Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BÀI THẢO LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 2: Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: 2083HCMI0111
HÀ NỘI, T10 - 2020
Trang 2BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1
STT Họ và tên Nội dung công việc Ý thức tham gia thảo luận
1 Bùi Phương Anh(Nhóm trưởng)
Thuyết trình + Mở đầu,kết luận (đề tài 2) Tổng
hợp word
2 Nguyễn Thị KimAnh 2.3; 2.4; 2.5 (Đề tài 1)
3 Nguyễn Thị LanAnh 2.1.2; 2.1.3 (Đề tài 2)
4 Nguyễn Thị PhươngAnh 2.1; 2.2 (Đề tài 1)
5 Phạm Quỳnh Anh
Powerpoint
Mở đầu, kết luận (Đề
tài 1)
6 Trần Cẩm Anh 1.2.2; 1.2.3 (Đề tài 2)Căn chỉnh word
7 Trần Phương Anh 1.2.4; 2.1.1 (Đề tài 2)
8 Vũ Mai Anh 1.1.1; 1.1.2 (Đề tài 2)
9 Vũ Thị Lan Anh 2.1.2; 2.1.3 (Đề tài 2)
10 Dương Thị Ánh 1.1; 1.2 (Đề tài 1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 3Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 ( Lần 1)
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MÃ HỌC PHẦN: 2083HCMI0111
I Thời gian: 16h Ngày 16/10/2020
II Địa điểm: Phòng học 601 nhà V trường Đại học Thương Mại
III Thành viên tham gia
1 Bùi Phương Anh (nhóm trưởng)
2 Nguyễn Thị Kim Anh
3 Nguyễn Thị Lan Anh
4 Nguyễn Thị Phương Anh
- Nhóm trưởng phân công các công việc cần làm
- Thống nhất thời gian thực hiện và hạn nộp các tài liệu thảo luận
V Tiến trình cuộc họp
- Nhóm nghiên cứu, phân tích đề tài thảo luận
- Nhóm trưởng phân công công việc
Trang 4Thuyết trình + Mở đầu, kết luận đề tài
2 Bùi Phương Anh 22/10/2020
Trang 5Mở đầu, kết luận đề tài 1 Phạm Quỳnh Anh
28/10/202022/10/2020Ghi biên bản các buổi thảo luận nhóm Nguyễn T Phương Anh 23/10/2020Chỉnh sửa, tổng hợp, tóm tắt word Bùi Phương Anh 26/10/2020
Tổng hợp word Trần Cẩm Anh 27/10/2020
Đề tài 1
1.1; 1.2 Dương Thị Ánh 21/10/20202.1; 2.2 Nguyễn T Phương Anh 21/10/20202.3; 2.4; 2.5 Nguyễn Thị Kim Anh 21/10/2020
Đề tài 2
1.1.1; 1.1.2 Vũ Mai Anh 21/10/20201.1.3; 1.2.1 Nguyễn Thị Nhung 21/10/20201.2.2; 1.2.3 Trần Cẩm Anh 21/10/20201.2.4; 2.1.1 Trần Phương Anh 21/10/20202.1.2; 2.1.3 Nguyễn Thị Lan Anh 21/10/2020
VI Đánh giá chung
- Các thành viên đều đồng ý với sự phân công của nhóm trưởng
- Nhóm làm việc tốt, thống nhất ý kiến, các thành viên nghiêm túc
Cuộc họp kết thúc vào 16h50 ngày 16 tháng 10 năm 2020
Ngày 16 tháng 10 năm 2020
Người viết Anh Nguyễn Thị Phương Anh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 6BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 2)
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MÃ HỌC PHẦN: 2083HCMI0111
I Thời gian: 16h Ngày 22/10/2020
II Địa điểm: Phòng học 601 nhà V trường Đại học Thương Mại
III Thành viên tham gia
1 Bùi Phương Anh (nhóm trưởng)
2 Nguyễn Thị Kim Anh
3.Nguyễn Thị Lan Anh
4 Nguyễn Thị Phương Anh
- Tổng hợp, nhận xét phần nội dung tìm hiểu của từng bạn trong nhóm
- Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên và đưa ra các nội dung cần chỉnhsửa
VI Đánh giá chung
- Nhóm làm việc hiệu quả, các thành viên nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau Các thành viênnghiêm túc
Cuộc họp kết thúc vào 16h40 ngày 22 tháng 10 năm 2020
Ngày 22 tháng 10 năm 2020
Người viết Nguyễn Thị Phương Anh
BẢNG ĐIỂM THẢO LUẬN NHÓM
Lớp: ………
Trang 7Nhóm: ………
Nhóm trưởng: ………
Thư ký: ………
Điểm TB nhóm: ………
Điểm tổng nhóm: ………
STT Họ và tên Mã SV Điểm thảo luận SV ký tên 1 Bùi Phương Anh 2 Nguyễn Thị Kim Anh 3 Nguyễn Thị Lan Anh 4 Nguyễn Thị Phương Anh 5 Phạm Quỳnh Anh 6 Trần Cẩm Anh 7 Trần Phương Anh 8 Vũ Mai Anh 9 Vũ Thị Lan Anh 10 Dương Thị Ánh Ngày tháng năm Nhóm trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1 2
Trang 8BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 1) 3
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 2) 5
BẢNG ĐIỂM THẢO LUẬN NHÓM 6
MỞ ĐẦU 8
1.1.1 Vai trò của đạo đức 9
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức 10
1.1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 10
1.1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 12
1.1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa 14
1.1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 15
1.1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 16
1.2 Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 20
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 20
1.2.2 Cần kiệm liêm chính trí công vô tư 21
1.2.3 Đức tin vào quần chúng nhân dân, tôn trọng quần chúng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân 30
1.2.4 Tinh thần, nghị lực vượt khó khăn gian khổ 33
2.1 Thực trạng của việc trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 35
2.1.1 Ưu điểm 35
2.1.2 Hạn chế 37
2.1.3 Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng hạn chế, phát huy ưu điểm 38
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
MỞ ĐẦU
Trang 9Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã hiến dâng tất cả tìnhcảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Người đã
để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp,kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với người dân ViệtNam nói chung và sinh viên Đại học Thương mại nói riêng
Với đề tài “Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” được giao, nhóm
1 đã lên kế hoạch phân công và thực hiện làm bài thảo luận Với nội dung như vậy, bàithảo luận được chia làm 2 phần: “Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” và “Sinh viên trường Đại Học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạođức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”
Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên NgôThị Minh Nguyệt, thành viên nhóm 1 đã hoàn thành bài thảo luận và đưa đến độc giả.Mặc dù vậy, không thể tránh khỏi sai sót Nhóm 1 rất mong nhận được phản hồi, góp ý
từ độc giả để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1:
Trang 10TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH
1.1.1 Vai trò của đạo đức
* Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của cách mạng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu
rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người Bác nhiều lần khẳng định đạo
đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người làmột công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủhoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩmchất của mỗi con người Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm đượcnhững việc cao cả, vẻ vang Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng làngười có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thìlàm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công… Đạo đức ấy có ảnh hưởnglớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong.”Đặc biệt, theo Hồ Chí Minh đạo đức cũng là chỗ giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tếlàm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đứcvới tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Đức và tài phải là nhữngphẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hànhđộng thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Vì vậy, con người cần có cả đức vàtài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đức thì vô dụng, thậm chí cóhại
Trang 11Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người.
Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công việc
của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ đượcđạo đức đều là người cao thượng” Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tácdụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượtqua thử thách Qua đó, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các emhọc sinh, sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ” Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài làcực kỳ quan trọng, không có tài thì không có xây dựng, phát triển được đất nước Đứcbao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng
ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ
* Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở mức sốngvật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạođức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống vàhành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực Hồ ChíMinh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyếtđịnh vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cáchmạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trởthành một sức mạnh vô địch Đây cũng chính là một trong những vai trò quan trọngcủa đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫnchủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường,bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử Tấm gương đạo đức vànhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân ViệtNam và cả nhân dân trên thế giới Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ vũđộng viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoànkết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức
1.1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Trang 12Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất vàchi phối các phẩm chất khác Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từlâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mốiquan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha
mẹ” Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ trung, hiếu đã ăn sâu, bám rễ trong con người
Việt Nam hàng nghìn năm với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, ngườicon mà Hồ Chí Minh đưa vào nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày naycao rộng hơn: “Trung với nước, hiếu với dân”, đã tạo nên cuộc cách mạng trong quanniệm đạo đức Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổnglên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lêntrời.” Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, phải được chăn dắt, sai khiến trở thành lựclượng làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử Trước, quan là phụ mẫu của dân, thì nay -Đảng, cán bộ, đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân Theo Hồ Chí Minh, trungvới nước, hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh cho cách mạng, ra sức làm việc, giữvững kỷ luật, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng Hồ Chí Minh dạy rằng,hiếu với dân thì phải hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểuquần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu,đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viênquần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng; phải lấy dân làmgốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Đảng, Nhà nước hoạt độngphải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mớilàm được thầy học của dân Chỉ có thực hiện được như thế thì người cách mạng mớiđược dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công
Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kế thừagiá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyềnthống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước Khi Hồ
Chí Minh đặt vấn đề “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân… Bao nhiêu quyền hạn đều của
dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Hồ Chí Minh cho rằng,
trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Trung với nước là phải yêu nước, tuyệt đốitrung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, phải làm cho
“dân giàu, nước mạnh” Hiếu với dân, là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏidân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ nhân
Trang 13dân Phải yêu kính nhân dân Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh làm oai Đảng và Chính phủ
là “đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quân nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thìquan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước; rất ít lãnh tụ cách mạng
đã nói về dân như vậy, điều này càng làm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên
phía trước Thư gửi thanh niên (1965), Người viết: “Phải luôn nâng cao chí khí cách
mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Luận điểm đó của Hồ Chí Minh vừa làlời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức của mỗi người Việt Namkhông chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, hôm nay mà còn về lâu dài vềsau
1.1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng,
đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của Người Vì vậy, Hồ ChíMinh đã đề cập đến phẩm chất này rất nhiều, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từcuốn sách “Đường cách mệnh” đến bản “ Di chúc cuối đời” Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm màbắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần,kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nướccho dân” Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểuhiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” Qua đó ta thấy rõ được sựtiến bộ của Hồ Chí Minh trong nhìn nhận về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”,không phải trên lý thuyết suông dùng quyền lợi mình có để đàn áp dân như truyềnthống “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạođức truyền thống dân tộc, nhưng được lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưavào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng Mà với Người, các cán bộcủa Đảng phải thực hiện nghiêm chỉnh thì dân mới hạnh phúc, ấm no Tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh về ý nghĩa của từng từ đồng thời chỉ ra mối quan
hệ giữa chúng để thấy rõ sự quan trọng trong công tác, tác phong làm việc của một cán
bộ cần phải có và phải luôn áp dụng trong mọi lúc mọi nơi Khác với Nho giáo, tuy đềcao vai trò của đạo đức, nhưng Bác gắn “đức trị” với “pháp trị”, chủ trương tăng
Trang 14cường pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân “Đức trị” ởNho giáo thuần túy là chủ trương dùng đức để trị dân, dẫn dắt dân chúng bằng đạođức “Đức trị” của Bác là sự kết hợp chặt chẽ với pháp trị, trên cơ sở pháp trị và baohàm cả một phần của pháp trị Bởi Hồ Chí Minh quan niệm rằng, người cán bộ cáchmạng phải làm gương không chỉ về đạo đức, mà trước hết còn phải làm gương trongviệc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, phép nước, cho nhân dân noi theo Đây chính
là sự tiến bộ của Người so với đạo đức truyền thống cũ
“Cần” tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; là lao động cần cù, siêngnăng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lựccánh sinh, không lười biếng Phải thấy rõ được “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêngliêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.”
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; là tiết kiệm sứclao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình;không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bu “Tiết kiệm” không phải
là bủn xỉn, việc đáng tiêu mà không tiêu thì chính là bủn xỉn, chứ không phải tiết kiệm
“Cần” với “kiệm” phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người như Hồ Chí Minhyêu cầu “Phải cần kiệm xây dựng nước nhà.”
“Liêm” là trong sạch, không tham lam, là liêm khiết, luôn tôn trọng giữ gìn củacông, của dân “Liêm” là không tham địa vị, tiền tài, không tham sung sướng, khôngham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá, chỉ
có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ Chữ “liêm” phải đi đôi với chữ “kiệm”
“Chính” nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn,thẳng thắn tức là tà Việc thiện dù nhỏ đến mấy cũng phải làm, việc ác dù nhỏ đến mấycũng cần tránh
Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nghĩa của cần, kiệm, liêm, chính mà Người cònnêu lên mối quan hệ giữa bốn phẩm chất đó: Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính.Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn Mộtngười phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn So sánhvới bốn mùa của trời, bốn phương của đất, Người cho rằng: Thiếu một mùa thì khôngthành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức, thì không thànhngười
Trang 15Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽvới nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước
để làm kiểu mẫu cho dân Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức, những ngườitrong công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạnCần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộđảng viên lại càng cần thiết, bởi vì: Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thìquyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là códịp đục khoét, có dịp ăn của đút Theo Bác, càng có chức, có quyền càng cần phải cầnkiệm, liêm, chính Người viết: Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ítquyền hành Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biếnthành sâu mọt của dân
“Chí công vô tư” hoàn toàn là vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức côngbằng, không chút thiên vị, thiên tư, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân,của dân tộc lên trên hết, trước hết; chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vuisau thiên hạ” Chí công vô tư là chống chủ nghĩa cá nhân mà thực chất là sự tiếp nốicần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, củaphong trào thi đua yêu nước Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội tụ
đủ các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốnđức tính cơ bản của con người, giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất
“Thiếu một đức tính thì không thành người.”
1.1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Sự tiến bộ trong đạo đức Hồ Chí Minh ở đây ngoài việc kế thừa truyền thống nhânnghĩa của dân tộc Người còn kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinhthần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với việc thể nghiệm chính bảnthân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương conngười là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cáchmạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà HồChí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự
do hạnh phúc cho nhân dân Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc,rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền,những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng,
Trang 16nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng khôngthể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Tình thương người, yêu đồng bào,yêu đồng loại, yêu đất nước là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu cả đời của Hồ ChíMinh, đã được thể hiện ở sự ham muốn tột bậc của Người là “Làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành” Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tưtưởng Hồ Chí Minh Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và lý tưởng nhânvăn của Người Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựngtrên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn
bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực Nó đòi hỏi mỗingười phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị thađối với người khác; phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điềukiện cho con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhấtthời lầm lạc, chứ không phải thái độ “dĩ hoà vi quý”, không phải hạ thấp, càng khôngphải vùi dập con người Bằng hành động và ứng xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lạicho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình cónghĩa. Theo Hồ Chí Minh, “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình
có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểuchủ nghĩa Mác – Lênin được” Trong di chúc, người viết: “Đầu tiên là công việc đốivới con người,… Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau” Tình yêu thương củaNgười còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm Với tấm lòng baodung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác
ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùaxuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng Đối với nhữngngười có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phảigiúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùiphần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"
1.1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đứccộng sản chủ nghĩa Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân,nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia dân tộc Đồng thời đó
Trang 17cũng là tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” mà Người đã tiếp thu được của Nho giáo và đãcải biến bằng mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em” Sự tiếp thu và tiến bộ củaBác so với đạo đức truyền thống đã mở rộng hơn tinh thần đoàn kết của nhân dân ViệtNam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến
bộ, yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới nhằm mục tiêu lớn của thời đại là hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả cácnước các dân tộc
Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợpnhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tưtưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu
và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả cácdân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sựchia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹphòi, vô sanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Hồ Chí Minh nêu cao tinhthần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn luôn kêu gọi phải tăng cường đoànkết và hợp tác quốc tế, đồng thời ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranhcủa nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đoànkết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,Bốn phương vô sản đều là anh em”
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinhthần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra mộtkiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hoá hoàbình cho nhân loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người về hoà bình, hữu nghị, hợptác phát triển giữa các dân tộc
1.1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
a Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ ChíMinh nâng lên một tầm cao mới Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhấttrong xây dựng nền đạo đức mới Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận
Trang 18và thực tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và nền tảng triết lýsống hết sức bình dị của Người Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, khi đề cập tưcách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Nói thì phải làm” Trong bài Nângcao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “Đảng viên đi trước,làng nước theo sau” Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh là tấm gương trong sángtuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên:
“Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tácgắng làm gương cho dân Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hoá”
Hồ Chí Minh nêu luận điểm quan trọng đối với cán bộ, đảng viên: “Trước mặtquần chúng không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhândân, làm mực thước cho người ta bắt chước” Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đềnêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với tráchnhiệm của cán bộ, đảng viên
Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho cácthế hệ mai mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến sỹ thiđua nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp, những tấmgương "Người tốt việc tốt" rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi màchúng ta không thể coi thường Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã nói: "Người tốt, việctốt nhiều lắm ở đâu cũng có Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũngcó" Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, cótấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựngtrên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở thànhhành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo đứccủa những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trìnhđó
b Xây đi đôi với chống
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai, cái đạo đức và phi đạo đức thường đan xen lẫn nhau, đối chọi lẫn nhau thông quahành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người Chính vì vậy
Trang 19-vừa phải xây -vừa phải chống: xây tức là xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức mới;chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính Cũng vì vậy
Hồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nângcao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và
kỷ luật"
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dụcnhững phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới ngay từ trong gia đình, nhà trường, xã hộinhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người Vấn đề quan trọng trong việcgiáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọingười tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói, Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm "Sung sướng
vẻ vang nhất trong đời này" tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết khôngthể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọnghơn nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồiđạo đức phải trở thành phổ biến trong xã hội
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáodục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới Việc giáo dục đạo đức mới phảiđược tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi,ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậyđược ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người Hồ Chí Minh quan niệm: “Mỗi conngười đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi conngười nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của ngườicách mạng Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗingười và mỗi tổ chức, trước hết là đối với đảng viên và cán bộ
Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mớichỉ có thể xây xựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc,chống những thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân Đây thực sự
là một cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ và lạc hậu,giữa cách mạng và phản cách mạng Muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến này,điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong
Trang 20trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức; phải chútrọng kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm chỉnh của pháp luật.
Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cánhân Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân đượccông bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống Muốn nêu cao đạo đức cách mạngphải quýet sạch chủ nghĩa cá nhân Người viết: “do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiềusai lầm… Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng,bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỉ luật” Tuy nhiên,Người lưu ý: “Đấu tranh chống lợi ích cá nhân không phải “giày xéo lên lợi ích cánhân
c Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, giankhổ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạođức của mỗi người Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyênchăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiêntrì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn Người nhắc lại luận điểmcủa Khổng Tử “chính tâm, tu thân”; “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và nêu rõ “Chínhtâm tu thân tức là cải tạo Cải tạo cũng phải trường kì gian khổ, vì đó là một cục cánhmạng trong bản thân của mỗi người Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng
cũ, đoạn tuyệt con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễdàng… Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”
Đạo đức cách mạng thể hiện trong hành động của người Việt Nam yêu nước vìđộc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗingười phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn , trong công việc, trongcác mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc;phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu,cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện liên tục, tu dưỡng suốt đời, trong
đó, thời tuổi trẻ đặc biệt quan trọng
Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời xaxuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố Cũng như
Trang 21ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" Theo Người: “Muốn cải tạothế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta” Thực hiệnviệc này phải kiên trì bền bỉ, nếu không thì ở thời kỳ trước là người có công ở thời kìsau lại là người có tội, lúc trẻ giữ được đạo đức nhưng lúc già lại thoái hoá hư hỏng.
Do vậy, Người lưu ý: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩđại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi ngườiyêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân
1.2 Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta Người đãcống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, gópphần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một conngười cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người
Tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người là tài sản tinh thần vô giá
mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta Tư tưởng đạo đức HồChí Minh là sự kế thừa, phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu cóchọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, được khái quát từ thực tiễn, được thể hiện bằnghành động cách mạng của chính bản thân Người Trong đó tư tưởng yêu nước, thươngdân, “trung với nước, hiếu với dân” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động Bất cứ ởđâu, làm bất cứ việc gì, trong mọi hoàn cảnh, trên mọi cương vị, chủ tịch Hồ Chí Minhcũng đều xuất phát từ quan điểm vì dân, vì nước
Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở: "Mỗi người đảng viên, mỗingười cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ chonhân dân Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân".Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiếnquốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảngcách mạng Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chínhsách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân"
Vì vậy, Người luôn chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức