Bàitập hóa học giữ một vai trò quan trọng trong dạy và học Hóa học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực khoa học như nhận thức, phát hiện - giải quyếtvấn đề, sáng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ XUÂN LỘC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG QUADẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2015
i
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ XUÂN LỘC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNGQUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lâm Ngọc Thiềm
HÀ NỘI – 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơnGS.TS Lâm Ngọc Thiềm, người đã giao đề tài và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại Học Giáo Dục-ĐHQG HàNội, các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hoàn thànhkhoá học cũng như luận văn này
Xin chân thành cảm ơn trường THPT Đầm Hà đã tạo mọi điều kiện tốtnhất cho tôi tham gia khóa học đào tạo thạc sĩ 2012-2014 Xin chân thành cảm
ơn trường THPT Quảng Hà đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành thực nghiệmđược thành công
Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiếncho luận văn hoàn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên
Đỗ Xuân Lộc
iii
Trang 4: Phương trình hóa học: Hướng dẫn giải: Trung học phổ thông: Giáo viên
: Học sinh giỏi: Phương pháp dạy học: Thực nghiệm-Đối chứng: Giáo sư Tiến sĩ
: Trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm tự luận: Thí nghiệm
: Xã hội chủ nghĩa: Giáo dục phổ thông: Trung học cơ sở
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn……… ………i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị vii
MỞ ĐẦU……… 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1 Lịch sử vấn đề ngiên cứu……… 7
1.2 Việc phát hiện học sinh có năng lực học tập Hóa học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT……… 8
1.2.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát hiện, đào tạo nhân tài cho đất nước. 8
1.2.2 Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học 8
1.2.3 Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 15
1.3 Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT 17
1.3.1 Khái niệm 17
1.3.2 Phân loại bài tập hóa học 18
1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT 19
1.4 Một số vấn đề lí luận về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trường THPT 20 1.4.1 Đặc trưng dạy học môn Hóa học 20
1.4.2 Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy ở trường THPT 20
1.4.3 Sử dụng bài tập hóa học theo phương pháp dạy học tích cực 21
1.4.4 Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 22 1.5 Phân tích tình hình thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT 23
1.5.1 Một số nhận xét về nội dung chương trình và tài liệu hóa học phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. 23
1.5.2 Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 23
v
Trang 61.5.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử
để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho HS hiện nay 28
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……… 30
2.1 Vị trí của phản ứng oxihoa-khử trong chương trình hóa học trung học phổ thông. 30
2.2 Một số ví dụ về các bài toán oxi hóa-khử trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Ninh bảng B và thi đại học, cao đẳng 31 2.3 Xây dựng chuyên đề phản ứng oxihoa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông 35
2.3.1 Lý Thuyết 35
2.3.2 Bài tập 57
2.3.3 Hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử 58
2.4 Một số giáo án sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử 72
2.4.1 Giáo án dạy trên lớp bài phản ứng oxi hóa-khử 72
2.4.2 Giáo án dạy chuyên đề trái buổi 87
2.5 Các đề kiểm tra 93
2.5.1 Bài kiểm tra 15 phút 93
2.5.2 Bài kiểm tra 45 phút(số 1) 94
2.5.3 Bài kiểm tra 45 phút (số 2) 95
Tiểu kết chương 2 98
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
3.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 99
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99
Trang 73.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 99
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm 100
3.2.3 Nội dung và kết quả thực nghiệm 101
3.2.4 Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. 101
3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 105
3.3.1 Phân tích định tính kết quả TNSP 105
3.3.2 Phân tích định lượng kết quả TNSP 107
3.3.3 Nhận xét 107
Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
1 Kết luận 109
2 Khuyến nghị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 113
vii
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả điều tra trong 50 giáo viên về ý kiến đánh giá của giáo viên
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 24Bảng 1.2 Bảng điều tra kết quả tự học của học sinh 100 hoc sinh 25Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT 45 phút số 1
- THPT Đầm Hà 102Bảng 3.2 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT 45 phút số 1
- THPT Quảng Hà 103Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT 45 phút số 2
-THPT Đầm Hà 103Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích bài KT 45 phút số 2
-THPT Đầm Hà 104Bảng 3.5 Nhận xét của HS lớp TN và lớp ĐC sau mỗi tiết học 105Bảng 3.6 Nhận xét của HS lớp TN sau quá trình thực nghiệm……… 106
Trang 9DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Đầm Hà 104
Đồ thị 3.2 biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Quảng Hà 104
Đồ thị 3 3 Biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Đầm Hà 105
Đồ thị 3.4 Biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Quảng Hà 105
ix
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta,thời nào cũng có anh hùng hào kiệt Từ xa xưa, nhân tài đã luôn được trọng dụng vàđược xem như là người quyết định đến sự phồn vinh, lâu bền của mỗi thời kì, mỗi đờivua, mỗi chế độ xã hội Cho đến ngày nay khi xã hội đã thay đổi nhiều, đã hội nhậpthế giới thì hiền tài quốc gia lại càng được trọng dụng hơn nữa Việc phát hiện và bồidưỡng nhân tài luôn được nhà nước ta quan tâm sâu sắc và coi đó là khâu quan trọnghàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền kinh tế và đưa Việt Namsánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới
Ngày nay, khi mà các nước trên thế giới đã trở thành các cường quốc kinh tế,
xã hội văn minh, hiện đại cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ, Trí tuệ con người trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nênsức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển Thế kỉ XX là thế kỉ của sựphát triển đột phá về công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, bước sang thế kỉ XXIchắc chắn sự phát triển đột phá đó sẽ không dừng lại mà còn mạnh mẽ hơn nữa bởisức sáng tạo của con người là vô cùng và không thể dự đoán được Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 – 2020 của chính phủ đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lựcvới phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, coi trọng phát triển năng lực người
học Bởi vậy, “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” luôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông
ở nước ta Việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học
ở bậc học phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em trởthành những nhân tài, thành nguồn nhân lực chất lượng cao của
Trang 11đất nước góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững hơn trên con đườngXHCN.
Nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam được chia làm ba cấp: Tiểu học, trung học
cơ sở và trung học phổ thông Ở cấp học nào cũng vậy, ngoài việc giáo dục kiến thứcphổ thông chung, các cấp học luôn quan tâm đến một khâu rất quan trọng đó là tìmtòi, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia vào các kì thi tuyểnchọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia, thông qua đó phát hiện những
sở trường riêng của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng để các em trở thành đội ngũlao động trí thức chất lượng cao cho quốc gia Trung học phổ thông là cấp cuối cùngtrong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, đây dường như là cấp quan trọng nhấttrước khi các em lựa chọn ngành nghề mà bản thân các em yêu thích, mơ ước vàmuốn làm trong tương lai Việc định hướng nghề nghiệp vô cùng quan trọng trongcấp học này Ngoài việc định hướng nghề nghiệp cho các em, đội ngũ giáo viên phải
là những người vô cùng nhạy cảm trong việc phát hiện và bồi dưỡng những sở trườngriêng của học sinh để hướng các em theo những sở trường riêng đó, tránh lãng phíkhả năng của học sinh Tùy thuộc vào những đặc thù riêng của môn học mà giáo viên
có những kế hoạch phù hợp Đối với những môn học đòi hỏi tư duy tốt thì việc pháthiện và bồi dưỡng để các em trở thành học sinh giỏi là một quá trình đòi hỏi phải đầu
tư công sức lớn, kinh nghiệm và sự đam mê thực sự và chuyên môn phải giỏi
Hóa học cũng như bao môn học tự nhiên khác, là môn học rất thiết thực, kiếnthức liên quan rất nhiều đến cuộc sống xung quanh con người Thế nhưng, môn Hóalại là môn học mà rất nhiều học sinh cảm thấy sợ và học không tốt vì thế dẫn đến kếtquả học tập không cao ở số lượng lớn học sinh Hóa học trong hệ thống giáo dục ViệtNam hiện nay có thời lượng giảng dạy trên lớp ở các cấp học thường là 2 tiết trên mộttuần, so với các môn như Toán, Văn, Tiếng Anh thì thời lượng học tập này là khôngnhiều mặc dù vai trò quan trọng của môn Hóa là không hề thua kém so với các mônhọc trên Vậy việc giảng dạy càng phải cần có những kế hoạch cụ thể, phù hợp đểkiến thức vừa không quá tải, không nhàm chán, càng gần thực tế càng tốt Trong quátrình giảng dạy môn Hóa ở phổ thông, giáo viên cần khơi dậy sự yêu thích, say mêcủa học sinh với môn Hóa Bên cạnh việc làm thế nào đó để học sinh
2
Trang 12say mê môn Hóa học hơn thì việc phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếumôn Hóa cũng là một bước quan trọng.
Hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu, là công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua của giáo viên trực tiếp giảngdạy nói riêng và của nhà trường nói chung Thực tế cho thấy công tác phát hiện và bồidưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng ởtrường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn.Trước hết là do kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát hiện học sinh có năngkhiếu về môn Hoá học còn thiếu, bản thân giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xácđịnh phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi hoá học và các biện pháp nhằmphát triển các phẩm chất và năng lực đó
Trong dạy học hóa học, bài tập có tác dụng lớn về mặt trí dục và đức dục:Giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu hơn các khái niệm hóa học, củng cố và khắc sâucác kiến thức hóa học cơ bản, góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa họcnhư kĩ năng thiết lập phương trình hóa học, kĩ năng tính toán; vận dụng kiến thức hóahọc vào thực tiễn Giúp học sinh phát triển tư duy, rèn trí thông minh và năng lựcsáng tạo Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để giảiđáp hoặc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong học tập hoặc trong thực tiễn Bàitập hóa học giữ một vai trò quan trọng trong dạy và học Hóa học, đặc biệt là sử dụng
hệ thống bài tập để phát triển năng lực khoa học như nhận thức, phát hiện - giải quyếtvấn đề, sáng tạo, tự học cho học sinh Tuy vậy, hiện nay hệ thống bài tập dùng để bồidưỡng học sinh giỏi hoá nói chung và việc sử dụng hệ thống bài tập này trong quátrình bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏicủa nhiều giáo viên chưa đạt được kết quả cao
Bài tập hóa học nói chung có thể chia thành rất nhiều chuyên đề khác nhau, cóthể là chuyên đề kim loại; phi kim; hữu cơ; vô cơ… mỗi chuyên đề trên có thể xâydựng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh cơ bản, cũng có thể xây dựng hệ thốngbài tập nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi Bản thân tôi nhận thấy trong hệ thốngcác bài tập của các kì thi hiện nay dù là kim loại hay phi kim, dù là hữu cơ hay vô cơthì đều có một số lượng bài nhất định rơi vào phần oxi hóa-khử Trong kì thi tuyểnchọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Ninh các năm đã qua, thường xuất hiện
Trang 13những bài tập thuộc dạng oxi hóa-khử và những bài tập này thường khó Để giúp họcsinh và giáo viên có kế hoạch ôn tập trọng tâm hơn và đỡ mất thời gian trong quátrình ôn luyện học sinh giỏi, bản thân tôi luôn muốn xây dựng cho mình nhữngchuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, vừa để nâng cao chuyên môn của bản thân vàcũng là để hệ thống kiến thức của bản thân được xuyên suốt, trọng tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài "Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
thông qua dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa khử ở trường trung học phổ thông”
2 Mục đích nghiên cứu
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử và
đề xuất cách sử dụng hệ thống này để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt thành tích caotrong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh đại học và cao đẳng
- Xây dựng và soạn giáo án sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học chuyên đềphản ứng oxi hóa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ thông Đầm Hàhuyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở trường THPT
- Nghiên cứu nội dung kiến thức lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxihoa-khửtrong chương trình hóa học phổ thông, các nội dung liên quan đến chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử trong các đề thi học sinh giỏi cấp trường THPT Đầm Hà, cấp tỉnh Quảng Ninh
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập tự luận, TNKQ chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT
- Xây dựng giáo án sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi khử đã tuyển chọn cho quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT
hóa Thực nghiệm sư phạm với giáo án đã xây dựng
4
Trang 144 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Quá trình dạy học môn Hoá học và công tác phát hiện và bồi dưỡng họcsinh giỏi ở trường THPT
Đối tượng: Chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏiTHPT
5 Giả thuyết khoa học
Nếu tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử cóchất lượng tốt, đồng thời xây dựng được các giáo án sử dụng hệ thống bài tập đó mộtcách hiệu quả sẽ góp phần phát hiện và nâng cao được chất lượng bồi dưỡng học sinhgiỏi ở trường THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
6 1 Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học
- Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu
6.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
- Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 và các đề thi học sinhgiỏi, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo khác để tuyển chọn và xây dựng hệthống bài tập tự luận và TNKQ chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử
- Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó đúc kết kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Trang 15- Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxihóa-khử có chất lượng giúp giáo viên có thêm nguồn tài liệu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
- Xây dựng được các giáo án sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã tuyển chọn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học trung học phổ thông
Chương 2: Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học chuyên đề phản
ứng oxi hóa-khử ở trường trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNGHỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Lê Văn Hoàn Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập lí thuyết phản ứng
hóa học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp 10 chuyên hóa Luận văn thạc sĩ sư phạm
hóa học, 2006;
- Vũ Anh Tuấn Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Luận án tiến sĩ, 2006
- Nguyễn Thị Ngà Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh Luận án tiến sĩ, 2009;
- Vương Bá Huy Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan
phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG quốc gia Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
.2006
- Đỗ Văn Minh Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong
bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (2007)
- Nguyễn Thị Lan Phương Hệ thống lý thuyết - Xây dựng hệ thống bài tập phần kim
loại dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa
học, 2007;
- Hoàng Thị Thúy Nga Hệ thống hóa kiến thức, xây dựng và tuyển chọn bài tập về hóa
học hữu cơ dùng cho học sinh chuyên hóa - THPT Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2011
Chủ đề mà các tác giả nghiên cứu mới chỉ đề cập đến công tác phát hiện và bồi dưỡnghọc sinh giỏi nhằm vào đối tượng học sinh chuyên hóa Nội dung của các nghiên cứutập trung chủ yếu là phần hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập các lớp 10, lớp 11 vàlớp 12, cho học sinh chuyên Tuy nhiên, đến nay vẫn còn ít đề tài đề cập đến hệ thốngbài tập phần phản ứng oxi hóa-khử và chưa làm rõ về cách sử dụng như thế nào đểphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa dùng cho đối tượng học sinh THPT khôngchuyên
Trang 171.2 Việc phát hiện học sinh có năng lực học tập Hóa học và công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi Hóa học ở trường THPT
1.2.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát hiện, đào tạo nhân tài cho đất nước
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “phát triển nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trongcác nhân tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”
Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phải phát hiện những học sinh có
tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành nhữngngười có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có nền tảng kiến thứcvững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạonguồn, tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu đất nước trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
Quá trình phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học ở bậc THPT là mộtquá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không chỉ ngày một ngày hai hay vài tháng
mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả 3 năm học Đặc biệt đối với môn hóahọc là bộ môn khoa học thực nghiệm và là môn học mà ở Việt Nam, học sinh bắt đầuđược nghiên cứu từ lớp 8 (sau nhiều năm so với các môn học khác) nên chỉ có quátrình học tập ở bậc THPT mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiếtcho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thểtiếp tục đào tạo thành nhân tài cho đất nước
1.2.2 Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học
1.2.2.1 Năng lực chung
Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông
là học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đốitượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu cáckhái niệm cơ bản của Hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lạigiữa công nghệ hoá học, môi trường và con người và các ứng dụng của chúng trong
tự nhiên và kĩ thuật Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có
8
Trang 18nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức vànăng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năngđộng, sáng tạo
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, lýtrí) Nó là tiền đề của hai mặt kia đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với chúng và cáchiện tượng tâm lý khác
Nhận thức gồm:
- Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác): Là sự phản ánh những thuộc tính bên
ngoài của sự vật, hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan Cảm giác là hình thức khởiđầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức, nó chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của
sự vật, hiện tượng Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn và theo một cấu trúcnhất định
- Nhận thức lý tính ( tưởng tượng và tư duy ) :
+ Tưởng tượng là một quá trình phản ánh những điều chưa từng có trong kinh nghiệmcủa cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
+ Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó tachưa biết Như vậy tư duy là quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập.Nét nổi bật của tư duy là tính “có vấn đề” tức là trong hoàn cảnh có vấn đề tư duy được nảy sinh
Tư duy là mức độ lý tính nhưng có liên quan chặt chẽ đến nhận thức cảm tính Nó có khả năngphản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng Như vậy tư duy là khâu cơ bản củaquá trình nhận thức Nắm bắt được quá trình này người GV sẽ hướng dẫn tư duy khoa học cho
HS trong suốt quá trình dạy và học môn hóa ở trường phổ thông
+ Những phẩm chất của tư duy
Trang 19 Tính mềm dẻo
Phát triển năng lực nhận thức- tư duy cho học sinh trung học phổ thông
Hoạt động tư duy của học sinh xuất hiện từ lúc trẻ em bắt đầu có hoạt động nhậnthức Tuy nhiên, những hoạt động đó có ý nghĩa tích cực khi trẻ em vào tuổi đếntrường Ở trường học, hoạt động tư duy của học sinh ngày càng phong phú, ngày càng
đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng Người giáo viên phổ thông có tráchnhiệm tổ chức hướng dẫn uốn nắn những hoạt động tư duy của HS
Trong việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh, khâu trung tâm là phát triểnnăng lực tư duy đặc biệt cần chú trọng rèn cho học sinh thao tác tư duy: Phân tích vàtổng hợp, so sánh, khái quát hóa và ba phương pháp hình thành phán đoán mới: suy lýquy nạp, suy lý diễn dịch, suy lý tương tự ( hay loại suy)
- Phân tích : Là quá trình tách các bộ phận của sự vật, hiện tượng tự nhiên của hiện
thực với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng cũng như các mối liên hệ và quan hệ giữa chúngtheo một hướng xác định
- Tổng hợp: Là hoạt động nhận thức phản ánh của tư duy biểu hiện trong việc xác lập
tính thống nhất của các phẩm chất, thuộc tính của các yếu tố trong một sự vật nguyên vẹn có thể
có được trong việc xác định phương hướng thống nhất và xác định các mối liên hệ, các mối quan
hệ giữa các yếu tố của sự vật nguyên vẹn đó, trong việc liên kết và liên hệ giữa chúng và chính vìvậy là đã thu được một sự vật và hiện tượng nguyên vẹn mới
Phân tích và tổng hợp không phải là hai phạm trù riêng rẽ của tư duy Nhưng chúng
có liên hệ biện chứng với nhau Phân tích để tổng hợp có cơ sở và tổng hợp là bảođảm hình thành của toàn bộ tư duy và các hình thức tư duy của HS
- So sánh: Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng của
hiện thực” Nhờ so sánh người ta có thể tìm thấy các dấu hiệu bản chất giống nhau và khác nhaucủa các sự vật Ngoài ra, còn tìm thấy những dấu hiệu bản chất, không bản chất thứ yếu củachúng
10
Trang 20- Khái quát hóa: Là hoạt động tư duy tách những thuộc tính chung và các mối liên hệ
chung, bản chất của sự vật, hiện tượng tạo nên nhận thức mới dưới hình thức khái niệm, địnhluật, quy tắc
Khái quát hóa được thực hiện nhờ khái niệm trừu tượng hóa nghĩa là khả năng táchcác dấu hiệu, các mối liên hệ chung và bản chất khỏi các sự vật và hiện tượng riêng lẻcũng như phân biệt cái gì là không bản chất trong sự vật, hiện tượng
Tư duy khái quát hóa là hoạt động tư duy có chất lượng cao, là tư duy lý luận khoa học
1.2.2.2 Năng lực sáng tạo của học sinh
Năng lực sáng tạo của học sinh
Khái niệm về năng lực: "Năng lực là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của
cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội
và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quảtrong những tình huống linh hoạt"
Khái niệm về sáng tạo: Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: " Sáng tạo là tạo ra giá trị
mới, giá trị đó có ích hay có hại tùy theo quan điểm của người sử dụng và đối tượng nhậnhiệu quả dùng"
Những quan niệm về năng lực sáng tạo của học sinh: Dựa vào 2 khái niệm trên chúng
ta có thể có những quan niệm về năng lực sáng tạo cho học sinh như sau:
- Năng lực tự chuyển tải tri thức và kĩ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện hoàn cảnh mới
- Năng lực biết đề xuất giải pháp khác nhau khi phải xử lí tình huống, khả năng huyđộng các kiến thức cần thiết để đưa ra giả thuyết hay các dự đoán khác nhau khi phải lí giải mộthiện tượng
Như vậy, năng lực sáng tạo chính là khả năng tư duy và thực hiện thành công nhữngđiều mới, chưa có khuôn mẫu Đó là khả năng ứng dụng, liên hệ một cách thành thạo
và linh hoạt, luôn phù hợp với điều kiện thực tế khách quan; biết và đề ra những cáimới từ những kiến thức, những bài học được tiếp thu để xử lý các vấn đề phát sinhđạt hiệu quả tối ưu
Đối với học sinh phổ thông những gì liên quan đến bài giảng mà các em "tự nghĩ ra" khi giáo viên chưa dạy, hoặc chưa trao đổi với bạn bè đều có thể coi là sáng tạo
Trang 21 Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
Trong quá trình học tập của HS, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong 4 cấp độ nhậnthức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo Mỗi HS có thể có những biểu hiện tích cực thểhiện năng lực sáng tạo của mình như
- Biết tìm ra cách giải quyết mới, ngắn gọn hơn đối với một vấn đề quen thuộc
- Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn đề mới
- Biết phát hiện vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề nào đó
- Biết tận dụng tri thức thực tế để đưa ra nhiều phương án mới đơn giản, phù hợp thực tế
- Biết vận dụng tri thức khoa học vào thực tế để đưa ra những sáng kiến, làm tăng hiệu quả lao động
- Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chínhxác ngắn gọn nhất
- Biết thiết kế linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương pháp giải quyết phổ biến hay phức tạp
- Biết kết hợp phương tiện thông tin, khoa học kĩ thuật
- Mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn và không theo những quy tắc đã có
- Biết biện hộ và phản bác một vấn đề
Cách kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh
- Đánh giá năng lực sáng tạo theo các biểu hiện của năng lực sáng tạo
- Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, thí nghiệm, TNKQ, TNTL
- Sử dụng câu hỏi phải suy luận, bài tập tổng hợp, bài tập vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
- Kiểm tra việc thực hiện những bài tập sáng tạo do GV giao cho (những bài tập yêu cầu HS đề xuất nhiều cách giải)
12
Trang 22 Biện pháp rèn luyện
- Lựa chọn một logic nội dung thích hợp để có thể chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của HS, phù hợp với trình độ HS
- Tạo động cơ hứng thú, tình huống có vấn đề để HS sáng tạo
- Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới
- Luyện tập sự suy luận, phỏng đoán và xây dựng giả thuyết
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn
- Kiểm tra, đáng giá, động viên, khuyến khích kịp thời những biểu hiện sáng tạo của HS
1.2.2.3 Năng lực chuyên biệt
Chuẩn giáo dục phổ thông là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông; là kết quả
đầu ra ở mức tối thiểu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau khi kết thúc
mỗi cấp học Dựa trên cơ sở mục tiêu chung GDPT và chuẩn chung GDPT sau năm
2015 chương trình môn hoá học trường phổ thông giúp HS đạt được ngoài các năng lực chung còn có các năng lực chuyên biệt sau: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học:
+ Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểutượng hóa học (Kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc các phân tử các chất, các liên kết hóa học…)+ Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ các dạng công thức, đồng đẳng, đồng phân ( CTPT, CTCT, đồng phân…
+ Nhận biết và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ
+ Trình bày và vận dụng được các thuật ngữ hóa học , danh pháp hóa học và hiểu được
ý nghĩa của chúng
- Năng lực thực hành hoá học: Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng
thí nghiệm Năng lực quan sát, mô tả , giải thích các hiện tượng TN
+ Nhận dạng và mô tả được trạng thái của các chất hóa học, sự thay đổi về các hiện tượng hóa học xảy ra Sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm
+ Tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm và thu được những kiến thức
cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kĩ thuật
Trang 23+ Mô tả rõ ràng cách tiến hành TN : Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm Giảithích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ranhững kết luận cần thiết.
- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp
Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện luận và tính toán các dạng bài toán hóa học
và áp dụng trong các tình huống thực tiễn
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học; Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
Có năng lực hệ thống hóa kiến thức , phân loại kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc điểm,nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó Khi vận dụng kiến thức chính làviệc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy
ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội
Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thứchóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnhvực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội
14
Trang 24Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinhhoạt, y học, sức khỏe, KH thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môitrường
Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng củahóa học trong cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóahọc và các kiến thức liên môn khác
Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề Có năng lựchiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thựctiễn và bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề đó
- Năng lực sáng tạo: Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy các hoạt động nhằm đạt đến kết quả mong muốn
1.2.3 Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Quá trình phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học ở bậc THPT là một quátrình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể chỉ ngày một ngày hai hay vài tháng
mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả ba năm học Bồi dưỡng HSG sẽ tạomôi trường giáo dục đặc biệt phù hợp với khả năng đặc biệt của các em Ở đó các emđược rèn luyện kỹ năng để hoàn thành, phát triển tố chất năng khiếu của mình, đồngthời nâng cao vốn kiến thức sẵn có và tiếp thu kiến thức mới Việc bồi dưỡng HSGgiúp các em có nền tảng kiến thức vững chắc, có phương pháp học tập và cách làmviệc hiệu quả để các em có được những tri thức cần thiết cho một xã hội luôn biếnđộng, để các em trở thành những người làm chủ được công nghệ, khoa học kĩ thuật,
có khả năng cạnh tranh trong xã hội và từ đó góp phần phát triển bản thân
1.2.3.1 Một số biện pháp phát hiện học sinh giỏi
Để phát hiện được những học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi môn Hóa học,giáo viên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Làm rõ mức độ đầy đủ, chính xác của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình SGK
- Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiều biện pháp
và nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của học sinh
Trang 251.2.3.2 Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học
* Năng lực tiếp thu kiến thức
* Năng lực suy luận logic
1.2.3.3 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Đối với giáo viên, khi bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Hóa học ta cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau:
- Hình thành cho học sinh có kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc Đó là lý thuyết chủ đạo, là các định luật và các quy luật cơ bản của bộ môn
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng các lý thuyết chủ đạo, các định luật, cácquy luật của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hóa học của sự vật, hiệntượng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựa vào bản chất hóa học, kết hợp với kiến thức của môn học khác có được hướng giải quyết vấn đề một cách logic gọn gàng
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phán đoán(quy nạp, diễn dịch ) một cách độc lập, sáng tạo giúp học sinh có cách giải bài tập nhanh hơn, ngắn gọn hơn
- Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, giúp các em biết cách dùng thực nghiệm
để kiểm chứng lại những dự đoán
- Hướng dẫn học sinh biết cách tự nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả và xem đó là biện pháp không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
16
Trang 26Như vậy đối với giáo viên, khi đào tạo những học sinh có năng khiếu về môn hóa học
ta cần hướng dẫn học sinh học tập để các em được trang bị những kiến thức, những
kỹ năng, giúp các em tự học hỏi, tự sáng tạo nhằm phát huy tối đa năng lực của mình
1.3 Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT
1.3.1 Khái niệm
Trong giáo dục, theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, thuật ngữ
“bài tập” có nghĩa là “bài ra cho học sinh để vận dụng những điều đã học” Hóa học
là môn khoa học tự nhiên nên bài tập hóa học nói chung rất phong phú và đa dạng.Qua nghiên cứu lý luận và trải nghiệm thực tiễn có thể hiểu bài tập hóa học là bàigiao cho học sinh làm để củng cố luyện tập những kiến thức, kỹ năng đã học, đồngthời giúp học sinh tiếp thu kiến thức, mở rộng, khắc sâu, hệ thống hóa được kiếnthức
Hiện nay trong các sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo thì bài tập Hóa học đượcdùng dưới dạng là bài toán Hóa học và câu hỏi Bài toán hóa học là những vấn đềthực tiễn đặt ra, cần giải quyết bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, khi hoànthành chúng học sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác vànhiều bước Câu hỏi trong dạy học thường mang yếu tố khám phá hoặc khám phá lạidưới dạng một thông tin khác bằng cách cho học sinh tìm ra các mối quan hệ các quytắc, các con đường tạo ra cách giải quyết mới
Như vậy, bài tập hóa học bao gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồngthời cả bài toán và câu hỏi thuộc về Hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinhnắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định Chính các bài toán Hóa học gồm bàitoán hay câu hỏi này là phương tiện cực kì quan trọng để phát triển tư duy học sinh.Người ta thường lựa chọn những bài toán và câu hỏi đưa vào một bài tập là có tínhtoán đến một mục đích dạy học nhất định, là nắm được hay hoàn thiện một dạng trithức hay kỹ năng nào đó
Việc hoàn thành và phát triển kỹ năng giải các bài toán hóa học cho phép thựchiện những mối liên hệ qua lại mới giữa các tri thức thuộc cùng một trình độ của cùngmột năm học và thuộc những trình độ khác nhau của những năm học khác nhau cũngnhư giữa tri thức và kỹ năng
Trang 271.3.2 Phân loại bài tập hóa học
1.3.2.1 Dựa vào tính chất của bài tập Hóa học có thể chia thành 4 loại: Bài tập định
tính, bài tập định lượng, bài tập thực nghiệm, bài tập tổng hợp
- Bài tập định tính: Thường dưới dạng câu hỏi và không tính toán nhằm làm chính xáckhái niệm; củng cố, hệ thống hóa kiến thức; vận dụng kiến thức vào thực tiễn Các dạng hay gặp:Viết phương trình phản ứng, hoàn thành chuỗi phản ứng, nhận biết, điều chế, tách chất, giải thíchhiện tượng, bài tập về tính chất hóa học các chất
- Bài tập định lượng: Là những bài tập gắn liền với tính toán, thao tác trên các số liệu
để tìm được số liệu khác, bao hàm hai tính chất toán học (dùng phép tính đại số), qui tắc tamsuất, giải hệ phương trình, ) và hóa học (dùng ngôn ngữ hóa học, kiến thức hóa học và cácphương trình phản ứng xảy ra )
- Bài tập thực nghiệm: Bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành như lắp dụng cụ thínghiệm, quan sát thí nghiệm để mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm, làm thí nghiệm để thểhiện tính chất của một chất hoặc để phân biệt các chất
- Bài tập tổng hợp: Là bài tập có tính chất bao gồm các dạng trên
1.3.2.2 Dựa vào hình thức của bài tập hóa học
Có thể chia thành hai loại: Bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
- Bài tập trắc nghiệm: Là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời và yêu cầuhọc sinh lựa chọn đáp án đúng hay viết thêm một từ hay một câu để trả lời Bài tập trắc nghiệmkhách quan bao gồm các dạng: Điền khuyết; ghép đôi; đúng-sai; nhiều lựa chọn
- Bài tập tự luận: Là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải tự viết ra câu trả lời, thường gồmnhiều dòng ứng với mỗi câu hỏi hay mỗi phần câu hỏi
1.3.2.3 Dựa vào kiểu hay dạng bài tập.
- Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất;
Trang 281.3.2.4 Dựa vào nội dung kiến thức.
Căn cứ theo nội dung kiến thức, chẳng hạn theo nội dung kiến thức phần oxi hóa – khử ta có thể chia bài tập thành các dạng sau:
- Bài tập về cân bằng phản ứng oxi hóa-khử
- Bài tập về kim loại tác dụng với axit HNO3; H2SO4 đặc nóng
- Bài tập về phi kim tác dụng với axit HNO3; H2SO4 đặc nóng
- Bài tập về các oxit (còn thể hiện tính khử) tác dụng với HNO3; H2SO4 đặc nóng
- Bài tập về kim loại tác dụng với phi kim
…
Có nhiều cách phân loại bài tập, mỗi cách phân loại có những ưu và nhượcđiểm riêng Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng hệthống phân loại này hoặc hệ thống phân loại khác hay kết hợp các cách phân loạinhằm phát huy các ưu điểm của mỗi loại
1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT
Việc sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy Hóa học có nhiều ý nghĩa quantrọng trong nhiều mặt của công tác giáo dục và đào tạo nói chung và mục tiêu củamôn Hóa nói riêng, cụ thể là:
1.3.3.1 Ý nghĩa trí dục
Bài tập Hóa học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu hơn và làm chính xáchóa các khái niệm đã học; đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phongphú, không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh; củng cố kiến thức cũ mộtcách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học; thúc đẩy thường xuyên sựrèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học
1.3.3.2 Ý nghĩa phát triển.
Bài tập hóa học phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh chohọc sinh Khi giải một bài tập, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phântích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, qui nạp Một bài toán có thể có nhiều cách giảikhác nhau: có cách giải thông thường, theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cáchgiải ngắn gọn mà lại chính xác Qua việc giải nhiều cách khác nhau, học sinh sẽ tìm
ra được cách giải ngắn mà hay, điều đó sẽ rèn luyện được trí thông minh cho các em
Trang 291.3.3.3 Ý nghĩa giáo dục.
Khi giải bài tập Hóa học, học sinh được rèn luyện về tính kiên nhẫn, tính trungthực, lòng say mê khoa học Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóalao động Việc tự mình giải các bài tập hóa hóa học còn giúp học sinh rèn luyện tinhthần kỉ luật, biết tự kiềm chế, có cách suy nghĩ và trình bày chính xác, khoa học, nângcao lòng yêu thích bộ môn hóa học
Như vậy ta có thể thấy rằng: Bài tập Hóa học vừa là mục tiêu, vừa là nội dung,vừa là phương pháp dạy học hiệu quả Lý luận dạy học coi bài tập là một phươngpháp dạy học cụ thể, được áp dụng phổ biến và thường xuyên ở các cấp học và cácloại trường khác nhau, được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học và gópphần phát triển toàn diện cho học sinh
1.4 Một số vấn đề lí luận về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trường
THPT
1.4.1 Đặc trưng dạy học môn Hóa học
Hóa học là môn khoa học tự nhiên và là môn học gắn liền với thực nghiệm,gắn liền với các vấn đề môi trường kinh tế, xã hội Trong dạy học Hóa học, mẫu chất,vật tự nhiên, vật tượng hinh, vật tượng trưng, thí nghiệm hóa học là nguồn cung cấpkiến thức cho học sinh, rồi trên cơ sở vốn kiến thức cơ bản đó mà rèn luyện tư duy.Bởi vậy đặc trưng của dạy học Hóa học là trực quan gắn liền thí nghiệm với thựchành Thí nghiệm và thực hành là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức-họctập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
Đối với các môn học tự nhiên nói chung, môn Hóa học nói riêng thì việc sửdụng bài tập Hóa học trong giảng dạy hóa học cũng là nét đặc trưng cơ bản trong dạyhọc Bài tập Hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiếnthức đã học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học Kiến thức họcsinh tiếp thu được chỉ có ích khi sử dụng và vận dụng nó Phương pháp sử dụng bàitập trong dạy học Hóa học là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng caochất lượng dạy học bộ môn
1.4.2 Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy ở trường THPT
1.4.2.1 Lựa chọn bài tập
Việc lựa chọn bài tập chủ yếu từ các nguồn sau đây:
20
Trang 30+ Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học phổ thông.
+ Các sách tham khảo của các tác giả, nhà xuất bản có uy tín
+ Các bài tập trong giáo trình đại học dùng cho HS giỏi hoặc cải biến cho phù hợp với phổ thông
+ Các bài tập trong hệ thống các đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ, đề thi HSG
+ Các đề thi HSG của các trường và của các kì thi các năm học trước
1.4.2.2 Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng BTHH Khidạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ
phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn HS học bài ở nhà Khi ôn tập, củng cố,
luyện tập và kiểm tra - đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập
BTHH có thể sử dụng với nhiều mục đích như:
Sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của các quá trình hóa học
Sử dụng bài tập để rèn luyện các kỹ năng
Sử dụng bài tập để rèn luyện tư duy logic
Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
1.4.3 Sử dụng bài tập hóa học theo phương pháp dạy học tích cực
Hiện nay, hướng sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy được thực hiện theomột số hình thức sau:
1.4.3.1 Sử dụng bài tập để giúp học sinh tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới.
Việc sử dụng dạng bài tập này giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức mớimột cách khoa học và chủ động Đồng thời giúp các em khắc sâu được kiến thức vàtránh sự nhàm chán
1.4.3.2 Sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học.
Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có tính hiệu quả cao trong việc luyện
kỹ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học, độc lập cho học sinh Khi giảibài tập thực nghiệm, học sinh phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lý thuyết rồi
Trang 31sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng
lý thuyết và rút ra kết luận về cách giải
1.4.3.3 Sử dụng các bài tập thực tiễn.
Thông qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý nghĩa việc học tập hóa họctăng lên, tạo hứng thú say mê học tập trong học sinh Các bài tập thực tiễn còn có thểdùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học
Tóm lại: Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy được cao độ tính tíchcực nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên cơ sở quanniệm về tính tích cực hóa hoạt động của họ và lấy học sinh làm trung tâm của quátrình học tập
Để đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải đổi mới về quá trình dạy họchóa học, trong đó sự đổi mới về việc sử dụng bài tập hóa học là một phương pháp dạyhọc tích cực, là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong bài học hóahọc Tuy nhiên, tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sửdụng như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, khám phá chứ không phải để tái hiệnkiến thức
1.4.4 Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Bài tập hóa học có thể sử dụng ở bất cứ công đoạn nào trong dạy học hóa học(hoạt động vào bài, củng cố, kiểm tra, ) Với dạy học Hóa học hiện nay có rất nhiềuhướng sử dụng bài tập Hướng sử dụng bài tập nào, mức độ đến đâu phụ thuộc vàomục tiêu của giáo viên giảng dạy và học sinh
Với mục tiêu là sử dụng bài tập để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, ta cóthể nêu ra một số hướng sử dụng bài tập như sau:
- Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức;
- Sử dụng bài tập để mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành các quy luật hóa học;
- Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng, rèn luyện tư duy logic;
- Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề;
- Sử dụng bài tập để giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu;
- Sử dụng bài tập để hình thành kiến thức mới;
- Sử dụng bài tập để rèn luyện trí thông minh cho học sinh;
22
Trang 32- Giữa nội dung chương trình trên lớp với nội dung ôn luyện học sinh giỏi còn có mộtkhoảng cách nhất định về mặt kiến thức Nội dung ôn tập dành cho học sinh giỏi tuy có bám sátvới nội dung chương trình học sách giáo khoa nhưng nâng cao hơn và có một số dạng bài tập lạhơn.
- Tài liệu ôn tập dành cho học sinh giỏi đa dạng, phong phú nhưng chưa trọng tâm, cònlan man, còn nhiều nội dung kiến thức dành cho chuyên sâu gây ra những khó khăn nhất địnhcho cả giáo viên và học sinh
- Chương trình thi HSG của các tỉnh cũng có sự khác nhau rõ rệt, nội dung trọng tâmkhông tập trung mà nằm rải rác ở toàn bộ chương trình; nội dung thi HSG cho đối tượng khôngchuyên và đối tượng chuyên chọn là khác xa nhau do đó học sinh tìm tài liệu hoặc đề thi để thamkhảo giữa các tỉnh, giữa các đề thi HSG cũng bị hạn chế
1.5.2 Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã đi điều tra tìm hiểu một số ý kiếnđóng góp của giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, và ý kiến của học sinh vềkhả năng tự học Kết quả điều tra như sau:
Trang 33Bảng 1.1 Kết quả điều tra trong 50 giáo viên
về ý kiến đánh giá của giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
lượng
1 GV tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập 35 70%chưa phù hợp để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
2 GV giao tài liệu, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức 20 40%
3 GV chưa xác định được vùng kiến thức cần giảng dạy bồi 40 80%dưỡng học sinh giỏi
4 GV đã sử dụng BT để phát triển năng lực sáng tạo cho HS 10 20%
7 Trong quá trình giảng dạy, thường xuyên đưa thêm kiến 7 14%thức nâng cao vào bài giảng
8 Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về nội dung kiến 22 44%thức trọng tâm ôn học sinh giỏi
9 Tham khảo hệ thống bài tập ôn luyện của đồng nghiệp 10 20%
10 Thường xuyên giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng HSG 4 8%
11 Thường xuyên chữa đầy đủ các bài tập nâng cao đã giao 40 80%cho học sinh
12 Hướng dẫn học sinh tự tìm tài liệu ôn tập, tự học 19 38%
13 Tham gia các diễn đàn môn học trên mạng, tham khảo các 2 4%cách giải cho một bài tập khó và hay
Trang 3424
Trang 35Bảng 1.2 Bảng điều tra kết quả tự học của học sinh 100 hoc sinh
hiểu
Lên mạng tìm bài tập
so sánh kết quả với đáp ánSưu tầm đề thi học sinh
sánh kết quả với đáp ánHọc tập và trao đổi nhóm
8 với những bạn học tốt hơn
mình
Từ kết quả nêu trên và qua trao đổi với một số giáo viên , nhân viên thư viện
ở một số trường trên địa bàn, chúng tôi có những nhận xét như sau : * Về tài liệu tham khảo:
Trang 3625
Trang 37- Chưa có tài liệu ôn HSG cho đối tượng học sinh không chuyên Những tài liệu thamkhảo khác thường mất cân đối giữa lí thuyết với bài tập ; giữa thực hành với lí thuyết
- Đề thi HSG dành cho đối tượng không chuyên thường phụ thuộc chủ quan người ra
đề, không có nội dung trọng tâm rõ ràng nên trong quá trình ôn luyện, yếu tố may rủi cũng chiếmmột phần quan trọng Trong các cuộc thi HSG của tỉnh dành cho đối tượng không chuyên thìchương trình thi được tính đến thời điểm thi và cũng không phân chia % rõ ràng theo khối lớp
- Thời điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh thường diễn ra vào tháng 11, 12 trong năm học,đây là giai đoạn có nhiều hoạt động trọng tâm diễn ra ở trường phổ thông nên cả học sinh và giáoviên cũng khó chuyên tâm cho việc ôn đội tuyển
- Một khó khăn nữa gặp phải trong quá trình ôn tập cho học sinh đó chính là việc độingũ giáo viên ôn tập cũng thường có sự thay đổi, thay đổi do thường xuyên có sự luân chuyểncông tác, chuyển khối nên trong quá trình ôn luyện đôi khi bị ngắt quãng và không liên tục
- Nhiều GV vẫn quen lối truyền đạt cũ, cách ra bài tập còn mang nặng tính lý thuyết,lắt léo, giả định rắc rối phức tạp, xa rời với thực tiễn nên chưa phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và khả năng tự học của HS
- Ngại trao đổi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp
- GV sử dụng BT để phát triển năng lực sáng tạo cho HS còn hạn chế
26
Trang 38- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đều tự dự đoán nội dung thi, tự soạn chương trình dạy,theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu Do vậy, chưalựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp với học sinh
- Trong nhóm hóa chưa thống nhất cùng nhau xây dựng hệ thống bài tập chất lượng cao mà thường mỗi người một hệ thống bài tập riêng theo quan điểm cá nhân
- Việc sử dụng PPDH tích cực chưa thực sự thường xuyên mà chỉ mang tính hình thức(thường vào mỗi đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn) nên bài giảng còn nặng nề về thuyếttrình mà chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh
- Do trong quá trình ôn luyện HSG thường dự đoán, tự xây dựng chương trình nênkhông có được một hệ thống lí thuyết bài tập trọng tâm, chất lượng, không tập trung được trí tuệcủa các đồng nghiệp dẫn đến việc ôn luyện cũng thường không đạt kết quả cao
- Chế độ chính sách cho GV bồi dưỡng HSG chưa xứng đáng với công sức giáo viên
bỏ ra, không đủ sức thu hút GV giỏi đầu tư nghiên cứu để bồi dưỡng HSG
* Về học sinh:
- Sinh ra và lớn lên ở nơi mà phong trào học tập không được đánh giá cao, nghề kiếmsống chính là nghề đi biển nên học sinh chưa có ý thức đầu tư thời gian cho học tập Sự quan tâmcủa gia đình đến việc học tập của con cái là chưa đúng mực, chỉ có một số rất ít gia đình là coitrọng việc học tập của con cái và thực sự động viên con cái học tập, coi học tập là quan trọngnhất
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêmnhững môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự họcnên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tấtyếu
- Do sự quan tâm không đúng mức về học tập nên việc đầu tư mua tài liệu tham khảo,nâng cao đối với học sinh là rất hạn chế Đa số học sinh chỉ cần đủ bộ SGK và không cần thêmtài liệu nào khác
- Khả năng học tập nhóm, trao đổi kiến thức với giáo viên và bạn bè còn hạn chế
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn trên đã cho phép chúng tôinhận thấy trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa nói chung có chuyển biến tíchcực song chưa bền vững Để đạt được kết quả tốt hơn nữa và phù hợp với xu thế
Trang 39học tập hiện nay thì nhất thiết cần phải đổi mới cả trong việc xây dựng giáo án dạy ônHSG cũng như hệ thống lí thuyết; hệ thống bài tập và cách sử dụng chúng để bồidưỡng HSG của đối tượng học sinh không chuyên.
1.5.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho HS hiện nay
Qua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng: Đa số GV đã chú ý đến việc sửdụng bài tập trong quá trình giảng dạy nói chung tuy nhiên việc sử dụng bài tập trongquá trình dạy học hóa học còn có những hạn chế phổ biến sau đây:
Đa số các HS và GV đều nhận thấy số lượng lớn bài tập khó về phản ứng oxi hóa khử và tầm quan trọng của phương pháp giải các bài tập dạng này
Đa số các GV và HS nghiên cứu và giải các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử rời rạctheo từng bài gặp, từng chuyên đề kim loại, phi kim hay axit vì vậy HS gặp lúng túng khi giảibài tập
- HS ít được làm các bài tập thực tiễn liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử, vì vậy thiếu các kỹ năng khi giải các bài tập dạng này
Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều khó khăn trong việc giải bài tập oxi hóa - khử, kỹnăng giải toán hóa học của HS còn kém, vì vậy việc nghiên cứu đưa vào giảng dạycác phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử là khả quan và có ý nghĩa.Hơn nữa, trong quá trình thi HSG thì phương pháp giải bài tập là rất quan trọng Từnăm 2008 đến nay, hình thức thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến, đặc biệt là mônHóa, đặc điểm của loại hình kiểm tra này là số lượng câu hỏi nhiều, vì thế thời gianlàm bài rất ngắn Để có kết quả cao trong các kỳ thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT,thi ĐH - CĐ, đòi hỏi HS phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để chọn được phươngpháp giải nhanh nhất, tối ưu nhất, mất ít thời gian nhất mà kết quả chính xác Việcthành thạo các phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử sẽ giúp HS rènđược kỹ năng giải toán nhanh, linh loạt, chính xác
28
Trang 40Tiểu kết chương 1Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày:
- Cơ sở thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
+ Thông qua điều tra thực tế, tìm hiểu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT: những thuận lợi và khó khăn