Vì vậy, để giáo viên bồi dưỡng học sinh khá, giỏi Hóa học ở cáctrường THPT dự thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp Quốc gia được tốt thì nhu cầucấp thiết là cần có một hệ thông câu hỏi v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ CHIÊN
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNGQUA DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ CHIÊN
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG
QUA DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Lâm Ngọc Thiềm
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơnGS.TS Lâm Ngọc Thiềm, người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọiđiều kiện thuận lợi nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại Học Giáo Dục - ĐHQG
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hoàn thành khoá họccũng như luận văn này Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớpCao học khóa 8 chuyên ngành lý luận và phương pháp giảng dạy Hóa học đãtruyền cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Hóa học, các emhọc sinh đội tuyển HSG trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), trườngTHPT Thái Phiên (Hải Phòng) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quátrình thực nghiệm sư phạm
Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho luận văn hoàn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên
Phạm Thị Chiên
Trang 4: Đối chứng: Giáo sư, tiến sĩ: Học sinh: Học sinh giỏi: Hệ thống lý thuyết: Khối lượng phân tử: Kiểm tra đánh giá.
: Phương pháp dạy học: Phương trình hóa học: Trung học phổ thông: Phản ứng
: Phản ứng oxi hóa - khử: Thực nghiệm
: Thực nghiệm sư phạm
Trang 5Lời cảm ơn
Danh mục viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục đồ thị……….……….vii
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các luận án tiến sĩ
1.1.2 Các luận văn thạc sĩ
1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi với việc đào tạo nhân tài cho đất nước
1.2.1 Chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục
1.2.2 Đào tạo nhân tài cho đất nước - Trách nhiệm và lợi ích của quốc gia
1.3 Tổng quan về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
1.3.1 Quan niệm về học sinh giỏi
1.3.2 Mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG
1.3.3 Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSGHH
1.3.4 Một số biện pháp phát hiện HSG hóa học ở bậc THPT
1.3.5 Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT
1.3.6 Những năng lực cần thiết của GV dạy bồi dưỡng HSG hóa học
1.3.7 Những kĩ năng cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học 12
1.4 Bài tập hóa học
1.4.1 Khái niệm bài tập hoá học
1.4.2 Phân loại bài tập hóa học
1.4.3 Tác dụng của bài tập hóa học
1.4.4 Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 1.5 Một số phương pháp dạy học sử dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 17
Trang 61.5.1 Phương pháp vấn đáp 17
1.5.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. 17
1.5.3 Phương pháp hoạt động nhóm 18
1.5.4 Phương pháp động não 19
1.6 Xác định vùng kiến thức hóa lí trong chương trình bồi dưỡng HSG hóa học THPT 20
1.7 Thực trạng của việc bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT hiện nay 20
1.7.1 Điều tra, tham khảo ý kiến về công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT 1.7.2 Thuận lợi và khó khăn 21
Tiểu kết chương 1 24
CHƯƠNG 2 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT 25
2.1 Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần điên hóa học 25
2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần điện hóa học 27
2.2.1 Chuyên đề phản ứng oxi hóa khử 27
2.2.2 Chuyên đề pin điện hóa 50
2.2.4 Chuyên đề điện phân 73
Tiểu kết chương 2 92
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 93
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 93
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 93
3.3 Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 93
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 94
3.4.1 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 94
3.4.2 Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm 95
3.4.2 Phương pháp xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm 95
Trang 73.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá 97
3.5.1 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 97
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 107
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả điều tra giáo viên về thực trạng công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi ở trường THPT
Bảng 3.1 Các chuyên đề dạy thực nghiệm
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Bảng 3.4 Phần trăm HS đạt điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém
Bảng 3.5 Giá trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra
Bảng 3.6 Bảng thống kê Tkđ
Bảng 3.7 Phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống
Trang 9DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra lần 1 Đồthị 3.2 Phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra lần 2 Đồ thị 3.3 Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra lần 1 Đồ thị 3.4 Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra lần 2
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng caodân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địaphương nói chung Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏinhiều công sức của thầy và trò
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sựchuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiếnlược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từngbước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tácquản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Bước đầu mục tiêu đó được khẳng định bởi sốlượng học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế ở nước ta ngày càng tăng nhanh Đặc biệtkết quả tham dự các kì thi Olympic Hóa học quốc tế của đội tuyển học sinh giỏi nước
ta trong nhiều năm gần đây đã ghi nhận nhiều thành tích tự hào và khích lệ Từ thực
tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có nhiệm vụ đào tạo toàndiện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi dưỡng tri thức năng khiếucho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trongtừng lĩnh vực Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi vàtuyển chọn các em có năng khiếu thực sự của từng bộ môn
Thực tế cho thấy trong những năm qua việc dạy và học ở các lớp chuyên Hoáhọc cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở các trường THPT có những khókhăn và thuận lợi nhất định Bên cạnh những thuận lợi như cơ sở vật chất kĩ thuậtđược tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, ngân sách đầu tư cho giáo dụcnhiều hơn thì cũng có một số khó khăn như: tài liệu dùng cho việc bồi dưỡng học sinhgiỏi còn hạn chế, chưa có một hệ thống bài tập chuyên sâu, nội dung giảng
Trang 11dạy của sách giáo khoa so với nội dung của đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia còn cókhoảng cách khá xa Vì vậy, để giáo viên bồi dưỡng học sinh khá, giỏi Hóa học ở cáctrường THPT dự thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp Quốc gia được tốt thì nhu cầucấp thiết là cần có một hệ thông câu hỏi và bài tập cho tất cả các chuyên đề như: cấutạo chất, nhiệt hoá học, động hoá học, điện hóa học, cân bằng hoá học, hóa hữu cơ Trong đó bài tập phần điện hóa học thường được ra trong các kì thi chọn học
sinh giỏi quốc gia, trong các kì thi Olympic quốc tế Hóa học bởi những ứng dụngquan trọng của điện hóa học trong sản xuất, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao.Mặt khác, tài liệu bồi dưỡng HSG hóa học THPT phần điện hóa còn thiếu và chưađược đề cập nhiều trong các tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng họcsinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần điện hóa học ở trường trung học phổthông” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏihóa học ở trường THPT
2. Mục đích nghiên cứu
bản và nâng cao phần điện hóa học dùng để bồi dưỡng HSG Hóa học THPT
vào dạy học để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học THPTthành phố Hải Phòng
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
học, các nội dung liên quan đến phần điện hóa học trong các đề thi học sinh giỏi cấpthành phố, cấp quốc gia
các chuyên đề để bồi dưỡng HSG ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia
quá trình dạy học và bồi dưỡng HSG THPT
dưỡng HSG ở trường THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài
Trang 124 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học và công tác bồi dưỡng HSG ở
trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết, bài tập và phương pháp dạy học phần
điện hóa học để bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
5. Vấn đề nghiên cứu
để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT
giỏi phần điện hóa học
6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập phong phú, kết hợpvới các phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng bồi dưỡng họcsinh giỏi Hóa học ở trường THPT
7. Phạm vi giới hạn đề tài
8.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
dục học, phương pháp dạy học hóa học
Trang 138.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh)
chương trình chuyên bộ môn hóa học, các đề thi HSG, các tài liệu tham khảo liênquan đến ôn thi HSG để xây dựng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập phần điện hóahọc
đó đề xuất hướng bồi dưỡng HSG ở trường THPT
8.3 Các phương pháp toán học
9. Đóng góp của đề tài
giáo viên dạy ôn thi học sinh giỏi các cấp
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố và quốc gia
bồi dưỡng đội tuyển HSG Hóa học THPT, là tài liệu bổ ích cho HS ôn thi đại học và
ôn thi HSG
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG
Chương 2: Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần điện hóa ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo HSG nhằmcung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một trong những nhiệm vụquan trọng ở bậc THPT Xác định được nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang cónhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện, bồi dưỡng HSG ở tất cả các bộ môntrong nhà trường
Đối với môn hóa học, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ quan tâm,nghiên cứu về vấn đề này như:
1.1.1 Các luận án tiến sĩ
thông về hóa học” (1971) của Vương Thị Hanh, Đại học Sư phạm Matxcova
dưỡng HSG hóa học ở trường THPT” Luận án Tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn (2004)
1.1.2 Các luận văn thạc sĩ
học sinh giỏi trường THPT” (2007) của Đỗ Văn Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội
việc bồi dưỡng HSG quốc gia” (2006) của Vương Bá Huy, ĐH Sư phạm Hà Nội
thông” (2009) của Lê Tấn Diện, ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
oxi hóa khử dùng cho HS khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc THPT” Luậnvăn Thạc sĩ của Hoàng Công Chứ (2006) ĐHSP Hà Nội
dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT” - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương (2007) ĐHSP Hà Nội
Trang 15- “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần cơ sở lý thuyết các phản ứng hóahọc dùng cho HS lớp chuyên ở bậc THPT” Luận văn Thạc sĩ của Lại Thị Thu Thủy(2004) ĐHSP Hà Nội.
Về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông đã có một số tác giả quantâm nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở việc đưa ra hệ thống lý thuyết, bài tập mà chưachú ý vào việc đưa ra phương pháp sử dụng chúng để bồi dưỡng HSG Mặt khác,chuyên đề bồi dưỡng HSG phần điện hóa học và vận dụng chúng vào dạy học để bồidưỡng học sinh giỏi còn ít được quan tâm nghiên cứu
1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi với việc đào tạo nhân tài cho đất nước
1.2.1 Chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục [31]
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồidưỡng cán bộ, nhất là những người trí thức và nhân tài Đảng ta cũng đã có nhiềuchính sách thu hút các nhà khoa bảng, nhà khoa học, doanh nhân giỏi tham gia vàoChính phủ để gánh vác những công việc nặng nề, phức tạp của đất nước Trong quátrình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: cán bộ là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước vàchế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêucầu nhiệm vụ cách mạng Trong đó, xây dựng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý có đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến cùng thời đại là một nhiệm vụ đặc biệtquan trọng Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, nguồn cán bộ tốt nhất được lấy từnhững học sinh, sinh viên ưu tú
Trong phiên họp ngày 30 tháng 3 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn
về cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh yêu cầu “Vấn đề phát triển năng khiếucủa học sinh rất quan trọng - Học sinh cần phải học kiến thức phổ thông toàn diện,nhưng đối với các em có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng”
1.2.2 Đào tạo nhân tài cho đất nước - Trách nhiệm và lợi ích của quốc gia [32]
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự phát triểnnhư vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vàtruyền thông; với sự phổ biến của Internet và sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri
Trang 16thức… thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ có vai trò cực
kỳ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đãthường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài; đầu tưđổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo cả về nội dung, phương pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện; tích cực tuyển chọn, gửi nhiều tài năng trẻ đi học tập,nghiên cứu ở nước ngoài, để họ nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, tiêntiến của thế giới; có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có côngtrình nghiên cứu xuất sắc, các văn nghệ sĩ tài năng, các cán bộ khoa học trẻ; thực hiệnchiến lược phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp, khucông nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; từng bước hoànthiện hệ thống pháp luật, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ; tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các tài năng cống hiến trưởng thành
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã có nhữngchủ trương, biện pháp quan trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và đến nay đã thuđược những kết quả nhất định Nhiều tài năng trẻ đã được bồi dưỡng và phát triểnnhanh chóng Hằng năm số học sinh năm cuối của các trường trung học phổ thôngkhối năng khiếu thi đỗ đại học đạt tỷ lệ khoảng trên 80% Khối trường, lớp chuyên đã
có những đóng góp rất lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhânlực chất lượng cao cho đất nước, đồng thời, góp phần tích cực nâng cao chất lượng vàthành tích của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi Olympic quốc tế vềtoán, tin học, lý, hoá, sinh và ngoại ngữ Số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi họcsinh giỏi quốc gia, quốc tế ngày càng tăng Nhiều học sinh được tuyển thẳng đại họchoặc đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đã được lựa chọn vào các hệđào tạo cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến… và trưởng thành khá nhanh
Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ ở nước ta hiệnnay đang là một đòi hỏi bức thiết, một trách nhiệm nặng nề và vinh dự lớn lao đối vớicác Trường Đại học, trung học nói riêng và toàn ngành giáo dục và đào tạo nóichung Tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
Trang 17phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
1.3 Tổng quan về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
1.3.1 Quan niệm về học sinh giỏi [2], [4], [27]
Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu Mỗi nước có một hình thức giáo dục khác nhau và một khái niệm riêng về học sinh giỏi
và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết, khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó
Còn ở nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên 1.3.2 Mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG [4], [22]
HS
xã hội
huống xảy ra
1.3.3 Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSGHH [21]
HSGHH cần có những phẩm chất và năng lực sau:
Trang 181.3.3.1 Năng lực tiếp thu kiến thức
huống tương tự (tích hợp kiến thức)
-Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi
1.3.3.2 Năng lực suy luận logic
1.3.3.3 Năng lực đặc biệt
1.3.3.4 Năng lực lao động sáng tạo
Biết tổng hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn
1.3.3.5 Năng lực kiểm chứng
trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra
hiện một số lần kiểm nghiệm
1.3.3.6 Năng lực thực hành
qua thực hiện HH là bộ môn khoa học thực nghiệm nên đòi hỏi HS phải có năng lựcthực nghiệm, tiến hành các thí nghiệm hoá học (TNHH) vì đây cũng là một trong cácyêu cầu của các kỳ thi HSG quốc gia, Olimpic quốc tế
Trang 191.3.3.7 Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn
HS có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế, sản xuất hàng ngày
1.3.4 Một số biện pháp phát hiện HSG hóa học ở bậc THPT [19], [22]
Giáo viên bồi dưỡng HSG cần phải phát hiện được HSG thông qua các dấu hiệu: HSG cóthể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các HS khác Mức độnắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách đầy đủ, chính xác của
HS so với yêu cầu của chương trình hóa học phổ thông
Mức độ tư duy, cách xử lý vấn đề của từng HS, khả năng vận dụng kiến thức của
HS một cách linh hoạt, sáng tạo
Những đề xuất, những phương pháp giải mới, ngắn gọn
Tính logic và độc đáo khi trình bày vấn đề
Thời gian hoàn thành bài kiểm tra
Muốn vậy, GV phải kiểm tra toàn diện các kiến thức về lý thuyết, bài tập và thựchành; tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề; tổ chức cho HS làm việc hợp tác theonhóm
1.3.5 Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT [22], [25]
1.3.5.1 Kích thích động cơ học tập của HS
Chuẩn bị cở sở dạy học
Xây dựng môi trường dạy học phù hợp
Chuẩn bị tài liệu; phương tiện, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, hình vẽ, băng hình, mô hình, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm…) đầy đủ
Cơ sở vật chất đầy đủ: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn…
Xây dựng niềm tin trong mỗi HS
Việc học trong đội tuyển trở thành niềm vui, niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường
Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và nắm bắt tâm lí của mỗi HS
Giao các nhiệm vụ vừa sức cho HS và nâng dần độ khó của yêu cầu
Cần khuyến khích và động viên kịp thời đối với từng HS (có chế độ khen thưởng rõ ràng)
Trang 20Cần kiểm tra, đánh giá năng lực của từng HS thường xuyên và từ đó uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho các em.
Có những chính sách ưu tiên của gia đình, thầy cô và nhà trường đối với HSG
Giúp các em thấy được vai trò của hóa học đối với đời sống từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp
1.3.5.2 Soạn thảo nội dung dạy học và có PPDH phù hợp
Hệ thống lý thuyết phải được biên soạn chính xác, đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát yêu cầu của chương trình thi HSG thành phố và quốc gia
Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng giúp HS đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo và phát triển tư duy cho HS
Tổ chức cho HS tham gia các chuyên đề nghiên cứu khoa học (dạy học dự án)phù hợp với năng lực của HS
Tổ chức cho HS tham quan các nhà máy, xí nghiệp và HS phải viết báo cáo theochủ đề sau mỗi lần tham quan
1.3.5.3 Kiểm tra, đánh giá [19], [21], [23]
Đánh giá HSG cần dựa trên cơ sở: khả năng tinh thần, trí tuệ, sáng tạo và động
Trang 21Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức trắc nghiệm tựluận với hình thức trắc nghiệm khách quan Đề kiểm tra nên có 30% trắc nghiệmkhách quan và 70% trắc nghiệm tự luận.
Nội dung đề thi cần kiểm tra được một cách toàn diện trình độ của HS Tăngcường các câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng thay vìhọc thuộc lòng
1.3.6 Những năng lực cần thiết của GV dạy bồi dưỡng HSG hóa học [21]
Muốn đào tạo nên những HS thông minh, sáng tạo thì trước hết phải có nhữngngười thầy thông minh, sáng tạo và biết tôn trọng sự sáng tạo của người khác Vì vậyngười GV cần:
Luôn không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, nghiên cứu tài liệu từ đó kháiquát, tổng hợp và xây dựng, biên soạn tài liệu mới để HS dễ hiểu
Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG phù hợp với năng lực của HS
Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu, chính xác
Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với nội dung dạy học và đốitượng học sinh
Biết giám sát, theo dõi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ HS và đồng nghiệp
Có kĩ năng tiến hành thí nghiệm và sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học như tranh vẽ, máy tính, máy chiếu, phần mềm hóa học…
Có kĩ năng xây dựng bài tập và ra đề kiểm tra
Có khả năng nghiên cứu khoa học
1.3.7 Những kĩ năng cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học [21] 1.3.7.1 Các nhóm kĩ năng cơ bản
a Nhóm kĩ năng nhận thức
Đọc và hiểu tài liệu; Khái quát, tổng hợp và tóm tắt tài liệu
Xây dựng đề cương; Biên soạn giáo án; lập kế hoạch bồi dưỡng
Kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
Kĩ năng chuyển đổi, phát triển kiến thức
Kĩ năng nêu vấn đề và đặt câu hỏi
Trang 22b Nhóm kĩ năng tổ chức và quản lý
Giám sát, theo dõi, động viên, khuyến khích
Tiếp nhận, điều chỉnh thông tin phản hồi
c Nhóm kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học
Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đê kiểm tra từ các câu hỏi tương đương
Phân loại đề kiểm tra theo đối tượng, thời lượng, chương trình tập huấn
1.3.7.2 Chi tiết hoá một số kĩ năng
a Kĩ năng đặt câu hỏi
Câu hỏi được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng từ ngữ phù hợp, không quá phức tạp
Câu hỏi có thứ tự logic, hình thức thay đổi và không mang tính ép buộc
b. Kĩ năng trình bày
Nắm vững vấn đề cần trình bày, chuẩn bị chu đáo, cần tập trình bày trước.Nói rõ ràng và đủ âm lượng, bao quát tốt và chú ý thái độ phản hồi từ HS
c. Kĩ năng cung cấp thông tin
Nêu rõ mục đích hoặc trọng tâm của bài học
Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp
Sử dụng ngôn ngữ thích hợp và diễn đạt các ý theo thứ tự logic
Nhấn mạnh các ý chính và liên tục liên kết các ý với nhau
Kết thúc rõ ràng và có nhắc lại trọng tâm bài học
1.4 Bài tập hóa học [5], [23], [29]
Thực tiễn ở trường phổ thông, bài tập hoá học giữ vai trò rất quan trọng trongviệc thực hiện mục tiêu đào tạo Bài tập vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa làphương pháp dạy học hiệu nghiệm Bài tập cung cấp cho học sinh cả kiến thức, conđương giành lấy kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - mộttrạng thái hưng phấn - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quantrọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
1.4.1 Khái niệm bài tập hoá học.
Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho học sinh làm đểvận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học
Trang 23Một số tài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tậpđịnh lượng - đó là những bài tập có tính toán - khi học sinh cần thực hiện những phéptính nhất định.
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bàitoán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh vừa nắm được vừa hoàn thiện một trithức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thựcnghiệm
theo quan điểm này
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hoá học trong quátrình dạy học người giáo viên phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống và lýthuyết hoạt động Vì vậy, bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo thànhmột hệ thống toàn vẹn, thống nhất, và liên hệ chặt chẽ với nhau
Bài tập là một hệ thông tin chính xác, bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nhau đó là những điều kiện và những yêu cầu
Người giải (hệ giải) bao gồm hai thành tố là cách giải và phương tiện giải (các cách biến đổi, thao tác trí tuệ )
bµi tËp
Nh÷ng ®iÒu kiÖn
Nh÷ng yªu cÇu
ngêi gi¶i PhÐp gi¶i
Ph¬ng tiÖn gi¶i
Thông thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người ta
hiểu bài tập là nhưng bài luyện tâp được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hoá học, hình thành khái niệm, phát triển tưduy hoá học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn
1.4.2 Phân loại bài tập hóa học
Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học, nó phụ thuộc vào các cơ sở phân loạikhác nhau như: dựa vào chủ đề, khối lượng kiến thức, tính chất của bài tập, đặc điểmcủa bài tập, nội dung, mục đích dạy học, phương pháp giải… Tuy nhiên, dựa
Trang 24vào nội dung và hình thức có thể phân loại bài tập hóa học thành 2 loại: bài tập trắcnghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan; trong mỗi loại đều có 2 dạng bàitập định tính và bài tập định lượng Sự khác nhau giữa 2 dạng bài tập này được thểhiện ở bảng sau:
BT trắc nghiệm tự luận
- HS phải viết câu trả lời, phải lập
luận, chứng minh bằng ngôn ngữ của
- Chất lượng đánh giá tùy thuộc vào
kĩ năng và chủ quan của người chấm
bài (khó chính xác)
- Dễ soạn nhưng khó chấm, chấm lâu
Bài tập định tính: dạng bài tập quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hóahọc như giải thích, chứng minh, viết PTHH, nhận biết, tách chất, tinh chế, điều chế,vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn…
Bài tập định lượng: loại bài tập cần dùng các kĩ năng toán học kết hợp với kĩnăng hóa học để giải như xác định công thức hóa học; tính theo công thức và PTHH;tính toán về tỉ khối, áp suất, số mol, khối lượng, nồng độ mol,…
1.4.3 Tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hoá học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất dểdạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tậpnghiên cứu khoa học, biến nhưng kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiếnthức của chính mình Kiến thức nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.AĐanilôp nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vậndụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành” Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vũng kiến thức một cách sâu sắc
Trang 25Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất Rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh như kỹ năng viết và cân bằng
phương trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kỹnăng thực hành như cân, đo, đun nóng, nung sấy, lọc, nhận biết hoá chất
Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh (học sinh cầnphải hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn) Một số bài tập có tình huống đặc biệt, ngoàicách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo.Bài tập hoá học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới(hình thành khái niệm, định luật) khi trang bị kiến thức mới, giúp học sinh tích cực,
tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững Điều này thể hiện rõ khi họcsinh làm bài tập thực nghiệm định lượng
Bài tập hoá học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập hợp lý
Bài tập hoá học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác
Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn,trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổchức, kế hoạch ), nâng cao hứng thú học tập bộ môn
Bản thân một bài tập hoá học chưa có tác dụng gì cả: không phải một bài tập hoá học “hay” thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là “ người sử dụng nó” Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt
để mọi khía cạnh của bài toán, để học sinh tự mình tìm ra cách giải lúc đó bài tập hoá học thật sự có ý nghĩa
1.4.4 Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Bài tập hóa học có thể sử dụng ở bất cứ công đoạn nào trong dạy học hóa học(hoạt động vào bài, củng cố, kiểm tra, ) Với dạy học Hóa học hiện nay có rất nhiềuhướng sử dụng bài tập Hướng sử dụng bài tập nào, mức độ đến đâu phụ thuộc vàomục tiêu của giáo viên giảng dạy và học sinh
Với mục tiêu là sử dụng bài tập để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, ta cóthể nêu ra một số hướng sử dụng bài tập như sau:
Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức;
Trang 26Sử dụng bài tập để mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành các quy luật hóa học; Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng, rèn luyện tư duy logic;
Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề;
Sử dụng bài tập để giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu;
Sử dụng bài tập để hình thành kiến thức mới;
Sử dụng bài tập để rèn luyện trí thông minh cho học sinh;
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy giúp học sinh chủ động học tập, trong bàiviết này chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt một vài phương pháp giảng dạy thường được
sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi
1.5.1 Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinhtrả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinhlĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người taphân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức
đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không đượcxem là phương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mốiliên hệ giữa các kiến thức vừa mới học
Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh
dễ hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của cácphương tiện nghe – nhìn
Trang 27Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏiđược sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Giáoviên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữatrò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viêngiống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiệnkiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sựkhám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
1.5.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắtthì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là mộtnăng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh Vì vậy,tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải tronghọc tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ởtầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyếtvấn đề thường như sau
Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Giải quyết vấn đề đặt ra
Kết luận:
Trang 28Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Các mức
1234Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắmđược tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy
tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
1.5.3 Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tuỳ mục đích, yêu cầucủa vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duytrì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụhay những nhiệm vụ khác nhau
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗingười một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực,không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn Các thành viên trongnhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhómkhác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cảlớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra mộtđại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao chonhóm là khá phức tạp
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành :
Trang 2928
Trang 30Phân công trong nhóm
Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết trước lớp
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
Thảo luận chung
Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bàiPhương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói
ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ
đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏilẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên
Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước
nhóm Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốtLiệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừmột ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
Phân loại ý kiến
Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
1.6 Xác định vùng kiến thức hóa lí trong chương trình bồi dưỡng HSG hóa họcTHPT [6], [10], [11], [12]
Sau khi nghiên cứu chương trình hóa học THPT, các đề thi HSG thành phố, quốcgia, Olympic 30 4… chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống kiến thức phần điện hóahọc dùng bồi dưỡng HSG, sau đó xây dựng hệ thống bài tập áp dụng tương ứng Cácnội dung kiến thức phần điện hóa học bao gồm:
Trang 31Phản ứng oxi hóa- khử: cách lập phản ứng oxi hóa khử; cân bằng phản ứng oxi hóakhử phức tạp; xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử; định luật bảo toàn electron.
Pin điện hóa: cặp oxi hóa – khử; nguyên tố Ganvani; thế điện cực, phương trìnhNernst; sức điện động của pin, chiều phản ứng xảy ra trong pin, hằng số cân bằng củapin điện; các yếu tố ảnh hưởng đến thế điện cực
Điện phân: điện phân dd các chất điện li; điện phân dd chất điện li nóng chảy;định luật Faraday
Đây là các kiến thức cơ sở giúp HS giải quyết các vấn đề học tập trong chươngtrình hóa học THPT và đáp ứng được các yêu cầu của các kì thi HSG cấp thành phố
và Quốc gia
1.7 Thực trạng của việc bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT hiện nay
1.7.1 Điều tra, tham khảo ý kiến về công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT
1.7.1.1 Mục đích điều tra, đánh giá:
bồi dưỡng HSG tại các trường THPT
thức tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học Đây là cơ sở để định hướng nghiên cứu củaluận văn
1.7.1.2 Đối tượng, địa bàn và phương pháp điều tra
-Đối tượng điều tra
-Địa bàn điều tra: Một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp điều tra
1.7.1.3 Kết quả điều tra
Trang 32Bảng 1.1 Kết quả điều tra giáo viên về thực trạng công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ở trường THPT
giảng dạy cho học sinh
được phân phối trong chương trình
cho HS tự học
tập khó, các thắc mắc khi tự học ở nhà của HS
của mỗi chuyên đề
mỗi một đơn vị kiến thức
chuyên đềQua kết quả điều tra cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô thường chỉ
tập trung vào tổ chức dạy học trên lớp mà ít quan tâm chú ý đến việc giúp học sinh
đọc trước bài học ở nhà, do đó thường mất rất nhiều thời gian dạy học trên lớp và
hiệu quả học bài trên lớp thường chưa thật cao HS chưa đaoạc đọc trước tài liệu nên
cũng ít thắc mắc, trao đổi những phần kiến thức khó trong quá trình học
Mặt khác, các thầy cô thường dạy rất chi tiết các nội dung kiến thức liên quan
trong mỗi chuyên đề Hệ thống lý thuyết dài, không chọn lọc và không được tóm tắt
những kiến thức chủ đạo khiến giáo viên rất vất vả khi truyền đạt cho HS Lượng kiến
thức lý thuyết quá dài trong giờ học cũng làm giảm sự tập trung học tập của HS
Các thầy, cô đã có ý thức trong việc chuẩn bị hệ thống BTHH trong quá trình
soạn bài Tuy nhiên, các bài tập được lựa chọn dạy sau khi đã học hết lý thuyết mỗi
Trang 3331
Trang 34chính vì lý do này khiến thời gian dạy học càng kéo dài thêm do khi làm bài tập họcsinh lại cần phải đọc lại lý thuyết của phần lý thuyết tương ứng.
Các thầy cô cũng đã chú trọng đến kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu và vậndụng kiến thức của HS vào giải bài tập Tuy nhiên, đề kiểm tra thường đưa ra sau mỗimột phần kiến thức lớn chứ không kiểm tra thường xuyên sau mỗi buổi dạy
1.7.2 Thuận lợi và khó khăn
1.7.2.1 Thuận lợi
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Chương trình quốc gia bồi dưỡng nhântài giai đoạn 2008 - 2020 với những bước đi và mục tiêu cụ thể, đây là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước”[8]
SGK hóa học đã được bổ sung, cập nhật khá nhiều kiến thức mới đặc biệt làcác lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện cho HS nghiên cứu hóa học sâu hơn, rộng hơn và
có tác dụng kích thích động cơ học tập, phát huy khả năng tự học của HS
Các thầy cô giáo và học sinh rất tâm huyết với việc bồi dưỡng HSG
1.7.2.2 Khó khăn
Nội dung chương trình HH THPT đã đề cập những kiến thức cơ bản, nhưng nộidung các lý thuyết chủ đạo chưa thật đầy đủ Nhiều vấn đề còn phải bắt HS và GVchấp nhận, giải thích nôm na không bản chất Nhiều câu hỏi và bài tập mang tính chấtgiả định, thiếu thực tế
Không đủ tài liệu tham khảo, nếu căn cứ vào tài liệu tham khảo thì lượng bàitập luyện còn ít, nếu căn cứ vào các tài liệu về đề thi Olimpic quốc tế hàng năm đãđược xuất bản thì có nhiều bài tập đề cập đến nhưng kiến thức còn quá xa so vớichương trình Một số tài liệu không khớp nhau về kiến thức mà khi tham khảo các
GV trực tiếp bồi dưỡng HSG không lý giải được
Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần giảng dạy cho HS sao cho hợp lý vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng so với chương trình THPT
Chương trình HH THPT mang tính chất định lượng trên cơ sở định tính Trướctình hình đó các đề thi HSG cấp tỉnh bắt buộc phải có đề cập đến những nội dung cónhững đặc điểm trên nên việc chọn HSG khó có thể chính xác được, đồng thời đểtuyển chọn được HSG phải mất một thời gian rèn luyện cho học sinh theo
Trang 35hướng các đề thi đề cập Vì vậy có những HS không kịp điều chỉnh được quan hoạt động tư duy của mình dẫn đến hiệu quả không cao.
