Suy dinh dưỡng thời kỳ niên thiếu không chỉ ảnhhưởng rõ rệt đến phát triển thể chất, trí tuệ, và khả năng lao động sau này, gâytổn thất lớn về kinh tế mà còn liên quan đến một số bệnh mạ
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người,đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhtăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật, làm bệnh
dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ
bị suy dinh dưỡng (SDD)
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề sức khỏe cộng đồng luôn được cácquốc gia đặc biệt quan tâm Suy dinh dưỡng thời kỳ niên thiếu không chỉ ảnhhưởng rõ rệt đến phát triển thể chất, trí tuệ, và khả năng lao động sau này, gâytổn thất lớn về kinh tế mà còn liên quan đến một số bệnh mạn tính khi vàotuổi trưởng thành, đặc biệt làm tăng nguy cơ bị các bệnh rối loạn chuyển hóanhư béo phì và tiểu đường Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị suy dinh dưỡng vì đó làthời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao và rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng
Theo kết quả điều tra tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ở trẻ em dưới 5tuổi theo tiêu chuẩn mới (WHO 2005) tại 139 quốc gia vào năm 2005 chothấy có 32% trẻ em dưới 5 tuổi (178 triệu trẻ em) bị SDD thấp còi ở tất cả cácnước phát triển; tại các nước Châu Phi và Đông Nam Á, tỷ lệ SDD thấp còichiếm tỷ lệ trên 40%; khoảng 25% ở các nước Đông Địa Trung Hải và 10 –15% ở các nước Châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương SDD thể gầy còm là mộtthể SDD cấp tính, đây là một dấu hiệu dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong trẻem; ước tính tỷ lệ SDD thể gầy còm trên toàn cầu là 10% (55 triệu trẻ em),trong đó con số cao nhất (29 triệu trẻ em) tập trung ở các nước Nam – Trung
Á và nhiều trẻ trong số này có nguy cơ tử vong trước 5 tuổi [78]
SDD gắn liền với nghèo đói, bệnh tật và thiếu kiến thức về dinhdưỡng Tình trạng SDD có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố kinh tế, văn hóa,
Trang 2xã hội, môi trường và dịch vụ y tế; vì vậy tính phổ biến của SDD được coi làchỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội [3].
Hạ thấp tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề không dễ dàng,việc lựa chọn các biện pháp can thiệp hoặc dành ưu tiên chăm sóc dinh dưỡngvào các đối tượng nguy cơ cao tại những thời điểm thích hợp là một trongnhững vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phòng chống SDD [36]
Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội còn chậm, tình trạng thiếu ăn còn phổbiến, thêm vào đó do phong tục tập quán lạc hậu, thói quen và sự hiểu biếtcủa cộng đồng về DD còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, do đặc điểm địa hình,giao thông đi lại khó khăn; đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên dinhdưỡng chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của công việc; phương tiện, trangthiết bị còn thiếu thốn; điều kiện tiếp cận với những tài liệu, kiến thức mới vềdinh dưỡng còn hạn chế…là những khó khăn, thách thức trong công tácphòng chống SDD ở những địa phương này
Miền núi phía Bắc là một trong những vùng có tỉ lệ SDD cao so với cảnước (> 20%), là nơi cư trú sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào dân tộcthiểu số Nghiên cứu những đặc điểm dịch tễ cùng với thói quen trong việcchăm sóc nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi, từ đó đưa ra những biện pháp can thiệpthích hợp, từng bước đẩy lùi tỷ lệ SDD, góp phần nâng cao tầm vóc, trí tuệngười Việt Nam
Với mục đích trên, nghiên cứu này tiến hành tiến hành tại 2 tỉnh Miềnnúi phía Bắc, với 2 nhóm đồng bào dân tộc Dao và H’mong, nhằm đánh giáriêng hai nhóm tộc người này, cùng với đánh giá công tác phòng chống suydinh dưỡng tại địa phương này, điểm khác biệt của những vùng có phần lớnđồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để từ đó so sánh đánh giá chung với cácvùng miền, các dân tộc khác trong cả nước
Trang 3Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người và thực trạng công tác phòng chống suy dinh dưỡng giai đoạn 2012 – 2015 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Với 3 mục tiêu:
1 Đánh gía tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc H’mong tại tỉnh Điện Biên và trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc Dao tại tỉnh Lai Châu năm 2015.
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Dao và H’mong tại 2 địa phương trên
3 Đánh giá thực trạng công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2012 – 2015 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lược sử dinh dưỡng học
Con người từ xa xưa đã quan tâm đến mối liên hệ giữa thức ăn và sứckhỏe Hypocrate (460 – 377 trước công nguyên) đã viết: “Mong cho thức ăncủa anh là thuốc và loại thuốc quý nhất của anh là thức ăn”; Aristote (384 -
322 trước công nguyên): “Chế độ nuôi dưỡng tốt thì nhiều thịt được hìnhthành và khi quá thừa sẽ chuyển thành mỡ là có hại”; Galen (129 – 199):
“Dinh dưỡng là một quá trình chuyển hóa xảy ra trong các tổ chức, thức ănphải được chế biến và thay đổi bởi tác dụng của nước bọt và sau đó ở dạ dày”;Hải Thượng Lãn Ông, một danh y nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ XVIII cũng rấtchú ý đến việc ăn uống của người bệnh, Ông viết: “Có thuốc mà không có ănuống thì cũng đi đến chỗ chết” Bất kỳ một rối loạn nào trong quá trình liên hợpcủa hấp thu, đồng hóa, chuyển hóa, phân phối và bài tiết đều có thể phá vỡ mốicân bằng tế nhị trong cơ thể và dẫn đến gầy mòn hoặc béo phì [14], [16]
Từ cuối thể kỷ XVIII, những nghiên cứu về vai trò sinh năng lượng củathức ăn với công trình của Lavoisier (1743 – 1749) đã chứng minh thức ănvào cơ thể được chuyển hóa thành năng lượng, những chất sinh năng lượng làprotid, lipid và glucid [12]
Năm 1897, J.A Funk đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh phù beriberi là dothiếu vitamin B1, tiếp đó là các công trình nghiên cứu của Hoffman về vai tròcủa vitamin [22]
Cuối thế kỷ XIX cho đến nay, những công trình nghiên cứu về vai tròcủa acid amin, vitamin, các acid béo không no, các vi chất dinh dưỡng ởphạm vi tế bào, tổ chức và toàn thể cơ thể đã góp phần hình thành, phát triển
và đưa ngành dinh dưỡng trở thành một môn học [15]
Trang 5Cùng với các nghiên cứu về protein – năng lượng của Welcome (1970),Waterlow (1973) là các nghiên cứu về thiếu vitamin A và bệnh khô mắt, thiếumáu, thiếu acid folic, kẽm … [7].
Tình trạng gầy đét, phù do thiếu thức ăn cũng đã được biết từ lâu;Normet đã mô tả rất sớm về bệnh này với cái tên bouffissure ở Annam vì pháthiện ở Việt Nam vào năm 1926 trước những công trình nghiên cứu của ngườiAnh ở Biển Vàng (Gana 1930 – 1933) [14]
Cicely Williams đã mô tả và dùng thuật ngữ Kwashiorkor vào năm
1931 nhưng trong một thời gian dài người ta vẫm nhầm lẫn bệnhKwashiorkor với bệnh Pellagra (do thiếu vitamin PP) [41]
Năm 1959, Jelliffe dùng thuật ngữ suy dinh dưỡng protein – năng lượng
vì nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa Kwashiorkor và Marasmus; từ đó suydinh dưỡng protein – năng lượng đã được thay thế các thuật ngữ trước [20]
1.2 Tình hình suy dinh dưỡng protein – năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi
1.2.1 Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
Hiện nay theo WHO, về mặt dinh dưỡng, trên thế giới đang sống giữahai thái cực trái ngược nhau: Hoặc bên bờ vực thẳm của sự thiếu ăn hoặc bên
bờ vực thẳm của sự thừa ăn [16] Nguồn gốc của sự thiếu ăn, bệnh tật, cácnguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố kinh tế - xã hội
và hàng loạt các yếu tố khác làm cho nguyên nhân suy dinh dưỡng vô cùngphức tạp [22]
Theo dõi toàn cầu về tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người
ta nhận thấy rằng xu thế chung là tỷ lệ suy dinh dưỡng đang giảm nhưng mứcgiảm của giai đoạn 1990 – 1995 kém hơn hẳn so với giai đoạn 1885 – 1990
Lý do của tình trạng này chưa hoàn toàn sáng tỏ, có thể do chậm tăng trưởngkinh tế, thiên tai dịch bệnh ở nhiều quốc gia [61], [70]
Trang 6Từ 1985 đến 1995 diễn biến tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5tuổi ở một số vùng trên thế giới như sau [61], [70]:
Bảng 1.1: Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi một số vùng trên thế giới 1985-1995
Trang 7phát triển; tại các nước Châu Phi và Đông Nam Á, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấpcòi chiếm tỷ lệ trên 40%; khoảng 25% ở các nước Đông Địa Trung Hải và 10– 15% ở các nước Châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương
Hình 1.1: Bản đồ phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc trên thế giới
năm 2005
(Nguồn: WHO (2007) World Health Statistics 2007)
Trong số 39 quốc gia có tỷ lệ ≥ 40% thì có đến 22 quốc gia thuộc ChâuPhi, 07 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, 04 quốc gia ở khu vực ĐôngĐịa Trung Hải, 01 quốc gia thuộc Châu Âu và 01 quốc gia thuộc Châu Mỹ.Trong số 35 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi < 20% thì có 13 quốcgia thuộc Châu Mỹ, 11 quốc gia ở Châu Âu, 06 quốc gia ở Đông Địa TrungHải, 03 quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương và 02 quốc gia thuộckhu vực Đông Nam Á Suy dinh dưỡng thể gầy còm, một dấu hiệu của suydinh dưỡng cấp tính và là một dấu hiệu dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong trẻem; ước tính tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm trên toàn cầu là 10% (55 triệutrẻ em), trong đó con số cao nhất (29 triệu trẻ em) tập trung ở các nước Nam –Trung Á; suy dinh dưỡng thể gầy còm nghiêm trọng ước tính chiếm tỷ lệ 4%
Trang 8với 19 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và nhiều trong số trẻ này có nguy cơ tử vongtrước 5 tuổi [78].
1.2.2 Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam
Ngày 22/02/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số21/2001/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn
2001 – 2010 với mục tiêu tổng quát là đảm bảo đến năm 2010, tình trạng dinhdưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các gia đình trước hết là bà mẹ vàtrẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữa ăn của người dân ở tất cảcác vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệsinh Hạn chế các vấn đề sức khỏe mới nảy sinh có liên quan tới dinh dưỡng;giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm1,5% để gảm còn dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010 [10]
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng, năm 2000 tỷ lệ suy dinhdưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 33,8% và năm
2002 là 30,1%, giảm 21% so với năm 1985 (51,5%) Cuộc tồng điều tra suydinh dưỡng protein – năng lượng và thiếu vitamin A vào năm 1994 cho thấy
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 45% Như vậy từ năm 1985 đến
1995, mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng khá chậm, trung bình gảm 0,66%/năm
Từ khi triển khai kế hoạch hành động quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng,mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm nhanh hơn: Tỷ
lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc là 25,2%vào năm 2005 và 17,5% vào năm 2010, đến năm 2011 là 16,8%; trung bìnhgiảm 1,8%/năm (1994 – 2005) và 1,6%/năm (2000 – 2010) Tại Hội nghị lầnthứ 35 của Ủy ban Dinh Dưỡng Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Hà Nội vàotháng 3 năm 2008, UNICEF đã đánh giá Việt Nam là một trong các quốc giagiảm suy dinh dưỡng trẻ em liên tục và bền vững
Trang 9Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn là vấn đề hết sứcnghiêm trọng cần được quan tâm: Năm 2009 tỷ lệ này vẫn ở mức cao (31,9%);theo số liệu thống kê của UNICEF năm 2009, Việt Nam là một trong 24 quốcgia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao và có số lượng lớn trẻ em bị suydinh dưỡng thấp còi trong tổng số 195 triệu trẻ thấp còi toàn thế giới [58].
Bảng 1.3: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam 2000 – 2011*
Năm Thể nhẹ cân Tỷ lệ SDD trẻ < 5 tuổi (%) Thể thấp còi Thể gầy còm
(*) Nguồn: Viện Dinh Dưỡng
Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam không đồng đều giữacác vùng sinh thái, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
có tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng đồng bằng
Bảng 1.4: Tình hình suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại
Việt Nam theo khu vực năm 2011*
Vùng
Tỷ lệ SDD trẻ < 5 tuổi (%) Thể nhẹ
cân
Thể thấp còi
Thể gầy còm
Trang 10Nam Trung Bộ 16,1 27,9 6,4
(*) Nguồn: Vện Dinh Dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi không những phân bố không đồngđều ở các địa phương mà còn có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế và thànhphần dân tộc Theo tác giả Hồ Ngọc Quý nghiên cứu trên 1.514 trẻ dưới 5tuồi tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2005 cho kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ emdưới 5 tuổi toàn tỉnh thể nhẹ cân là 25,8%, thể thấp còi là 36,3%, thề gầy còm
là 11,2% Khi phân tích giữa các vùng thành thị, nông thôn và vùng đồng bàodân tộc thiểu số thì có sự khác biệt khá lớn: Vùng thành thị: thể nhẹ cân là14,5%, thể thấp còi là 26,0%, thề gầy còm là 6,5%; vùng nông thôn: thể nhẹcân là 29,5%, thể thấp còi là 36,5%, thề gầy còm là 13,5%; đặc biệt vùngđồng bào dân tốc thiểu số có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở cả 3 thể: thể nhẹcân là 36,5%, thể thấp còi là 46,5%, thề gầy còm là 12,6% [22] Một nghiêncứu khác của Lương Thị Khai: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ngườidân tộc Tày, Nùng tại tỉnh Lạng Sơn năm 2012 thể nhẹ cân chiếm 18,1%, thểthấp còi chiếm 34,4%, thể gầy còm chiếm 13% Như vậy nếu so sánh tỷ lệsuy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại các thời điểm nghiên cứu thì rõ ràng tỷ
lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đồng bào dân tộc thiểu số cao hơnnhiều so với tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình ở cả 3 thể của toàn quốc [28]
Theo Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, tỷ lệ trẻnhẹ cân cũng như tỷ lệ trẻ thấp còi trên toàn quốc đã giảm đáng kể Tuynhiên, đối với một nước có thu nhập trung bình thì tình trạng thấp còi phổbiến ở mức gần 30% (ảnh hưởng đến khoảng 2,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi) vẫncòn là tỷ lệ cao SDD không chỉ phân bố không đồng đều ở cấp độ quốc gia
mà ngay ở từng tỉnh, từng địa phương tỷ lệ SDD cũng có sự khác biệt giữacác khu vực, giữa trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em người Kinh Điều tra dinh
Trang 11dưỡng quốc gia mới nhất cho thấy đang xảy ra tình trạng chênh lệch liên quanđến địa vị kinh tế - xã hội, giữa các tỉnh và giữa các nhóm dân tộc Tỷ lệ thấpcòi phổ biến ở mức > 40% ở các tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong khi ở thànhphố Hồ Chí Minh dưới 8% và ở các nhóm dân tộc thiểu số người H’Mông, Ba
Na và Gia Rai là >50% trong khi đó ở trẻ em người Kinh là 23% [27]
Tác giả Nguyễn Thị Hải Anh khi phân tích tỷ lệ SDD theo 3 khu vực hànhchính của tỉnh Lào Cai đã cho thấy ở khu vực 3 nơi chủ yếu là đồng bào dântộc Dao và H’mông thì tỷ lệ SDD cao hơn ở khu vực 1 nơi người Kinh cư trú
là chính Tỷ lệ SDD ở khu vực 3 rất cao: 50,0% nhẹ cân, 67,7% thấp còi,10,8% gầy còm, trong khi đó ở khu vực 1 tỷ lệ này tương ứng là 13,7%,14,5% và 5,9% [9]
Cùng là dân tộc thiểu số nhưng trẻ em dân tộc thiểu số sống ở miền núicao có tỷ lệ SDD cao hơn trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng núi thấp hơn.Nghiên cứu tại Bắc Kạn cho thấy, trẻ em dân tộc Dao ở trên núi cao có tỷ lệSDD là 51,5% cao gấp 2 lần những đứa trẻ khác cùng độ tuổi người dân tộcTày ở vùng núi thấp
Đánh giá tình trạng SDD dựa trên chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, NguyễnNgọc Diệp và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 4000 trẻ dưới 5 tuổi ở 40
xã thuộc 5 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ và huyệnSóc Sơn - Hà Nội Kết quả cho thấy, trẻ em người dân tộc thiểu số (Tày,Nùng, H’mông, Dao, Sán Chay, Sán Dìu) có nguy cơ bị SDD gấp 1,68 lần sovới trẻ em người Kinh, tỷ lệ SDD trẻ em dân tộc thiểu số chiếm 39,6% trongkhi đó tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 28,05% Năm 2003, Nguyễn MinhTuấn và Hoàng Khải Lập đã tiến hành nghiên cứu TTDD và các yếu tố liênquan ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Phú Lương - Thái Nguyên cho thấy
tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi dân tộc Tày là 41,9%, cao hơn rất nhiều so với trẻ
em người Kinh cùng khu vực (29,5%) Tỷ lệ SDD chung ở đây là 39,1%,SDD thể thấp còi là 45,3%, SDD thể gầy còm là 9,4% [5]
Trang 12Nghiên cứu của Phou Sophal (2007) tại một số xã tại huyện Ba Bể - BắcKạn cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dưỡng CC/T và CN/T: 35,3%, CN/CC: 6,9%, có97,7% bà mẹ là người dân tộc thiểu số, và 91,6% làm nghề nông [6].
Cao Hồng Hà và cs (2001) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ emdưới 5 tuổi tỉnh Sơn La cho thấy tỷ lệ SDD ở cùng III là 42,1%, trẻ dân tộcH’mong SDD thể thiếu cân 53,7%, thể thấp còi 63,1% và thể gầy mòn (SDDcấp tính) tới 15,6% [5]
Các kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em các dân tộcthiểu số còn ở mức rất cao, cao hơn so với trẻ em người dân tộc Kinh, qua đókhẳng định ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của vấn đề SDD trẻ dưới 5 tuổi củacác dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi
1.3 Nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng
- Thuật ngữ suy dinh dưỡng protein – năng lượng ở trẻ em (ProteinEnergy Malnutrion: PEM) do Jellife nêu lên lần đầu tiên vào năm 1959 Theoông, các thể suy dinh dưỡng protein – năng lượng đều có liên quan đến khẩuphần ăn thiếu protein và thiếu năng lượng ở mức độ khác nhau [60] Mặc dù
Trang 13gọi là suy dinh dưỡng protein – năng lượng nhưng ở đây không chỉ là tìnhtrạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường thiếu kết hợp nhiều chấtdinh dưỡng khác, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng Bệnh phổ biến ở trẻnhỏ nhưng cũng xuất hiện ở trẻ lớn như tuổi vị thành niên và ở cả người lớn,nhất là phụ nữ tuổi sinh đẻ [14], [16].
1.3.2 Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em
- Phân loại theo lâm sàng [14], [22]: Đây là cách phân loại khá kinh điển,
gồm các thể suy dinh dưỡng nặng:
+ Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus): Là thể suy dinh dưỡng rấtnặng do chế độ ăn thiếu cả protein và năng lượng suy dinh dưỡng thể teo đét
có thể xảy ra ngay trong năm đầu tiên khác với thể phù chủ yếu xảy ra ởnhóm trẻ 1 – 3 tuổi
+ Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Ít gặp hơn thể teo đét;thường do chế độ ăn quá nghèo protein, còn glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ.Suy dinh dưỡng thể phù thường kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn vừa vànặng, tình trang thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A, thiếu máuthiếu sắt thường biểu hiện khá rõ rệt ở những trẻ bị Kwashiorkor
Người ta thường dùng thang Wellcome để phân biệt:
Bảng 1.5: Phân loại theo Wellcome (1969)
- Phân loại trên cộng đồng:
Jeliffe (1996) viết: “Nhân trắc liên quan với số đo, đơn giản, là công cụquan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng” Sự lựa chọn các số đo nhân
Trang 14trắc tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu, cỡ mẫu, tuổi … mặc dù có nhiều
số đo nhân trắc khác nhau như vòng đầu, vòng cánh tay, lớp mỡ dưới da nhưng theo đề nghị của Ủy ban các số đo dinh dưỡng của Tổ chức dinhdưỡng và thực phẩm thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ thì để đánh giátình trạng dinh dưỡng nên dùng các số đo cân nặng và chiều cao Các tài liệucủa Tổ chức Y tế Thế giới (1986), Haas và Habicht (1990), Cole (1991) đềukhẳng định các số đo nhân trắc quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡngtrẻ em và khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nên dùng là: Cân nặng theo tuổi (CN/T),chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao (CN/CC) [6]
Cân nặng theo tuổi là tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ emthông dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước, tiêu chí này được dùng đánhgiá tình trạng dinh dưỡng của các cá thể hay cộng đồng, nó cho phép ta nhậnđịnh chung về tình trạng dinh dưỡng trẻ em, nhưng lại không chỉ rõ thiếu dinhdưỡng là quá khứ hay hiện tại, nó rất nhạy vì cân nặng/tuổi sẽ tụt xuống ngaykhi đói ăn, nhưng rất khó để nói rằng cân nặng trước đó ở mức nào Nếu vậychỉ cân một lần thì nó cũng không thể xác định được tiến triển tình trạng dinhdưỡng của trẻ em, nó cũng không thể đánh giá xem trẻ em bị suy dinh dưỡng
từ bao giờ và ngay cả những trẻ em có cân nặng/tuổi bình thường cũng khôngthể biết được lúc đó trẻ đang tụt cân hay tăng cân vì cân nặng thường hay ởmức thấp
Vì vậy biểu đồ phát triển (BĐPT) trẻ em đã ra đời và được đề nghị sửdụng cùng với việc kiểm tra cân nặng hàng tháng cho trẻ em cộng đồng
Cân nặng theo chiều cao là tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ
em hiện tại, chỉ tiêu này thấp là tình trạng suy dinh dưỡng cấp (gầy mòn) Chỉtiêu cân nặng/ chiều cao thấp chính là sự thiếu hụt lớp mỡ hay là không tăngcân, mất cân nặng nếu so sánh với trẻ em cùng chiều cao, nó cũng phản ánhmức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình
Trang 15trạng này Chỉ tiêu cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ em
từ 12 – 23 tháng tuổi Đây là giai đoạn trẻ hay bị bệnh và thiếu ăn do thiếuchăm sóc, chỉ tiêu cân nặng/chiều cao có ưu điểm là không cần biết tuổi củatrẻ Vì vậy có thể tránh được một số đo (tính tuổi) đôi khi khó thu thập
Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng (suy dinh dưỡng trongquá khứ) của trẻ, CC/T thấp là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất ảnh hưởng tích lũydài hạn do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do mắc bệnh mang lại, hoặcđánh giá tình trạng suy dinh dưỡng từ thời kỳ bào thai, kèm theo có thể giántiếp nhận định tình hình kinh tế nghèo nàn, vệ sinh môi trường thấp kém
Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, từng số đo riêng lẻ về chiều cao haycân nặng sẽ không có ý nghĩa, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi, giớihoặc kết hợp các số đo của đứa trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trịcủa quần thể tham khảo TCYTTG khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là cânnặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao
Cách phân loại dựa vào phần trăm so với trung vị
Để tính toán theo cách này người ta coi giá trị trung vị là 100%, rồi tínhgiá trị đo được trên đứa trẻ đạt được bao nhiêu phân trăm so với trung vị
- Phân loại theo Gomez 1956: Gomez (1956) đã đưa ra thang phân loại suydinh dưỡng dựa vào tiêu chí CN/T và quần thể tham khảo Harvard để chia suydinh dưỡng làm 3 loại:
% Cân nặng mong đợi Phân loại dinh dưỡng Phân mức độ SDD
Trang 16- Phân loại theo Waterlow
Để khắc phục nhược điểm trong cách phân loại suy dinh dưỡng củaWellcome là không phân biệt được suy dinh dưỡng hiện tại hay quá khứ,Waterlow đã đề nghị như sau
Chỉ tiêu Cân nặng theo chiều cao (80% hay 2SD)
- Gầy mòn: Là biểu hiện đang thiếu dinh dưỡng
- Còi cọc: là biểu hiện thiếu dinh dưỡng trong quá khứ
Tuy cách phân loại có khác nhau, nhưng thang phân loại của các tác giả
kể trên đều dựa vào tỷ lệ % đạt được, so với giá trị trung bình của quần thểtham khảo để phân loại suy dinh dưỡng nên thang phân loại này thiếu chặtchẽ về cơ sở thống kê
1.3.3: Cách nhận định kết quả.
Để nhận định được một kết quả nhân trắc cần phải chọn một quần thểtham khảo để so sánh Quần thể tham chiếu không phải là chuẩn mà chỉ là cơ
sở để đưa ra nhận định, thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế
- NCHS: Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị thống nhất lấy quần thể thamchiếu được sử dụng để đánh giá TTDD là quần thể NCHS (National CenterFor Health Statistics) của Hoa Kỳ với điểm ngưỡng là thấp hơn -2 độ lệchchuẩn (< -2SD Standard Deviation) để phân loại suy dinh dưỡng với các mức
CN/CC (Gầycòm W/H)
Trang 17< -2SDDưới -2SDDưới -3SD
< -2SD
- Với Score điểm ngưỡng được chọn là -2,0 đơn vị Những trẻ có Score <-2,0 (theo CC/T, CN/T, CN/CC) sẽ được coi là suy dinh dưỡng , và trẻ
Z-có Z-Score càng thấp thì tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng
- Dựa vào Z-Score người ta có thể so sánh tình trạng dinh dưỡng củanhững trẻ khác tuổi, khác giới với nhau hoặc có thể so sánh tình trạng và giớicủa các quần thể đó có giống nhau hay không
Dưới đây là bảng đánh giá mức độ suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng
Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em
Cao (%)
Rất cao (%)
Trang 18được nuôi bằng sữa mẹ từ nhiều quốc gia, sắc tộc và nền văn hóa khác nhau(Brazil,Ghana, Ấn độ, NaUy, Oman và Mỹ) Chuẩn mới phản ánh tốc độ tăngtrưởng bình thường của trẻ trong điều kiện môi trường thuận lợi và có thể sửdụng để đánh giá TTDD trẻ em trên toàn thế giới không phân biệt sắc tộc,tình trạng kinh tế, xã hội và tập quán nuôi dưỡng Từ năm 2006, WHO đãkhuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới MGRS (hay WHO 2005) để đánhgiá TTDD trẻ, các chỉ tiêu đánh giá TTDD của trẻ cũng dựa vào điểm ngưỡngdưới -2 độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể tham khảo.
- So sánh bảng CN/T, khi CN dưới CNTB -2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân
- So sánh bảng CC/T, khi CC dưới CCTB -2SD, trẻ SDD thể thấp còi
- So sánh bảng CN/CC, khi CN dưới CNTB -2SD, trẻ SDD thể gầy còm Nếu dựa và Z- Score (điểm –Z), có thể tính theo công thức:
Z- Score = Kích thước đo được – số trung bình của quần thể tham chiếuĐộ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Các điểm ngưỡng đánh giá suy dinh dưỡng:
Z-Score CC/T Các chỉ số tăng trưởng CN/T CN/CC BMI/T
< - 3 Thấp còi trầm
trọng
Thiếu cân trầm trọng
Còm trầm trọng Còm trầm trọng
- SDD thể thiếu cân phản ánh tình trạng cân nặng của trẻ không đạtchuẩn theo tuổi, tuy nhiên không cho biết chính xác đây là suy dinh dưỡngtrong quá khứ hay hiện tại
- SDD thể còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính, làm chotrẻ ngừng lên cân hay tụt cân, trong khi chiều cao không thay đổi, SDD thểcòm thường gặp trong trường hợp trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như:tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính…
Trang 19- SDD thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặcthuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao đáng lẽphải có theo tuổi SDD thể thấp còi thường gặp trong trường hợp thiếu dinhdưỡng kéo dài trong quá khứ
1.3.4 Nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng
Năm 1998, UNICEF đã xây dựng mô hình nguyên nhân suy dinhdưỡng Một số tổ chức khác cũng đã có những mô hình nguyên nhân – hậuquả của suy dinh dưỡng riêng hoặc phát triển mô hình mới dựa trên mô hìnhcủa UNICEF Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng cho thấy nguyên nhânsuy dinh dưỡng khá phức tạp, đa dạng, có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y
tế, lương thực thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình Mô hìnhchỉ ra nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau: Nguyên nhân trực tiếp, nguyênnhân tiềm tàng, nguyên nhân cơ bản và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởngđến cấp độ khác [58]
Nguyên nhân trực tiếp: Hai yếu tố phải kể đến là khẩu phần ăn thiếu vàmắc các bệnh nhiễm trùng
- Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về chấtlượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến suy dinh dưỡng: Trẻkhông được bú sữa mẹ đầy đủ, cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức
ăn đặc quá muộn, số lượng thức ăn không đủ, năng lượng và protein trongkhẩu phần ăn thấp Nhìn chung, khẩu phẩn ăn ở cả người lớn và trẻ em nước
ta còn thấp so với các nước trong khu vực [21] Đối với trẻ em trên 2 tuổi thìhầu hết các gia đình đều cho ăn cơm cùng bữa cơm với gia đình, nhưng số bữa
ăn hàng ngày ít (trung bình 3 bữa ăn/ngày) Tần suất sử dụng các thực phẩmnhư thịt, cá, trứng, sũa trong bữa ăn của trẻ thấp do điều kiện kinh tế gia đìnhhoặc do hiểu biết của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn hạn chế [21]
Trang 20- Bệnh nhiễm trùng: Suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em ảnhhưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài Cùng với tiêu chảy,nhiễm khuẩn hô hấp cấp, suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhânhàng đầu gây tử vong ở trẻ em Theo Tổ chức Y tế Thế giới, qua phân tích11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển chothấy có đến 54% (6,3 triệu) có liên quan đến suy dinh dưỡng; nếu gộp cả sởi,tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp và sốt rét thì tỷ lệ này lên đến 74% [5].Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tìnhtrạng suy dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ em Một nghiên cứu về nhiễm giun chothấy một tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em lên đến 60% chủ yếu là giun đũa và giunmóc Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ởcác nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu
từ đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Nhiễm ký sinh trùngđường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinhdưỡng như nhẹ cân, thấp còi và những trường hợp nặng có thể tử vong [32].Nghiên cứu của Casapia và cộng sự tại Belen – Peru năm 2007 đã khẳng định
có mối liên quan mật thiết giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột và suy dinhdưỡng trẻ em [44]
Nhiễm trùng tăng lên Cân nặng thấp
Lâu khỏi bệnh Tụt cân nhiều
Nhiễm trùng nặng hơn Marasmus
Nhiễm trùng thường xuyên Nuôi dưỡng kém
Chậm lớn
Trang 21Kwashiorkor
Hình 1.2: Vòng xoắn của suy dinh dưỡng và nhiễm trùng [5]
Nguyên nhân sâu xa (tiềm tàng): Đó là sự yếu kém trong dịch vụ chămsóc bà mẹ, trẻ em; kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của giađình, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảmbảo vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung baogồm cả mất bình đẳng về kinh tế Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đếnsuy dinh dưỡng là an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc và bệnh tật, và cácyếu tố này chịu ảnh hưởng lớn đến đói nghèo Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
có mối quan hệ mật thiết với trình độ giáo dục và tình trạng suy dinh dưỡngmãn tính của người mẹ; những đưa trẻ được nuôi dưỡng bởi những bà mẹ cóhọc thức cao hơn thì được chăm sóc tốt hơn [30] Điều tra mức sống gia đìnhnăm 2004 của Chính phủ cho thấy tỷ lệ đói nghèo ở miền núi chiếm 27,5% vànghèo lương thực là 8,9%; trong khi đó ở khu vực thành thị tương ứng là10,8% và 3,5% [9] Nghiên cứu của Lê Thành Đạt tại huyện Văn Chấn, tỉnhYên Bái năm 2011 cho thấy suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ gia đình có kinh
tế thuộc loại nghèo (21,2%) cao gấp 2, 06 lần so với trẻ gia đình không nghèo(11,5%) [23] Nghiên cứu của Hồ Ngọc Quý tại tỉnh Lâm Đồng năm 2005 chothấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ hộ gia đình có thu nhập đủ ăn là 23,4% trongkhi đó hộ nghèo và đói có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn hẳn (41,9% và43,8% theo thứ tự) [22] Nghèo đói chủ yếu rơi vào những hộ gia đình cótrình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và dịch vụ chămsóc sức khỏe Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nôngthôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại thường sinh nhiều con Vì
Chết
Trang 22vậy gia đình đông con thì chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ khôngđảm bảo Chính điều này tạo nên vòng lẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết.
Nguyên nhân gốc rễ (cơ bản): Đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xãhội, chính sách, tiềm năng của mỗi quốc gia Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh
tế, môi trường sống, các điều kiện văn hóa – xã hội là những yếu tố ảnhhưởng đến suy dinh dưỡng ở tầm vĩ mô Trong quá trình phát triển kinh tếhiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăngtác động đến xã hội ngày càng sâu sắc; đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàncầu trong thời gian này làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực ở các nướcđang phát triển ngày càng trở nên khó khăn [30] Đây chính là nguyên nhânlàm cho suy dinh dưỡng trở thành gánh nặng sức khỏe ở nhiều nước đang pháttriển; tỷ lệ suy dinh dưỡng trước tuổi đi học chiếm 20 – 50%; khu vực ĐôngNam Á có tỷ lế mắc khá cao (40 – 50%), tỷ lệ này tăng lên khi xảy ra nạn đóihoặc có các tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, bão lũ, động đất … [58]
1.3.5 Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề Suy dinhdưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành củatrẻ, khả năng lao động của tuổi trưởng thành Suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừathường hay gặp và có ý nghĩa sức khỏe nhất vì ngay cả suy dinh dưỡng nhẹcũng đã làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em Trẻ bị suydinh dưỡng nhẹ cân thường hay bị tiêu chảy cấp và viêm phổi Tiêu chảy cấptính là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam Ở các nước này, trung bình mỗi trẻ mắc 10 đợt tiêuchảy/năm Ở Việt Nam trung bình mỗi trẻ mắc 2,2 đợt tiêu chảy/năm Lứatuổi hay gặp nhất là 6 – 24 tháng tuổi, trong đó nhiều nhất là lứa tuổi 6 – 12tháng tuổi có thể mắc tới 6 đợt/năm Theo nghiên cứu của khoa Tiêu hóa ViệnNhi Trung ương, trẻ 12 tháng tuổi gặp với tỷ lệ 68,5%; trẻ 2 – 3 tuổi gặp với
Trang 23tỷ lệ 26,6% [47] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hồng và Nguyễn Thị Yếntại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số 238 trẻ bị suy dinh dưỡng có 23,1%
số trẻ nằm điều trị tại khoa tiêu hóa [6]
Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớmnhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi giai đoạn của chu kỳvòng đời Hậu quả thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ Bà mẹ bịsuy dinh dưỡng thường đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp Chu kỳ vòngđời sẽ tiếp tục đi vào vòng xoắn ngày càng xấu đi, chất lượng con người ngàycàng kém đi nếu như không có những can thiệp vào những giai đoạn thíchhợp Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bị suy dinh dưỡng (nhẹ cânhoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh, những trẻ này có nguy cơ tửvong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bìnhthường [58] Chính vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡng bào thai hoặc trongnhững năm đầu tiên sau khi ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng trong dinhdưỡng theo chu kỳ vòng đời
Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ướctính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và 21% DALYs(91 triệu DALYs) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do duy dinh dưỡng; đồng thời suydinh dưỡng cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [66], [67]
1.3.6 Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
1.3.6.1 Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trên thế giới
Trên thực tiễn, suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểmsoát được Hiện nay các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng toàn cầu tậptrung vào ba nhóm giải pháp: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào, bổ sung vi chất
và giảm gánh nặng bệnh tật [63]
Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào cả số lượng
và chất lượng bao gồm các hoạt động: Bổ sung protein và năng lượng cho phụ
Trang 24nữ có thai, các chiến lược giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện số lượng
và chất lượng bữa ăn bổ sung cho trẻ [63]
Nhóm giải pháp thứ hai: Bổ sung vitamin và khoáng chất bao gồm bổ
sung đơn chất như sắt, acid folic, vitamin A, iốt, đa vi chất cho trẻ Các hìnhthức can thiệp bao gồm bổ sung vi chất bằng đường uống, tăng cường vi chấtvào thực phẩm [63]
Nhóm giải pháp thứ ba: Giảm gánh nặng bệnh tật bao gồm các hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe, tuyền truyền vệ sinh phòng bệnh và cácchiến lược nhằm làm giảm gánh nặng bệnh tật (đặc biệt là bệnh nhiễm trùng,sốt rét đối với phụ nữ có thai [63], [74]
1.3.6.2 Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng tại Việt Nam
Ngày 22 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt “Chiếnlược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm2030” [16]
c) Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động dinh dưỡng dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham giađầy đủ của các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, ưu tiên vùng nghèo, vùngkhó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đối tượng bà mẹ, trẻ em
2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăncủa người dân
Trang 25- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Cómột số chỉ tiêu cụ thể như:
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020
- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng
- Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béophì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinhdưỡng người trưởng thành
- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡnghợp lý
- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lướidinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế
3 Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suydinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện
rõ rệt Nhận thức và hành vi về dinh dưỡng hợp lý của người dân được nâng caonhằm dự phòng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynhhướng gia tăng Từng bước giám sát thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm cóđược bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thựcphẩm, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cơ thể và góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống cho mọi đối tượng nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường
4 Các giải pháp chủ yếu
+ Giải pháp về chính sách
Trang 26- Tiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡngthể nhẹ cân Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉtiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa phương Tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽgiữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinhdưỡng Có chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích sự tham gia của các
tổ chức đoàn thể nhân dân và các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lượcquốc gia về dinh dưỡng
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định về dinh dưỡng vàthực phẩm Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinhdưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; chính sách nghỉthai sản hợp lý, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ; nghiên cứu đề xuấtchính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểuhọc; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung ứng các sảnphẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồngbào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt
Giải pháp về nguồn lực.
- Phát triển nguồn nhân lực:
+ Mở rộng đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên gia đầu ngành vềdinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm
+ Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cửnhân, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế)
Trang 27+ Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt làmạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở Nângcao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán
bộ trên ở các cấp từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, ưu tiên đàotạo nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng miền khó khăn và vùng có tỷ lệ suydinh dưỡng cao với các hình thức phù hợp (đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địachỉ, theo nhu cầu); tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực cho ngànhdinh dưỡng
- Nguồn lực tài chính:
+ Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mứcđầu tư cho công tác dinh dưỡng Kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sáchtrung ương, ngân sách địa phương, sự hỗ trợ quốc tế và các nguồn vốn huyđộng hợp pháp khác, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư chủ yếu thông qua
dự án và chương trình mục tiêu quốc gia
+ Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, bảo đảm sự côngbằng và bình đẳng trong chăm sóc dinh dưỡng cho mọi người dân Tăngcường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách
Giải pháp về truyền thông vận động và thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, nâng cao kiến thức về tầmquan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầmvóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý
- Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phươngthức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằmnâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống
Trang 28suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tínhkhông lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Tiếp tục thực hiện giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thốngtrường học (từ mầm non đến đại học): Xây dựng và triển khai chương trìnhdinh dưỡng học đường (từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng vàsữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học) Xây dựng mô hình phùhợp với từng vùng miền và đối tượng
Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án và các giải pháp canthiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực vàthể chất của người dân phù hợp theo vùng, miền, ưu tiên cho những vùngnghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác
- Chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh Thúcđẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lýcho trẻ dưới 2 tuổi
- Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm ở trung ương,các viện khu vực và các tỉnh, thành phố nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thựcphẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống
- Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phụchồi dinh dưỡng
- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ởđịa phương Phát triển hệ sinh thái vườn - ao - chuồng, bảo đảm sản xuất, lưuthông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn Tăng cường sử dụng cá, sữa,rau trong bữa ăn hàng ngày
- Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm mất an ninh thực phẩm cấpquốc gia và an ninh thực phẩm hộ gia đình Xây dựng kế hoạch để đáp ứngkịp thời trong tình trạng khẩn cấp
Trang 29Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
- Nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm.Khuyến khích nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạogiống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp; nghiên cứu sản xuất
và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng
và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng
- Đẩy mạnh tin học hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành dinhdưỡng và an toàn thực phẩm
- Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựngchính sách, lập kế hoạch, chương trình, dự án về dinh dưỡng ở các cấp, đặcbiệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng
- Áp dụng kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dựphòng béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liênquan đến dinh dưỡng
- Chủ động tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường tiên tiếntrong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo để nhanhchóng tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnhvực dinh dưỡng
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế một cách toàn diện để hỗtrợ, thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược
- Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốcgia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược [trích QĐ226/TTg-QĐ ngày 22 tháng 02 năm 2012 về việc Phê duyệt “Chiến lược quốcgia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [16]
1.4 Các hoạt động phòng chống SDD tại Việt Nam
Trang 30Con người bao giờ cũng là nhân tố trung tâm trong chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải bắt đầu từcác mục tiêu cải thiện TTDD và giảm tỉ lệ SDD trẻ em Trong những năm vừaqua, hoạt động Phòng chống SDD trẻ em đã được triển khai tại tất cả các địaphương với sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành, các tổ chức xã hội trong vàngoài nước cùng với sự ủng hộ của cộng đồng Công tác phòng chống SDD
đã được các địa phương quan tâm và đưa vào các nghị quyết của Đảng, chínhquyền ở tất cả các cấp Phòng chống SDD đã trở thành một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền Những hỗ trợ cụ thể về nhânlực, vật lực cũng được hầu hết các tỉnh thực hiện một cách cụ thể nhằm phấnđấu toàn quốc đến năm 2015 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân xuống còn14,0% và năm 2020 xuống dưới dưới 10%, SDD thấp còi xuống dưới 25%(năm 2015) và dưới 20% (năm 2020)
1.4.1 Các hoạt động phòng chống SDD đã được triển khai
1.4.1.1: Chăm sóc dinh dưỡng: Hoạt động này hướng tới tuyên truyền giáo
dục truyền thông, bổ sung kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhằm làmthay đổi thái độ ứng xử, và thực hành đúng của những người nuôi dưỡng trẻ.Chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ động viên tinh thần, tình cảm để giúp trẻ lớn lên
và phát triển đó là ông bà cha mẹ, anh chị và cô nuôi dạy trẻ… lồng ghép vớiChương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi(ARI) và Phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi (CDD), tẩy giun định
kỳ cho trẻ từ 24 – 59 tháng một năm hai lần, qua đó hướng dẫn cho bàmẹ/người chăm sóc trẻ biết cách phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bệnh
- Lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng: Hoạtđộng thực hành dinh dưỡng được triển khai với mục tiêu hướng dẫn người mẹ
có những kiến thức cơ bản nhất về dinh dưỡng để chăm sóc con Các buổithực hành dinh dưỡng được tiến hành tại các thôn bản, nội dung hướng dẫn
Trang 31thực hành dinh dưỡng cũng đã bám sát với điều kiện thực tế của từng địaphương và lồng ghép với hoạt động giáo dục truyền thông cộng đồng
1.4.4.2: Bổ sung vi chất liều cao: Đây là một giải pháp nhằm đưa một liều lớn
vi chất trực tiếp đến nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: Bổ xung viên sắtcho phụ nữ có thai, bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em từ 6 – 36 thángtuổi, cách này cho hiệu quả nhanh Chương trình bổ sung vitamin A liều cao
đã thành công trong việc cải thiện tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ, góp phầnlàm giảm rõ rệt một số bệnh: khô mắt, quáng gà, loét nhuyễn giác mạc dothiếu vitamin A…
Tuy nhiên giải pháp này có nhiều hạn chế trong việc bổ sung tất cả các vi chấtdinh dưỡng, với một số loại cần phải được nhận thường xuyên Liên tục vàkéo dài như: iode, kẽm, và sắt cho trẻ em
14.4.3 Cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung: Chương trình thúc đẩy việc
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho ăn bổ sung từtháng thứ 7 và vẫn cho con bú kéo dài đến 24 tháng Tạo nguồn thực phẩm đadạng hóa bữa ăn, cải thiện giá trị sinh học của các chất dinh dưỡng có trongthực phẩm cũng được quan tâm đến Người ta đã chứng minh rằng chỉ vớimột lượng nhỏ thức ăn có nguồn gốc động vật đã có thể bù đắp thiếu hụt các
vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần Về triển vọng lâu dài, tăng lượng chấtdinh dưỡng ăn vào thông qua tạo nguồn thực phẩm cải thiện chất lượng khẩuphần là một cách tiếp cận lý tưởng Đó là điểm mạnh trong việc sử dụng thức
ăn nguồn gốc động vật để cải thiện chất lượng khẩu phần
1.4.4.4 Bổ sung vi chất vào thực phẩm:
Thiếu dinh dưỡng thường xảy ra ở các nước đang phát triển, vì vậy condường tốt nhất để giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng là phải Tao đượcnguồn thực phẩm cho mọi đối tượng
Trang 32Bổ sung vi chất vào thực phẩm (thường là đa vi chất, có thể tăng lượng
ăn vào của nhiều vi chất, tính bền vững của giải pháp cao mà chi phí lại ởmức cộng đồng chấp nhận được), hoặc bổ sung một loại vi chất vào một loạithực phẩm trong một giai đoạn nhất định nhằm giảm nhanh và mạnh một loạibệnh nào đó có liên quan đến vi chất dinh dưỡng Ví dụ như: Muối, bột canh
bổ sung iode để giảm các chứng bệnh có liên quan đến thiếu hụt iode như:bướu cổ đơn thuần, thiểu năng trí tuệ do thiếu iode… Nước mắm bổ sung chấtsắt phòng thiếu máu thiếu sắt ở các đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ 15-
49 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi…tiếp đó là các loại sữacông thức có bổ sung đầy đủ các vi chất và acid amin cần thiết cho cơ thể, tuynhiên nhược điểm của loại sản phẩm này là gía thành còn quá cao, đối tượngthuộc diện nghèo khó có khả năng tiếp cận được
1.4.4.5 Truyền thông giáo dục dinh dưỡng:
Giáo dục dinh dưỡng rất phong phú, nhiều chủ đề như: Chăm sóc dinhdưỡng cho bà mẹ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn bổ sungđúng và đủ thành phần dinh dưỡng cùng với tăng cường sử dụng các nguồnthực phẩm sẵn có tại địa phương, đẩy mạnh mô hình vườn – ao – chuồng đểtăng thực phẩm có nguồn gốc động vật vào bữa ăn gia đình, phòng chống vàphục hồi dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ mắc bệnh thông thường là biện pháp đơngiản, rẻ tiền và đem lại hiệu quả lâu dài
Điểm thuận lợi của chương trình dinh dưỡng là có mạng lưới CVTDDrộng khắp các thôn bản, là người sống cùng địa phương, chung dân tộc, tiếngnói và phong tục tập quán, nên việc tiếp cận diễn ra hàng ngày, và qua đó việctrao đổi bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng là bà mẹ của trẻ thuận lợi và cóhiệu quả cao
Việc cân trẻ hàng tháng kết hợp chấm biểu đồ, qua đó phát hiện nhữngtrẻ có nguy cơ SDD (không lên cân trong 3 tháng), để kịp thời tìm hiểu
Trang 33nguyên nhân, qua đó tiến hành tư vấn dinh dưỡng hợp lý Các buổi thực hànhdinh dưỡng tại cộng đồng, hướng dẫn bà mẹ tô màu bát bột, khuyến khích bà
mẹ tham gia … đều thu được kết quả rõ rệt chuyển biến từ nhận thức sangthực hành đúng của các bà mẹ
Hội thi: Cộng tác viên Dinh dưỡng giỏi, tổ chức hàng năm từ cấp xã –huyện – tỉnh trở thành một phong trào có hiệu quả và sức lan tỏa lớn trongcộng đồng, qua đó phát hiện được những vấn đề thực tế của từng địa phương
- Phục hồi cho trẻ em bị SDD với trẻ em bị suy dinh dưỡng từ 6-24tháng tuổi
- Cân và đo chiều cao – theo dõi tăng trưởng: trẻ từ 0-24 tháng tuổi đượccân ít nhất 3 tháng/lần (tiến hành vào các thời điểm tháng 3/ tháng 6/ tháng 9/tháng 12) Trẻ từ 0-60 tháng tuổi theo chiến dịch cân, đo trẻ em theo dõi tăngtrưởng (tiến hành 1 lần từ 01- 30/6 trên toàn quốc)
- Điều tra đánh giá TTDD: Được tiến hành hàng năm do Trung tâm Y tế
Dự phòng tỉnh tiến hành Cứ mỗi 5 năm các cuộc điều tra toàn quốc về dinhdưỡng cũng được tiến hành Số liệu được thu thập ở trẻ em bao gồm TTDD,tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đánh giá khẩu phần ăn của trẻ em, đánhgiá kiến thức và hành vi nuôi con, đánh giá hệ thống triển khai Được thuthập và phân tích tổng thể nhằm phân tích tình hình, các yếu tố nguy cơ và đề
ra các phương án can thiệp phù hợp cho từng vùng sinh thái
- Giáo dục truyền thông dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đạichúng như truyền hình, loa đài, báo chí
- Giáo dục truyền thông tại cộng đồng: là một trong những nội dungquan trọng của dự án phòng chống SDD trẻ em Với mục tiêu nâng cao kiếnthức và thay đổi hành vi dinh dưỡng ngày càng tốt hơn của người dân, cáchoạt động đã được tiến hành đa dạng tại từng thôn bản Nội dung của các hoạtđộng giáo dục truyền thông được tiến hành theo các chủ đề hàng tháng:
Trang 34Tháng 1: các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, các bệnh thường gặp ở trẻ em
có liên quan đến dinh dưỡng: suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì, còi xương, thiếu máu…
Tháng 2: dinh dưỡng cho trẻ em trong ngày tết
Tháng 3: thông điệp về cân trẻ theo dõi tăng trưởng, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng
Tháng 4: các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai; chế độ ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em
Tháng 5: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun định
kỳ cho trẻ em
Tháng 6: thông điệp về cân trẻ theo dõi tăng trưởng, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng
Tháng 7: chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy
Tháng 8: các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai; chế độ ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em
Tháng 9: thông điệp về cân trẻ theo dõi tăng trưởng, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng
Tháng 10: đa dạng hoá thực phẩm cho bữa ăn của gia đình và trẻ em.
Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun định
Trang 35sung vitamin A cho phụ nữ sau sinh, áp dụng bổ sung kẽm cho trẻ bị bệnhtiêu chảy theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới…
- Tập huấn, nâng cao chất lượng của mạng lưới: Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh với nội dung tập trung vào cập nhật, nâng cao kiến thức và các
quản lý hoạt động, đồng thời thảo luận về xây dựng kế hoạch chi tiết năm saucủa từng tỉnh dựa trên những định hướng chung của trung ương Các mục tiêu
và hoạt động cũng được lựa chọn dựa trên những đặc điểm văn hoá xã hội của
từng địa phương và nguồn lực cụ thể Tập huấn của tuyến tỉnh cho chuyên trách và lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng tuyến huyện: Trung tâm Sức
khoẻ Sinh sản tỉnh tập huấn cho lãnh đạo và thư ký dinh dưỡng tuyến huyện(tổ chức tháng 3-4 hàng năm) Các nội dung tập huấn bao gồm các nội dungchuyên môn, quản lý chương trình, các kỹ thuật mới Tài liệu dựa trên tài liệutập huấn của trung ương cho tuyến tỉnh đã biên soạn lại cho cô đọng, rút gọn
phù hợp với địa phương Tuyến huyện tập huấn chuyên môn cho chuyên trách
và cộng tác viên dinh dưỡng/ y tế thôn bản: tập huấn các kỹ thuật cân trẻ, đo
chiều cao, biểu đồ tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giơi, tập huấnchuyên môn các nhiệm vụ của cộng tác viên, tập trung vào kỹ năng giáo dụctruyền thông dinh dưỡng và tổ chức buổi thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng
- Phối hợp liên ngành và lồng ghép hoạt động với các chương trình chămsóc sức khoẻ
- Hợp tác quốc tế và các hoạt động khác
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động
Như vậy là các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng đã và đang thựchiện ở Việt Nam nhìn chung cũng nằm trong ba nhóm giải pháp can thiệp trênthế giới hiện đang thực hiện
1.4.2 Hệ thống triển khai ở địa phương
Trang 36Sở Y tế là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo PCSDDTE các tỉnh, cótrách nhiệm quản lý, chỉ đạo 2 trung tâm trực tiếp triển khai hoạt độngPCSDDTE tại cộng đồng.
- Trung tâm bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ trẻ em-Kế hoạch hoá gia đình: triểnkhai hoạt động chăm sóc bà mẹ mang thai, chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻbằng truyền thông – thực hành dinh dưỡng, có kế hoạch giám sát, kiểm tra cáchoạt động này
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Tổ chức kiểm tra, giám sát chương trìnhdinh dưỡng, chương trình vi chất dinh dưỡng như: Bổ sung Vitamin A chotrẻ 6 – 36 tháng, bổ sung viên sắt cho bà mẹ mang thai, tẩy giun cho trẻ từ 24tháng - 5 tuổi, điều tra đánh giá hoạt động và hiệu quả của chương trình
- Trung tâm Y tế huyện: Giám đốc TTYT Huyện là Phó ban thường trựcBCĐ PCSDDTE Huyện, được sự chỉ đạo chuyên môn theo ngành dọc gồmTTYTDP tỉnh và TTCSSKSS tỉnh, trực tiếp phụ trách:
+ Đội KHHGĐ: phân công phụ trách địa bàn, quản lý mọi hoạt độngtruyền thông – thực hành dinh dưỡng tại địa phương, kiểm tra, giám sát việccân trẻ dưới 2 tuổi định kỳ hàng tháng, chịu trách nhiệm thống kê và báo cáo
tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi hàng năm cho lãnh đạo đơn vị Tùy thuộc vào tỷ lệSDDTE của từng xã phường mà tiến hành chọn điểm, để tập trung nhân lực,vật lực và các phương pháp truyền thông hiệu quả, nhằm làm giảm tỷ lệSDDTE trong một thời gian có hạn định
+ Khoa Dinh dưỡng: Quản lý địa bàn, cùng với các chương trình vi chấtdinh dưỡng cho trẻ em (Vitamin A), phụ nữ có thai (viên Sắt), Tẩy giun định
kỳ cho trẻ 24 – 60 tháng… Phối kết hợp với Đội SKSS giám sát cân trẻ dưới
5 tuổi định kỳ hàng năm, báo cáo số liệu, tỷ lệ SDDTE với lãnh đạo
Trang 37- Trạm Y tế xã, phường: Trưởng trạm là thành viên của Ban chỉ đạoPhòng chống SDDTE xã phường, Cán bộ y tế chuyên trách chương trình Dinhdưỡng là Thư ký.
Có trách nhiệm tham mưu cho ban chỉ đạo PCSDDTE của xã phườngvề: Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để giảm tỷ lệ SDDTE tại địa phương,
Cán bộ y tế chuyên trách chương trình dinh dưỡng và đội ngũ CTVDD(kiêm YTTB) có nhiệm vụ thực hiện mọi nhiệm vụ thường xuyên hay theochiến dịch mà ban chỉ đạo đề ra, thông qua kế hoạch tháng – quý – năm
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
+ Điện Biên: là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô
Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông vàĐông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc;phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9562.9 km2 với dân số
459100 người (chiếm 55,6% diện tích tự nhiên, 66,3% dân số của tỉnh LaiChâu cũ) Trên địa bàn tỉnh còn có 21 dân tộc anh em sinh sống với những nétvăn hoá đặc trưng riêng, trong đó dân tộc H’mong là một trong ba dân tộc códân số lớn trong 21 dân tộc tại Điện Biên, chiếm 29,6% dân số toàn tỉnh,nguồn sống chính của người Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, trồng lúa.Người Mông thường cư trú ở các vùng núi cao, được biết đến là những ngườithợ thủ công tài hoa trong nghề rèn đúc
Trang 38Chọn huyện Mường Chà,và chọn chủ đích 4 xã có đông đồng bào dântộc Mông sinh sống gồm các xã: Huổi Lèng, Hừa Ngài, Sa Lông, Ma Thì Hồ.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên
(Nguồn: điện biên.gov.vn)
+ Lai Châu: Là tỉnh miền núi cao, nằm phía Tây Bắc tổ quốc, phía Bắc
tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên
Diện tích tự nhiên gồm 9112,3 km2, dân số: 319.900 người, gồm 20 dântộc cùng chung sống, dân tộc Dao gồm 51.995 người chiếm 13,41% tổng dân
số, là nhóm đông dân thứ 4 tại Lai Châu Người Dao có nền văn hoá lịch sửlâu đời và tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học cổ truyền NgườiDao là một cộng đồng cư dân canh tác vào vùng rẻo cao giữa đồi núi Họsống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước với kỹ thuật canh táckhá tiến bộ
Chọn huyện Sìn Hồ, và chọn chủ đích 4 xã, nơi có đông đồng bào dântộc Dao sinh sống gồm: Tả Phìn, Căn Co, Nậm Hăn, Phăng Sô Lin
Trang 39Hình 2.2: bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu
(Nguồn: laichau.gov.vn)
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Mỗi xã chọn 100 trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ người dân tộc Mông
(tỉnh Điện Biên) và mỗi xã chọn 100 trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ ngườidân tộc Dao (tỉnh Lai Châu) trong thời gian nghiên cứu
- Trưởng khoa Dinh dưỡng của TTYTDP tỉnh Điện Biên và Lai Châu
- Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Mường Chà, Sìn Hồ, cán bộ chuyêntrách: Phòng chống suy dinh dưỡng thuộc Trung tâm Y tế huyện Mường Chà,Sìn Hồ
+ Trưởng trạm Y tế, cán bộ chuyên trách chương trình: PCSDDTE, cán
bộ chuyên trách BVBMTE của 04 Trạm Y tế xã Tả Phìn, Căn Co, Nậm Hăn,Phăng Sô Lin (Sìn Hồ)
Trang 40- Trưởng Trạm Y tế, cán bộ chuyên trách chương trình PCSDDTE, cán
bộ chuyên trách BVBMTE của 4 xã: Huổi Lèng, Hừa Ngài, Sa Lông, Ma Thì
Hồ (Mường Chà)
- Các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo chương trình phòng chống SDDTEcác cấp, báo cáo liên quan đến hoạt động và kết quả của công tác Phòng chốngsuy dinh dưỡng của các huyện và các xã từ năm 2012 đến năm 2015
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn
- Trẻ em dưới 5 tuổi không mắc bệnh lý tại thời điểm điều tra
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chọn đồng ý tham gia nghiên cứu
- Cán bộ thực hiện các hoạt động phòng chống SDD được chọn đồng ýtham gia nghiên cứu
- Các văn bản, báo cáo phù hợp
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính hoặc đangmắc các bệnh cấp tính
- Bà mẹ bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ và các bà mẹ từ chối tham gianghiên cứu
- Cán bộ thực hiện các hoạt động phòng chống SDD được chọn khôngđồng ý tham gia
- Các văn bản, báo cáo không phù hợp
2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Nghiên cứu hồi cứu
- Kết hợp giữa định lượng và định tính
2.4.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu