thú và bổ ích nhằm tập hợp đông đảo thiếu nhi vào hoạt động, xứng đáng là lựclượng giáo dục quan trọng trong và ngoài nhà trường, góp phần hình thành chocác em những giá trị tâm hồn, tìn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUYẾN
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở HUYỆN AN DƯƠNG THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUYẾN
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở HUYỆN AN
DƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO
DỤC Mã số : 60 1405 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Nhật Thăng.
Trang 4là sự cạnh tranh về kinh tế Mối quan hệ giữa người với người trong từng quốcgia và toàn cầu ngày càng sống động, đa dạng.
“Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội,
mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển” [3, tr.27].
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đãkhẳng định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển vàthanh thiếu nhi là nhân vật trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát triển conngười Xã hội hóa công tác chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, vấn đề tậphợp giáo dục trẻ em thông qua hoạt động của tổ chức Đội nói riêng càng trởnên quan trọng nhằm góp phần tạo ra một lớp người phát triển toàn diện, xứngđáng là chủ nhân thế kỷ 21 Đây chính là một nhân tố quan trọng quyết định sựthành bại của sự nghiệp cách mạng [25]
Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt củaĐoàn với sự thăng trầm của lịch sử, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã
có những bước trưởng thành vượt bậc, có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Để thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, xã hội của mình, tổ chức Đội trong từng thời điểm cụ thể đã linh hoạt tự đổimới, xây dựng các nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp, tạo các sân chơi lý
Trang 5thú và bổ ích nhằm tập hợp đông đảo thiếu nhi vào hoạt động, xứng đáng là lựclượng giáo dục quan trọng trong và ngoài nhà trường, góp phần hình thành chocác em những giá trị tâm hồn, tình cảm phong phú, tốt đẹp.
Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò, vị trí quan trọng trongtrường tiểu học, là cầu nối giữa ba môi trường: Giáo dục gia đình - Nhà trường
- Xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, đảm bảo quá trình giáo dục được toàn diện: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi
do các em làm chủ, tự quản trong mọi công việc, mọi hoạt động dưới sự lãnhđạo của đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đội thu hút tất cả thiếu nhi trong độ tuổi tham gia, không phân biệt nam nữ,tôn giáo, thành phần xuất thân, dân tộc, vùng đất, lãnh thổ Miễn là các em cónguyện vọng tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đội và được chi Đội biểu quyếtkết nạp
tổ chức Đội là tổ chức giáo dục Mọi hoạt động của Đội đều nhằm mục tiêugiáo dục của Đảng Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm nội dung giáo dục thiếu nhicùng với nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội
Đội TNTP Hồ Chí Minh do Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập
và đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo Đội cùng với nhà trường xhcngiáo dục thế hệ trẻ theo đường lối quan điểm của Đảng và theo tư tưởng HồChí Minh nhằm hình thành cho đội viên những tư tưởng đúng, tình cảm đẹp,những hành vi, thói quen phù hợp với đạo lý của dân tộc và của thời đại
trong trường tiểu học, Đội TNTP có nhiệm vụ tập hợp đoàn kết thu hút tất
cả thiếu niên nhi đồng tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức Xâydựng tổ chức Đội vững mạnh, làm tốt công tác Đội và phong trào thiếu nhitrong trường học và trên địa bàn dân cư, không ngừng củng cố và mở rộng tìnhđoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
Trang 6tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho quyền lợi chính đángcủa thiếu nhi theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáodục tiểu học.
Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong công tác rèn luyện bồi dưỡngđội viên, tạo nguồn nhân lực cho đoàn TNTP Hồ Chí Minh [18, tr 21- 27]
1.2 Xuất phát từ trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tạo điều kiện và phối hợp với đội Thiếu niên Tiền phong thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới
Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em hôm nay là chủ nhân của đấtnước, dân tộc Việt Nam ngày mai Không có việc gì quan trọng hơn là xã hộiphải lo cho tương lai của mình bằng việc chăm lo cho thế hệ trẻ Khẩu hiệu:
“Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” [5, tr.2] đã có 197 quốc gia phê
chuẩn, thể hiện rõ tầm quan trọng của công tác chiến lược này
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, chăm sóc giáo dục thiếuniên nhi đồng nói riêng là công tác quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước Đảng vàNhà nước ta luôn xem đây là một chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện,nhằm đào tạo cho được các thế hệ thanh thiếu niên kế cận, có đức, có tài, giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa
Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Giáo dục không thể tách rời mà phải liên hệ chặt
chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội” [24, tr.103] Những vấn đề mới nảy sinh
như nhu cầu xây dựng mẫu hình con người mới, mặt trái cơ chế thị trường đòihỏi phải mở rộng những nội dung, hình thức sinh hoạt mới, xây dựng tổ chứcĐội vững mạnh trong trường học
Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xãhội lại đặt ra cần phát triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay vànhững năm sắp tới
Điều 27 Luật giáo dục đã xác định rõ:
Trang 7“1/ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vào bảo vệ
Tổ quốc”.
“2/ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”
Trách nhiệm thực hiện môi trường giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dụcphổ thông nói chung là trách nhiệm của toàn bộ xã hội, của các thế hệ lớn tuổi.Song, trước hết và trách nhiệm nặng nề nhất phải thuộc về các nhà quản lýgiáo dục từ cơ sở (trường học) đến ngành giáo dục đào tạo và Đội ngũ thầy côgiáo các cấp học phổ thông
Hiệu trưởng một trường học phải là người có trách nhiệm quản lý caonhất trong việc tổ chức thống nhất hành động của các lực lượng trong trường(trong đó có Đội TNTP và đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và phát huy tối đa tiềmnăng của xã hội…
1.3 Xuất phát từ thực tế các hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức và chưa
có những biện pháp quản lý tối ưu phát huy được vai trò của Đội và Đoàn trong công tác giáo dục học sinh
Trong lịch sử giáo dục dân tộc, chưa bao giờ yêu cầu phát triển kinh tế xãhội lại đặt ra cần phát triển con người toàn diện như giai đoạn hiện nay vànhững năm sắp tới
“ Quyền tự chủ và gắn liền vào đó là sự chịu trách nhiệm trước xã hội
của nhà trường phổ thổng rất hạn chế Hầu như hiệu trưởng các trường phổ thông rất ít có quyền tự chủ với thực hiện quá trình đào tạo”[2].
Không ít cán bộ quản lý nhà trường chỉ quan tâm và thực hiện các biện pháp quản lí hành chính hoạt động dạy học và giáo dục với tư cách quản lý
Trang 8Nhà nước Chưa có những biện pháp quản lý, phối hợp với các tổ chức trong
và ngoài nhà trường trong có Đội TNTP
Xuất phát từ những lý do trên, vận dụng “Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học” [13] , tôi chọn vấn đề “ Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng
trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở Huyện An DươngThành phố Hải Phòng ” làm luận văn tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu
trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lícủa hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các
trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai
trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về quản lí của hiệu trưởng với hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường tiểu học
- Đánh giá thực trạng những biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm pháthuy hiệu quả hoạt động của Đội ở các trường tiểu học huyện An Dương - HảiPhòng 5 năm trở lại đây
- Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm pháthuy hiệu quả hoạt động của Đội trong công tác giáo dục ở trường tiểu học
5 Giả thuyết khoa học
Vì sao Đội TNTP chưa thực sự là một lực lượng tự quản trong nhà trườngtiểu học? Chưa phát huy được vai trò trong việc tập hợp thiếu nhi thực hiệnmục tiêu giáo dục tiểu học trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay? Phảichăng trong công tác quản lý của mình, hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ vaitrò của Đội? Chưa có những biện pháp quản lý hợp lý tạo điều kiện cho Độihoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học? Nếu xác định được cơ sở côngtác quản lý của hiệu trưởng, tạo điều kiện cho Đội TNTP hoạt động thực hiện
Trang 9tốt mục tiêu của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học thì chất lượng,hiệu quả giáo dục học sinh sẽ tốt hơn.
6 Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm tạo cơ hội, điều kiệncho Đội TNTP ở trường tiểu học huyện An Dương phát huy hiệu quả hoạtđộng, thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học
7 Phương pháp nghiên cứu
7 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, đọc, phân tích, xử lí tài liệu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
7.3 Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng toán học thống kê, phần mềm tin học
- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để xử lí số liệu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học
với hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường tiểu học huyện An Dương thành phố Hải Phòng
-Chương 3: Biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm phát huy hiệu quả hoạt
động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường tiểu học trong giaiđoạn hiện nay
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
Trang 10TIỂU HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG HỒ CHÍ MINH 1.1 Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
1.1.1 Sơ lược luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục thế hệ trẻ
Trẻ em là bộ phận quan trọng của mỗi quốc gia và cộng đồng nhân loại,quan trọng không phải chỉ vì trẻ em chiếm phần đông dân cư (khoảng 1/3 dân
số thế giới nhiều nước trẻ em chiếm một nửa), mà cũng bởi trẻ em sẽ là ngườiquyết định vận mệnh cuả mỗi quốc gia và cả thế giới trong tương lai Do đótương lai nhân loại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta chăm sóc giáodục và bảo vệ trẻ em như thế nào Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội phảiđặt các vấn đề trẻ em lên hàng đầu của các chương trình nghị sự chính trị - xãhội, và xây dựng các chính sách, chương trình về đầu tư nguồn nhân lực, tàichính dành cho các em Việc thiết lập một màng lưới, hệ thống giáo dục hoànchỉnh khép kín tạo ra môi trường lành mạnh trong bảo vệ, chăm sóc và giáodục thiếu nhi bao gồm nhà trường – gia đình – xã hội; các nhà chuyên môn,các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các tổ chức xã hội
Bảo vệ quyền con người trong đó có quyền trẻ em là một trong những mụctiêu mà Liên hợp quốc hằng theo đuổi, đặc biệt là việc thông qua tuyên bố thếgiới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế quyền trẻ em năm 1989.Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ bản chất sự phát triển xã hội là quan hệ conngười trong xã hội, trong sản xuất, biến ý thức xã hội thành lực lượng xã hội, tậphợp giáo dục cho những đại diện của giai cấp công nhân mới có tri thức cũng nhưgiác ngộ vô sản cao Điều này có ý nghĩa quyết định đối với tương lai, Mác cho
rằng : “Bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân nhận thức rất rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của xã hội loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn lên” [22, tr-3] Cuộc đấu
tranh cải tạo xã hội, xây dựng ý thức xã hội mới, giáo dục trẻ em đòi hỏi bám sátđiều kiện kinh tế xã hội, thời điểm lịch sử cụ thể Các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng
Trang 11giáo dục phải được tiến hành như một quá trình thường xuyên liên tục: giáodục trong nhà trường, giáo dục thông qua lao động; tham gia vào đời sống xãhội, giáo dục trí dục, thể dục, kĩ thuật bách khoa.
Những tư tưởng vĩ đại của Mác về con người, giáo dục con người phầnnào trở thành hiện thực trong xu thế đấu tranh vì sự phát triển con người màđặc biệt là trẻ em trên toàn thế giới ngày nay Tuyên ngôn thế giới về conngười và các công ước quốc tế về quyền con người của liên hợp quốc nhằmcông bố và thoả thuận mọi người đều có quyền được hưởng tất cả các quyền và
tự do nêu ra mà không bị bất cứ sự phân biệt đối xử nào như về chủng tộc màu
da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc nguồn gốc dân tộc hay xã hội…
Với tư cách là một khoa học, công tác thiếu nhi đòi hỏi gắn kết chặt chẽgiữa lý luận và thực tiễn, nghiên cứu tìm ra những nội dung phương thức hoạtđộng mới có hiệu quả hơn Hoạt động thiếu nhi nói riêng, giáo dục nói chung
sẽ là khô khan giáo điều nếu nó chỉ bó khuôn ở các bài giảng của giáo viêntrong bốn bức tường lớp học xa rời cuộc sống thực tế Hoạt động của thiếu nhichỉ thật sự trở nên có ý nghĩa khi nó theo kịp nhu cầu tâm lý của trẻ em để đưa
ra những định hướng đúng, giúp các em bước đầu hội nhập làm chủ cuộc sống.Hoạt động của thiếu nhi chỉ thật sự trở nên có ý nghĩa khi nó theo kịp nhu cầutâm sinh lý của trẻ em để đưa ra những định hướng đúng, giúp các em bước
đầu hội nhập làm chủ cuộc sống Lênin viết: “Chúng ta không tin vào việc
huấn luyện giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống” [22, tr.7] Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh là cầu nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội
1.1.2 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu niên nhi đồng
Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là truyền thống của dân tộc Việt Nam.Đảng và nhà nước Việt Nam đã thực sự coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em đối với sự phát triển bền vững của đất nước nên đã có nhiềuchủ trương, chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em Việt Nam là
Trang 12nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ướcquốc tế về quyền trẻ em (năm 1990) Các nội dung cơ bản của công ước liênhợp quốc về quyền trẻ em đã được chính phủ đưa vào chiến lược ổn định vàphát triển kinh tế xã hội Các quyền trẻ em được ghi nhận trong hiến pháp
1992 và các đạo luật khác; luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991),luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991), luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989)…Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện đầy đủ và có hiệu quảcông tác chăm sóc giáo dục trẻ em, chương trình hành dộng quốc gia vì trẻ emViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi
Đảng, Nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụcủa mọi cấp, mọi ngành, mọi người Bài học thực tiễn trong lĩnh vực nàynhững năm qua chính là xã hội hoá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em,gắn kết chặt chẽ các môi trường giáo dục, giữa học với hành của các em
Chúng ta thừa nhận rằng việc giáo dục thiếu nhi qua tổ chức Đội (với vaitrò nòng cốt) là khởi đầu của giáo dục cộng sản Xuất phát từ nguyên tắc này,công tác Đội và phong trào thiếu nhi được xem xét dưới hai góc độ: là mộtnhiệm vụ cách mạng, là một khoa học.[9, tr.34]
Thực chất những quan điểm lý luận trên thể hiện một tầm nhìn bao quátcủa chiến lược xây dựng con người
Sinh thời, Hồ Chủ Tịch là người dành hết tâm huyết của mình cho côngtác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng Ngay sau khi cách mạng ThángTám thành công, Bác Hồ đã đặc biệt chăm lo cho con trẻ Người đã gửi thưcho các em nhân ngày khai trường đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam Người
đã lập ra Đội thiếu niên cứu quốc (gọi tắt là Đội cứu vong) để tập hợp trẻ emtham gia hoạt động xã hội Người đặt hết hoài vọng của mình vào các thế hệthiếu niên nhi đồng Bác cho rằng hoạt động thiếu nhi phải gắn liền với sựnghiệp xây dựng xã hội mới, muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải xây
Trang 13dựng con người xã hội chủ nghĩa Giáo dục nhà trường phải trước tiên gópphần thực hiện mục tiêu đó Phải chăng những điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhiđồng chính là phương châm và nội dung để mỗi thiếu nhi vừa học vừa thamgia hoạt động xã hội Thực tiễn cho thấy 5 điều Bác Hồ dạy đã được nhiều lớplớp thế hệ trẻ thuộc lòng và làm theo.[31]
Bác dạy rằng muốn giáo dục thiếu niên nhi đồng có hiệu quả thì phải kếthợp tổ chức tốt đồng thời các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã
hội “Giáo dục thiếu niên nhi đồng là trách nhiệm của các cô các chú, của gia
đình, của nhà trường, của đoàn thể, của xã hội Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em, và kết quả là không tốt Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau” [23]
Bác chỉ ra quan điểm giáo dục rất khoa học là học tập gắn liền với vuichơi, học tập, vui chơi gắn liền với lao động giúp đỡ cha mẹ, gia đình và cộng
đồng “Học gắn liền với vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt
của thiếu nhi… trong vui chơi cũng có giáo dục”, trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học Vì vậy bên cạnh việc dạy chữ cần
tổ chức cho các em vui chơi, vui chơi cũng là một hình thức giáo dục Giáo dục thiếu nhi cần phải kết hợp cả ba yếu tố: đức dục, giáo dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết giữ vệ sinh , giữ kỷ luật, học văn hoá”[23]
Bác cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng nhân cách cho thiếu nhi,
giúp các em có cả đức, cả tài:“ Đức là đạo đức cách mạng, đức là cái gốc
quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì cũng vô dụng” [24,tr.9]
Có nhiều hướng tiếp cận xây dựng nhân cách và tâm hồn cho trẻ thơ Tưtưởng của Hồ Chủ Tịch đã chỉ cho chúng ta bài học toàn diện và khoa học vềcông tác giáo dục học sinh tiểu học Triển khai các hoạt động giáo dục họcsinh ở tiểu học thực chất là một bước đưa những tư tưởng của người vào thực
Trang 14hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng Đội TNTP trong thời kỳ mới.Thực chất đây là bước thực hiện nguyên tắc giáo dục theo tư tưởng của bác làhọc kết hợp với hành, học chữ kết hợp với học làm người, học tập thông quavui chơi, tập lao động, tập cho các em bước đầu tham gia vào các hoạt độngchính trị xã hội Theo chỉ bảo của bác, hoạt động thiếu nhi phải hướng các emđến tự chủ, xây dựng cho các em những phẩm chất để có thể làm chủ xã hộitrong tương lai Việc học tập văn hoá tạo cho các em tập lao động, tham giavào các hoạt động xã hội không gì hiệu quả bằng gắn các hoạt động này vàonhững điều kiện cụ thể của địa phương thông qua hoạt động của tổ chức ĐộiTNTP Hồ Chí Minh.
Làn sóng phát triển mới, với hạt nhân cơ bản là nền kinh tế tri thức, quátrình tất yếu của toàn cầu hoá đã và đang đặt đất nước ta trước những tháchthức to lớn của sự đánh mất bản sắc văn hoá, tụt hậu về kinh tế Để giữ vữngđịnh hướng xã hội, xây dựng kinh tế trên hai cơ sở giữ gìn, phát huy các giá trịvăn hoá truyền thống, nhân tố con người được xem là nguồn nội lực cơ bản;Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khoá VII) Ban chấp hành Trung ươngĐảng đã chỉ rõ mục tiêu phải đạt tới là xây dựng được những con người và thế
hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trongsáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc, cónăng lực tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc
và con người Việt Nam Để thực hiện tốt mục tiêu đó, công tác giáo dục đóngvai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định tinh thần cơ bản của Nghị quyếtTrung ương 2 khóa VIII là nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục cả tri thức
và phẩm chất đạo đức, giáo dục thông qua nhà trường và các lực lượng xã hộikhác; kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Ý nghĩa bao quát của Nghịquyết là giáo dục và tạo ra những con người phát triển toàn diện Trên tinhthần đó, hoạt động thiếu nhi ở trường tiểu học với các mô hình do các em tự
Trang 15quản và do các thầy cô giáo là cán bộ phụ trách và do các lực lượng xã hộikhác quản lý, hướng dẫn là một thành phần không thể thiếu trong toàn thể lựclượng giáo dục xã hội góp phần bồi đắp cho học sinh tiểu học những phẩmchất đạo đức cần thiết bên cạnh hệ thống tri thức được trang bị trong nhàtrường qua những bài giảng trên lớp.[19]
Xu thế xã hội hoá chăm sóc giáo dục trẻ em ngày càng mở rộng đòi hỏiĐội phải có sự kiện toàn, khẳng định vai trò của mình với tư cách là lực lượnggiáo dục, là tổ chức nòng cốt của thiếu nhi Việt Nam Quá trình thực hiệnCông ước quốc tế về quyền trẻ em, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em đãđược lồng ghép trong nội dung các môn học, học sinh được học như chươngtrình chính khoá ở tiểu học nhưng chỉ là lý thuyết khô khan
Chúng ta đều thừa nhận rằng: “ Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức
cuộc sống , hoạt động và giao lưu ch học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thói quen đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức.” [37, tr.123-151]
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm chung về quản lí
Quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí(người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chứcnhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.[20]
1.2.2 Quản lí giáo dục, các quan điểm về quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
1.2.2.1 Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là quá trình tác động có chủ đích, hợp quy luật củachủ thể quản lí giáo dục/nhà trường lên khách thể/đối tượng (giáo dục nhàtrường) nhằm đạt được mục tiêu dự kiến [8,tr.7]
1.2.2.2 Các quan điểm về quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
Quản lí giáo dục với tư cách là một chuyên ngành khoa học đang pháttriển đã trải qua nhiều biến đổi, bổ sung và ngày một phong phú
Trang 16- Quan điểm hiệu quả: là quan điểm quản lí giáo dục ra đời vào thập niênđầu tiên của thế kỉ, khi xuất phát từ việc áp dụng tư tưởng kinh tế vào quản lý giáodục Theo quan niệm hiệu quả, quản lý giáo dục phải được thực hiện sao cho hiệu
số giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống giáo dục phải đạt cực đại
- Quan điểm kết quả: ra đời vào đầu những năm 20 Cơ sở tư tưởng củaquan điểm này là khoa học tâm lý sư phạm Quan điểm kết quả chú ý đến việc đạtmục tiêu giáo dục nhiều hơn chú ý đến hiệu quả kinh tế của nó
- Quan điểm đáp ứng: ra đời vào những năm 60 Cơ sở tư tưởng của quanđiểm này là khía cạnh chính trị của giáo dục Quản lý giáo dục phải hướng tới việclàm cho hệ thống giáo dục phục vụ, đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển đấtnước, phát triển xã hội
- Quan điểm phù hợp: ra đời vào những năm 70 Cơ sở tư tưởng của quanđiểm này là vấn đề văn hóa Quản lý giáo dục phải đạt được mục tiêu phát triển giáodục trong điều kiện bảo tồn phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
- Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường: là một phương hướngcải tiến quản lý giáo dục nhằm mục đích tăng cường phân cấp quản lý nhà trườngcho các chủ thể quản lý bên trong nhà trường với những quyền hạn và trách nhiệmrộng rãi hơn để thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ Các nội dung chủyếu của quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường bao gồm: nhà trường làthực thể trung tâm của bất kì sự biến đổi nào trong hệ thống giáo dục Nhà trường
tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm kinh tế
-xã hội của mình với sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của những thực thểhữu quan ngoài nhà trường Nâng cao trách nhiệm và tính tự quản của mỗigiáo viên Hình thành các cơ cấu cần thiết và thiết thực để các thực thể hữuquan ngoài nhà trường có thể thực sự tham gia vào việc điều phối công việcnhà trường Đồng thời tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của giáo viêntham gia quá trình ra quyết định quản lý trong nhà trường Hình thành các thiếtchế hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực cần thiết khác để giáo viên thực sự
Trang 17tham gia công việc quản lý nhà trường Hình thành cơ chế phân cấp quản lý tàichính, nhân sự, thực hiện, thậm chí cải tiến thích hợp nội dung và phương phápgiảng dạy phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường Hình thành và hoànthiện hệ thống thông tin giữa các thực thể trong và ngoài nhà trường tham giatrực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà trường Xây dựng môi trường sư phạmtrong nhà trường và xây dựng nhà trường thành một hệ thống mở nhằm côngkhai hóa các hoạt động của nhà trường Hình thành thiết chế đánh giá kết quảhoạt động sư phạm của nhà trường dựa trên những thực thể trực tiếp tham giaquá trình sư phạm và quá trình quản lý nhà trường
- Quản lí giáo dục trong những điều kiện biến đổi: Biến đổi là một quyluật của muôn đời Một tổ chức hay một con người có thể tự thích nghi và thường
là như thế - dựa vào cơ chế nội cân bằng trước những biến đổi của môi cảnh.Nhưng khả năng nội cân bằng là có giới hạn Vượt quá một ngưỡng biến thiênnhất định, tổ chức hoặc cơ thể con người sẽ mất khả năng thích ứng, mất khả năng
tự biến đổi mình Nội cân bằng không phải là cơ chế duy nhất điều khiển sự thíchnghi Hơn thế sự biến đổi diễn ra ít nhất theo ba phương diện: sự biến đổi của môicảnh; sự biến đổi của tổ chức (hay con người) theo nghĩa thích nghi và đáp ứngvới môi cảnh; sự biến đổi có tính tự giác của tổ chức (hoặc con người) hoặc là tựgiác tự thân hay tự giác có điều khiển Trong giáo dục, lấy nhà trường làm thí dụ(có tính điển hình) chịu nhiều sự tác động của ngoại cảnh, khiến hoạt động vốn rấtđúng giờ đúng giấc của nó nhiều khi chao đảo Hơn thế, nhà trường luôn phảiđương đầu với biết bao nhiêu cải cách, cải tổ thay đổi, hoặc dội từ trên xuống,hoặc từ trong lòng nó ra.[7]
Để quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, trong điều kiện nhữngbiến đổi, cần nhận rõ các thành tố có quan hệ và tác động qua lại với nhau của sựbiến đổi cả bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục, bên ngoài và bên trong nhàtrường Thứ nhất các cá thể: thầy, trò, phụ huynh, các thành viên khác trong xãhội… là thành tố đầu tiên của sự biến đổi Bởi con người xét như
Trang 18một cá nhân là một thực thể không bao giờ bất biến, chí ít về phương diện họcsinh của sự phát triển Hơn nữa con người luôn có khả năng thích ứng trướcnhững biến đổi ngoại cảnh, cả tự nhiên và xã hội, thậm chí con người, do sựphát triển có tính xã hội và loài giống của mình, còn luôn tạo ra những biếnđổi Thứ hai, hệ thống giáo dục nói chung, hay nhà trường nói riêng, là thành
tố tiếp theo của sự biến đổi Mặc dù có đặc điểm về một quán tính đủ lớn dễrạo thành sự trì trệ, hệ thống giáo dục, nhà trường vẫn không ngừng vận động,biến đổi và phát triển dù tự giác hay tự phát Hiển nhiên khi xem xét hệ thốnggiáo dục hay nhà trường như một thành tố biến đổi, cần lưu tâm đến nhữngkhía cạnh có tính tổ chức người của nhà trường hay nền giáo dục, bên cạnh cái
vỏ vật chất của chúng Thứ ba, quá trình sư phạm là một thành tố của sự biếnđổi Có lẽ yếu tố này thường được xem xét nhiều nhất khi thực hiện các thayđổi, cải cách, đổi mới nhà trường hoặc hệ thống giáo dục Thứ tư, toàn bộ cácthiết chế xã hội như một thành tố của sự biến đổi Thành tố này xem như môicảnh xã hội của sự biến đổi đối với hệ thống giáo dục hay đối với nhà trường.Trước những biến đổi của các thành tố bên trong và bên ngoài nhà trường hay
hệ thống giáo dục, người quản lý nhà trường, quản lý giáo dục sẽ phải trả lời:
vì sao chúng ta phải biến đổi? những biến đổi ấy là đúng hay sai? Nhà trường(hay hệ thống) có điều khiển được sự biến đổi ấy hay không ? Nhà trường (hay
hệ thống) sẽ giúp các thành viên của mình trải qua cuộc biến đổi ấy như thếnào để có những tác động quản lý thích hợp [8, tr.1- 9]
1.2.3 Khái niệm hoạt động quản lí, chức năng quản lí
1.2.3.1 Hoạt động quản lí
- Hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổchức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức
Trang 19- Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý làquá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
1.2.3.2 Các chức năng quản lý
- Kế hoạch hóa: là một chức năng quản lý Kế hoạch hóa có nghĩa là xácđịnh mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường,biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu, mục đích đó Có ba nội dung chủ yếu củachức năng kế hoạch hóa:
+ Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức;
+ Xác định và đảm bảo có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này;
+ Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó
- Tổ chức: khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóanhững ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực Một tổ chức lành mạnh sẽ có ýnghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế Xét về mặt chức năng quản lý, tổchức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các
bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch vàđạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý
có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Thành tựu của một
tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lựcnày sao cho có hiệu quả và có kết quả
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, cácphòng ban cùng các công việc của chúng Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ
sẽ tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hóa và tổ chức
- Lãnh đạo (chỉ đạo): sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đãhình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn
Trang 20dắt tổ chức Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động Lãnh đạobao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thànhnhững nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Hiển nhiên việclãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đãhoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.
- Kiểm tra: kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân,một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hànhnhững hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quả hoạt động phải phùhợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hànhđộng điều chỉnh, uốn nắn Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kìnhư sau: người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hành động; người quản
lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra ; người quản
lý tiến hành những điều chỉnh những sai lệch [8, tr 68-70]
1.2.4 Cấp tiểu học, trường tiểu học
1.2.4.1 Cấp tiểu học
Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên và được xác định là cấp học nền tảngcủa hệ thống giáo dục quốc dân Là cấp học dành cho 100% dân cư Là cấphọc dành cho trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi
- Trường tiểu học lần đầu tiên tác động tới trẻ bằng phương pháp nhà trường, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo
Trang 21- Trường tiểu học có vai trò tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức thực hiện cáccác văn bản pháp quy của nhà nước và chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sátcủa các cơ quan nhà nước về giáo dục tiểu học.
1.2.5 Người quản lý, Hiệu trưởng trường tiểu học
1.2.5.1 Người quản lý
- Người quản lý là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và cácnguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổchức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích Người quản lý là nhân vật cótrách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một
bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mụcđích
- Người quản lý được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Trước hết
là sự phân loại theo cấp quản lý
+ Người quản lý cấp thấp nhất hay còn gọi là người quản lý tuyến đầu, làngười chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất hay dịch vụ do nhữngthành viên của bộ phận mà người đó phụ trách thực hiện Người quản lý cấpthấp nhất có nhiệm vụ giám sát và uốn nắn tại chỗ hoạt động cũng như kết quảcủa hoạt động đó của những người lao động - thành viên của tổ chức khi họtiến hành các hoạt động sản xuất hay thực hiện dịch vụ Người quản lý cấpthấp nhất có vai trò như một mối dây liên hệ giữa kết quả hoạt động của bộphận do anh (chị) ta phụ trách với các bộ phận khác trong tổ chức Người quản
lý cấp thấp nhất không dành nhiều thời gian để làm việc với cấp quản lý caohơn hay các thành viên thuộc bộ phận khác Phần lớn thời gian của người quản
lý cấp này là để sát cánh với những người mà họ trực tiếp phải theo dõi, giámsát và đôn đốc Họ phải vật lộn với bộn bề công việc sự vụ và phải thông tinliên lạc, phải giải quyết vấn đề ngay tại chỗ và tức thì Nói cách khác họ làngười chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”, trên “tuyến lửa”, nơi các hoạt động sảnxuất và dịch vụ diễn ra
Trang 22+ Người quản lý cấp trung gian: hiển nhiên một tổ chức có quy mô nhỏ cóthể chỉ cần đến một cấp quản lý Nhưng khi tổ chức phát triển lên, mở rộng hơn,người quản lý phải chăm lo đến việc điều phối hoạt động của nhiều thành viên,phải xác định loại hình dịch vụ hay sản phẩm cần cung ứng cho thị trường, cho xãhội Khi đó nảy sinh vấn đề về việc phải có những người quản lý cấp trung gian.
Đó là những người tiếp thu những chủ trương, chiến lược, chính sách có tầm rộnglớn và toàn diện từ người quản lý cấp cao và rồi thì chuyển tải chúng thành nhữngmục tiêu và kế hoạch chuyên biệt hơn, riêng biệt hơn, cụ thể hơn cho người quản
lý cấp thấp để họ thực hiện Những người quản lý cấp trung gian điển hình thườnggiữ những chức vụ như trưởng phòng ban, quản đốc phân xưởng Họ có tráchnhiệm chỉ đạo, định hướng và điều phối hoạt động của những người quản lý cấpthấp hoặc những người không giữ nhiệm vụ quản lý như các nhân viên văn thư,cán bộ trợ lý
+ Người quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm định hướng, chỉđạo và vận hành toàn diện của cả một tổ chức Họ phải xây dựng, xác định mục tiêu,chính sách, chiến lược cho toàn bộ tổ chức Mục tiêu do họ đặt ra, theo thứ bậc, trật
tự trong tổ chức sẽ phải đi tới từng thành viên Người quản lý cấp cao thường xuyênphải đại diện cho tổ chức trong các hoạt động có tính cộng đồng, giao dịch, đàmphán, thương thuyết Họ dành nhiều thời gian để trao đổi, tranh luận với người quản
lý cao cấp khác trong tổ chức, đơn vị khác Chức vụ điển hình họ thường phải đảmnhận là chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch, phó chủ tịch điều hành, phó chủ tịch thứnhất, vụ trưởng, giám đốc điều hành
- Có một cách phân loại người quản lý theo “phạm vi” quản lý, phạm vi tác động và ảnh hưởng của họ Có thể chia ra hai loại quản lý sau đây
+ Người quản lý theo chức năng là những người có trách nhiệm giám sát,theo dõi, đôn đốc hoạt động của những người dưới quyền theo một chuyênmôn hoặc kĩ năng hẹp, hoạt động trong một phạm vi hẹp, rất chuyên biệt Thí
dụ như hoạt động kế toán, tiền lương, nhân sự, tài chính, tiếp thị hay sản xuất
Trang 23Có thể nêu một điển hình về hoạt động trả lương: người phụ trách (quản lý)cũng như nhân viên của họ không cần biết những thông tin nào khác, ngoàiviệc tính đúng tiền lương và trả đúng kì hạn cho những thành viên ăn lươngtrong tổ chức.
+ Người quản lý là người chịu trách nhiệm về toàn bộ tổ chức hay những
bộ phận quan yếu nhất của tổ chức đó, những bộ phận bao trùm hay có ảnh hưởngđến hầu hết các lĩnh vực hoạt động có tính sống còn đối với tổ chức Nói cáchkhác, người quản lý tổng hợp phải chủ trì hay chịu trách nhiệm về một loạt cáclĩnh vực chức năng Người quản lý tổng hợp thường có những chức vụ như “chủtịch”, “vụ trưởng”
1.2.5.2 Hiệu trưởng trường tiểu học
- Hiệu trưởng trường tiểu học là người đứng đầu các trường tiểu học, chịutrách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (dưới đây gọi chung là củahuyện) và cơ quan cấp trên về tổ chức, quản lý về hoạt động giáo dục của cáctrường tiểu học đối với địa phương (phường, xã…) và cộng đồng
- Hiệu trưởng trường tiểu học là người đại diện cho trường về mặt pháp
lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính, chuyên môn trongtrường, là người trực tiếp tổ chức, quản lý, chỉ đạo các công tác của trường theođường lối, quan diểm giáo dục của Đảng, pháp luật, thể lệ quy định của nhà nước
và mục tiêu, chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục của Bộ giáo dục và đàotạo
- Hiệu trưởng trường tiểu học là người tham mưu cho cấp ủy, chính quyềnđịa phương (xã, phường) các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục, là người tuyêntruyền vận động các đoàn thể, tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh tham gia vàoviệc xây dựng và phát triển nhà trường
- Hiệu trưởng trường tiểu học là nhà giáo dục có tâm hồn, phẩm chất caođẹp; trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ vững, đồng thời là người hướng dẫn chuyênmôn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ, trong trường.[21]
Trang 241.2.6 Nhiệm vụ, tiêu chuẩn, biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học
1.2.6.1 Nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của trường để trình phòng giáodục - Đào tạo cấp trên và chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện duyệt Quyết định về tổchức, quản lý và quy định của trường theo quy định của nhà nước, điều lệ trườngtiểu học và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành
- Trực tiếp phân công quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên: phân côngcông tác, kế hoạch công tác của giáo viên, cán bộ, nhân viên Duyệt kế hoạchcông tác của giáo viên, cán bộ, nhân viên Chỉ định tổ trưởng chuyên môn, giáoviên phụ trách lớp và duyệt kế họach công tác của các tổ chuyên môn, giáo viênphụ trách lớp Kiểm tra định kỳ, nhận xét, đánh giá giáo viên, cán bộ, nhân viêntrong hoạt động dạy học Quyết định khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độchính sách với giáo viên, cán bộ, nhân viên; tiếp nhận, thuyên chuyển giáo viên,cán bộ, nhân viên… theo quy định phân cấp quản lý công chức, viên chức của cấptrên
- Quản lý công tác hành chính quản trị của trường theo nguyên tắc và chế
độ của nhà nước, cụ thể: quản lý chính sách, chế độ sinh hoạt, giảng dạy, học tậpcủa giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh Quản lý tài chính của nhà trường.Quản lý thiết bị, tài sản của trường; có kế hoạch bổ sung tu sửa hàng năm để đảmbảo nhiệm vụ giáo dục của trường Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, công tác hồ
sơ, thống kê, báo cáo theo quy định của nhà nước và yêu cầu của cấp trên Căn cứvào thể lệ quy định của nhà nước, quy chế của ngành, quyết định thu nhận họcsinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, cho phép học sinh nghỉ học,quyết định thưởng, phạt học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh,quyết định danh sách học sinh được lên lớp, phải ở lại lớp Tổ chức học tập, bồidưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
Trang 25nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ, nhân viên; quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.
- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học, đảm bảo các hoạt động giáo dục của trường đồng bộ, có hiệu quả
- Tổ chức việc phối hợp giữa nhà trường với các cấp ủy, chính quyền,đoàn thể ở địa phương và cộng đồng trong việc xã hội hóa giáo dục nhằm thựchiện chất lượng giáo dục tiểu học và luật phổ cập giáo dục tiểu học.[ 21]
1.2.6.2 Tiêu chuẩn người hiệu trưởng trường tiểu học
Về hiểu biết: nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vềcông tác giáo dục - Đào tạo Nắm được các luật lệ, chính sách, quy định nhànước đối với giáo dục - Đào tạo và các vấn đề liên quan Nắm được nội dung
cơ bản của công tác quản lý nhà nước về giáo dục - Đào tạo và mục tiêu kếhoạch đào tạo của trường tiểu học để vận dụng vào thực tế của trường Amhiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Có năng lực tổ chức,quản lý trường học; nắm chắc chương trình, nội dung, yêu cầu của môn học ởtiểu học; biết vận dụng sáng tạo các công tác chuyên môn nghiệp vụ của cácngành ở địa phương và trường học
Về trình độ: có trình độ chuyên môn - Nghiệp vụ trung học sư phạm trởlên [21]
1.2.6.3 Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học
Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học là cách thức tiến hành, lànhững việc cụ thể cần làm mà người hiệu trưởng chỉ đạo đơn vị thực hiệnnhằm đạt chỉ tiêu cao nhất đã đề ra
Trang 26Sơ đồ 1.1.Tổ chức bộ máy (tính chất hệ thống ở trường tiểu học)
Trang 2723
Trang 281.2.7 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Ngày 3- 2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, từ đó phongtrào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng ngày càng phát triển Trong đấu tranh giành độc lập tự do, Bác Hồ
và Trung ương Đảng luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ để đưa họ vào tổ chứclàm cách mạng cứu nước Ngày 26-3-1931, tại Hội nghị lần thứ 2 của Banchấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn thanhniên Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng vào tháng 5-1941 đã quyết địnhthành lập mặt trận Việt Minh đoàn kết đánh tây, đuổi Nhật , giành độc lập tự
do cho dân tộc Việt Nam Ngay sau đó, vào ngày 15-5-1941 tại thôn Nà Mạ,
xã Trường Hà, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, Đội nhi đồng (nay là Đội thiếuniên tiền phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập, là thành viên của mặttrận Việt Minh và Đội hoạt động theo điều lệ của mặt trận Việt Minh với nộidung: dự bị giúp đánh tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.Ngày đầu tiên Đội thành lập có 5 đội viên là Nông Văn Dền mang bí danh làKim Đồng, Nông Văn Thàn là Cao Sơn, Lý Văn Tịnh là Thanh Minh, Lý Thị
Nì là Thanh Thủy và Lý Thị Xậu là Thủy Tiên Kim đồng được bầu làm Độitrưởng Từ ngày ấy, đến nay theo sự nghiệp cách mạng của Đảng và do đoànphụ trách, từng thời kì Đội đã đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng.Lúc mới thành lập là Đội nhi đồng cứu quốc, sau này gọi là Đội thiếu nhi thángtám, đến tháng 11-1956 đổi tên là Đội thiếu niên tiền phong và các em nhiđồng được tổ chức vào Đội nhi đồng tháng tám Ngày 30-1-1970, thể theonguyện vọng của thiếu nhi cả nước, ban chấp hành trung ương Đảng ra nghịquyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu Từ đó đến nay, Đội đượcmang tên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Đội TNTP Hồ Chí Minh: là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộngsản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
Trang 29trường, là lực lượng hậu bị của đoàn THCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòngcốt trong các phong trào thiếu nhi; được tổ chức trong nhà trường và địa bàndân cư; lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rènluyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thựchiện quyền và bổn phận thiếu nhi theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem; Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong tràothiếu nhi khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúccác dân tộc Đội tập hợp thiếu nhi từ 9 đến 14 tuổi vào Đội và từ 6 đến 8 tuổi làlớp dự bị của Đội tham gia các hoạt động mang tính giáo dục theo quan điểmcủa Đảng được thể hiện bằng phương thức giáo dục, đặc trưng của Đội làthông qua các hoạt động, đáp ứng nhu cầu của đội viên và thiếu nhi.[16]
Hệ thống tổ chức của Đội: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếunhi Việt Nam Tổ chức Đội có từ Trung ương xuống cơ sở Điều 6 của điều lệ
Đội ghi rõ: “Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước.
Cấp cơ sở là liên Đội và chi Đội Hội đồng Đội TNTP Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội do ban chấp hành đoàn cùng cấp lập ra và giúp đoàn phụ trách Đội” Điều 7 của điều lệ Đội nói rõ: “Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập ở các trường học, ở địa bàn dân cư Các trường Đội, cung, nhà thiếu nhi… được thành lập các liên Đội, chi Đội tạm thời để tổ chức các hoạt động theo đơn vị và nghi thức Đội”.
Điều 8 Điều lệ Đội ghi rõ: “Có từ 3 đội viên trở lên được thành lập một
chi Đội, có từ 2 chi Đội trở lên được thành lập 1 liên Đội” và “Việc thành lập các chi Đội của Đội do Hội đồng Đội cùng cấp ra quyết định Nếu chưa có Hội đồng Đội thì cấp bộ đoàn cùng cấp ra quyết định”.
Trang 30Sơ đồ 1.2 Mô hình Hội đồng đội các cấp.
BCH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN BAN THƯỜNG VỤ
BCH XÃ ĐOÀN HỘI ĐĐ XÃ
Trang 31Điều lệ Đội đã thể hiện rõ những quan điểm mới về công tác Đội của đoànTNTP Hồ Chí Minh - Người được Đảng giao cho phụ trách Đội Qua điều lệĐội, hiểu rõ tính độc lập tương đối của Đội Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổchức thống nhất trong cả nước Hệ thống tổ chức Đội bao gồm các cấp củaĐội Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập ở các trường học, ở địa bàn dân cưbao gồm: chi Đội và liên Đội, trong các chi Đội có các phân Đội Trên cấp liênĐội là hội đồng Đội từ các phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành đoàncùng cấp lập ra để giúp đoàn phụ trách Đội Hội đồng Đội các cấp vừa có tínhchất đại diện cho tổ chức Đội, vừa có tính chất là người phụ trách Đội Hộiđồng Đội các cấp hoạt động theo quy chế của ban thường vụ Trung ương đoàn.
Về tổ chức cơ sở của Đội: bất cứ ở đâu có trẻ em ở đó đều có thể thành lập chiĐội, liên Đội theo quy định của điều lệ
Các liên Đội lấy tên theo trường học hoặc tên địa phương (đối với các liênĐội ở địa bàn dân cư) chi Đội lấy tên theo lớp học, tên anh hùng liệt sĩ,… tuỳtheo nguyện vọng của đa số đội viên Phân Đội lấy tên theo thứ tự
Việc thành lập các liên Đội, chi Đội đều do Hội đồng Đội cùng cấp nơi đóquyết định Ở các cơ sở không đủ điều kiện thành lập liên Đội thì các chi Độichịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng Đội quyết định thành lập
Việc đoàn thanh niên giao cho Hội đồng Đội có quyền thành lập tổ chức
cơ sở của Đội thể hiện tính độc lập tương đối của Đội và khẳng định Hội đồngĐội vừa là người đại diện, vừa là người phụ trách Đội
Nguyên tắc hoạt động của Đội:
Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng, đáp ứng nhucầu của lứa tuổi và bảo đảm các nguyên tắc giáo dục trẻ em, trong điều 5chương 2 điều lệ Đội đã có sự hướng dẫn của phụ trách Đội Khi quyết địnhcông việc của Đội phải được quá nửa số đội viên đồng ý thì nghị quyết của Độimới được thực hiện
Trang 32Có thể khẳng định hoạt động của Đội TNTP là con đường giáo dục khôngthể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trìnhgiáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều conđường như giáo dục thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục giađình xã hội Trong đó, phương pháp giáo dục ở mỗi môi trường có một mộtphương thức riêng, như bằng truyền thụ kiến thức trực tiếp hay gián tiếp (nhưgiảng bài thực hành, qua các phương tiện thông tin, hoạt động xã hội) Đối vớiĐội TNTP, phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn củaĐội và tự rèn luyện của đội viên, trong đó thể hiện rõ đặc trưng riêng bằng cácnguyên tắc của mình.
- Những nguyên tắc cơ bản của Đội:
Nguyên tắc tự nguyện của Đội: nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ của
tổ chức Đội để đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi trước khi bước vào Đội và củađội viên cùng với các tập thể Đội để tự nguyện vào tổ chức và tự nguyện thamgia tích cực các hoạt động của Đội Từ đó, sẽ tạo cho đội viên có trách nhiệmxây dựng tổ chức và tập thể Đội, phải mở rộng các hình thức hoạt động phùhợp với nguyện vọng của đội viên và thiếu nhi Nguyên tắc này thể hiện sự tựquản của Đội có sự hướng dẫn của phụ trách Đội nghĩa là khẳng định tổ chứcĐội gồm đội viên và phụ trách Đội Tự quản là thể hiện tính giáo dục của Đội.Đối với đội viên là tự giáo duc, tự rèn luyện, nhưng cần có sự hướng dẫn củaphụ trách vì đội viên vẫn là trẻ em, một đối tượng giáo dục mà sự giáo dục củaĐội đều thông qua các hoạt động của Đội Đây là đặc trưng cơ bản nhất củaĐội với tư cách là một lực lượng giáo dục
Đoàn phụ trách Đội thể hiện ở các mặt sau: đề ra phương hướng nhiệm
vụ cuả tổ chức Đội trong từng thời kì Quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ,nghi thức Đội cho phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng, của đoàn quacác nhiệm kì đại hội Củng cố, kiện toàn hội đồng Đội các cấp để giúp đoànphụ trách Đội Cử cán bộ, đoàn viên có nhiệt tình, năng lực phụ trách hướng
Trang 33dẫn hoạt động của các tổ chức Đội và cơ sở Cung cấp kinh phí và các phươngtiện hoạt động cho Đội Phối hợp với các lực lượng xã hội chăm lo cho hoạtđộng Đội, phong trào thiếu nhi và bảo vệ các quyền lợi của đội viên, thiếu nhitheo các luật quy định.[15]
Nguyên tắc tự quản của Đội thể hiện: mọi công việc của Đội đều do cáctập thể và đội viên bàn bạc quyết định Các quyết định của Đội đều được thựchiện khi quá nửa số đội viên đồng ý Nguyên tắc tự quản của Đội là thể hiệnkhả năng làm chủ của đội viên Đây là nguyên tắc cơ bản để xây dựng Độivững mạnh
Hoạt động thực tiễn của Đội đáp ứng nhu cầu phát triển của thiếu nhi,gắn với đời sống xã hội và mục tiêu giáo dục của Đảng Thực tế trong nhữngnăm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định được vị trí của mình,thể hiện rõ sự phát triển cả về số lượng và chất lượng Để đạt được kết quả nàybản thân tổ chức Đội đã có sự đổi mới về các loại hình hoạt động ở trong nhàtrường, ngoài nhà trường đáp ứng nhu cầu của trẻ em để thu hút các em vào tổchức Đó cũng là sự đổi mới về cơ cấu tổ chức cho mọi đội viên phát huy hếtkhả năng của mình trong hoạt động Đội
1.2.8 Vai trò, vị trí của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường tiểu học
Tính chất quần chúng và cách mạng của Đội được khẳng định từ nhữngkết quả thực tiễn, quá trình hoạt động và phát triển của mình Từ đó vai trò, vịtrí của Đội được khẳng định: là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,
là lực lượng dự bị của đoàn THCS Hồ Chí Minh, là nòng cốt trong các phongtrào thiếu nhi Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho độiviên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể do Đội tổchức Phương thức và biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hiện
là một lực lượng giáo dục của một tổ chức trẻ em, kết hợp với sự hướng dẫncủa anh, chị phụ trách
Trang 34Đội là lực lượng dự bị của đoàn vừa thể hiện tính phát triển của tổ chứcĐội và đội viên, vừa là nhiệm vụ của Đội giúp đội viên phấn đấu trở thànhđoàn viên TNCS, góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sựnghiệp của đoàn Mục đích của của Đội thể hiện rõ ở khẩu hiệu Đội:
“ Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại
Sẵn sàng !” [16, tr.1]
Khẩu hiệu có hai vế vừa gắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước, vừa gắnvới lí tưởng cao đẹp của Bác Hồ Khẩu hiệu vừa có tính hành động, vừa mangtính lí tưởng Việc thực hiện mục tiêu của Đội được thể hiện rõ ở những nhiệm vụcủa Đội và đội viên được cụ thể hóa phù hợp với lứa tuổi các em, với vai trò vị trí
và khả năng của tổ chức Đội Đội phải góp phần trực tiếp vào việc giúp đội viêntrở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh;nghĩa là lớp người kế tục sự nghiệp của Đảng và Bác Hồ kính yêu
Nhiệm vụ của Đội
Nhiệm vụ thứ nhất là: các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn
luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt,công dân tốt, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ thứ hai là: Các tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội
viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi…đây là nhiệm
vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội, đáp ứng các nhu cầu của đội viêntrong quá trình phấn đấu, học tập của mình
Nhiệm vụ thứ ba là: Các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các
quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ của người công dân nhỏ tuổi để từ đóhình thành những phẩm chất của người công dân tốt sau này Mặt khác, khicác em thực hiện tốt các điều quy định trong luật nghĩa là các em đã từng bướctrưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình
Trang 35Nhiệm vụ thứ tư là hoạt động quốc tế của Đội: đoàn kết, hợp tác với các
tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới để cùng tham gia đấu tranhbảo vệ những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc
Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường và hoạt động Đội
Hoạt động Đội là hệ thống những hoạt động giáo dục do Đội TNTP HồChí Minh tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, nhằm mục tiêu giáo dục thiếu nhi theo Năm điều Bác Hồ dạy, diễn ratrong trường học và địa bàn dân cư
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động Đội
Mục đích: hoạt động Đội nhằm thu hút giáo dục tất cả thiếu nhi theo 5
diều Bác Hồ dạy để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, phấnđấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ
Ý nghĩa: Hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi để thông qua đó giáodục các em Hoạt động Đội tạo môi trường để các em tìm hiểu, tham gia vào thựctiễn, lao động sản xuất, văn hoá xã hội…của cuộc sống Hoạt động Đội tạo điềukiện để các em thể hiện, tự khẳng định mình trước tập thể, qua đó xác định tráchnhiệm của mình trong công việc củng cố và phát triển Đội Hoạt động Đội gópphần tăng cường tính đoàn kết giữa các thành viên trong và ngoài tổ chức Đội, xâydựng tổ chức ngày càng vững mạnh Qua hoạt động Đội giúp các em có điều kiệntham gia những hoạt động thực tiễn, củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức, đồngthời hoạt động Đội cũng là nơi thể hiện tinh thần dân chủ
Tính chất giáo dục của hoạt động Đội
Tính mục đích cần phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố sau: thoả mãn nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng của đại đa số đội viên Đáp ứng nhu cầu rèn luyện độiviên một cách toàn diện, nâng cao chất lượng đội viên, xây dựng và phát triển tổchức Đội Đảm bảo tính công ích xã hội, gắn chặt vào nhiệm vụ chính trị của nhàtrường, của địa phương và của lợi ích xã hội trong từng giai đoạn cụ thể
Trang 36Xuyên suốt 3 yếu tố trên là nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa theo 5điều Bác Hồ dạy nhằm thông qua các hoạt động của Đội để xây dựng tổ chứcĐội vững mạnh theo đúng yêu cầu của điều lệ Đội, góp phần hoàn thiện mụctiêu đào tạo con người toàn diện.
Tính tổ chức: Hoạt động giáo dục của Đội là hoạt động theo chương trình, kế
hoạch do các em xây dựng nên và được cấp bộ đoàn cùng cấp phê duyệt Hoạtđộng Đội được toàn thể các em đội viên thiếu nhi tham gia dưới sự điều khiểncủa chỉ huy Đội và sự hướng dẫn của phụ trách Đội Hoạt động giáo dục củaĐội diễn ra theo quy trình xác định, có sự chuẩn bị chu đáo, có tổng kết đánhgiá rút kinh nghiệm
Tính đối tượng: Hoạt động Đội không chỉ phù hợp với tâm lí lứa tuổi của
các Đội viên mà còn phải thu hút cả sự tham gia của quần chúng thiếu niên nhiđồng Hoạt động Đội không chỉ là hoạt động tập thể của các em cùng lứa tuổi
mà còn mở rộng cho các lứa tuổi, trong đó phải đảm bảo tính vừa sức cho từngđối tượng và kể cả đặc điểm riêng của từng em đội viên Nói đến tính đốitượng cũng là nói đến bản chất thiếu nhi trong cả nội dung và hình thức củahoạt động Đội
Tính tự nguyện, tự giác: Hoạt động giáo dục của Đội đề cao vai trò tự
quản, tự nguyện tham gia của các em vì vậy sự tự nguyện, tự giác của thiếu nhikhi tham gia các hoạt động Đội được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, ở hoạt độngtập thể và hoạt động cá nhân đội viên, ở hoạt động học tập cũng như các hoạtđộng khác của Đội
Tính địa bàn: hoạt động Đội diễn ra trong và ngoài giờ học, trong nhà
trường và ở địa bàn dân cư Hoạt động ngoài giờ học hỗ trợ hoạt động tronggiờ học Hoạt động trong nhà trường và hoạt động ở địa bàn dân cư có quan hệkhăng khít, mật thiết hỗ trợ cho nhau Hoạt động giáo dục của nhà trường vàhoạt động giáo dục của Đội cùng nhằm một mục tiêu giáo dục có quan hệtương tác với nhau
Trang 37Tính thời gian: Hoạt động Đội trong không gian và thời gian nhất định, tuỳ
theo nội dung hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất và yêu cầu của công tác chỉđạo Do vậy hoạt động giáo dục của Đội phải đảm bảo yêu cầu về không gian.Hoạt động của Đội có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của nhà trường bởi
có cùng mục đích, mục tiêu giáo dục - giáo dục thiếu nhi trở thành những conngười mới, những công dân có ích cho xã hội, có phẩm chất:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào,
Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn thật thà, dũng cảm”[29,tr.39]
Trong trường tiểu học, hoạt động giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch chươngtrình của nhà nước là hoạt động chủ đạo Hoạt động giáo dục của Đội nhằm hỗtrợ cho hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt hơn:
Với hoạt động giáo dục đạo đức: giáo dục đạo đức trong trường phổ thôngqua các bài giảng về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục công dân và giảngdạy các môn văn hoá trên lớp và thực hiện chương trình hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp theo chương trình và thời khoá biểu Hoạt động giáo dục đạođức của Đội mềm dẻo hơn cả về nội dung, hình thức và phương tiện giáo dục
Về nội dung: Đội tập hợp và sử dụng tất cả nội dung có trong sách giáokhoa và có trong các sách báo, tạp chí, thông tin đại chúng khác, kể cả cáctruyện cổ tích, truyện dân gian thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Về hình thức giáo dục: Đội chủ yếu tổ chức theo hình thức tập thể, tự giác
tự quản làm cho hoạt động giáo dục trở nên sinh động hấp dẫn hơn Đội sửdụng mọi phương tiện có thể có trong nhà trường và ngoài xã hội để có thểgiáo dục thiếu nhi: sách báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, múa hát vui chơigiải trí…ngoài ra Đội còn sử dụng các cơ sở giáo dục: nhà văn hoá, nhà thiếunhi, câu lạc bộ thiếu nhi… để chuyển tải nội dung giáo dục của Đội
Trang 38Lực lượng giáo dục cũng phong phú Ngoài nhà trường Đội còn phối hợpvới các cơ quan, đoàn thể, quân Đội, công an và các lực lượng quần chúngkhác tham gia giáo dục thiếu nhi.
Với hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật: Học tập văn hoá khoahọc kĩ thuật trong nhà trường diễn ra theo chương trình và thời khoá biểu Đội
hỗ trợ cho hoạt động này bằng cách: Giáo dục thiếu nhi xác định mục tiêu,động cơ, thái độ học tập đúng đắn Xây dựng nề nếp học tập, phương pháp họctập Giúp đỡ nhau học tập tốt Hỗ trợ các bài giảng trên lớp bằng việc tổ chứchình thức hoạt động học tập hấp dẫn thiếu nhi Tổ chức các câu lạc bộ, nhóm
sở thích, tổ chức các cuộc thi, tổ chức các trò chơi, sưu tập tư liệu, tranh ảnh,tiêu bản, tổ chức các triển lãm, các cuộc tham quan du lịch Danh hiệu Cháungoan Bác Hồ, Liên Đội mạnh, Chi Đội mạnh của Đội là những hình thứcđộng viên cá nhân và tập thể phấn đấu học tập tốt
Với hoạt động giáo dục lao động thể chất: Hoạt động giáo dục lao động,hướng nghiệp, giáo dục thể chất, sức khoẻ, vệ sinh của nhà trường cũng đượcquy định chặt chẽ trong chương trình chính khoá và theo thời khoá biểu.Phương pháp và hình thức giáo dục tổ chức lao động, thể chất của Đội có đặcđiểm riêng, phong phú và sinh động Giáo dục lao động của Đội là lao độngtập thể, công ích, lập quỹ xây dựng Đội, thông qua đó giáo dục tình yêu laođộng, yêu quý người lao động cho thiếu nhi Cùng với các hoạt động đó là tổchức, hướng dẫn thiếu nhi lao động tự phục vụ bản thân, giúp đỡ gia đìnhthương binh, liệt sĩ…
Giáo dục thể dục, sức khoẻ, vệ sinh của Đội chủ yếu mang tính tập thể, tựgiác, tự quản Có nhiều hình thức giáo dục đạt kết quả tốt như: tổ chức các câulạc bộ thể dục thể thao, các cuộc thi (vẻ đẹp đội viên, thi Đội sao đỏ, Đội chữthập đỏ, Đội cứu thương…) Thời gian gần đây có hàng trăm nhà thiếu nhitrong cả nước ra đời, trong đó hoạt động luyện tập, thi đấu thể dục thể thao,hoạt động rèn luyện sức khoẻ được rất nhiều thiếu nhi tham gia
Trang 39Hoạt động giáo dục của Đội cần được sự hỗ trợ thường xuyên, tích cựccủa nhà trường Thực tế cho thấy, ở các trường phổ thông tiên tiến đều có tổchức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, phong trào Đội hoạt động sôi nổi,đạt kết quả tốt Điều đó nói lên rằng hoạt động của nhà trường của Đội có quan
hệ chặt chẽ với nhau Nhà trường cần quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện đểĐội hoạt động tốt
Về tổ chức: Đội cần có Đội ngũ giáo viên làm phụ trách các chi Đội vàgiáo viên - Tổng phụ trách Đội có nhiệt tình, có năng lực
Về cơ sở vật chất: Đội cần có những điều kiện cần thiết, tối thiểu chohoạt động, cần được nhà trường giúp đỡ: phòng Đội, các trang bị (trống, kèn,
cờ, khăn quàng đỏ, còi…)
Về tinh thần: lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm cần ủng hộ, độngviên và tích cực tham gia các hoạt động Đội, ngoài ra còn vận động các lực lượng
xã hội, đoàn thể, nhân dân địa phương giúp đỡ Đội hoạt động [9, tr.31-38]
1.2.9 Cán bộ phụ trách Đội trong trường Tiểu học
1.2.9.1 Tổng phụ trách Đội
- Tổng phụ trách Đội được coi như một cán bộ quản lí giáo dục trongtrường tiểu học, chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước đoàn thanh niên về côngtác giáo dục và quản lí thiếu nhi, học sinh của toàn trường
- Về mặt tổ chức của đoàn TNCS, tổng phụ trách Đội là đại diện của đoànđược giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đoàn các cấp
về công tác thiếu nhi trong trường học
- Chức năng của tổng phụ trách Đội: Trong trường tiểu học, tổng phụ tráchĐội có 2 chức năng chủ yếu:
+ Chức năng tổ chức và quản lý: là chức năng có ý nghĩa quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng công tác của tổng phụ trách Đội Chức năng tổ chức,quản lý giáo dục vận dụng vào công tác Đội ở trong trường tiểu học bao gồm cácmặt: công tác xây dựng kế hoạch; công tác tổ chức cán bộ, kiện toàn bộ
Trang 40máy và hệ thống cán bộ Đội; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của thiếunhi; công tác tổ chức, điều hành hoạt động, kiểm tra, đánh giá, phân tích, tổngkết; công tác tham mưu, phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục tham gia vàocông tác giáo dục thiếu nhi.
+ Chức năng giáo dục: Đội TNTP Hồ Chí Minh là một lực lượng giáo dụcquan trọng trong trường tiểu học, tổng phụ trách Đội là người chỉ huy trực tiếp,cao nhất của liên Đội TNTP nhà trường, chính vì vậy giáo dục là một chứcnăng cơ bản, có ý nghĩa chủ đạo trong công tác của người tổng phụ trách.Chức năng giáo dục của tổng phụ trách Đội phải thể hiện ở những điểmsau: giáo dục thiếu nhi thông qua các hoạt động của tổ chức Đội trường tiểuhọc; bồi dưỡng, huấn luyện Đội ngũ phụ trách Đội; giáo dục Đội ngũ phụtrách, vận động lưc lượng xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia công tácgiáo dục thiếu nhi; tự giáo dục, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng
- Các nhiệm vụ cơ bản, cụ thể của tổng phụ trách Đội:
+Tổ chức bộ máy và chăm lo xây dựng Đội ngũ cán bộ Đội TNTP, Đội ngũphụ trách chi Đội, phụ trách sao nhi đồng, xây dựng chi Đội, liên Đội mạnh,sao nhi đồng tự quản, ban chỉ huy, các nhóm nòng cốt của Đội
+ Tổ chức chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội Nhiệm vụ này thể hiện qua hai mặt:
Một là thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động trên quy mô toàn liên Đội
Hai là đưa các hoạt động đi sâu vào từng chi Đội, từng phân Đội cho đến mỗi đội viên, học sinh để lôi cuốn các em vào các hoạt động cụ thể
+ Tham mưu, phối hợp với các tổ chức Đảng, chính quyền, nhà trường, cácban ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường làmtốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi Mục tiêu của nhiệm vụ là toàntrường tham gia công tác Đội [9, tr.42-48]