
và ứng dụng chương trình giải quyết vấn đề”[6].
Cơ sở để hình thành, phát triển của giáo dục là người học, việc học Vì vậy,giải quyết vấn đề giáo dục là giải quyết vấn đề học mà nội dung cơ bản là mục đíchhọc, nội dung học, phương pháp học, quản lí việc học, đánh giá việc học, cơ sở vậtchất phục vụ việc học Có giải quyết được việc học mới nghĩ đến giải quyết việcdạy; như vậy khác với quan niệm trước đây, ngày nay cho rằng học quy đinh dạy
Đối tượng của giáo dục là người học, mà người học là người đi học chứkhông phải là người được dạy Người học là người với năng lực cá nhân của mìnhtham gia vào việc tìm ra kiến thức mới cho mình Người học là người đi tìm ra cáchhọc và tìm cách hiểu cho nên nếu người học không có đủ nỗ lực bản thân để tự học,
Trang 24ngược lại bản thân cố gắng tự học thì dù điều kiện học chưa đầy đủ vẫn có thểtừng bước hình thành năng lực mới, phẩm chất mới [18].
Bác Hồ đã dạy: “ Cách học tập, phải lấy tự học làm cốt” Việc học của mỗi
người không phải chỉ diễn ra khi đến trường mà việc học phải diễn ra suốt đời, vớimục đích là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người[19,tr5]
Trong quá trình phát triển, quan niệm về học được được nhìn theo nhiềugóc độ khác nhau như theo quan điểm sinh lí học của Pavlop thì học là thành lậpphản xạ có điều kiện, hình thành cho mình những phản ứng mới, còn theo quanđiểm của Skinnor thì học là tự điều hoà hành vi để dẫn tới hành vi mong muốn Theo quan điểm tâm lí học của Vưgốtski thì học là quá trình tự biến đổi và cânbằng cấu trúc nhận thức để thích nghi với môi trường [21] Theo các quan điểmdạy học truyền thống thì học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiếnthức, hoặc học tập là ghi nhớ, lặp lại, thuộc lòng [5]
Như vậy, học là nhận ra kiến thức học, tìm ra bản chất của kiến thức từ đóxác định được quan hệ của các kiến thức và hệ thống hoá được kiến thức mới vớicác kiến thức đã biết và kết quả cuối cùng là vận dụng được kiến thức đó vào thựctiễn
Từ những điều trình bày trên, ta có thể khái quát lại quan niệm về việc học
ngày nay là: Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình, nói cách khác, học là quá trình người học tự lực, tích cực tìm ra nội dung cần học, xác định bản chất, xác định được quan hệ giữa các nội dung, hệ thống hoá được các nội dung và sử dụng được các nội dung đã học vào giải quyết thành công các tình huống thực tiễn đặt ra.
1.2.2 Khái niệm về năng lực học tập
Trang 251.2.2.1 Khái niệm về năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh là competentia Ngày nay
năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Năng lực được hiểu như sự thànhthạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc Năng lực cũng đượchiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơquan
Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng,
2000): Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định [7].
Theo John Erpenbeck, “năng lực được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định”.
Weinert (2000) định nghĩa: “Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như
sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong tình huống linh hoạt”.
Theo De Ketele ( 1995), năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạtđộng) tác động lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyếtcác vấn đề do các tình huống này đặt ra
Khái quát quát lại năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Trang 26Có thể nói năng lực có cấu trúc mà các thành phần quan trọng là tích hợpcủa nội dung, kĩ năng và tình huống Muốn phát triển năng lực phải pháp triển từngyếu tố cấu thành, đó là pháp triển nội dung, phát triển kĩ năng hay tình huống.
Xavier Roegiers đã công thức hoá năng lực như sau:
Năng lực = (những nội dung x những kĩ năng) x những tình huống
= những mục tiêu x những tình huống [23]
Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nộidung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do nhữngtình huống này đặt ra Nói cách khác, năng lực là thực hiện kết quả nhiệm vụ đặt ratrong một tình huống nhất định bằng những kiến thức, kĩ năng phù hợp Khái niệmnăng lực và khái niệm tích hợp luôn song hành với nhau Có thể coi năng lực là kếtquả còn tích hợp là nguyên nhân [15]
1.2.2.2 Khái niệm về năng lực học tập
Năng lực học tập là tổ hợp các kĩ năng, kĩ xảo của mỗi học sinh đảm bảo thực hiện được các hoạt động học tập trong quá trình học ( bao gồm: nhận ra kiến thức học, tìm ra bản chất của kiến thức, xác định được quan hệ của các kiến thức,
hệ thống hoá được kiến thức, vận dụng được kiến thức).
1.2.2.3 Các loại năng lực học tập
Học tập là loại hoạt động, hoạt động bao giờ cũng cần hoạt động cá nhân,nhưng bên cạnh đó còn phải có sự phối hợp với bạn bè và giáo viên Như vậy quátrình kiến tạo được kiến thức, người học phải thực hiện đồng thời hoạt động cánhân hay tự nhận thức với hoạt động phối hợp với bạn bè và giáo viên Do vậynăng lực học tập cần phát triển là năng lực nhận thức và năng lực hoạt động
- Năng lực nhận thức bao gồm: năng lực nhận ra vấn đề học tập; năng lực xácđịnh dấu hiệu bản chất của kiến thức; năng lực xác định quan hệ gần các nộidung học tập; năng lực hệ thống hoá kiến thức; năng lực vận dụng kiến thức
Trang 27- Năng lực hoạt động bao gồm:
Xét theo tiêu chí nhận thức: năng lực nghiên cứu; năng lực trình bày; nănglực áp dụng
Xét theo tiêu chuẩn xã hội bao gồm: năng lực hoạt động riêng lẻ; năng lựcphối hợp theo nhóm
Xét theo tiêu chuẩn chức năng dạy học gồm có năng lực khám phá; năng lựccủng cố; năng lực đánh giá
1.2.2.4 Các mức độ của năng lực học tập
Học tập ở mức nhớ: được hiểu một cách khái quát là ghi nhớ, nhận biết,cóthể nhắc lại được Như vậy, có thể nói nhớ là nói lại được những điều mình đã thunhận từ môi trường xung quanh Ví dụ học sinh trả lời câu hỏi; G.Menđen đã công
bố các định luật di ruyền của ông vào năm nào? Học sinh dựa vào trí nhớ để trả lờicâu hỏi
Học tập ở mức hiểu: Hiểu một kiến thức là nói lại được, giải thích đượchoặc chứng minh được Như vậy hiểu là khám phá được bản chất của kiến thức
Ví dụ học sinh trả lời câu hỏi: Hãy trình bày ví dụ về hình thành loài bằng conđược sinh thái Vì sao phương thức này thường gặp ở thực vật và những nhómđộng vật ít di động? Học sinh tổ chức sắp xếp lại kiến thức đã học và diễn đạt lạibằng ngôn ngữ của mình
Học tập ở mức áp dụng: sử dụng kiến thức đã lĩnh hội vào việc giải quyếtmột vấn đề lý thuyết hay thực tiễn đặc ra, trong tình huống quên biết hay tìnhhuống mới lạ Ví dụ học sinh trả lời câu hỏi: Vận dụng khái niệm “ mức phản ứng”
để phân tích vai trò của năng khiếu bẩm sinh và của việc nuôi dưỡng giáo dụctrong việc phát triển trí năng
Học tập ở mức phân tích: Phân tích được hiểu là phân chia một vấn đề lớnthành những vấn đề nhỏ hơn, để nghiên cứu sâu sắc hơn từng vấn đề nhỏ và xác
Trang 28định được mối quan hệ giữa các vấn đề nhỏ và giữa vấn đề nhỏ với vấn đề lớn Ví
dụ học sinh trả lời câu hỏi: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể đã họctrong bài này, theo em dạng nào gậy hậu quả lớn nhất? Học sinh phân tích hậu quảcủa từng dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể , tìm kiếm bằng chứng, lí lẽ để trảlời câu hỏi ( những điều này chưa được cung cấp cho học sinh)
Học tập ở mức tổng hợp và khái quát hoá: Học sinh vận dụng phối hợp cáckiến thức đã có để giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo củabản thân Ví dụ học sinh trả lời câu hỏi: Quá trình phát sinh loài người phụ thuộcvào những nhân tố nào? Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội/ Với
sự biến đổi hình thái lao động và sinh hoạt cơ thể con người có biến đổi haykhông? Vì sao loài người sẽ không biến đổi thành một loài khác?
Học tập ở mức nhận xét , đánh giá: Học tập nhận ra nội dung từ đó xác địnhbản chất vấn đề tiếp theo xác định được bản chất vấn đề từ đó hệ thống hoá kiếnthức vừa nhận thức với kiến thức đã có sau đó sử dụng vào tình huống phù hợp [5]
Tóm lại học ở mức nhận xét đánh giá là từ hiểu khiến thức sau đó vận dụngkiến thức đó và dựa vào cơ sở đó để phát triển
1.2.3 Phát triển năng lực học tập
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, thì phát triển là làm biến đổi
từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp [16].Vậy phát triển năng lực học tập được hiểu là làm cho người học được nâng caodần khả năng tự kiến tạo kiến thức, kĩ năng vào giải quyết được các tình huống líthuyết hoặc thực tiễn đặt ra
Phát triển năng lực học tập phụ thuộc vào các biến số chủ yếu là mục tiêudạy học và tình huống khi thực hiện mục tiêu, mà mục tiêu tạo nên bởi nội dung vàcách thực hiện nội dung để thu nhận kiến thức từ đó suy ra năng lực phụ thuộc vàonội dung, kĩ năng và tình huống
Trang 29Ví dụ: trong tình huống đọc một đoạn nội dung bằng chữ trong sách giáokhoa, gồm nội dung là một số sự kiện, nếu thực hiện kỹ năng mô tả lại đúng, đủcác sự kiện của đoạn văn vừa đọc ( kĩ năng tái hiện) sẽ hình thành năng lực lưu trữthông tin Nhưng nếu đọc xong lại xác định quan hệ giữa các sự kiện ( kĩ năng xácđịnh quan hệ một loại kĩ năng nhận thức) sẽ hình thành năng lực xác định quan hệgiữa các nội dung Từ ví dụ nêu trên cho thấy tuỳ thuộc kĩ năng mà hình thànhnăng lực khác hay nói cách khác tuỳ thuộc mục tiêu Ngoài kĩ năng có sự vận độngthì nội dung, tình huống cũng luôn vận động theo hướng nâng cao chất lượng sảnphẩm nhận thức thì sự vận động đó được gọi là phát triển năng lực hoặc sự vậnđộng của năng lực theo hướng liên kết thực hiện nhiều mục tiêu cùng loại trongmột tình huống cũng là phát triển năng lực Hướng thứ ba của phát triển năng lực
là liên kết nhiều mục tiêu cùng loại trong một tình huống và có thể khái quát thànhkhái niệm mục tiêu mới cao hơn, tổng hợp hơn đó là năng lực thực hiên mục tiêutích hợp
Để hiểu cơ sở của việc phát triển năng lực ta cần nghiên cứu sâu đặc điểmcủa từng thành tố hình thành năng lực
Nôi dung: Nội dung ở đây được hiểu là “ vấn đề giảng dạy” hay “ đối tương
học tập”, như vậy nội dung là những nội dung môn học Theo Merill (1983) thì đốitượng học tập bao gồm: các sự kiện cá biệt, các khái niệm, các thủ tục ( quy tắc) ,các nguyên lí Chúng tôi hiểu Merill đã dựa vào các dạng phản ánh của đối tượnghọc tập để phân loạivà sắp xếp nội dung theo mức độ từ thấp đến cao
D’Hainant (1977) lại phân loại đối tượng học tập làm 5 loại dựa vào mức độtrừu tượng khác nhau:
+ Những cá biệt: đó là từng yếu tố hay sự kiện riêng lẻ ví dụ như lá thứ nhấtđếm được 20 răng cưa, lá thư 2 đếm được 22 răng cưa, hay lá có xẻ thuỳ ,
lá hình trái tim…
Trang 30+ Những lớp: là tập hợp những yếu tố mà những yếu tố đó có đặc điểm chung.
Ví dụ: Hô hấp, tiêu hoá….Đặc điểm chung mang tính bản chất đó là kháiniệm Như vậy ta có thể hiểu từ sự kiện là cái riêng lẻ, cụ thể đến khái niệmphản ánh đặc điểm chung và bản chất của nhóm các sự kiện đó là khái niệm.vậy khái niệm đó trừu tượng hơn sự kiện Còn lớp các sự kiện tạo ra lớpkhái niệm
+ Những quan hệ: Theo D’Hainant thì quan hệ có chứa biến số, nghĩa là nhữngmệnh đề chung có thể nhận những giá trị đặc biệt
+ Những cấu trúc và những hệ các cấu trúc và các quan hệ là những tập hợpquan hệ Một cấu trúc có cả những yếu tố và những quan hệ giữa các yếu tố
đó Chúng tôi hiểu D’Hainant đã căn cứ vào sự phát triển từ sự kiện nằmtrong cấu trúc nhất định
Trong môn sinh học ở cấp THPT cần chú ý đến mục đích nhận thức, nên dựavào cơ sở này thì đối tương học tập bao gồm:
+ Phương pháp luận: Con đường, phương pháp , biện pháp nhằm phát hiện, cấu trúc nội dung môn học
Nội dung kiến thức môn học nêu trên có thể được diễn đạt dưới các dạng khác nhau: Đoạn viết, hình ảnh, kí hiệu…
Kĩ năng:
Theo Roegiers, kĩ năng được hiểu là khả năng thực hiện một cái gì đó hay
đó là một hoạt động được thực hiện
Trang 31Theo Meirieu, kĩ năng chỉ biểu hiện thông qua nội dung Ví dụ: So sánh ( kĩnăng) quá trình đồng hoá với quá trình dị hoá ( nội dung) [23].
Theo Trần Bá Hoành, thì kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một sốthao tác hay một loại các thao tác của một hành động bằng cách lựa chọn, vận dụngnhững tri thức, cách thức và quy trình hợp lí [10]
Định nghĩa đầu tiên nặng về kết quả hành động còn định nghĩa thứ hai quantâm đến quan hệ giữa kĩ năng và nội dung Định nghĩa thứ ba quan tâm đến cáchthức thực hiện hành động
Những kĩ năng phải hình thành trong học tập ở bậc THPT là những kĩ năng
cơ bản Những kĩ năng cơ bản gồm có:
+ Kĩ năng nhắc lại: là những hoạt động nói lại hoặc khôi phục lại thông tin họcđược hay được cung cấp, không có biến đổi gì đáng kể Nhác lại có thể lànhắc lại nguyên văn hoặc nhắc lại chuyển đổi bằng cách diễn đạt riêng Kĩnăng nhắc lại là kĩ năng sơ đẳng cần cho đời sống hang ngày
+ Kĩ năng nhận thức: là những hoạt động nhận thức đòi hỏi có sự biến đổi một thông tin được cung cấp như nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp…
+ Kĩ năng hoạt động chân tay: Là những hoạt động chủ yếu bằng tác động vàlàm chủ cảm giác vận động Ví dụ: điều chỉnh kính hiển vi chính xác, đặtthước đo chiều cao cây đúng cách…
+ Kĩ năng xử sự: là những hoạt động trong đó có biểu lộ cách nhận thức bảnthân mình và người khác cũng như tình huống và cuộc sống Kĩ năng xử sựđược phát triển từ kĩ năng nhận thức ở mức cao hơn, mang tính điêu luyệnhơn, có tính
kĩ xảo hơn
Việc phát triển năng lực học tập thực chất là hình thành và phát triển nănglực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo mà bước đầu là giải các bài toán nhận thức, vậndụng vào bài toán thực tiễn, trong hành động một cách chủ động và độc lập ở cácmức độ khác nhau [15]
Trang 32Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện thường xuyên,liên tục, có hệ thống, điều này đặc biệt quan trọng đối với HS.
Hình thành và phát triển năng lực nhận thức được thực hiện từ việc rènluyện năng lực quan sát, so sánh, phân tích nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng,phương pháp nhận thức
Trong quá trình tổ chức học tập ta cấn chú ý đến những vấn đề sau:
- Sử dụng phương pháp dạy học mang tính chất nghiên cứu, kích thích được hoạt động nhận thức, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề tăng cường tính độc lập trong hoạt động
Như vậy phát triển năng lực học tập trong đó chú ý phát triển tư duy ngườihọc
1.2.4 Khái niệm về bài tập nghiên cứu
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê {2000} thì bài tập là bài giao cho họcsinh làm để vận dụng những điều đã học được [16]
Theo các nhà lí luận học Liên Xô cũ thì bài tập đó là một dạng bài làm gồmnhững bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khihoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định hoặchoàn thiện chúng Khái niệm bài toán ở đây được coi là một dạng bài tập đó là bàitập định lượng [19]
Trước đây thường quan niệm bài tập là vận dụng kiến thức đã biết để hoànthành nhiệm vụ đặt ra, như thế bài tập thường nặng về củng cố, sử dụng kiến thức,đặc biệt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập
Trong học tập tích cực, nhiệm vụ học tập là tự lực tìm tòi khám phá kiếnthức mới so với bản thân, do đó sử dụng bài tập để hướng người học dựa trên kiếnthức có sẵn trong sách giáo khoa mà kiến tạo kiến thức cho bản thân [4], bài tập
Trang 33như vậy tương tự bài tập nghiên cứu và người sử dụng bài tập làm việc nhưngười nghiên cứu.
Chúng tôi quan niệm nhiệm vụ học tập mà người học phải giải quyết mà khigiải quyết cần sử dụng kiến thức trong bài học, như vậy, kết quả giải bài tập thì bàihọc được thực hiện, cũng qua đó còn dung cả kiến thức trong thực tế dạng nhưvậy được coi là bài tập nghiên cứu Từ đó chúng tôi hiểu: Bài tập nghiên cứu lànhiệm vụ học tập mà khi giải quyết sẽ nắm được kiến thức trong bài học và cả kiếnthức trong thực tế Như vậy bài tập nghiên cứu cùng dạng với dự án trong học tậphay một tiểu luận khoa học Thực hiện bài tập nghiên cứu tập dượt để dần dẫn đến
đề tài nghiên cứu, nhưng ở mức đơn giản hơn đề tài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thứckhoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện mới đểlàm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người [9]
Như vậy, bài tập nghiên cứu là những bài làm mang tính nghiên cứu khoa học trong dạy học, người dạy và người học cùng nhau giải quyết vấn đề học, không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người học tự nghiên cứu để tìm các thông tin lý thuyết cũng như thực tiễn, kết quả là tìm ra được kết luận khoa học và đó cũng chính là nội dung mà người học cần Bài tập nghiên cứu trong dạy học là phương tiện dạy
học mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các nhiệm vụ học tập, địnhhướng quá trình nghiên cứu để người học trực tiếp thu thập thông tin liên quan tớivấn đề nghiên cứu, xử lý các thông tin để chứng minh giải thuyết khoa học Làphương pháp dạy học mà người học không thụ động tiếp nhận kiến thức từ ngườidạy mà chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết thông qua các nhiệm vụthực tế liên quan tới nội dung học.Bằng việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạyhọc sẽ phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu
Trang 34Bài tập nghiên cứu cũng là một dạng bài tập nhưng để có lời giải, người họcphải tự lực, độc lập nhận ra vấn đề nghiên cứu, xác định các sự kiện là cứ liệu từcác cứ liệu xây dựng kết luận khoa học Những cứ liệu khoa học có thể từ trong tàiliệu khoa học, cũng có thể phải quan sát, thực nghiệm trong thực tế.
Khối lượng công việc phải hoàn thành trong bài tập nghiên cứu thường lớnhướng vào giải quyết một vấn đề lớn như một chủ đề trong học tập hoặc một vấn
đề đòi hỏi vừa sử dụng kiến thức lí thuyết, vừa giải quyết vấn đề thực tiễn Bài tậpnghiên cứu về mặt nào đó nó gần như một dự án học tập hoặc như một tình huốngthực tiễn đòi hỏi phải giải quyết
Tóm lại, bài tập nghiên cứu trong dạy học là một mô hình dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, trong đó các nhiệm vụ học tập, được thực hiện dưới dạngnghiên cứu khoa học, dưới sự hướng dẫn của người dạy, người học thực hiện cácnhiệm vụ học tập một cách chủ động, độc lập, tích cực qua các giai đoạn nhất định:
từ đề xuất vấn đề nghiên cứu, đi tìm các cứ liệu để chứng min h cho giả thuyết vàrút ra kết luận khoa học đến báo cáo kết quả nghiên cứu Qua đó, giúp phát triểnkiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ của quá trình họctập, khuyến kích học sinh tìm tòi, sáng tạo Kiến thức tự lĩnh hội được bổ sung từnhiều nguồn khác nhau, làm phong phú tri thức người học, đáp ứng mục tiêu gắn
lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Vai trò của bài tập nghiên cứu
Trong dạy học bài tập nghiên cứu phát huy được tính tích cực, chủ động củangười học trong toàn bộ quá trình học tập, làm cho người học năng động hơn, làmviệc hiệu quả hơn, kiến thức về bài học trở nên sâu rộng hơn, gắn với thực tiễnhơn Hoạt động học chỉ thực sự có chiều sâu khi người học chủ động
Rõ ràng khi người học được chủ động tiếp nhận kiến thức , được ứng dụng
lý thuyết vào thực tiễn thì kiến thức được tổng hợp và nắm vững vàng
Trang 35Bài tập nghiên cứu trong dạy học đặt người học vào một vị trí người học chủđộng, người học sẽ phát triển các kỹ năng của cần cho cuộc sống.
Với vai trò là “tác giả tích cực” của quá trình học tập, người học tự đề xuấthoặc lựa chọn vấn đề nghiên cứu và tự tiến hành các công việc Nhờ đó, học sinh
có điều kiên pháp triển các kĩ năng tự học, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề và
xử lí các vấn đề xã hội phức tạp Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát huy đượctính tự lực, sáng tạo và tính trách nhiệm của người học cũng như rèn luyện cho họtính bền bỉ, kiên nhẫn vượt qua thách thức
Hình thức làm việc phổ biến trong sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học
là làm việc theo nhóm và cá nhân độc lập nghiên cứu để tìm ra kết luận khoa họccũng chính là nội dung kiến thức, đó là cơ sở để người học rèn luyện và phát huycác kỹ năng sống quan trọng Kĩ năng làm việc nhóm giúp người học phát triểnnăng lực cộng tác, năng lực đánh giá và năng lực lĩnh hội Kĩ năng thuyết trình,trình bày, phỏng vấn, quan sát có ý nghĩa rất lớn giúp người học tự tin và mạnhdạn hơn trong cuộc sống hoặc khi gặp hoàn cảnh mới
Khi sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học tạo môi trường tương tácgiữa thầy và trò, đặc biệt tạo cơ hội cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập,người học không bị áp đặt mà luôn có cơ hội để thể hiện hiểu biết, năng lực củabản thân Sự thành công trong việc đưa ra kết luận hay những ý kiến được ghinhận, chia sẻ sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực, làm cho người học có cảm giác hàilòng, hạnh phúc khi tham gia học tập
Tóm lại:
+ Bài tập nghiên cứu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người họctrong toàn bộ quá trình học tập, làm cho người học năng động hơn, làm việchiệu quả hơn, kiến thức về bài học trở nên sâu rộng hơn
+ Gắn lý thuyết với thực hành thí nghiệm nghiên cứu thực tế
Trang 36+ Phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
+ Phát triển khả năng sáng tạo
+ Rèn luyện năng lực đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn lại, bền bỉ
+ Rèn năng lực cộng tác làm việc
1.3.Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy chương trình Sinh học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy họctích cực trong giảng dạy chương trình Sinh học ở các trường THPT huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định thông qua các hoạt động: dự giờ và điều tra bằng phiếuvới giáo viên Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Kết quả điều tra thực trạng vận dụng các PPDH tích cực
Trang 37Mức độ thuận lợi trong dạy học
Qua kết quả điều tra ở bảng 1.1 có thể thấy:
Trang 38Về mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy học, phù hợp với sự đánhgiá về mức độ tích cực và thuận lợi, không có phương pháp nào được sử dụng với
tỉ lệ cao tuyệt đối Những phương pháp được sử dụng nhiều là những phươngpháp vừa tích cực, vừa thuận lợi Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều giáo viên sử dụngphương pháp thuyết trình ( thường xuyên sử dụng), mặc dù đây không phải làphương pháp dạy học tích cực Với phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu, chỉ
có 53 số người được hỏi có sử dụng phương pháp này với các mức độ khác nhau
Về mức độ tích cực của các PPDH, không có phương pháp nào được đánhgiá là hoàn toàn tích cực hay không tích cực Không có phương pháp nào là hoàntoàn tối ưu trong dạy học Nhưng phương pháp được đánh giá tích cực hơn cả làđàm thoại - vấn đáp, phát hiện – giải quyết vấn đề, trực quan, thảo luận, làm việcnhóm, dạy học bằng trắc nghiệm ( có từ trên 75% đánh giá rất tích cực, tích cực).Với phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu chỉ có đánh giá tích cực và đánh giá
ít tích cực Điều này có thể do phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu trong daỵhọc chưa được triển khai và sử dụng rộng rãi trong dạy học, nên việc đánh giá rấtkhó khăn
Về mức độ thuận lợi khi sử dụng, những phương pháp được đánh giá rấtthuận lợi và mức thuận lợi là những phương pháp dễ sử dụng, mang tính truyềnthống như thuyết trình, vấn đáp, thảo luận; còn một số phương pháp mới, phươngpháp cần nhiều sự đầu tư của người dạy và người học thì được đánh giá là ítthuận lợi và không thuận lợi Trong đó phương pháp sử dung bài tập nghiên cứuchỉ có đánh giá thuận lợi và có tới đánh giá không thuận lợi Điều này có thể liênquan đến những chuẩn bị và sử hiểu biết của giáo viên cũng như sự đầu tư về thờigian, điều kiện cơ sở vật chất …
1.3.2 Thực trạng việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học Sinh học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Trang 39Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy
học Sinh học ở các trường THPT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định bằng các
phiếu điều tra Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng
bài tập nghiên cứu trong dạy học Sinh học THPT
1.Thầy (cô) biết đến phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học theo
nguồn nào?
Phương án lựa chọn
a.Từ tập huấn chuyên môn
b Từ tài liệu hướng dẫn thực hiện
1.Phát hiện “ vấn đề” nghiên cứu
4 Báo cáo kết quả nghiên cứu
3 Trong dạy học sử dụng bài tập nghiên cứu, học sinh tham gia bài học như thế nào?
Trang 40Các khâu
1.Tham gia phát hiện “ vấn đề” nghiên cứu
2.Tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu
3 Tham gia thực hiện nghiên cứu
4 Tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu
4 Hiệu quả các giờ học bằng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học như thế nào?
b Có quan tâm
c Không quan tâm
6 Dự định của thầy cô trong vận dụng phương pháp sử dụng bài tập nghiên cứu