Thời gian thực hiện bồi dưỡng HSG của các trường còn nhiều hạn chế Trang thiết bị, các loại máy móc còn thiếu, nhất là đối với bộ môn hoá học
Kinh phí dành cho bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước còn quá thấp Chế
độ chính sách ưu tiên cho HS đạt giải chưa ổn định
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày:
Tổng quan về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồidưỡng HSG
Nêu được các vấn đề liên quan đến HSGHH như: quan niệm về học sinh giỏi,mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG, những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất củamột HSGHH, một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT
Giới thiệu cơ bản về BTHH như: khái niệm bài tập hoá học, phân loại bài tập hóa học, tác dụng của bài tập hóa học
Đưa ra một số phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình bồi dưỡngHSG
Xác định được kiến thức phần điện hóa trong các kì thi HSG cấp tỉnh, thành phố và HSG quốc gia
Tiến hành điều tra cơ bản về thực trạng công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT hiện nay, từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận văn
Trang 36CHƯƠNG 2BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG QUA
DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
2.1 Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần điên hóa học
Để xác định được vùng kiến thức và các dạng bài tập phần điện hóa học mà HSphải nắm được khi tham dự các kì thi HSG thành phố và quốc gia, chúng tôi đã tiếnhành sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG của một số tỉnh/thành phố và đề thichọn HSG quốc gia trong những năm gần đây; đồng thời căn cứ vào tài liệu hướngdẫn nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ GD - ĐT cũng như nội dung kiến thức
về điện hóa trong tài liệu giáo khoa THPT chuyên hiện nay, chúng tôi chúng tôi đãquyết định lựa chọn và đưa ra một số chuyên đề trọng tâm phần điện hóa học để bồidưỡng học sinh giỏi
Chuyên đề 1: Phản ứng oxi hóa – khử;
Chuyên đề 2: Pin điện hóa;
Chuyên đề 3: Sự điện phân.
Để xây dựng các chuyên đề về điện hóa hoc, chúng tôi đã dựa trên các tài liệu[11], [12], [13], [17], [18], [24] Qua tài liệu trên, chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích, kếthợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đã đưa ra HTLT và BTHH phù hợpvới nội dung, chương trình bồi dưỡng HSGHH THPT Các chuyên đề được xây dựngmột cách cô đọng, ngắn gọn Mỗi chuyên đề chỉ đề cập đến các nội dung trọng tâm,thường gặp trong các đề thi HSG thành phố và HSG quốc gia
Trong mỗi chuyên đề, chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản; sưu tầm
và biên soạn bài tập áp dụng và đề xuất phương pháp dạy học các chuyên đề để bồidưỡng học sinh giỏi phần điện hóa học
a Hệ thống lý thuyết cơ bản:
Phần kiến thức lý thuyết về điện hóa học, HS đã được học trong chương trình phổthông ở các khối lớp nên chúng tôi không trình bày chi tiết mà chỉ nhắc lại những nét đặctrưng, những kiến thức quan trọng nhất cần nắm vững để vận dụng giải quyết các vấn đềliên quan Phần lý thuyết được chọn lọc từ nhiều tài liệu liên quan giúp học sinh dễ tiếpthu và vận dụng giải được các bài tập trong đề thi HSG thành
Trang 37phố, HSG quốc gia và tiếp cận với đề thi Olympic quốc tế.
b Bài tập vận dụng
Phần bài tập được chọn lọc đa dạng, phong phú, nội dung chuẩn xác, có độ khónhất định để các em rèn luyện Chính vì vậy hệ thống BTHH được đặt lên hàng đầu.Trong mỗi chuyên đề, chúng tôi đã xây dựng các bài tập với đầy đủ các dạng, từ đơngiản đến phức tạp Một số bài tập có hướng dẫn giải chi tiết giúp HS biết cách trìnhbày và một số bài tập chỉ đưa đáp số để HS tự luyện
Việc sưu tầm và biên soạn bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú ý tới một
số nguyên tắc sau:
của học sinh;
phải thông minh và có suy luận logic
dung của đề thi học sinh giỏi
nâng cao cho mỗi dạng, mỗi chuyên đề
c Phương pháp dạy học các chuyên đề
Trong mỗi chuyên đề chúng tôi đều đưa ra các PP sử dụng Cụ thể, biên soạn tàiliệu giúp HS tự học ở nhà để cho các em tự đọc, tự thảo luận; tổ chức dạy học trênlớp và tổ chức kiểm tra đánh giá để đánh giá qua trình học của HS
* Biên soạn tài liệu giúp HS tự học ở nhà
Khối lượng kiến thức yêu cầu các HS trong đội tuyển HSG nắm vững là rất lớn do
đó cần phải biên soạn tài liệu học tập ở nhà cho HS HS đọc tài liệu ở nhà làm giảmthời gian học tập trên lớp đồng thời phát huy được tối đa tính tích cực, tự lực, chủđộng, sáng tạo, thông minh và khả năng tự học của mỗi học sinh Đây là vấn đề cốtlõi, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình dạy học và phát triển được năng lực tự học,
tự phát hiện và giải quyết vấn đề của HS Từ nội dung các chuyên đề, chúng tôi
Trang 38biên soạn tài liệu tự học và phát cho HS nghiên cứu trước 1 hoặc 2 tuần trước khi họcchuyên đề đó Tài liệu tự học theo mỗi chuyên đề được chia làm 3 phần:
Phần 1: Ghi rõ mục tiêu HS cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề.
Phần 2: + Tóm tắt lý thuyết chính của chuyên đề.
+ Các tài liệu để HS tham khảo thêm.
Phần 3: Hệ thống bài tập luyện tập gồm bài tập trắc nghiệm (10 15 câu).
Tùy từng nội dung dạy học mà giáo viên sử dụng PPDH phù hợp Tuy nhiên,
PPDH được sử dụng thường xuyên hơn cả là “tổ chức học tập theo nhóm”, các nhóm
HS trao đổi với nhau và trao đổi giữa HS GV
Thông qua thảo luận, giải đáp các câu hỏi, HS sẽ nắm được hệ thống kiến thức củachuyên đề đồng thời GV cũng đánh giá được khả năng tự học, mức độ nắm vững kiếnthức của HS từ đó GV có thể điều chỉnh tốc độ học tập, tăng hoặc giảm khối lượngkiến thức yêu cầu HS tự nghiên cứu ở nhà và điều chỉnh PPDH cho phù hợp
Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của tiết bồi dưỡng thì phương tiện dạyhọc không thể thiếu đó là máy tính và máy chiếu Do đó, GV cần chuẩn bị bài giảngcẩn thận trước ở nhà soạn trên Powerpoint, bảng đen và phấn có vai trò hỗ trợ thêm
Để giúp GV và HS đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của các em ngay saumỗi buổi học, GV tổ chức cho HS làm bài trắc nghiệm khách quan (5 10 câu) hoặctrắc nghiệm tự luận (1 2 câu) Điểm số của bài kiểm tra là cơ sở ghi nhận sự tiến bộhoặc yếu kém của HS và từ đó GV sẽ động viên, khen thưởng kịp thời đối với từng
HS là động lực giúp các em không ngừng nỗ lực, cố gắng trong học tập
GV cũng nên tổ chức cho HS làm các bài kiểm tra tổng hợp và yêu cầu vận dụngkiến thức của nhiều chuyên đề để kiểm tra mức độ ghi nhớ và vận dụng kiến thứcgiữa các phần đã học
2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần điện hóa học
2.2.1 Chuyên đề phản ứng oxi hóa khử
2.2.1.1 Hệ thống lý thuyết cơ bản
1 Định nghĩa phản ứng oxi hóa khử
Ta có thể chia các phản ứng hóa học làm hai loại: phản ứng có sự trao đổi
Trang 39electron giữa các nguyên tử, và phản ứng không có sự trao đổi electron giữa các nguyên tử.
giữa các nguyên tử của các chất tham gia pư Hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứngtrong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc vài nguyên tố Trong đó nguyên nhân
là có sự chuyển dời hoàn toàn (hoặc một phần) electrron từ nguyên tử của nguyên tốnày sang nguyên tử của nguyên tố kia
Sự nhường e (hay sự tăng số oxi hoá) gọi là sự oxi hoá
Sự nhận e (hay sự giảm số oxi hoá) gọi là sự khử
Các phương pháp lập PTHH của PƯOK
Phương pháp 1: Phương pháp đại số
Nguyên tắc: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau
Các bước cân bằng:
nguyên tố và lập phương trình đại số
Nhân hai vế với 2 ta được phương trình:
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Trang 40Phương pháp 2: Phương pháp thăng bằng electron
Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
Các bước cân bằng:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng)
cân bằng hiđro)
Lưu ý: Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó
Phạm vi áp dụng: đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự tham gia của
Các nguyên tắc:
-Nếu phản ứng có axit tham gia: vế nào thừa O phải thêm H+ để tạo H2O và ngược lại
phản ứng oxi hóa – khử
Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế: