1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

12 3,5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 229,51 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: Số liệu thu thập đuợc từ Công ty May Việt Tiến như sau: Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Đơn vị tính: sản phẩm/năm ST T Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao 10.160.000 12.000.000 13.100.000 2. Áo sơ mi, áo nữ 14.170.000 15.560.000 15.130.000 3. Quần áo các loại 12.200.000 12.350.000 12.370.000 4. Veston 250.000 280.000 300.000 5. Các mặt hàng khác 960.000 1.020.000 1.000.000 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh) Nhận xét: Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm qua nên tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung hàng năm vẫn có sự tăng trưởng, số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm năm sau vẫn tăng hơn so với năm trước tuy không có sự vượt trội rõ rệt. Ban lãnh đạo Công ty đang có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình. Những sản phẩm chủ lực của Công ty như sơ mi, áo jacket…vẫn được Công ty chú trọng đầu tư sản xuất hơn các mặt hàng khác. Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ của Công ty: Đơn vị tính: Tỷ đồng ST T Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu 987 1250 1425 2 Lợi nhuận trước thuế 46 53 65 3 Lợi nhuận sau thuế 34 42 51 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng Kinh Doanh) Nhận xét: Thách thức lớn nhất là tình hình biến động về giá cả lớn, việc tăng giá đông loạt các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và những chi phí khác đã ảnh hưởng tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tình hình lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, trước tình trạng đó Công ty vẫn phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động đối phó được những biến động khách quan, tăng cường hơn công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm toàn diện, chống lãng phí, giảm giờ làm thêm, đẩy nhanh việc tăng năng suất lao động nên việc sản xuất kinh doanh cơ bản thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Doanh thu cũng như lợi nhuận các năm luôn tăng so với cùng kỳ. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể Công ty, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường hiện nay. 2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: 2.2.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng: - Đến nay cơ cấu thị trường của Việt Tiến đã được xác định như sau: EU – 19%, Mỹ 20%, Nhật Bản – 15%, ASEAN – 18%, nội địa – 10%, thị trường khác – 18%. Đối với thị trường trong nước Công ty đã dành 10% năng lực để nắm thị phần trong nước và chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế ASEAN. - Công ty đặc biệt quan tâm đến phát triển hàng FOB để thay thế phương thức gia công nhằm chủ động trong sản xuất và chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ so với năng lực sản xuất là 30%. Doanh thu FOB chiếm 70% trong tổng doanh thu sản xuất Công nghiệp. - Công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khách hàng tại thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm Công ty Việt Tiến rất cao, uy tín của Công ty cũng đã được khẳng định. Hiện nay Việt Tiến có 77 khách hàng là Doanh nghiệp trong nước và 82 khách hàng là tổ chức trên quy mô 52 quốc gia trên thế giới. Phương trâm của Việt Tiến hiện nay là tập trung vào thị trường nội địa, ưu tiên khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng ở thị trường mới. Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp Ban lãnh đạo thấy được thế mạnh điểm yếu của Công ty, thấy được vị thế của sản phẩm trên thị trường sơ với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có những phương pháp hoàn thiện sản phẩm cũng như đưa ra những sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng đối thủ, dành ưu thế chủ động trên thị trường. 2.2.2. Liên doanh hợp tác tiêu thụ sản phẩm: Trong 10 năm qua Công ty Việt Tiến đã mở rộng hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước bao gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Bên cạnh đó, Công ty còn thành lập 6 Công ty liên doanh trong nước bao gồm: - Công ty May Tây Đô là liên doanh giữa VTEC và Công ty thực phẩm bách hóa Cần Thơ, công suất 3,5 triệu sản phẩm/năm, lao động 1347 người, doanh thu 102 tỷ đồng/năm - Công ty May Đồng Tiến là liên doanh giữa VTEC và Sở Thương Mại Đồng Nai, công suất 3,2 triệu sản phẩm/năm, lao động 2270 người, doanh thu 129 tỷ đồng/năm. - Công ty May Tiền Tiến là liên doanh giữa VTEC và Công ty Thương Mại Tổng hợp Tiền Giang, công suất 3,4 triệu sản phẩm/ năm, lao động 1315 người, doanh thu 68.6 tỷ đồng/năm. - Công ty may Việt Tân là liên doanh giữa VTEC với Công ty Thương nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, công suất đạt 0,68 triệu sản phẩm/năm, lao động 466 người, doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng/năm. - Công ty may Tiến Thuận là liên doanh giữa VTEC và Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp tỉnh Ninh Thuận, công suất là 0,9 triệu sản phẩm/năm. Lao động là 700 người, doanh thu 6,7 tỷ/ năm. - Công ty may Việt Hồng là liên doanh giữa VTEC và Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, công suất là 0,7 triệu sản phẩm/năm, lao động 463 người, doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng/năm. Với hoạt động liên doanh này Công ty Việt Tiến đã tăng thêm thị trường để phát triển tiêu thụ sản phẩm. Các Công ty liên doanh này đều hoạt động theo hình thức: Việt Tiến chuyển giao Công nghệ, đào tạo bộ máy điều hành tổ chức sản xuất – cung ứng thiết bị - khai thác thị trường và bao tiêu sản phẩm. Địa phương chủ yếu góp mặt bằng nhà xưởng, đất đai, cung cấp lao động tại chỗ. Nhìn chung hoạt động liên doanh mở rộng thị trường cho đến nay đều thành công và có lãi. 2.2.3. Huy động các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm: Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004 cả nước có khoảng 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng. Nếu quy đổi ra Đôla Mỹ thì quy mô vốn của các Doanh nghiệp Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng trong các nguồn là rất nhiều, và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất chưa được phát huy tối đa. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp thường có xu thế chiếm dụng vốn lẫn nhau, gây ra tình trạng lây nhiếm rủi ro giữa các doanh nghiệp . Ý thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Công ty may Việt Tiến đã cố gắng khắc phục bằng cách sau khi trừ đi các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh thì phần lợi nhuận còn lại Công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn vốn tự có của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư. Trong những năm gần đây, Công ty đã tiến hành thay thế lại toàn bộ các thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao. Các máy móc được trang bị đồng bộ, các danh mục sản phẩm không ngừng được mở rộng, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đây là một trong những khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp, chiếm số vốn không nhỏ của Công ty, nhưng Việt Tiến vẫn thực hiện và khá thành công. 2.2.4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Như đã nói ở trên, Việt Tiến việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài, Các thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Tây Âu là những đất nước mà Việt Tiến xuất khẩu được nhiều nhất. Đây là những thị trường rất khó tính, chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao mới có thể canh tranh với các sản phẩm cùng loại và tồn tại được lâu dài. Số liệu cụ thể được thể hiện trong biều đồ sau: Bảng7( chú giải): STT Khu vực Tính theo giá trị (%) 1 Nhật Bản 24,711 2 Mỹ 36,778 3 Tây Âu (EU) 17,199 4 Các nước ASEAN 9,299 5 Các nước khác 12,013 (Nguồn: thống kê tháng 10/2006) Cho đến nay Công ty đã có những định hướng mới và thu được những kết quả hết sức tốt đẹp trong thời gian qua. Với phương trâm đẩy mạnh doanh thu bán hàng FOB xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Công ty duy trì những thị trường hiện có bằng những đơn đặt hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản và EU nhằm bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Năm 2009 Công ty đã dạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trường hiện nay như sau: thị trường Nhật Bản-31%, thị trường Mỹ -27%, thị trường EU- 27%, thị trường khác 15%. Việt Tiến đã tập trung hàng sản xuất trong nước và cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tiếp tục nâng cấp các cửa hàng và mở rộng kênh phân phối, chọn lọc và thanh lý các đại lý và cửa hàng không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, chống hàng gian, hàng giả, quảng bá, tạo sự kiện nhằm tiếp tục xây dựng và khuếch trương thương hiệu của Việt Tiến. Năm 2009 doanh thu hàng nội địa tăng trưởng 32% so với cùng kỳ. Năm 2009, Việt Tiến đã ra mắt và đưa vào thị trường nội địa 01 thương hiệu mới đó là “ VIETTIEN SMART CASUAL” đây là dòng sản phẩm thông dụng dành cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Đó là những bước phát triển mới của Việt Tiến, bên cạnh những sản phẩm chất lượng cao sẽ có những sản phẩm phù hợp với quảng đại quần chúng. Tháng 10/2009 đã tiến hành khai trương Tổng Đại lý của Việt Tiến tại thủ đô Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia. 2.2.5. Quản lý và đánh giá khả năng phân phối, tiêu thụ sản phẩm trong nước: Hiện nay Công ty có 20 của hàng và 300 đại lý trên thị trường cả nước, kinh doanh những sản phâm mang thương hiệu sau: Việt Tiến, Vee Sendy, TT- up, San Siaro, Mahattan, Smart Causual. Sản phẩm may mặc của Công ty May Việt Tiến đã và đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường trong cũng như ngoài nước, đây là niềm khích lệ cho trào lưu “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Doanh nghiệp may Việt Tiến đang chú trọng vào việc xây dựng một chuỗi cửa hàng, đại lý độc quyền bán sản phẩm may mặc của mình. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp với các của hàng dệt may khác cùng nhau phân phối các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam đến tay người tiêu dùng bình dân rộng rãi hơn. Tại Việt Nam hiện nay, hàng hóa trong nước đang phải đối mặt với hai đối thủ lớn. Một là các hãng nổi tiếng có thương hiệu hàng đầu trên thế giới như: Milan, Gucci, Miss… đang ngự trị các Trung tâm thương mại. Hai là hàng Trung Quốc giá rẻ tràn lan qua các tiểu ngạch. Điều đó đã gây trở ngại cho hàng may mặc trong nước nói chung và Việt Tiến nói riêng do tâm lý sính ngoại và ham hàng rẻ của người dân. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt Tiến là sự am hiểu thị trường, nắm rõ nhu cầu, và tâm lý sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Chính vì thế, để tạo con đường cho riêng mình, Việt Tiến đã “ châm ngòi” tung ra những sản phẩm bình dân, đáp ứng cao nhu cầu mua sắm của mọi lứa tuổi, mọi người dân. Khai thác thị trường truyền thống với các sản phẩm phổ thông là điểm chiến lược của Công ty. Đi khác với dòng chảy “ cửa hàng một giá xuất hiện như nấm mọc sau mưa” Công ty thực hiện chính sách “ đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Công ty bán các loại áo sơ mi, quần kaki, quần tây với các mức giá: 195.000 đồng, 210.000 đồng, 350.000 đồng… Mới đây để tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không áp dụng chính sách giảm giá sản phẩm, mà tung ra dòng sản phẩm có giá trị trung bình. Các sản phẩm có giá dưới 200.000 đồng hứa hẹn sẽ thâm nhập sâu vào thói quen mua sắm của người dân. Việt Tiến và các đại lý luôn làm việc với phương trâm “ Khách hàng là quan trọng nhất, chỉ cần có khách mua, dù mua nhiều hay mua ít, xa hay gần, Công ty sẽ sẵn sàng đáp ứng”. Việt Tiến đang phát huy tối đa sức mạnh để đáp ứng nhu cầu khách hàng bình dân, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chiến lược cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm may mặc Việt Tiến được Ban lãnh đạo xác định luôn lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu. Việt Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được kiểm nghiệm, cam đoan không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa màu sắc. Nhờ đó, quần áo thời trang Việt Tiến đã vượt qua được định kiến chê hàng Việt Nam. Các chiến lược trên đã giúp Việt Tiến từng bước “đánh bật” thương hiệu ngoại, giành được khách hàng nội địa. Liên tiếp 2 năm Thương hiệu Việt Tiến nằm trong top 10 doanh nghiệp dành giải Sao Vàng Đất Việt, là doanh nghiệp hàng đầu của tập đoàn dệt may Việt Nam. Việt Tiến được trao tặng danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009” , do người tiêu dùng cả nước bình chọn. Đây là năm thứ 13 liên tiếp, Việt Tiến vinh dự được người tiêu dùng hài lòng, tin cậy. Việt Tiến cùng các thương hiệu may mặc trong nước khác kỳ vọng trong tương lai sẽ chiếm ít nhất 70% thị trường nội địa và sau đó sẽ vươn ra thị trường nước ngoài. 2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty: May mặc là một trong những lĩnh vực kinh doanh rất năng động, ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia. Bên cạnh những Công ty may nước ngoài đối thủ cạnh tranh của Công ty may Việt Tiến là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành may mặc. Điều dó đã tạo nên môi trường cạnh tranh quyết liệt và phức tạp khiến tất cả các bên đều phải cố gắng hoàn thiện bản thân mới có thể tồn tại được. Các sản phẩm của Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh, cụ thể là: - Sơ mi: các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng loại sơ mi là: May 10, An Phước, Nhà Bè, Thăng Long, Việt Thắng. - Veston, quần Âu: Công ty May Đức Giang, Nhà Bè - Thun: đối thủ cạnh tranh xác định là Thành Công, Công ty Dệt may Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân. - Hàng thời trang nữ: Công ty May Sài Gòn, Legamex. - Áo jacket: Thăng Long, Đức Giang, Nhà Bè. Sơ mi là sản phẩm chủ lực của Công ty, các đối thủ nặng ký là May 10, An Phước, Nhà Bè… nhưng Việt Tiến vẫn có lợi thế hơn về chất lượng, công nghệ, thương hiệu. Do vậy thị phần của khách hàng đối với May Việt Tiến luôn chiếm ưu thế, đặc biệt là các khu vực ở phía Nam. 2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: 2.4.1. Những ưu điểm: - Lực lượng lao động tại Công ty làm việc lâu năm nên có tay nghề cao, năng suất lao động thuộc loại cao so với ngành. - Khả năng của Công ty có thể thực hiện được các hợp đồng có đơn hàng lớn. - Sản phẩm của Công ty với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên thương trường. - Hệ thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước. - Có định hướng chiến lược về thị trường, kinh doanh tổng hợp, mặt hàng đa dạng, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước. - Việt Tiến luôn được đánh giá cao về năng lực thiết bị so với các Công ty khác hoạt động cùng ngành. Trong những năm gần đây Việt Tiến luôn ưu tiên đầu tư vốn vào đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật, sử dụng thiết bị hiện đại, là nơi thăm quan học hỏi cho các đơn vị khác. - Vận dụng thành công phương pháp quản lý sản xuất của Nhật Bản phù hợp với điều kiện sản xuất và năng lực nội tại của Công ty. Do đó Việt Tiến luôn có năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội, đây là một thành quả rất đáng ghi nhận của Công ty. Ngoài ra Việt Tiến còn được đánh giá là đơn vị có tài chính mạnh, có khả năng tự phát triển thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: [...]... dụng năng lực thiết bị giữa các đơn vị trong toàn Công ty 2.4.2.2 Nguyên nhân: - Phần lớn các đơn vị thành viên có nền tài chính yếu, quy mô vốn nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao nên khả năng tích lũy nội bộ thấp Việc huy động vốn khó khăn dẫn đên việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bị hạn chế - Công tác quảng bá, tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa... phát từ người tiêu dùng, chưa tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các Luật mới ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh - Một số đơn vị thành viên chưa phát huy hết khả năng, chưa tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, bổ sung phần mềm, tính toán - Mặc dù việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã được thực hiện ở hầu...2.4.2.1 Hạn chế: Trong thời gian qua tuy có những kết quả vượt trội rất đáng ghi nhận, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, gây nên những hạn chế cho Việt Tiến: - Chưa tập trung hết các nguồn lực để phát huy sức mạnh tập thể trong quá trình sản xuất kinh doanh - Một số đơn vị còn chưa chủ động trong tìm kiếm việc làm, mở rộng thị phần trong và ngoài nước -... sung phần mềm, tính toán - Mặc dù việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã được thực hiện ở hầu hết các xí nghiệp nhưng một số nơi vẫn mang tính hình thức, chưa trở thành nhu cầu sản xuất kinh doanh của chính mình . THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: Số liệu thu. liệu thu thập đuợc từ Công ty May Việt Tiến như sau: Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Đơn vị tính: sản phẩm/ năm ST T Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008

Ngày đăng: 23/10/2013, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Bảng 5 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: (Trang 1)
Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ của Công ty: - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Bảng 6 Doanh thu tiêu thụ của Công ty: (Trang 2)
Bảng7( chú giải): - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Bảng 7 ( chú giải): (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w