Khái niệm internet Theo Điều 2, Nghị định của chính phủ Số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet :“Internet là một hệ thống thông tin được kết nố
Trang 1VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI
AMAZON GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên : Nguyễn
Ngọc Anh
Mã sinh viên :
1511110059 Lớp : Anh 14 -
Khối 5 - KT Khóa : 54 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi
Thị Lý
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
1.1 Internet 3
1.1.1 Khái niệm internet 3
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của internet 3
1.2 Thương mại điện tử 5
1.2.1 Khái niệm thương mại điện tử 5
1.2.2 Đặc trưng của thương mại điện tử 7
1.2.3 Lịch sử hình thành thương mại điện tử 8
1.2.4 Các loại hình giao dịch thương mại điện tử 9
1.2.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử .11
1.3 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 13
1.3.1 Lợi ích của thương mại điện tử 13
1.3.2 Hạn chế của thương mại điện tử 15
1.4 Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới 16
CHƯƠNG 2 THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 21
2.1 Quá trình phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam 21
2.2 Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho thương mại điện tử ở Việt Nam .23 2.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực 23
2.2.2 Hạ tầng pháp lý 24
2.2.3 Hạ tầng viễn thông và internet 25
2.2.4 Hạ tầng thanh toán điện tử 26
2.3 Tình hình sử dụng thương mại điện tử tại Việt Nam 27
Trang 32.3.2 Thực trạng mua sắm trực truyến tại Việt Nam 29
2.3.3 Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay 32
2.4 Tiềm năng và thách thức của thương mại điện tử Việt Nam 34
2.4.1 Tiềm năng 34
2.4.2 Thách thức 37
CHƯƠNG 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI AMAZON GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 42
3.1 Khái quát về tập đoàn Amazon 42
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42
3.1.2 Lĩnh vực và mô hình kinh doanh 43
3.1.3 Lợi thế cạnh tranh 45
3.2 Tầm quan trọng của tập đoàn Amazon đối với kinh tế thế giới 48
3.2.1 Hiệu ứng Amazon tại Mỹ 48
3.2.2 Ảnh hưởng của Amazon tại các thị trường thương mại điện tử lớn trên thế giới 51
3.3 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi Amazon gia nhập thị trường thương mại điện tử 54
3.3.1 Cơ hội 54
3.3.2 Thách thức 57
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM 59
4.1 Phương hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 59
4.1.1 Phát triển đi kèm với gia tăng trải nghiệm khách hàng 59 4.1.2 Thúc đẩy thương mại qua mạng xã hội 59
4.1.3 Đẩy mạnh phát triển các kênh thanh toán online 60
4.1.4 Số hóa các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh 62
4.2 Giải pháp phát triển thương mại điện tử của Việt Nam 64
4.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý và bổ sung các chính sách nhằm phát triển thương mại điện tử 64
4.2.2 Xây dựng Chính phủ điện tử 65
4.2.3 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và viễn thông 65
Trang 44.2.5 Giải pháp đối với doanh nghiệp 674.2.6 Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực 674.2.7 Xây dựng chiến lược thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng 684.2.8 Nâng cao năng lực dịch vụ logistics cho thương mại điện tử 694.2.9 Thanh toán điện tử 70
KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Từ viết
tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Provider
Nhà cung cấp thông tin lên
InternetICT
Information &
CommunicationTechnologies
Công nghệ thông tin và
truyền thông
Giao thức truyền dữ liệu/giao thức Internet
Trang 7Từ viết tắt Tiếng Việt
Trang 8Danh mục bảng
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng Internet theo khu vực tính đến tháng
3 năm 2019 16Bảng 2.1 Top 5 doanh nghiệp thương mại điện tử có 33Bảng 3.1 Top 5 doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử ở châu
Âu năm 2017 52
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới (tỉ USD) 19Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày theo nhóm tuổi 29Biểu đồ 2.2 Số lượng người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam 30Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát tình hình mua sắm trực tuyến 2018 31Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dân số Việt Nam 2018 35Biểu đồ 2.5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2008-2017 (%)36Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ doanh thu các mô hình kinh doanh của Amazon 2018 45Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ doanh thu của Amazon so với tổng doanh thu bán lẻ 48Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ doanh thu của Amazon so với tổng doanh thu 49Biểu đồ 3.4 Thị phần các trang thương mại điện tử tại Nhật Bản năm 2016 53
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2019, sau hơn hai mươi năm xuất hiện ở Việt Nam, Internet
đã tác động sâu sắc và toàn diện tới kinh tế xã hội Sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016, thương mại điện tử nước ta
đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 đạt trên 30% Có thể nói năm 2018 là năm bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam khi mà doanh thu đạt2,269 triệu USD, nằm trong top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất toàn cầu Với sự tăng trưởng cao và liên tục như vậy, thương mại điện tử Việt Nam ước tính sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng vào năm 2020 Những con số đó phần nào cho thấy thương mại điện tử Việt Nam hiện là một “miếng bánh ngọt khổng lồ” và vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc, năm 2018 cũng là năm mà thương mại điện tử Việt Năm chứng kiến sự “rót vốn” đầu tư của rất nhiều ông lớn nước ngoài như JD, Alibaba, Tencent, Trước đó,
từ đầu năm 2018, Amazon – công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới – cũng chính thức đổ bộ vào Việt Nam bằng việc triển khai một chương trình hợp tác cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhằm gia tăng xúc tiến thương mại và xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử Với sự góp mặt của ông lớn này, thị
trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đang sôi động hơn bao giờ hết
Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của thương mại điện tử tới nền kinh tế quốc gia, trước những biến động của năm
Trang 102018, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích thị trường thương
mại điện tử Việt Nam và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam khi Amazon gia nhập thị trường”.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
• Thị trường thương mại điện tử Việt Nam
• Tập đoàn Amazon và ảnh hưởng của nó tới thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam từ khi thành lập đến nay, những tác động khi tập đoàn Amazon gia nhập thị trường và giải pháp phát triển thương mại điện tử Việt Nam định hướng đến năm 2020
Trang 11Trong bài luận này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:
• Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
• Phương pháp tổng hợp, thông kê số liệu
• Phương pháp so sánh, phân tích, diễn giải, quy nạp
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 4 chương, bao gồm:
• Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
• Chương 2: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay
• Chương 3: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi Amazon gia nhập thị trường thương mại điện tử
• Chương 4: Giải pháp thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Internet
1.1.1 Khái niệm internet
Theo Điều 2, Nghị định của chính phủ Số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet :“Internet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ
và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.”
Nói một cách khái quát, Internet được định nghĩa là mạng máy tính toàn cầu sử dụng giao thức TCP/IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau Mạng Internet kết nối nhiều mạng máy tínhcủa nhiều quốc gia trên thế giới, là một liên mạng máy tính
(network of networks)
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của internet
Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, Internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu:
Năm 1962, J.C.R Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công
Đến năm 1965, mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng gói (packet), đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại
Trang 13Năm 1967, Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin (packet switching technology) đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet.
Năm 1969, mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau
Năm 1972, Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson).Năm 1973, ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London
Năm 1984, Giao thức chuyển gói tin TCP/IP trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS ra đời để phân biệtcác máy chủ; được chia thành sáu loại chính bao gồm edu
(education) cho lĩnh vực giáo dục, gov (government) thuộc chính phủ, mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự, com (commercial) cho lĩnhvực thương mại, org (organization) cho các tổ chức, net (network resources) cho các mạng
Năm 1990, ARPANeT ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các DN bắt đầu sử dụng Internet vào mục đích thương mại
Năm 1991, Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP, Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu
từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được
Trang 14tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ thông qua Internet Internet
và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT pháttriển và hoạt động hiệu quả Mạng Internet được sử dụng rộng rãi
từ năm 1994, Công ty Netscape tung ra các phần mềm ứng dụng
để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995 Công
ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997
Internet ở Việt Nam chính thức ra đời và kết nối mạng với quốc
tế vào ngày 19 tháng 11 năm 1997 Người tiên phong đặt nền móng cho Internet ở Việt Nam chính là giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia (ANU) khi ông mang sang Việt Nam chiếc
modem đầu tiên năm 1991 để thử nghiệm Việc thử nghiệm thành công đã tạo ra bước đà dẫn đến sự ra đời của Internet ở Việt Nam vào năm 1997
Vào thời điểm từ năm 1993 đến năm 1997, VARENET là mạng máy tính duy nhất của Việt Nam nối Internet (kết nối ngoại tuyến)
Do đó, nó độc quyền phục vụ người có nhu cầu ở Thành phố Hồ ChíMinh (chi nhánh VARENET do Phân viện Viện Công nghệ Thông tin đảm nhiệm) Sau VARENET, mạng diện rộng thứ hai hình thành ở Việt Nam là mạng VINANET (Vietnam Network) của Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại Mạng này tuy không nối với Internet nhưng lại là mạng duy nhất cung cấp thông tin thương mại vào thời điểm những năm 1993 - 1997 nên cũng thu hút được nhiều người sử dụng và VINANET cũng đã lan tỏa vào đếnThành phố Hồ Chí Minh
Năm 1997 đánh dấu sự thoái trào của VINANET nhưng lại là nămcao trào của Internet Việt Nam với sự hình thành hàng loạt các nhàcung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các nhà cung cấp thông tin lên Internet (ICP) Trong số các ISP và ICP tiêu biểu ở Việt Nam, có thể
kể đến VNN, FIT, Saigonnet, Netnam và CINET Trong số các ISP kể
Trang 15trên, VNN dẫn đầu danh sách với ưu thế vừa là IAP (cung cấp Cổngtruy cập Internet), vừa là ISP và ICP.
Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức
từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển TMĐT Năm
2003, TMĐT bắt đầu được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam Năm 2006, Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực tại Việt Nam tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TMĐT phát triển
1.2 Thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm thương mại điện tử
Từ khi ra đời đến nay, TMĐT được biết đến với nhiều tên gọi khácnhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ”
(paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business) Tuynhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu TMĐT bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các DN tiến tới ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm,sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng khi đó TMĐT phát triển thành kinh doanh điện tử, và
DN ứng dụng TMĐT ở mức cao được gọi là DN điện tử Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của DN khi tham gia TMĐT ở mức độ cao và ứng dụng CNTT chuyên sâu trong mọi hoạt động của DN
Vì TMĐT là khái niệm quan trọng, xuyên suốt đề tài nghiên cứu nên cần được hiểu một cách rõ ràng, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Trang 16Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt làmáy tính và Internet Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:
TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997)
TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống
kê Hoa Kỳ, 2000)
Như vậy, tóm lại theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các
DN sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B) hoặc giữa DN với người tiêu dùng (B2C), hoặc giữa các người tiêu dùng với nhau (C2C)
Còn về khái niệm theo nghĩa rộng, đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về TMĐT, điển hình gồm có:Liên minh Châu Âu: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện
tử Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế: TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử
Trang 17lý và truyền đi các dữ liệu đã được số hoá thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở.Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc có lẽ là đầy đủ và bao quát nhất, nhằm giúp các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp Theo tổ chức này, TMĐTphản ánh theo chiều ngang là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử; phản ánh theo chiều dọc bao gồm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT, các thông điệp, các quy tắc cơ bản và đặc thù, các ứng dụng.
Tóm lại, theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ quy trình và các hoạt động kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử
lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân
1.2.2 Đặc trưng của thương mại điện tử
Thứ nhất, sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT, cụ thể là: TMĐT và việc ứng dụng CNTT vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của CNTT sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT, cũng như đẩy
mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng
Thứ hai, về hình thức: Giao dịch TMĐT có thể hoàn toàn qua mạng Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp
gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng Còn trong hoạt động TMĐT nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng viễn thông, chủ yếu là sử dụng mạng Internet, giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không
Trang 18phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào Ví dụ như trước kia muốn mua một quyền sách thì người mua phải ra tận của hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn Sau khi đã chọn được cuốn sách cần mua thì người mua phải ra quầy thu ngân để trả tiền mua cuốn sách đó Nhưng giờ đây với sự ra đời của TMĐT thì chỉ cần có một chiếc máy tính và mạng Internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người mua không cần biết mặt của người bán hàng thì vẫn
có thể mua một cuốn sách mình mong muốn trên các website muabán trực tuyến như Tiki.vn, Vinabook.com.vn,
Thứ ba, về phạm vi hoạt động: Thị trường trong TMĐT là thị trường phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch điện
tử bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang MXH
Thứ tư, về chủ thể tham gia: Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch
vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.Thứ năm, về thời gian và không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ trong ngày, cả 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm liên tục ởbất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử
Trang 19kết nối với các mạng này, hơn nữa các phương tiện điện tử có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.
Đặc trưng cuối cùng, chính là trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trường Cụ thể, trong thương mại truyền thống các bênphải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và kýkết hợp đồng Còn trong TMĐT các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng Các bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin của nhau thông qua mạng Internet, mạng extranet để tìm hiểu thông tin và từ đó tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng Ví dụ giờ đây các DN thương mại muốn tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo hay vào các cổng TMĐT nhưEcvn.com, Alibaba.com, hay Ec21.com
1.2.3 Lịch sử hình thành thương mại điện tử
Về nguồn gốc, tiền thân của TMĐT là EFT (Electronic Fund
Transfer: chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, tiếp theo là EDI – công nghệ dùng để chuyển văn bản, dữ liệu giữa các DN lớn Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các
DN gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện
tử
Rồi đến lượt Internet ra đời vào năm 1969, ban đầu chỉ dùng trong chính phủ Mỹ, sau đó là đến các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó Internet được thương mại hóa dẫn đến sự ra đời của WWW vào những năm đầu 1990 và hình thành tên gọi “thương mạiđiện tử”, cụ thể là năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WWW trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet (www) Các công ty thương mạitrên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995 Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề
Trang 20nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giớithiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt
Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua WWW Từ đó con ngườibắt đầu có mối liên hệ từ “e-commerce” với quyền trao đổi các loạihàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên TMĐT Một dạng TMĐT khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh
1.2.4 Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức mô hình TMĐT như:
Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G
Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác
Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch TMĐT: Chính phủ (G), doanh nghiệp(B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E) Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình TMĐT khác nhau Dưới đây là một số mô hình TMĐT phổ biến nhất hiện nay:
Trang 21Thứ nhất, TMĐT giữa DN và người tiêu dùng (B2C) DN sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng, người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua
đó DN thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả
DN lẫn người tiêu dùng: DN tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm đáng kể Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng Hiện nay,
số lượng giao dịch theo mô hình TMĐT B2C rất lớn, tuy nhiên giá trịgiao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị TMĐTngày nay (chiếm khoảng 50 - 10%) Mô hình TMĐT B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán lẻ trực tuyến (e-tailing)
Thứ hai, TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) B2B
là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa DN với DN Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch TMĐT B2B (emarketplaces) Các DN có thể chào hàng, tìm kiếm
DN hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com TMĐT B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các DN, đặc biệt giúp các DN giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh Mặc dù số lượng giao dịch TMĐT B2B
Trang 22nhỏ, nhưng tổng giá trị giao dịch từ hoạt động này lớn, chiếm trên 85% tổng giá trị giao dịch TMĐT.
Thứ ba, TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G) Trong mô hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng
và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các
phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các
website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của
cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đâu thâu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ,
Thứ tư, TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân
có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn
để đấu giá món hàng mình có Giá trị giao dịch từ hoạt động TMĐT C2C chỉ chiếm khoảng 5%-10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động TMĐT Đến nay, Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình TMĐT C2C
1.2.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
Có 5 hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT, đó là: (1) Thư điện
tử (email); (2) Thanh toán điện tử; (3) Trao đổi dữ liệu điện tử; (4) Truyền dung liệu; (5) Mua bán hàng hóa hữu hình
Thứ nhất, về thư điện tử: Các DN, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào
Trang 23Thứ hai, thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử (electronic
payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử
(electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng, thực chất đểu là dạng thanh toán điện tử Ngày nay, với sựphát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:
• Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử
• Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơiphát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau
đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia
• Ví điện tử (electronic purse) là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đỏ; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụngcho tiền lẻ điện tử
• Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking) Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiốt, giao dịch cánhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp ; Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ); Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng; Thanh toán liên ngân hàng
Trang 24Thứ ba, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): EDI là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn, người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm,
Thứ tư, truyền dung liệu: Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể được giao quamạng Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tưvấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo, ) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery) Các tờ báo, các tư liệu công ty, các catalog sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặcWeb publishing), các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử
Thứ năm, mua bán hàng hóa hữu hình: Đến nay, danh sách các hàng hóa bản lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt
Trang 25đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail
of tangible goods) Tận dụng tính năng đa phương tiện
(multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một Vì hànghóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng
1.3 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.3.1 Lợi ích của thương mại điện tử
Thứ nhất, lợi ích đối với doanh nghiệp:
• Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị
trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn
• Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia
xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống
• Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng,
ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho
• Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi
• Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với DN bằng
Trang 26khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
• Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng Mô hình của
Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thànhcông này
• Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các DN làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường
• Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịpthời
• Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh DN; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảmchi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh
Thứ hai, lợi ích đối với người tiêu dùng:
• Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
• Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép ngườimua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
• Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
Trang 27• Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.
• Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Kháchhàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
• Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi ngườiđều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
Thứ ba, lợi ích đối với xã hội:
• Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch, từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
• Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo
áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
• Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cậnvới các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng
• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ, được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế, là các ví dụ thành công điển hình
1.3.2 Hạn chế của thương mại điện tử
Trang 28Có hai loại hạn chế của TMĐT, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.
• Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao
• Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
Các hạn chế về thương mại bao gồm:
• An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT
• Thiếu lòng tin về TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp
• Chuyển đổi thói quen từ thực đến ảo cần nhiều thời gian
• Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
• Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
Trang 29• Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
• Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot-com
• Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô
1.4 Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
Bất chấp các khó khăn, hạn chế kể trên, TMĐT vẫn phát triển rấtnhanh trong các năm qua Đầu tiên phải kể đến số lượng người tham gia sử dụng Internet tăng nhanh qua các năm Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng Internet theo khu vực tính đến
tháng 3 năm 2019
Khu vực
Dân số ướctính 2019(người)
Số người
sử dụngInternet(người)
Tỷ lệdân sốsửdụng(%)
Tỷ lệngườidùngthếgiới(%)
Tăngtrưởnggiai đoạn
2000 2019(%)Châu
Trang 30829 triệu người, Ấn Độ có 560 triệu người và Mỹ có khoảng 293 triệu người sử dụng Internet.
Một thống kê khác của tổ chức We are social chỉ ra rằng, tính 01/2019, dân số thế giới là khoảng 7,676 tỷ người, trong đó lượng người sử dụng Internet đạt 4,388 tỷ người dùng, chiếm khoảng 57% dân số toàn cầu Ở những khu vực phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ tuy về số lượng người sử dụng Internet thấp hơn so với khuvực châu Á nhưng tỷ lệ sử dụng Internet so với dân số rất là cao nhất thế giới, như khu vực Bắc Âu có tới 95% dân số sử dụng
Internet, nghĩa là gần như tất cả mọi người dân đều có sử dụng
Trang 31mạng trực tuyến, ở khu vực Tây Âu con số này là 94% và ở Bắc Mỹ
là 95% Việc số lượng người sử dụng Internet trên thế giới ngày càng tăng là điều kiện cần để phát triển TMĐT, điều đó chứng tỏ sốlượng người đã, đang và có khả năng tham gia TMĐT cũng đang tăng nhanh, đó chính là tín hiệu tốt đối với thị trường TMĐT thế giới
Trong năm 2014, số người mua sắm trực tuyến là 1,32 tỷ người trên toàn thế giới, con số này tăng lên 1,46 tỷ vào năm 2015 Vào năm 2016, số lượng người mua sắm trực tuyến vượt mức 1,5 tỷ (khoảng 1,52 tỷ người), năm 2017 là 1,66 tỷ và đến năm 2018 đạt 1,79 tỷ người Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2019, có 1,92
tỷ người mua sắm trực tuyến, trong khi dân số lúc này ước tính khoảng 7,7 tỷ người, tức là chiếm khoảng ¼ dân số toàn cầu (Số liệu từ Statista)
Theo thống kê mới nhất từ Statista, năm 2015, mua sắm trực tuyến chiếm 7,4% tổng doanh thu bán lẻ Con số đó đã tăng lên 8,6% trong năm 2016 và đạt ngưỡng hai con số trong năm 2017, tức là 10,2% Năm 2018, doanh thu bán lẻ trực tuyến tiếp tục tăng, nhảy vọt lên 11,9% Theo dự báo của eMarketer, mua sắm trực tuyến sẽ đạt mức cao mới, chiếm 13,7% tổng doanh thu bán
lẻ trong năm 2019 Số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy doanh thu từ thương mại điện tử của nước này đóng góp 9,8% tổng doanh thu bán lẻ năm 2018, còn số này là 8,9% trong quý 2/2017 Hiện nay, Trung Quốc được xem là thị trường TMĐT lớn nhất thế giới và cũng là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực TMĐT, năm 2018, Trung Quốc đứng đầu trong thị trường TMĐT thế giới với doanh thu 634 tỷ USD
và được dự đoán sẽ tiếp tục dẫn đầu đến năm 2023
Trang 32Theo khảo sát Global Consumer Insights Survey của PwC, trong giai đoạn 2013 – 2018 số người mua hàng trực tiếp tại cửa hàng chỉ tăng từ 2% (từ 42% lên 44%), cũng trong giai đoạn này, số lượng người mua hàng trực tuyến qua điện thoại tăng mạnh 10% (từ 7% lên 17%) Trong bối cảnh người tiêu dùng mất dần hứng thúvới việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy thời cơ để bước vào thời điểm phát triểnmạnh Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
International, TMĐT dự kiến sẽ trở thành kênh bán lẻ lớn nhất thế giới vào năm 2021 do doanh số vượt xa doanh số bán hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tạp hóa độc lập, bán lẻ quần áo và giày dép
Biểu đồ 1.1 Doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới
(tỉ USD)
2014 2015 2016 2017 2018* 2019* 2020* 2021* 0
Trang 33Dựa trên số liệu thống kê của trang statista ở biểu đồ trên, ta thấy doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới có xu hướng tăng đều và nhanh dần qua các năm, cụ thể: tăng 212 tỉ USD trong năm 2015 so với năm 2014, 297 tỉ USD trong năm 2016, 459
tỉ USD trong năm 2017 và tiếp tục có xu hướng tăng ngày càng nhanh trong các năm tiếp theo, dự đoán năm 2021 doanh thu thế giới sẽ đạt 4.878 tỉ USD
Năm 2018, có 764 triệu thẻ tín dụng Visa trên thế giới Dựa trên khảo sát về phương thức thanh toán ưa thích của người mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới (Preferred payment methods of onlineshoppers worldwide) của Statista vào tháng 3 năm 2017, kết quả cho thấy thẻ tín dụng là phương thức thanh toán ưa thích của những người mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới Có tới 42% người tiêu dùng (trong số 18,551 người tham gia nghiên cứu)
thanh toán bằng thẻ tín dụng khi mua sắm trực tuyến Thanh toán điện tử là phương thức được sử dụng nhiều thứ hai cho người mua hàng kỹ thuật số và PayPal là phổ biến nhất trong danh mục này
Hệ thống thanh toán trực tuyến hiện có 267 triệu người dùng Ngoài thẻ tín dụng và thanh toán điện tử, số liệu thống kê TMĐT cho thấy rằng khoảng 28% người mua sắm trực tuyến sử dụng thẻ ghi nợ để mua hàng trực tuyến Thanh toán di động (14%) và thẻ quà tặng, phiếu quà tặng (15%), trong khi thanh toán bằng tiền điện tử là phương thức mua sắm ít phổ biến nhất với chỉ 3% người tiêu dùng chọn phương thức thanh toán này
Báo cáo thống kê Email giai đoạn 2017 – 2021 (Email Statistics Report, 2017 – 2021) của The Radicati Group cho thấy trong năm
2017, số người dùng email trên toàn thế giới đạt khoảng 3,7 tỷ và đến cuối năm 2021, con số này dự kiến sẽ là hơn 4,1 tỷ Nghĩa là khoảng một nửa dân số trên toàn thế giới sử dụng email trong năm 2017 Cũng trong năm này, tổng số email DN và người tiêu
Trang 34dùng được gửi và nhận mỗi ngày đạt 269 tỷ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ trung bình 4,4% mỗi năm trong bốn năm tiếp theo,
dự kiến đạt mức 319,6 tỷ vào cuối năm 2021 Trong đó Gmail vẫn
là nền tảng thư điện tử phổ biến nhất, chiếm khoảng 49,51% thị phần trên thị trường thư điện tử tính đến tháng 12 năm 2018 (Số liệu từ trang Vision6)
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc số hóa và điện tửhóa các sản phẩm nhằm mục đích thương mại ngày càng phổ biến,
sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của ebook là một ví dụ điển hình Công nghệ và điện tử hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng, kể cả cách họ đọc sách Người đọc sách đã bắt đầu thay đổi thói quen đọc sách của họ, lựa chọn các loại định dạng khác nhau của sách thay vì sách giấy thông thường,chẳng hạn như ebook ebook là phiên bản được số hóa của sách, thường bao gồm văn bản lẫn hình ảnh và có sẵn trên các thiết bị điện tử Năm 2018, doanh thu trong phân khúc ebook trên toàn thế giới lên tới 11,8 tỷ USD Chỉ tính riêng tại Mỹ, trong giai đoạn
2008 – 2015, tổng doanh thu ebook nhảy vọt từ 270 triệu USD lên tới 5 tỷ USD (Số liệu từ “eBook Pricing Around the World” của
Statista)
Thay vì băng, đĩa cứng, người tiêu dùng hiện nay đa số sử dụng các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, các phần mềm nghe nhạc trực tuyến cũng vì thế mà ngày càng phát triển Năm 2017, doanh thu trong ngành công nghiệp âm nhạc đến từ việc bán đĩa đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu, giảm 5,4% so với năm 2016, trong khi đó doanh thu từ nhạc số (bao gồm cả streaming) đạt 9,4
tỷ USD, chiếm 54% tổng doanh thu, tăng 19,1% so với năm 2016
Trang 35CHƯƠNG 2 THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
HIỆN NAY 2.1 Quá trình phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet công cộng, mở ra giai đoạn hình thành TMĐT Sau gần một thập kỷ thiếumôi trường pháp lý, TMĐT đã hình thành với quy mô rất nhỏ và số lượng người tham gia thấp Cho đến năm 2003, Bộ Thương mại mới công bố bản báo cáo TMĐT Viêt Nam đầu tiên Báo cáo này khẳng định cho đến năm 2003 “chúng ta mới bắt đầu đi những bước đầu tiên trên con đường tơ lụa mới” Hạ tầng về CNTT và hạ tầng về pháp lí còn thiếu Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao, các
DN tham gia TMĐT một cách tự phát Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu Có thể nói giai đoạn 1998 – 2005 là giai đoạn hình thành TMĐT với hoạt động nổi bật là xây dựng hạ tầng cho TMĐT Trong giai đoạn này hạ tầng công nghệ thông tin
và viễn thông, đặc biệt là Internet, đã đáp ứng bước đầu cho kinh doanh trực tuyến Đồng thời, giá trị pháp lý của TMĐT đước xác lậptại Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Bộ Luật Dân
sự, Luật Thương mại và một số luật khác Một số DN đã sử dụng email và xây dựng website phục vụ hoạt động kinh doanh Có DN
đã đầu tư vào mô hình sàn TMĐT hoặc cung cấp công nghệ, giải pháp triển khai TMĐT
Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với TMĐT Việt Nam, Nghị định Thương mại điện tử cùng nhiều nghị định khác hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử ra đời, đánh dấu giai đoạn phổ cập TMĐT kéo dài trong 10 năm (2006 – 2015) Tới năm 2015, TMĐT đã và đang trên
đà phát triển ngày càng nhanh, đông đảo người dân và DN đã tham gia mua bán và kinh doanh trực tuyến trong giai đoạn này Năm 2015, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá từ năm 2016, TMĐT sẽ bước sang giai đoạn mới với nét nổi bật
Trang 36là tốc độ phát triển nhanh và ổn định Tóm lại, ở giai đoạn tiếp theo từ năm 2006 tới năm 2015 này là giai đoạn phổ cập TMĐT Vềchính sách, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015 với các mục tiêu rõ ràng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành và địa phương Về pháp luật, nhiều nghị định và văn bản pháp luật khác
về TMĐT, công nghệ thông tin và truyền thông đã được ban hành Song song với TMĐT, Chính phủ cũng quyết liệt triển khai chính phủ điện tử Trong giai đoạn này hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet và công nghệ di động, đã phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phát triển TMĐT Về
phương diện kinh doanh, TMĐT đã được triển khai ở các mức độ khác nhau tại hầu hết DN Tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn Tuy nhiên, quy mô giao dịch trực tuyến còn thấp Bộ Công Thương ước tính doanh số TMĐTbán lẻ của Việt Nam năm 2014 khoảng 3 tỷ USD
Giai đoạn 2016 – 2020, thậm chí tới năm 2025, có thể là giai đoạn phát triển nhanh của TMĐT Việt Nam Cuối năm 2015, hãng Ken Research dự đoán quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2019 đạt 7,5 tỷ USD Tuy nhiên, cần xem xét TMĐT một cách toàn diện hơn, bao gồm giao dịch B2C, B2B, G2B và các loại hình khác, nhất là sự phát triển của công nghệ đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho loại hình giao dịch C2C Ngoài ra trong giai đoạn này, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu,
Năm 2017 là năm thứ hai của giai đoạn ba – giai đoạn TMĐT phát triển nhanh Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT, năm 2017 chứng kiến nhiều vấn đề lớn mà thực tiễn đặt ra đối với
Trang 37các cơ quan quản lý nhà nước Trong giai đoạn ba, giao dịch điện
tử đã thâm nhập tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của hầu hết các bộ ngành Nhiều loại hình kinh doanh mớixuất hiện trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ di động (mobile technology), dữ liệu lớn (big data), MXH(social media), Internet vạn vật (Internet of Things) hay
blockchain Tháng 11 năm 2017 Bộ Tài chính đã công bố dự thảo
Tờ trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) Việc Bộ Tài chính công bố dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là bước khởi đầu quan trọng trong quản lý thuế đối với TMĐT Dự thảo đề nghị Luật quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 hoặc từ ngày 01/7/2020
Về tốc độ tăng trưởng, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30% Về quy mô, với điểm xuất phát thấp
khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐTnăm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD Thị trường này bao gồm bán
lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm (Compound
Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25%
và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025
2.2 Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho thương mại điện tử ở Việt Nam
2.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2018 do VECITA phát hành, được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát 4.041 DN
Trang 38trên phạm vi cả nước năm 2017 cho thấy có 91% DN tham gia khảo sát có máy tính PC hay laptop, 61% DN có thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Về cơ cấu đầu tư cho hạ tầng CNTT năm 2017, tỷ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho phần cứng (41%), tiếp đó là phần mềm (25%)
và tỷ lệ đầu tư cho nhân sự, đào tạo chiếm 19% Tỷ lệ đầu tư cho phần mềm năm 2017 thậm chí còn thấp hơn tỷ lệ năm 2015 (26%)chứng tỏ chưa có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu đầu tư cho CNTT của các DN
Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018 (EBI 2018) chỉ
ra rằng 40% DN tham gia khảo sát cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email, con số này là 47% trong năm 2018 Song song với việc sử dụng email, xu hướng các DN ứng dụng những công nghệ mới tiên tiến hơn vào hoạt động trong công ty cũng tăng lên nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, điển hình là
xu hướng ứng dụng các nền tảng hỗ trợ giao tiếp như Viber,
WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo, cụ thể là có 86%
DN tham gia khảo sát có sử dụng các ứng dụng này
Nguồn nhân lực cho TMĐT ở nước ta hiện nay thực sự đang thiếuhụt cả về số lượng và chất lượng, bởi đa số các ứng viên trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu Chẳng hạn, kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là nhu cầu lớn đối với các DN nhưng theo khảo sát, có 46% DN gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này Ngoài ra, đối với các kỹ năng khác, DN cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể, kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT (45%); Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy vi tính (42%);
Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT (42%); Kỹ năngquản trị cơ sở dữ liệu (42%); Kỹ năng tiếp thị trực tuyến (35%); Kỹ
Trang 39năng triển khai thanh toán trực tuyến (30%) Thực tế cho thấy, lực lượng sinh viên ngành TMĐT mặc dù khá đông đảo nhưng các DN hiện nay vẫn đang thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn tốt Khảo sát qua các năm cho thấy, tỷ lệ DN gặp khó khăn trong tuyểndụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT có xu hướng tăng lên, điển hình năm 2015 có 24% DN, năm 2016 có 29% DN và năm
2017 có tới 31% DN gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng Ngoài
ra, theo VECITA, ứng dụng CNTT và kinh doanh trực tuyến đã phổ biến, tuy nhiên vấn đề nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự được chú trọng, điều này được thể hiện ở việc tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT là 30% trong năm 2017 và đến năm 2018 thì chỉ còn 28% (EBI 2019), nghĩa là có xu hướng giảm Lĩnh vực giải trí có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất (chiếm tới49%), tiếp theo đó là hai lĩnh vực gồm CNTT&TT và y tế – giáo dục – đào tạo đều có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT là 45% Xây dựng vẫn là nhóm DN có tỷ lệ lao động chuyên trách thấp nhất, chiếm 20% và giảm đôi chút so với năm 2017 (EBI 2019)
2.2.2 Hạ tầng pháp lý
Hành lang pháp lý về TMĐT Việt Nam đang dần được hoàn thiện
và điều chỉnh phù hợp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường nội tại Các cơ quan nhà nước cũng đã hết sức tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT
Suốt từ giai đoạn hình thành TMĐT cho tới này, Nhà nước đã banhành rất nhiều luật chi tiết góp phần hình thành khung pháp lý cơ bản cho TMĐT Việt Nam, như Luật Giao dịch điện tử (29/11/2005), Luật Viễn Thông (23/11/2009), Luật Quảng cáo (21/06/2012) cùng rất nhiều Nghị định hướng dẫn Luật, Xử lý vi phạm cũng như Thông
tư hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định
Trang 40Bên cạnh những luật, nghị định điều chỉnh chi tiết các hoạt độngtrong lĩnh vực TMĐT, thì TMĐT tại nước ta còn chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật chung như Luật Thương mại, Luật Hải quan, Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có các quy định về bảo vệthông tin cá nhân như Bộ luật Dân sự (24/11/2015), Bộ luật Hình
sự (27/11/2015), Luật CNTT (29/06/2006), Luật An toàn thông tin mạng (19/11/2015), Nghị định về TMĐT (16/05/2013), Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện (13/11/2013) Ngày
12/062018, Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
2.2.3 Hạ tầng viễn thông và internet
Từ khi Internet bắt đầu bước vào Việt Nam năm 1997 cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hạ tầng hiện đại hơn rất nhiều, Việt Nam đã kết nối với nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế: AAG, SMW3, IA, APG và AAE-1; Hàng triệu km cáp quang, tổng
số tên miền “.vn” trên 400.000 (460.412 tính đến tháng 10/2018), ADSL kết nối phủ 100% số xã, phường cả nước với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 9,5 Mbps, xếp hạng 58 trên thế giới; khẳngđịnh thành tựu phát triển mạnh mẽ của Internet Sau hơn 20 năm phát triển, người Việt Nam không chỉ làm chủ một hạ tầng công nghệ rộng khắp, tốc độ cao, hệ thống trạm BTS, 3G, 4G phủ khắp
cả nước, mà còn hình thành nên một thế hệ DN công nghệ lớn mạnh như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, VNG, VCCorp, CMC,