Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
27,25 KB
Nội dung
HOÀNTHIỆNCÔNGTÁCQUẢNLÝRỦIROTÍNDỤNGCỦANASBHÀNỘI 1. Định hướng nâng cao năng lực quảnlýrủirotíndụng 1.1 Mục tiêu tổng quát Xác định rõ trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủirotíndụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủiro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủiro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quảnlý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của mình NASBHàNội luôn chú trọng vấn đề con người , uy tín và quan hệ với khách hàng và xem đó là những tài sản vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình . Việc nâng cao cả số lượng và chất lượng là mục tiêu phát triển của Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên sẽ được tạo điều kiện học tập, huấn luyện để nâng cao trình độ , kinh nghiệm và kiến thức thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Từ đó cũng đi đến mục đích đưa lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo cho côngtácquản trị rủiro có chất lượng. Gia nhập WTO nền kinh tế nước nhà có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển và nhu cầu vay vốn phát triển cũng tăng cao, thúc đấy sự phát triển tíndụngcủa Ngân hàng.NASB HàNội cần xác định việc quảnlýrủirotíndụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tíndụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tíndụngcủa Ngân hàng ngay trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nguy cơ rủiro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể thì quảnlýrủirotíndụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủirotín dụng, nâng cao mưc độ an toàn cho kinh doanh củaNASBHàNội bằng các chính sách ,các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tíndụng khoa học và hiệu quả. 1.2 Các mục tiêu cụ thể Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủiro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tíndụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủiro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủirotín dụng. Do vậy, quản trị rủirotíndụng trong hoạt động NASBHàNội cần phải đáp ứng được các mục tiêu sau: - Giảm thiểu rủirotíndụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tíndụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tíndụng đã đề ra. - Phân tán rủiro trong danh mục đầu tư tíndụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai. - Tăng khả năng phòng ngừa rủirotíndụng trong hoạt động củaNASBHàNội thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng. - Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp táccủa khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủirotíndụng gây ra. - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủirotín dụng. 2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quảnlýrủirotíndụngcủaNASBHàNội 2.1 Các biện pháp hành chính 2.1.1 Áp dụng các nguyên tắc Basel vào hoạt động của NH Hiện nay để quảnlýrủiro trong ngân hàng, một trong những biện pháp hành chính được nhiều ngân hàng trên thế giới ứng dụng chính là các nguyên tắc Basel. Uỷ ban Basel đã nghiên cứu và công bố .25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ thống giám sát hoạt động có hiệu quả. Với cách tiếp cận với 3 trụ cột chính thì NASB cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau : Nguyên tắc thứ nhất: NASBHàNội cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủirocủa mình, bao gồm rủirotín dụng, rủiro thị trường và rủirotác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủirotíndụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủiro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủirotác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: NASBHàNội cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủiro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắccủacôngtác rà soát giám sát: + Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủiro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. + Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. + Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. + Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Nguyên tắc thứ ba: NASBHàNội cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủirotín dụng, rủiro thị trường, rủirotác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủiro này. Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy NASBHàNộihoànthiệncôngtácquản trị rủirocủa mình. Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủiro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro. 2.1.2 Nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của các cán bộ tíndụngCôngtáctíndụng là côngtác vô cùng khó khăn và liên quan rất nhiều đến đạo đức nghề nghiệp . Trước hết về là một cán bộ tíndụng cần phải có năng lực để nhận diện rủiro và phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề , các cán bộ cần đặc biệt nhanh nhạy để có thể nhận rac các báo cáo tài chính có vấn đề, chứng từ và quyền sở hữu tài sản thế chấp giả .Đó chính là cơ sở pháp lý để Ngân hàng có thể thu hồi hợp pháp tài sản của người vay trước những chủ nợ khác.Việc phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề chính là điều kiện tiên quyết để quảnlýrủiro tốt và giảm những tổn thất tiềm tàng cho Ngân hàng. NASBHàNội cần tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủirotíndụng ,cần xây dựng đội ngũ cán bộ quảnlýrủirotíndụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. NH có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủirotíndụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua côngtác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quảnlýrủirotíndụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận. Ngoài ra thì đạo đức của cán bộ tíndụng cũng là một vấn đề rất quan trọng trong rủirotín dụng. Thật nguy hiểm khi có những cán bộ tíndụng có năng lực nhưng tha hóa về đạo đức. Để giảm thiểu rủiro đạo đức chúng ta cần nâng cao trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng. Như vậy Ngân hàng phải có chính sách tíndụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể , quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến côngtác cho vay.Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến côngtác cho vay phải thực sự khách quanđúng quy trình và lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức . Việc bố trí cán bộ tíndụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công. Có thể mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng , trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống , vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm , hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn thường xuyên phổ biến tư tưởng cho người làm tíndụng để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ 2.2 Các biện pháp nghiệp vụ 2.2.1 Hoànthiện hệ thống thông tin Nguồn thông tin về khách hàng vay vốn trong hoạt động tíndụngcủa các ngân hàng thương mại là rất quan trọng, đây là nguồn cơ sở để phục vụ côngtácquản lý, ngăn ngừa rủiro cho Ngân hàng. Hoạt động tíndụngcủa NHTM là cho khách hàng vay với một kỳ hạn hoàn trả theo thoả thuận. Để khoản vay đảm bảo được an toàn, NASBHàNội cần phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết định cho vay và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay. - Các thông tin đầu tiên về khách hàng là các thông tin về hồ sơ pháp lý : tên khách hàng, địa chỉ, giấy đăng kí kinh doanh, giám đốc, mặt hàng kinh doanh và thị trường tiêu thụ, tiềm năng phát triển của ngành nghề…Sau đấy là các thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó mà ngân hàng có thể đánh giá được khả năng tài chính, hoạt động và phát triển của khách hàng. - Ngân hàng cần cập nhật các thông tin về tình hình quan hệ tíndụng gồm các khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, tổ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tíndụngcủa khách hàng đối với các tổ chức tíndụng đã cho vay . Xem xét thông tin về xếp loại tíndụngcủa khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại. - Khi khách hàng có dự án xin vay vốn đầu tư thì Ngân hàng cần có các thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và cần tìm hiểu các thông tin khác liên quan để có thể xác định được tính khả thi của dự án. - Tìm hiểu các thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng đi vay, cập nhật các thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Việc khai thác nguồn thông tin một cách có hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận dạng rủirotín dụng. Trong côngtác khai thác thông tintíndụng , các cán bộ củaNASBHàNội cần thực hiện hiệu quả hơn nữa các khâu thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin thị trường , nâng cao hiệu quả côngtác xử lý thông tin. Để có thể có các thông tin một cách đầy đủ và có hiệu quả, NASBHàNội cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tintín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn nhiều bất cập, vẫn rất hạn chế và thiếu minh bạch chính xác. Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quảnlýrủirotíndụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tincủa bộ phận quảnlýrủirotín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quảnlýrủirotíndụng phân tích, đánh giá những rủiro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quảnlýrủirotíndụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tíndụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoànthiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất. Và sau khi đã thu thập các nguồn thông tin thì các cán bộ tíndụng phải phân tích đánh giá được khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả vốn vay. Từ đó nhận dạng được rủirotíndụng và đo lường khả năng tổn thất có thể xảy ra. Như vậy ta có thể thấy song hành với côngtác thu thập thông tin là vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đó là những việc NASBHàNội cần phải tiếp tục chú trọng trong thời gian sắp tới 2.2.2 Chú trọng côngtác nhận biết rủiro và đánh giá các khoản vay Nhận biết và đánh giá rủiro là côngtác đầu tiên và đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế rủirotíndụng .Để thực hiện tốt công việc này thì NASBHàNội cần thực hiện tốt việc phân tách các chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quảnlýrủirotíndụng và chức năng quảnlý nợ trong hoạt động cấp tíndụng cho các doanh nghiệp. Côngtác xây dựng giới hạn tíndụng sẽ do bộ phận quảnlýrủirotíndụng thực hiện độc lập khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ là nơi đánh giá các rủiro giao dịch, đồng thời trực tiếp thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng. Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Với sự chuyên môn hóa các nhiệm vụ chức năng,sẽ giúp các bộ phận hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ ,trách nhiệm của mình. bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quảnlýrủirotín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quảnlýrủirotíndụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tíndụng để phát hiện các dấu hiệu rủiro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Như vậy, quá trình đánh giá rủirotíndụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quảnlýrủirotín dụng, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ. Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tíndụngnội bộ, thực hiện xếp hạng tíndụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tíndụngcủa Ngân hàng , áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tíndụng với từng khách hàng. Công cụ xếp hạng tíndụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủirotíndụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tíndụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoànthiện hệ thống xếp hạng tíndụngnội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng. 2.2.3 Chú trọng côngtác phân loại nợ và dự phòng rủirotíndụng Khi khoản vay đã được giải ngân thì côngtác theo dõi khoản vay là vô cùng quan trọng . Nó giúp cho ngân hàng có thể nắm rõ mức rủiro và có các biện pháp giải quyết nhanh chóng hiệu quả. Để đánh giá chính xác mức độ rủirocủa một khoản vay , NASBHàNội cần phải xem xét cả yếu tố định tính và định lượng . Các yếu tố này phải bao gồm đánh giá chính bản thân khách hàng vay chứ không chỉ đơn thuần đánh giá từng khoản vay cụ thể vì những khó khăn về tài chính , về khả năng thanh toán của khách hàng vay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ các khoản vay của khách hàng đó. Thông qua việc phân tích các thông tin tài chính cùng với kết quả kinh doanh của khách hàng mà các cán bộ tíndụng có thể nắm được tình hình tài chính củacông ty. Kết hợp với tình hình thị trường ,đặc điểm ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển mà Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách tíndụng hợp lý. Từ việc phân tích và xếp hạng các loại nợ mà NASBHàNội thiết lập quỹ dự phòng rủiro theo đúng quy định NHNN và cao hơn là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Có thực hiện được đầy đủ ,nghiêm túc việc thiết lập quỹ dự phòng thì mới có thể đảm bảo được sự an toàn vốn cho hoạt động của Ngân hàng. 2.2.4 Nâng cao côngtác xử lý nợ Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủiro trong tương lai. Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, nhân viên ngân hàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân, cùng khách hàng để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn . Còn nếu việc trả nợ của khách hàng thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi,cán bộ tíndụng cần tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, và cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ. Cần có một bộ phận xử lý nợ riêng biệt để có thể xử lý vấn đề nợ một cách nhanh chóng theo đúng trình tự và thủ tục. Việc chuyên môn hóa đó sẽ giúp ngân hàng đạt được hiệu quả như ý muốn . Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lýnội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý. Trong côngtácquản trị rủirotíndụng , ngoài việc đưa ra những phương pháp để phòng ngừa rủiro , NASB cần phải kiểm soát được rủiro ở mức có thể chấp nhận được. NASBHàNội cần phân tích nguyên nhân dẫn đến rủirotíndụng từ đó có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi được vốn vay. Trong trường hợp khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ , khó khắc phục , nợ quá hạn và chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần kiểm soát vô cùng chặt chẽ khoản vay và đồng thời với đó là các biện pháp quảnlý khoản vay như : Cần kiểm soát thật chặt chẽ khoản vay của khách hàng , các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của khách hàng và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng ; đồng thời với đó là tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay; rà soát lại các tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn ; đối với các khách hàng là cá nhân thì kết hợp cùng cơ quancôngtác vận động gia đình thu xếp để trả nợ; Thực hiện các thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa hoặc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. 3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực Quảnlý RRTD củaNASBHàNội 3.1 Kiến nghi đến Chính Phủ Nâng cao tính minh bạch của hệ thống thông tincủa tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.Nguồn thông tin là nguồn lực vô cùng quan trọng dành cho các Ngân Hàng. Cần xây dựng ra các tổ chức thu thập thông tin có chất lượng, là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng, về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư . Tạo được nguồn thông tin mạnh và có giá trị giúp hệ thống ngân hàng có thể cập nhật và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng phát triển khi các ngành nghề khác cùng phát triển. Chính phủ cần cải thiện môi trường góp phần thu hút đầu tư , bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nên kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước. Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủiro hiện được trích theo phân loại nợ và bị đọng: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủirocủa khoản vay. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. 3.2 Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước Những năm vừa qua thì hoạt động thanh tra, kiểm soát của NHNN chưa đạt được kết quả như mong đợi. Chưa đóng vai trò đảm bảo sự an toàn của hệ thống Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra . Ngoài ra thì côngtác thanh tra Ngân hàng cũng là một công việc vô cùng nhạy cảm. Bị ảnh hưởng rất lớn từ nhân cách đạo đức của cán bộ thanh tra. Đó là vấn đề cần được khắc phục ngay, cần mở các khóa đào tạo nâng cao trinh độ nghiệp vụ cũng như giáo dục tư tưởng cho các cán bộ thanh tra Ngân hàng. Hoànthiện bộ máy thanh tra Ngân hàng . Tuân thủ các nguyên tắccủa ủy ban Basel và đưa ra các biện pháp nhằm mục đích hoànthiện bộ máy giám sát, thanh tra. Hoànthiện khung pháp lý, là cơ sở cho các NHTM có thể hoạt động hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tíndụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro. Có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủiro do các thị trường đó gây ra như tính thanh khoản, pháp lý,… Kiến nghị lên Chính phủ, trực tiếp xây dựng các cơ quan hoạt động cung cấp thông tintín dụng, là địa chỉ tin cậy cho các Ngân hàng khi cần dữ liệu để phân tích và đánh giá khách hàng cũng như các khoản vay. Xây dựng các chế tài cứng rắn với các tổ chức cố tình đưa ra các thông tin thiếu chính xác và sai quy định . 3.3 Kiến nghị đến NASBHàNội Vấn đề rủirotíndụng đã và sẽ mãi là vấn đề vô cùng quan trọng trong quản trị Ngân hàng. Là vấn đề được các nhà quảnlýquan tâm chú trọng giải quyết.Nhằm hạn chế rủirotín dụng, một số kiến nghị mà nhà quản trị ngân hàng NASBHàNội có thể áp dụng như sau: - Cần thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tíndụng với tầm nhìn dài hạn. - Thiết lập quỹ dự phòng phù hợp hơn cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn - Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay có khả năng rủiro cao. - Phân chia giới hạn rủi ro: không tập trung vốn cho một số khách hàng mà tiếp tục đa dạng hóa danh mục, cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân tán rủiro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành. Đa dạng hoá danh mục đầu tư,đa dạng hoá khách hàng. - Phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định tín [...]... Bắc Á mà em đã tìm hiểu và vận dụng những kiến thức được học để phân tích.Qua đó hy vọng đã giúp chúng ta hiểu thêm về rủirotíndụng trong Ngân hàng thương mại nói chungcũng như về công tácquảnlýrủirotíndụng trong NASBHàNộinói riêng .Tín dụng luôn là một hoạt động cơ bản nhất và là nguồn thu chủ yếu của kinh doanh Ngân hàng Việc ngân hàng đương đầu với rủirotíndụng là điều không thể tránh... khỏi được Thừa nhận một tỷ lệ rủiro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủiro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được Chính vì thế công tácquảnlýrủirotíndụng luôn là côngtác vô cùng quan trọng trong quảnlý Ngân hàng.Được tất cả các nhà quảnlýquan tâm và không ngừng cố gắng hoànthiện trong điều kiện thị trường luôn.. .dụng - Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái … - Nâng cao chất lượng côngtác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tíndụng - Xây dựng hệ thống thông tinquảnlý trong NASBHàNội và tham gia trung tâm thông tintíndụng KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề về quản lýrủirotíndụng của Ngân hàng Thương... mong đưa đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về công tácquảnlýrủiro trong Ngân hàng Mặc dù đã có những cố gắng và tìm hiểu về công tácquảnlýrủiro trong Ngân hàng nhưng với thời gian có hạn chắc chắn bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót và còn cần sự bổ sung rất nhiều Hy vọng thầy cô sẽ đọc và góp ý để em có thể hoànthiện hơn bài chuyên đề của mình Qua đây một lần em cũng xin gửi lời cảm ơn... Hy vọng thầy cô sẽ đọc và góp ý để em có thể hoànthiện hơn bài chuyên đề của mình Qua đây một lần em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô PGS.TS Lê Thị Anh Vân và các anh chị cán bộ công nhân viên ở NASBHàNội Em xin chân thành cảm ơn! . HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NASB HÀ NỘI 1. Định hướng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng 1.1 Mục tiêu tổng. hiểu thêm về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại nói chungcũng như về công tác quản lý rủi ro tín dụng trong NASB Hà Nội nói riêng .Tín dụng luôn là